Giáo viên tiểu học kết hợp với dạy kỹ năng sống cho học sinh

Giáo viên tiểu học kết hợp với dạy kỹ năng sống cho học sinh

I.1 Lý do chọn đề tài:

       Thực hiện Quyết định số:2994/QĐ.BGD&DDT ngày 20/07/2010 của Bộ giáo dục và đào tạo triển khai giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong một số môn và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp dối với học sinh phổ  thông nói chung và học sinh tiểu học nói riêng.

       Dựa trên cơ sở những định hướng của đợt tập huấn tăng cường giáo dục kỹ năng sống trong các môn học được dạy theo cách lồng ghép ở bậc tiểu học.

     Thực hiện việc nâng cao chất lượng toàn diện cho thế hệ trẻ, đáp ứng nhu cầu hội nhập Quốc tế và nhu cầu phát triển của học sinh tiểu học.

     Nhận thức rõ tầm quan trọng, cần thiết của việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học, Bởi vì:

    Dạy kỹ năng sống trong các môn học trong các môn học và hoạt đông giáo dục ngoài giờ lên lớp ở lứa tuổi tiểu học là nhằm mục đích trang bị cho học sinh chúng tôi những kiến thức, giá trị, thái độ và có kỹ năng phù hợp tạo cơ hội cho các em phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức. Việc đưa dạy kỹ năng sống lồng ghép vào các môn học là một chủ trương đúng và phù hợp, tuy nhiên để dạy kỹ năng sống cho học sinh đạt hiệu quả đòi hỏi cần nhiều yếu tố chứ không phải từ bài giảng theo giáo trình, thời gian quy định khô cứng vì dạy học để học sinh tự tin, để tự lập, tự quản.vv.v.

    Đây là  đề tài mà hiện nay được đông đảo phụ huynh học sinh và xã hội rất quan tâm.bởi đây là một chương trình giáo dục hết sức cần thiết đối với học sinh và phù hợp với mục tiêu giáo dục hiện nay. Mặc khác chương trình học kiến thức của các em hiện nay quá áp lực với nhiều vấn đề xã hội ,phụ huynh đòi hỏi và nhà trường đưa ra các chỉ tiêu theo thành tích của nhà trường. Mà  mặt trái các nhà trường, phụ huynh lại ít quan tâm dạy kỹ năng sống cho học sinh.còn một số giaó  viên rất ngại dạy kỹ năng sống . dẫn đến một số bộ phận học sinh chúng ta thiếu hiểu biết về môi trường, xã hội xung quanh , cách ứng xử cần thiết trong cuộc sống. Đó là nguyên nhân bất cập trong hành vi, lối sống đạo đức của nhiều học sinh. Chính vì vậy nên các nhà trường cần chú trọng hơn đến nọi dung “Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh”.

      Ở bậc tiểu học là bậc tạo nền tảng cho học sinh phát triển, vì vậy ngoài việc trang bị cho học sinh vốn kiến thức cơ bản trong học tập, lao động còn phải giáo dục học sinh có kỹ năng sống, kỹ năng làm người để học sinh có thêm kinh nghiệm thích ứng với môi trường, xã hội mới.

     Với những vấn đề nêu trên, bản thân tôi đã viết đề tài này trãi qua thực nghiệm dạy kiến thức kết hợp với  việc”Giáo viên tiểu học kết hợp với dạy kỹ năng sống cho học sinh ”  trong các môn học quy định và HĐGDNGLL. Vì những lý do trên nên tôi chọn đề tài này.

  1. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp:

     Kỹ năng sống là nhứng trải nghiệm, thực hành có hiệu quả nhất, nó giúp cho việc giải quyết hoặc đáp ứng với các nhu cầu cụ thể trong suốt qua trình tồn tại và phát triển của con người. Kỹ năng sống bao gồm cả hành vi vận động của cơ thể và tư duy trong não bộ của con người. Kỹ năng sống có thể hình thành một cách tự nhiên thông qua giáo dục hoặc rèn luyện của con người. Cho nên, đối với học sinh tiểu học là lứa tuổi dễ tiếp nhận và thích nghi với điều kiện môi trường- xã hội và các kỹ năng cơ bản để phục vụ cho quá trình học tập, hình thành nhân cách bản thân. Vì thé, nó đòi hỏi ở giai đoạn này các em phải được thoả mãn những kỹ năng tương ứng. Do vậy, dạy kỹ năng sống cho các em là nhằm giúp học sinh rèn luyện kỹ năng ứng xử thân thiện trong moin tình huống, có thói quen và kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng hoạt động xã hội, giáo dục cho các em thói quen tự rèn luyện sức khoẻ, ý thức tự bảo vệ bản thân, phòng ngừa tai nạn giao thông,đuối nước và các tệ nạn xã hội khác xâm nhập vào trường học. Đối với các em ở lứa tuổi này việc hình thành các kỹ năng cơ bản trong học tập và sinh hoạt là vô cùng quan trọng, nó có ảnh hưởng lớn trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách sau này của trẻ.

   Đối với học sinh tiểu học người giáo viên cần quan tâm đến 2 nhóm nội dung lớn:

   – Nội dung cơ bản gồm: Kỹ năng nghe,nói, đọc, viết, múa, hát, đi, chạy, nhảy..

   – Nội dung nâng cao là sự kế thừa và phát triển các kỹ năng cơ bản dưới dạng thức mới hơn bao gồm;các kỹ năng tư duy loogich, sáng tạo, suy nghĩ nhiều chiều, phân tích, tổng hợp, so sánh, nêu khái niệm, đặt câu hỏi.v.v..

   Vì vậy, đối với đề tài này với học sinh lớp 1,2,3 kỹ năng cơ bản được xem trọng và giúp cho các em hình thành cơ bản những kỹ năng sống ban đầu như:

  * Nhóm kỹ năng giao tiếp- hoà nhập cuộc sống:

    Như chúng ta đã biết, đối với học sinh lớp 1,2,3 vấn đề này là rất cần thiết cho các em, vì bước đầu các em làm quen với môi trường mới, bạn mới, cấp học mới, là những lớp học phổ thông đầu đời của trẻ, với môi trường xã hội mới, các em vừa thoát khỏi sự che chở của gia đình. Việc rèn  cho các em biết giá trị thực về bản thân, về gia đình, về trường, lớp học, về bạn bè và thầy cô giáo, biết chào hỏi lễ phép ở trường, ở nhà và cả cộng đồng, biết nói lời cảm ơn, xin lỗi.v.v..

    Thực tế các kỹ năng cơ bản này trong nhà trường được thông qua môn đạo đức, môn Tiếng việt, các hoạt sinh hoạt tập thể, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Giáo viên tiểu học dạy cho học sinh cách lễ phép, giao tiếp đơn thuần, nhưng khi vào thực tế có một số em vẫn thiếu kỹ năng giao tiếp, không có thói quen chào hỏi, tự giới thiệu mình với  người khác, thậm chí còn nhiều em không dám nói, hoặc xin lỗi khi các em muốn trình bày ý kiến hay khi các em làm một việc gì đó sai.

    Dạy kỹ năng giúp cho các em biết hành vi đúng sai, phòng tránh tai nạn. Đây là kỹ năng quan trọng mà không phải em nào cũng xử lý được nếu chúng ta không rèn luyện cho học sinh  hằng ngày và cần đưa vào một nội dung dạy học chính khoá.

   * Nhóm kỹ năng trong học tập – lao động,

    Học tập, vui chơi, giải trí, lao động cũng không kém phần quan trọng, đây là vấn đề then chốt, học ở đây phải có thực hành, học mà chơi, chơi mà học vì tâm lý ở lưa tuổi này không được gò ép là phải học kiến thức liên tục. Nếu chúng ta làm được các điều trên là tạo cho các em có động lực phát triển tư duy, ham học tập hơn. Phát triển được kỹ năng nghe, nói ,đọc, viết, kỹ năng quan sát, kỹ năng đưa ra ý kiến chia sẻ trong nhóm học tập. Bước đầu các em có kỹ năng giứ gìn vệ sinh các nhân, vệ sinh chung, biết kiểm soát tình cảm, biết kìm chế thói hư tật xấu theo sở thích các nhân có hại cho bản thân và người khác. Giúp cho các em biết hoạt động nhóm trong học tập, vui chơi và lao động. Đây là con đường ngắn nhất, hiệu quả nhất giúp cho ngành giáo dục chúng ta thực hiện đổi mới dạy học, dạy học lấy học sinh làm trung tâm và từng bước đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện của giáo dục nước nhà trong những năm tới. Vì vậy để thực đề tài này có hiệu quả và thiết thực trong dạy học thì chúng ta cần tổ chức tốt các phương án sau đây:

  Thứ nhất là chúng ta cần đỏi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính độc lập, sáng tạo của học sinh gắn liền với thực tiễn, có tài liệu hỗ trợ phong phú, không nên dạy chay, dạy khoán, thầy đọc trò chép, dạy kiến thức mà quên áp dụng thực tiễn. Hiện nay thời đại công nghệ thông tin  bùng nổ, cho nên giáo viên cần tích cực sử dụng thiết bị dạy học gắn liền với việc áp dụng công nghệ thông tin trong dạy học sẽ tạo cho cho học sinh có tính chủ động, sáng tạo, tích cực, hứng thú trong học tập, tạo được bầu không khí học tập cởi mở, thân thiện trong lớp học, Trong giờ học, giáo viên cần tạo điều kiện cho học sinh có cơ hội được nói, được trình bày ý kiến của mình trước nhóm, trước tập thể lớp. Giáo viên cần giúp đỡ kịp  thời những em còn rụt rè, khả năng giao tiếp yếu qua đó giúp các em dần tích luỹ kỹ năng sống cho học sinh.

  Thứ hai là; giáo viên cần nắm chắc mục tiêu bài học môn đạo đức, nhất là việc hình thành các hành vi đạo đức ở tiết học thứ 2. Giáo viên cần nắm kỹ việc đánh giá năng lực, phẩm chất của học sinh theo thông tư 30 của Bộ giáo dục và đào tạo, làm tốt công tác kiểm tra, đánh giá hàng tuần , hàng tháng, động viên học sinh kịp thời giúp cho các em tính tích cực, chăm học, tự chủ, tự chăm sóc bản thân, biết lễ phép, hiếu thảo và thích ứng với môi trường sống một cách hiệu quả nhất.

    Thứ ba là; giáo viên chủ nhiệm két hợp với giáo viên Tổng phụ trách tổ chức tốt các hoạt động ngoại khoá, hoạt động tập thể và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong phạm vi của lớp, khối lớp để học sinh được khám phá môi trường xã hội , môi trường xung quanh các em đang sống và học tập. Ngoài ra giáo viên chủ nhiệm còn có thể cùng với đội TNTPHCM, sao nhi đồng triển khai sinh hoạt theo chủ đề, chủ điểm để các em có cơ hội giao lưu toàn trường trong môi trường sinh hoạt an toàn, thân thiện. Chúng ta có thể tổ chức các trò chơi như: trò chơi dân gian, giai điệu tuổi hồng, Câu lạc bộ toán, khám phá thiên nhiên.v.v. giúp các em củng cố kỹ năng sống một cách bền vững.

   Thứ tư là: Giáo viên chủ nhiệm phải có tâm, luôn là người bạn thân thiện với học sinh, lắng nghe và cùng chia sẻ với học sinh. Trong sinh hoạt lớp cần thay đổi hình thức sinh hoạt, trong công tác học sinh làm quản trị lớp cần cho các em luân phiên làm tổ , lớp trưởng để các em tự khảng định mình và rèn kỹ năng giao tiếp, làm thủ lĩnh. Đối với học sinh lớp 1,2,3 nói riêng và học sinh tiểu học nói chung thì thầy, cô giáo là người mẹ hiền thứ hai của các em, các em luôn nghe lời thầy cô dạy dỗ một cách tuyệt đối và luôn làm theo những  gì thầy cô dạy. Vì vậy, thầy, cô giáo phải là tấm gương sáng về đạo đức, nhất là tấm gương về các ứng xử văn hoá, cần chuẩn mực trong lời  nói và việc làm. Giáo dục kỹ năng sống cho các em sẽ khó hơn nhiều khi chính thầy, cô giáo không phải là tầm gương tốt cho học sinh soi vào.

    Thứ năm là: tổ chức các hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp, các cuộc giao lưu kiến thức: rung chuông vàng, mọi người cùng học, ông trạng nhỏ tuổi. Tổ chức tham quan theo chủ đề” Đi một ngày dàng, học một sàng khôn” ở điều kiện cụ thể của nhà trường, địa phương tạo điều kiện cho học sinh khám phá và nắm được môi trường sống xung quanh mình, khơi gợi cho các em yêu thích thiên nhiên, có tình yêu quê hương, đất nước, yêu trường, yêu lớp.

    Thứ sáu là; Đối với nhà trường cần tổ chức các buổi sinh hoạt dưới cờ một cách sáng tạo để rèn kỹ năng sinh hoạt tập thể, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng múa hát dưới sự hướng dẫn của giáo viên chủ nhiệm và tổng phụ trách, để các em thay mặt giáo viên nhận xét đánh giá và giao lưu với học sinh toàn trường theo từng chủ điểm. Bên cạnh đó hiện nay hầu hết các trường học đều thực hiện rất tốt phong trào xây dựng ” Trường học thên thiện học sinh tích cực”. Vì vậy nhà trường cần chú ý tạo môi trường nhà trường có một cảnh quan thiên nhiên gần gũi với cuộc sống của địa phương và triển khai các khẩu hiệu trên các hàng cây, lối đi có nội dung  tích cực rèn kỹ năng tự lập, tự lực, chung sống, ứng phó với điều kiện và hoàn cảnh sống  đây là cách giáo dục có hiệu quả  cao.

    Từ những nội dung và cách thức thực hiện các giải pháp, biện pháp, bản thân tôi đưa một số ví dụ minh hoạ một số bài học được dạy ở lớp 2 được lồng ghép dạy kỹ năng sống cho học sinh như sau:

  Ví dụ 1: Môn tự nhiên xã hội lớp 2 bài học: Cuộc sống quanh ta.

   Về nội dung và hình thức tổ chức: dạy kiến thức kết hợp với tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp- tham quan thực tế: ( Hay hình ảnh qua trình chiếu)

     Kiến thức; trang bị cho học sinh có kiến thức phong phú về các vùng miền trong cả nước. Giáo viên nêu ra những câu hỏi giúp học sinh nhận biết về nghề nghiệp, vị trí địa lý các vùng miền. Cho học sinh phát hiện ra được những điều mà các em đã quen, thấy trong cuộc sống hàng ngày như bưu điện, trạm xa, UBND xã, chợ.v.v. Qua đó học sinh hiểu được nhiều công việc khác nhau của người dân như công chức, viên chức, buôn bán, trồng trọt chăn nuôi. Từ đó giúp các em phát hiện ra những hoạt động hàng ngày của người dân nơi mình sinh sống như trồng lúa nước, trống cây cao su  trồng cà phê, cây cao su, tiêu, chăn nuôi bò, heo, gà, dê..

   Kỹ năng sống: Hình thành cho các em tình yêu quê hương, đất nước biết quý trọng người lao động, gắn bó và yêu lao động và môi trường xung quanh.

  

III.1. Kết kuận

    Phạm vi đề tài có thể phạm vi hẹp đến mở rộng và được nâng cao hơn.

  Đề tài ”Giáo viên tiểu học kết hợp với dạy kỹ năng sống cho học sinh ” Giúp cho học sinh có kỹ năng nghe, đọc, nói, viết  một cách lưu loát, rành mạch hơn trong quá trình học tập, Với tính chất là dạy lồng ghép với các môn học chính khoá và hoạt động ngoài giờ lên lớp để rèn kỹ năng sống cho các em nhằm bồi dưỡng và từng bước hoàn thiện nhân cách cho học sinh, phát triển nang lực tư duy, làm giàu vốn sống, vốn thẩm mỹ, tình cảm và có khả năng ứng phó với các tình huống trong cuộc sống hàng ngày. Đây là môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, đạt kết quả mong muốn cho các em là “ Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Giúp cho các em nâng cao chất lượng học tập trong các môn học ở bậc tiểu học.

Bấm vào đây để tải về

 

 

 

 

Copyright 2019 © Kinh nghiệm dạy học | Thiết kế bởi Web Bách Thắng