Kinh nghiệm Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục trong trường Mầm non

+ Biện pháp thứ nhất: Công tác tuyên truyền.

     Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động cộng đồng tham gia xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị. Tổ chức Hội thảo theo chuyên đề Huy động cộng đồng tham gia xây dựng cơ sở vật chất. Tôi soạn thảo nội dung và chuẩn bị kỹ chuyên đề này một cách nghiêm túc, về hình thức cũng như chất lượng Hội thảo, để chuyên đề thực sự có ý nghĩa và đi vào lòng dân, như kế hoạch mua sắm cơ sở vật chất, trang thiết

bị, đồ dùng phục vụ cho các cháu, giao cho Ban chấp hành hội cha mẹ học sinh của nhà trường, hoặc giao cho nhân dân lên dự toán toán thu, chi. Kết hợp tuyên truyền qua, cuộc họp tổ dân phố, Hội đồng nhân dân, Hội phụ nữ, khẩu hiệu, băng rôn, tờ rơi và

truyền miệng…Để mọi người hiểu rõ và nhận thức  về công tác xã hội hóa giáo dục là hết  sức cần thiết để mỗi người chúng ta đều phải có trách nhiệm quan tâm ủng hộ đóng góp cho nhà trường bằng tấm lòng chân thành, tự nguyện tham gia góp sức bằng ngày công, bằng tiền, bằng tinh thần và những sáng kiến hay để nhà trường có đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác nuôi dạy trẻ theo đúng khoa học.

 + Biện pháp thứ hai: Công tác vận động.

   Công tác vận động bằng nhiều hình thức, phải thường xuyên liên tục qua các năm học, mọi lúc, mọi nơi để thông tin đến tận nhân dân, công tác tham mưu cùng với chính quyền địa phương, phòng GD-ĐT, UBND huyện, các doanh nghiệp … Ban lãnh đạo, các đoàn thể, Ban chấp hành hội cha mẹ học sinh trường mầm non Hoa Hồng,vận động gia đình, anh chị em trong gia đình, họ hàng, bạn bè, đồng nghiệp và bản thân tôi luôn tích cực ủng hộ, cùng tham gia  vào công tác xã hội hóa giáo dục, có như vậy mới đạt kết quả cao trong việc huy động cộng đồng tham gia xây dựng cơ sở vật chất.

+ Biện pháp thứ ba: Thực hiện tốt dân chủ hóa trong trường học.

  Mục đích dân chủ hóa trong trường học, đảm bảo được quyền học tập của các cháu, xây dựng được quan hệ Cô trò, phát huy vai trò chủ thể giáo dục, nâng cao vai trò của giáo viên, huy động được các tầng lớp nhân dân, lực lượng vũ trang tham gia quản lý xây dựng cơ sở vật chất và phát triển nhà trường ngày càng đạt về số lượng và chất lượng.

     Ngoài ra dân chủ hóa nhà trường còn kết hợp dân chủ hóa trong công tác quản lý, công khai minh bạch  về chỉ tiêu tuyển sinh các khoản thu, chi của học sinh và ngân sách  Nhà nước cấp, nâng cao chất lượng giảng dạy, đổi mới nội dung, phương pháp

dạy học, áp dụng công nghệ thông tin, giáo án điện tử, phát huy tinh thần chủ động của giáo viên, gần gũi thương yêu trẻ như con của mình, phát huy tính tự lập của trẻ, tôn trọng và đối xử công bằng với trẻ. Đánh giá đúng thực chất, không chạy theo thành tích. Từ đó việc đánh giá thực trạng chất lượng dạy và học của giáo viên, sự quản lý của Nhà nước được sát và đúng với chủ trường, đường lối, chính sách của Đảng.

  + Biện pháp thứ tư: Sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất trang thiết bị trong nhà trường.

    Trong quá trình sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất và trang thiết bị, bản thân tôi và các đồng nghiệp đã và đang làm công tác quản lý, đối với tập thể cán bộ, công nhân viên trong nhà trường, hãy đoàn kết, phát huy năng lực sáng tạo, năng lực chuyên môn, sáng tạo trong cách tuyên truyền và vận động, kiên trì, chịu khó không nản chí trước khó khăn và thất bại. Đặc biệt trong quá trình sử dụng và bảo quản đồ dùng, đồ chơi , trang thiết bị của lớp cũng như của nhà trường phải thực hiện nghiêm túc, nêu cao ý thức trách nhiệm và tự giác của mỗi cá nhân trong việc sử dụng bảo quản tài sản, luôn coi tài sản của tập thể cũng  giống như tài sản của gia đình mình vậy, nếu sử dụng và bảo quản tài sản tốt thì giá trị sử dụng được bền lâu, sẽ đảm bảo uy tín cho phụ huynh và cộng đồng. Khi sử dụng đồ dùng, đồ chơi  đưa vào tiết học phải đạt hiệu quả, kết hợp sưu tầm tự làm ra đồ dùng, đồ chơi bằng nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương như: tận dụng chai nước, ống hút, cây cà phê khô, lá chuối, lá dừa, vỏ ốc, vỏ sò, vải vụn…. để làm ra sản phẩm ngộ nghĩnh cho trẻ hoạt động.

     Ngoài ra Điều lệ trường mầm non còn ghi rõ. Vị trí, nhiệm vụ, tổ chức quản lý trường mầm non, chương trình và các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Tài sản của trường mầm non.

     Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật, xây dựng cơ sở vật chất theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa hoặc theo yêu cầu tổi thiểu đối với địa phương.

  + Biện pháp thứ năm: Xây dựng môi trường lành mạnh, xanh – sạch – đẹp.

    Nhà trường là một bộ phận của cộng đồng trong xã hội, nên việc kết hợp hòa nhập hoạt động của  nhà trường với cộng đồng là yếu tố quan trọng, bởi vì môi trường xã hội có vai trò to lớn tác động vào hiệu quả giáo dục cho trẻ. Để phát huy thế mạnh môi trường lành mạnh, xanh – sạch – đẹp.  Tôi  cần tích cực  tham mưu với Ban lãnh đạo nhà trường phối kết hợp với chính quyền địa phương, Đảng ủy, đoàn thể và các ban ngành trên địa bàn Thị trấn huyện Krông Năng để cùng tham gia xây dựng một môi trường lành mạnh. Phát động phong trào thi đua, xây dựng đời sống văn hóa, gia đình, đơn vị cơ quan văn hóa, xây dựng phong trào khuyến học, tích cực lồng ghép tuyên truyền cho học sinh về kỹ năng sống, kỹ năng bảo vệ bản thân, không đi theo người lạ, không tiếp xúc với người lạ, biết giữ gìn môi trường, xanh – sạch- đẹp.

Copyright 2019 © Kinh nghiệm dạy học | Thiết kế bởi Web Bách Thắng