Một số biện pháp dạy trẻ 5-6 tuổi làm quen chữ cái

Một số biện pháp dạy trẻ 5-6 tuổi làm quen chữ cái

  1. Lý do chọn biện pháp.

  Giáo dục là một vấn đề luôn nhận được sự quan tâm hết sức đặc biệt ở nước ta. Trong quá trình hội nhập cùng sự phát triển kinh tế của đất nước như hiện nay, giáo dục lại càng chiếm vị trí hết sức quan trọng không những ở trong nước mà so với thế giới. Vì thế “giáo dục cùng với khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu”. Nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục nên Đảng và Nhà nước ta luôn tìm cách nghiên cứu, đổi mới đưa ra những hình thức, các phương pháp thích hợp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, trong đó phải kể đến vấn đề “Dạy tốt ngôn ngữ cho trẻ mầm non để chuẩn bị vào lớp 1” nhất là các huyện vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi được chú trọng.

Vì trẻ em là những Mầm non tương lai của đất nước. Đất nước có giàu mạnh, phồn vinh hay không là nhờ vào thế hệ trẻ. Chính vì vậy phải chăm sóc giáo dục trẻ thật tốt ngay từ khi trẻ còn ở độ tuổi Mầm non. Người giáo viên Mầm non trong các hoạt động giáo dục trẻ ở trường Mầm non. Hoạt động vui chơi là trong những hoạt động chủ đạo, song hoạt động học tập được thể hiện qua các giờ hoạt động chung có chủ đích đó là hoạt động cung cấp chủ yếu có hệ thống kiến thức cần trang bị cho trẻ.           

    Tuổi Mầm Non là lứa tuổi đang hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ, sự phát triển chiều nào tốt hay xấu, điều đó rất cần sự quan tâm đặc biệt của cha, mẹ và cô giáo, ở giai đoạn này, những mối quan hệ, có những sự vật, hiện tượng xảy ra xung quanh trẻ đều có tác động rất lớn đến bản thân trẻ. Vì vậy cha, mẹ và cô giáo đều mong muốn dạy trẻ những điều hay, lẽ phải, những thói quen tốt và những hành vi có đạo đức để hình thành nhân cách cho trẻ sau này. Là một giáo viên Mầm Non, tôi nhận thấy việc giáo dục trẻ ngoài việc hướng dẫn cho trẻ vui chơi, cho ăn, cho ngủ, giáo dục trẻ trở thành những đứa trẻ lễ phép ngoan ngoãn thôi chưa đủ, mà nhiệm vụ của người giáo viên Mầm non phải trang bị cho trẻ những kiến thức ban đầu thông qua các hoạt động và qua các môn học như làm quen với môi trường xung quanh, làm quen với tạo hình, môn văn học, toán, thể dục, âm nhạc, mà làm quen với chữ cái để luyện cho trẻ cách phát âm là điều rất cần thiết đối với trẻ lần đầu mới cầm chữ cái và phát âm chữ cái sao cho đúng, rõ chính âm của chữ cái, đối với trẻ mẫu giáo thông qua các môn học trẻ được “học mà chơi chơi mà học”. Từ đó dần dần hình thành lên nhân cách của trẻ và cũng từ đó trẻ được tiếp cận với những kiến thức từ âm dễ đến âm khó. Thông qua các môn học giúp cho trẻ phát triển một cách toàn diện về mọi mặt như: Đức, Trí, Lao, Thể, Mỹ. Giúp trẻ có một hành trang vững vàng, một tâm thế tự tin để bước vào lớp một, có hiệu quả phù hợp với điều kiện của địa phương và đáp ứng nhu cầu của xã hội. Khắc phục tính thụ động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập và hoạt động xã hội một cách phù hợp có hiệu quả.

     Vậy tổ chức các tiết học như thế nào để trẻ lĩnh hội các kiến thức một cách đơn giản nhưng hiệu quả nhất là đối với môn “Làm quen chữ cái” Đây là môn học đòi hỏi trẻ phải luyện cách phát âm cho chính xác, rõ âm của chữ cái được học. Muốn làm tốt được việc này trước hết đòi hỏi người giáo viên phải có tâm huyết với nghề, say sưa suy nghĩ tìm tòi, chu đáo tỉ mỉ, sáng tạo hướng dẫn trẻ tham gia các hoạt động sôi nổi hào hứng. Đối với môn học này người giáo viên cầ  n phải phát âm chuẩn, chính xác đúng âm của chữ cái được học. Giáo viên phải luôn gần gủi trẻ nhất là những trẻ nói ngọng, công sức một cách công phu, khoa học để chuẩn bị đồ dùng cho tiết mới mong tiết học đạt được hiệu quả cao và khả năng tiếp thu kiến thức sẽ được khắc sâu trong tâm trí của trẻ, trong quá trình tham gia các hoạt động của trẻ. Xuất phát từ nhận thức của trẻ từ trực quan sinh động, đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng xung quanh trở về thực tiễn. Thông qua môn học giúp trẻ nhận thức tốt hơn về thế giới xung quanh. Từ đó hình thành hệ thống hóa kiến thức một cách chính xác, khoa học. Nhận thức về chữ cái có liên quan mật thiết với học văn hay sau này, quá trình phát triển toàn diện của trẻ, thông qua chữ cái giúp trẻ sớm hình thành khả năng tìm tòi, quan sát, khám phá, nhận biết, phân tích, chính xác các chữ cái đã học. Trên cơ sở đó bổ sung thêm vốn ngôn ngữ và góp phần tích cực vào việc phát triển trí tuệ và thể chất cho trẻ.

  1. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp:

         Tôi sử dụng một câu chuyện, bài thơ, câu đố một trò chơi để dắt trẻ tham gia vào hoạt động dạy chữ cái.

     VD: Chủ điểm trường mầm non tôi giới thiệu tên trường, lớp, cô và các bạn đến lớp được cô dạy hát, kể chuyện, đọc thơ, học toán, chữ cái…

        Làm quen chữ cái o-ô-ơ cho trẻ vừa phát âm đồng thời đọc và đưa tay làm động tác o tròn như quả trứng gà, ô thì đội mũ, ơ thì thêm râu, cô luyện cách đọc cho trẻ, rồi cho trẻ tìm hiểu xem có những gì hình giống chữ o (quả bóng, hòn bi, đồng hồ hình tròn) cô cho trẻ tìm hiểu trong lớp bạn nào tên có chữ o-ô-ơ, cho chơi xếp hàng chữ o, ô, ơ,  hoặc cô đố trẻ:

                                                             “Tôi là một nét cong tròn

                                                               Nhung  tôi đội mũ, vậy tôi chữ gì?

                                                               Thế tôi cũng là o

                                                               Nhưng thêm râu móc

                                                               Nói xem chữ gì?”

Chuyển hoạt động.                                 

       Cho trẻ đọc thơ “Cô giáo em” tìm chữ cái o-ô-ơ trong bài thơ gạch chân.

                                       Cô giáo của em

                                       Cô  dạy em xếp hàng

                                        Bạn sau nhường bạn trước

                                        Ngay ngắn và nghiêm trang

                                        Chúng em ngồi thành hàng

                                        Học chữ qua hình vẽ

                                        Chữ o hình tròn nhé

                                        Chữ ô hình cái ô…..

             VD: Cho trẻ làm quen chữ a, ă, â. Chủ điểm gia đình cô giới thiệu với trẻ về gia đình cô, cho trẻ giới thiệu về gia đình trẻ cho trẻ hát “Cả nhà thương nhau”, “Niềm vui gia đình”..Khi cho trẻ làm quen chữ cái a-ă-â cô gắn tranh môi trường về gia đình có 2 người con, hoăc 3-4 con lên bảng hỏi trẻ về các gia đình, cho trẻ ghép thẻ chữ rời, rồi cô giới thiệu cấu tạo chữ, cô nói cách phát âm, cho trẻ phát âm, cho trẻ so sánh giống nhau và khác nhau của các chữ cái, cô hỏi trong lớp tên mình hoặc tên bạn nào có chứa chữ a-ă-â trẻ trả lời cô viết lên bảng cho trẻ tìm, Cô lại dùng phấn viết lên bảng giới thiệu chữ thường, chữ in thường, chữ in hoa, chữ viết hoa cho trẻ phát âm tiếp, cho trẻ tìm chữ theo yêu cầu của cô, cho trẻ chơi về đúng nhà của mình, cho chơi xếp hột hạt.

      Cho trẻ đọc thơ luyện phát âm bài “Mưa”

                     Mưa ơi đừng rơi nũa

                     Mưa ơi đừng rơi nũa

                     Mẹ vẫn chưa về đâu

                     Chơ làng đường xa lắm

                     Qua sông chẳng có cầu

                     Mưa vẫn rơi, vẫn rơi…

Cho trẻ tìm chữ a- ă- â trong bài thơ gạch chân. Hoặc khi chơi trò chơi cô đọc

                    Chữ gì tên gọi là o

                     Nét thẳng bên phải

                     Trên đầu đội ô

                     Vậy ai cho biết

                     Tôi tên chữ gì?

        Hay

                      Tên tôi đã vốn chữ a

                      Nếu thêm mũ ngã

                      Vậy tôi chữ gì?

                      Chữ a cũng là tên tôi

                      Nhưng tôi đội mũ

                       Vậy tôi chữ gì?

  Hoặc  chữ a in hoa:  

                      Tôi có ba que diêm

                      Xếp thành hình tam giác

                      Một que tôi gắn giữa

                      Vậy tôi tên chữ gì?

   Hoặc cho trẻ chơi xếp hình chữ a in hoa ă, â 

       Trong cùng một tiết học các trò chơi không lặp đi lặp lại sẽ dẫn đến trẻ bị nhàm chán, không hứng thú tham gia các hoạt động. Yêu cầu các trò chơi phải được nâng dần lên qua mỗi lần chơi thì mới phát huy tính sáng tạo, tích cực của trẻ, chính vì vậy tôi đã nghiên cứu, xác định nội dung bài dạy để chọn trò chơi cho phù hợp, tùy từng trò chơi mà tôi đã tổ chức cho trẻ theo lớp, tổ, nhóm, cá nhân và tập thể.

      Trong các hoạt động học chữ cái tôi thường sử dụng trò chơi học tập, và lựa chọn trong nhiều hoạt động khác nhau để áp dụng với từng bài cho phù hợp.

       Như dùng màn hình ghép chữ, bù chữ còn thiếu vào dấu chấm của hình ảnh gì đó, hoặc cô đố chữ a có trong tên ai, bạn nào.

   VD: Trò chơi “Về đúng nhà”

     Tôi sử dụng trong phần ôn luyện cho xếp bằng hột hạt, nặn chữ cái bằng đất nặn, xếp chữ rời cô cắt sẵn, dùng dây len tạo thành chữ cái.

     Trong một nhóm chữ cái tôi phân ra ba loại tiết: tiết làm quen- tiết trò chơi- tiết tập tô.  

     Trong một tiết dạy tôi cho trẻ hoạt động bằng nhiều hình thức khác nhau, nên tiết học trở nên sôi nổi, trẻ được tham gia hoạt động toàn diện, tinh thần thoải mái nên cơ thể không bị mệt mỏi và căng thẳng. Điều này đã tạo cho trẻ hứng thú hăng say trong quá trình tham gia các hoạt động học tập.

     +Nếu trong tiết học làm quen, cho trẻ phát âm chữ cái, so sánh sự giồng và khác nhau của các chữ cái, tìm chữ cái theo hiệu lệnh của cô, về đúng nhà của mình, tạo dáng giống chữ cái mình đang học, dùng hột hạt xếp chữ cái, cho xếp hoặc nặn chữ cái đó, rồi cho chơi xếp chữ cái theo yêu cầu của cô, đọc thơ luyện phát âm, tìm chữ cái trong bài thơ gạch chân theo yêu cầu của cô, nối chữ cái với chữ cái trong từ và theo yêu cầu tiết học.

     VD: Chủ điểm “Gia đình” khi làm quen chữ cái e-ê tôi cho trẻ hát bài “Cả nhà thương nhau” tìm tranh gia đình như tranh “mẹ bế bé” cô gắn tranh cho trẻ gắn từ bằng chữ cái rời, cho trẻ đếm trong từ mẹ bế bé có bao nhiêu chữ cái, cho trẻ đọc lại từ vừa gắn lần nữa, tiếp cho trẻ lấy chữ theo yêu cầu của cô rồi cô hỏi chữ gì nếu trẻ không phát âm được, cô phát âm thay. Cô giới thiệu chữ e. Rồi cô phát âm mẫu hai lần, cho lớp phát âm theo cô hai lần. Cho tổ, nhóm, cá nhân phát âm. Cô chú ý sửa sai, khen kịp thời. Tiếp chữ ê cô cũng giới thiệu như chữ e. So sánh chữ e-ê. Cô lật bên trái giới thiệu cho trẻ biết chữ e, ê viết

thường. Cô dùng phấn viết chữ e, ê lên bảng và nói cấu tạo, cô giới thiệu chữ e-ê, viết lên bảng chữ e-ê in thường, viết thường, in hoa, viết hoa. cho trẻ so sánh giống và khác nhau, cho trẻ tìm tên mình tên bạn có chữ e-ê viết lên bảng cho trẻ tìm, cho trẻ đọc chữ cô viết, cho trẻ chơi vẽ chữ trên không, tìm chữ cái theo hiệu lệnh của cô. Trò chơi: về đúng nhà. Đọc thơ luyện phát âm, tìm chữ cái trong bài thơ gạch chân theo yêu cầu của cô. Trò chơi thi tổ nào nhanh: cô chia lớp thành ba đội. Một đội dùng đất nặn, một đội dùng hột hạt, một đội xếp dán chữ cắt rời chữ cái e, ê tiếp cho trẻ xem trình chiếu lại trên bảng lần nữa.

VD: Trò chơi chữ cái e-ê tôi cho trẻ tìm chữ cái rời, tiếp tìm chữ theo yêu cầu trong tranh môi trường xung quanh, tìm chữ theo hiệu lệnh của cô, trò chơi về đúng nhà, đọc thơ luyện phát âm, rồi tìm chữ cái trong bài thơ theo yêu cầu của cô gạch chân, tìm chữ trong tranh lô tô nhỏ, rồi hoạt động mọi lúc mọi nơi.

      Để liên kết các nội dung trong một tiết học được liên hoàn và chuyển sang nội dung mới một cách linh hoạt, đưa trực quan ra một cách hợp lý, nếu không có hợp tác thường hay các câu hỏi bị lặp đi, lặp lại nhàm chán, tôi thường sử dụng các câu chuyện sáng tạo, tôi thường cắt giấy theo từng phần của chữ cái, rồi ghép lại thành chữ cái, hoặc thi xếp hột hạt, đất nặn.

    VD: Tôi cắt chữ e – ê một nét ngang, một nét cong cho trẻ ghép thành chữ e- ê…muốn trẻ nắm vững tôi lại dạy bằng công nghệ thông tin trình chiếu để trẻ nhớ lâu hơn nữa.

      Hoặc tiết trò chơi tôi cho trẻ học bằng công nghệ thông tin, trình chiếu nhưng tôi vẫn cho trẻ tìm chữ trực tiếp và chơi các hoạt động ở bên ngoài nữa.

      Việc gây hứng thú ngay từ đầu tiên tiết học, bằng đồ dùng trực quan không những tạo được sự chú ý cho trẻ ngay từ đầu, mà còn tạo cho trẻ một tâm lý thoải mái để trẻ dễ dàng tiếp thu nội dung trọng tâm của tiết học.

      Xuất phát từ nhận thức của trẻ 5 – 6 tuổi là tư duy trực quan hình tượng nhưng do một số trẻ chưa học qua chương trình Mẫu giáo bé và Mẫu giáo nhỡ cũng chậm hơn so với các bạn đã học. Nên trong quá trình dạy tôi thường kết hợp giữa chữ in thường, viết thường các mảng rời để ghép thành chữ cái, rồi tranh ảnh và mô hình với nhau để trẻ học mà chơi, chơi mà học.

Đồ dùng trực quan phải đủ, đẹp, hấp dẫn, phù hợp với từng tiết học, đúng chủ điểm, chủ đề của chương trình trẻ phải có đồ dùng trực quan như cô để thao

tác và sử dụng lúc cô yêu cầu.

     Khi tìm chữ cái trong tranh lô tô nhỏ cô kiểm tra từng trẻ xem trẻ đã nắm được bài hay chưa hoặc khi trẻ bù chữ còn thiếu vào ô trống cô hỏi trẻ chữ gì, nhưng phải cầm thẻ chữ cái đó giơ lên xem cháu đã nắm được chữ đó hay không.

Còn đối với những trẻ yếu cô dạy cháu mọi lúc, mọi nơi như hoạt động vui chơi có đồ dùng, đồ chơi gì chứa chữ cái đó hoặc khi cô nói đồ dùng, đồ chơi hay con gì có chứa chữ cái này, ngược lại cô nói chữ cái này có trong đồ dùng gì, hay con vật gì hoặc cho tìm trong tranh lô tô…

     Đây là hoạt động vui chơi nhằm kích thích trẻ phát huy tính tò mò, sáng tạo trong việc học.     

    Khi trẻ hào hứng học tôi động viên khuyến khích trẻ tìm những từ khó hơn nữa. Nếu trẻ còn lúng túng chưa thành thạo trẻ sẽ được hướng dẫn tỉ mỉ và sẽ được sửa luôn nếu sai sót.     

      VD: Làm quen chữ b-d-đ. Cô đọc câu đố về con bò, con dê, đàn gà, cho ba trẻ lên gắn chữ cái rời, cho trẻ tìm chữ cái đã học trong từ, cô giới thiệu chữ cái b, d, đ, cho lớp, tổ, cá nhân phát âm, tạo dáng chữ b, d, đ, đưa tay vẽ trên không chữ b, d, đ, cô dùng phấn viết lên bảng chữ hoa, chữ thường, chữ in thường, cho trẻ so sánh b, d; d, đ; b, đ, cho trẻ tìm chữ cái theo yêu cầu của cô, trong tranh môi trường xung quanh, chuyển hoạt động cho trẻ chơi trò chơi xếp hình chữ b, d, đ, trò chơi về đúng nhà của bé, trò chơi câu cá, chữ o bên phải chữ l bên trái được chữ gì? Chữ l bên phải chữ o bên trái thì ra chữ gì? Cho chơi trò chơi bù chữ còn thiếu vào dấu chấm như từ (con bò: con ..ò) (con dê; con ..ê) (lạc đà; lạc ..à) thiếu chữ gì? Hoặc cô gắn tranh trẻ tự gắn chữ đúng với tranh theo yêu cầu của cô. Chuyển hoạt động tôi chia lớp thành ba nhóm cho thi nhau: một nhóm nặn bằng đất sét chữ b-d-đ, nhóm khác xếp chữ bằng hột hạt, nhóm khác xếp chữ b-d-đ cô đã cắt rời.

    VD: Làm quen với chữ n-l-m đầu vào bài học tôi cho trẻ đọc “Bé làm bao nhiêu nghề” cho trẻ ghép thẻ chữ cái rời, cho trẻ tìm chữ đã học theo yêu cầu của cô, cho trẻ tìm hiểu về chữ in thường, viết thường, viết hoa, in hoa cho trẻ đọc để luyện phát âm nhất là câu

                                                      “Ông Lê Nin

                                                       Ở nước Nga.

                                                       Mà em lại thấy.

                                                       Rất là Việt Nam”

       Tôi giới thiệu nét chữ, cho trẻ phát âm n-l-m, tôi cho trẻ so sánh chữ u- n, n-m, n-l, cho trẻ liên hệ xem bạn nào tên có chữ n (na, nam, nữ,..) còn chữ m (nam, mến,…) chữ l (lệ, linh…) cho trẻ tìm chữ theo yêu cầu của cô, tìm chữ trong tranh môi trường xung quanh, trò chơi câu cá hoặc về đùng nhà, hay búng bi vào chữ búng đúng vào chữ nào đọc to chữ cái đó, hoặc xếp vòng chữ cái, muốn cho trẻ dễ nhận biết, phân biệt, nhớ lâu hơn tôi cắt rời chữ n-m cho trẻ đếm n mấy nét, m mấy nét cho trẻ tự ghép. Còn chữ L, l mấy nét. Tiếp đọc thơ luyện phát âm bài “Chiếc xe lu” cho trẻ tìm chữ cái n-l-m trong bài thơ gạch chân.

     Chuyển hoạt động tôi cho trẻ về nghề mà trẻ yêu thích, ví dụ: về nghề may cô hỏi thế trong nghề may có chữ cái gì con đang được học cho trẻ chỉ và đọc. (n-m) nghề công an cho trẻ chỉ và đọc (n)…

      Hoạt động vui chơi tôi đọc câu đố:

                                                               Nếu đứng hai nét chữ n

                                                               Tôi thêm nét nữa thế tôi chữ gì?

    Chuyển hoạt động tôi cho lớp chia 4 nhóm thi nhau: nhóm xếp hình bằng chữ, nhóm xếp hột hạt, nhóm xếp chữ tôi cắt sẵn, nhóm nặn chữ.

     Ví dụ: Làm quen chữ cái p-q cô phải cho trẻ luyện cách phát âm nhiều, vì chữ p nếu phát âm mạnh sẽ thành chữ b, nếu viết không cẩn thận hai chữ giống nhau, vì thế lúc dạy chữ p-q cô phải cho trẻ so sánh lại chữ b-d, vì p phát âm gần giống b và q phát âm gần giống d nên giáo viên khi viết hoặc phát âm cẩn thận, chú ý không bị nhầm lẫn.

     Điều này trẻ rất hào hứng thi đua, khi cùng nhau tham gia vào các hoạt động.

Với việc lựa chọn và sử dụng đồ dùng trực quan hợp lý, hấp dẫn trẻ, tôi đã sáng tạo ra các tình huống liên tục trong suốt quá trình trẻ tham gia các hoạt động “Cho trẻ làm quen chữ cái” giúp trẻ tiếp thu kiến thức một cách chính xác, sâu sắc và nắm vững.

    Trò chơi là một trong những trực quan vô cùng quan trọng trong hoạt động làm quen với chữ cái, trẻ được “Học mà chơi – chơi mà học”. Là một đặc điểm của trẻ Mẫu giáo thông qua các hình thức chơi, trẻ sẽ nhận nhiệm vụ học một cách tự nhiên, nhẹ nhàng không căng thẳng, không gò ép. Trẻ hào hứng chơi khi trong trò chơi xuất hiện những trực quan hấp dẫn, bất ngờ.

      Nhưng sau các tiết học tôi cho lớp ôn lại ở cuối buổi của tiết học ôn vào buổi chiều như xếp chữ bằng hột hạt, nặn bằng dất sét, tiếp cho trẻ dùng phấn tô, viết để trẻ nắm vững, nhớ lâu các chữ cái đã học. Vì chữ cái rất phong phú, đa dạng, có nhiều chữ cách viết cũng gần giống nhau nên trẻ hay nhầm lẫn như chữ n-u; b-d; p-b; d-q; p-q, còn gần giống nhau cách phát âm như;  n-l; b-p; s-x; tôi đã cho trẻ sử dụng chữ l, c; gắn với nhau để tạo ra chữ b-d- p-q, hai chữ c ghép được chữ x viết thường.

     VD: Còn chữ h-k tôi cho trẻ đọc từ “Hoa hồng” chữ k cho trẻ tìm từ “chùm khế” “con khỉ” để phân biệt chữ h-k, khi so sánh h-k viết thường cô cho trẻ dùng dây, hoặc đất nặn để trẻ dễ phân biệt sự giống và khác nhau giữa chữ cái h-k viết thường, in thường cũng vậy.

     Vì vậy muốn trẻ không bị nhầm lẫn thì giáo viên phải giới thiệu chữ rõ và chú ý trong các hoạt động của trẻ, trong những lúc hoạt động tự do, học mọi lúc, mọi nơi, dùng đồ chơi xung quanh lớp hoặc đồ chơi, đồ vật có liên quan đến tiết học, còn muốn trẻ phát âm chuẩn trước hết giáo viên phải phát âm chuẩn, rõ lời, dứt khoát không nói ngọng.

     VD: Còn với chữ chữ cái g-y học sinh dễ nhớ vì g-y in thường khi so sánh dễ phân biệt, g-y viết thường cũng cũng dễ nhớ chỉ giống nhau nét thắt. Còn khi so sánh cho trẻ so sánh cả i ngắn, khi so sánh để phân biệt được và nhớ lâu cô nên viết lên bảng những từ đối với i ngắn như: ai, oi, ôi, ui, ưi…đối với chữ y; ay, ây, yêu…cô viết lên bảng cho trẻ đọc và giảng nhiều để trẻ nhớ lâu, cho trẻ tìm chữ y trong tữ (mây, bay, uyên, yến khuyên…)còn chữ g trong từ (trong, thương, trường…)  

    VD: Làm quen chữ s-x, cho trẻ phát âm nhìn lưỡi theo cô, khi trẻ phát âm cô chú ý để sửa sai và cho trẻ đọc: sương sớm, sương long lanh, cho trẻ tìm tên mình, tên bạn có chữ s-x, chơi hái hoa dân chủ, xếp đội hình chữ s, tìm hình ảnh, đồ vật có chữ s-x, đọc thơ luyện phát âm, tìm chữ s- x trong bài thơ gạch chân, hoặc cho trẻ đọc  “Trong đầm gì đẹp bằng sen

                                        Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng

                                        Nhị vàng bông trắng lá xanh

                                        Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”

     VD: Chữ cái r-v cô cho trẻ phát âm theo cô nhiều nều không dễ nhầm lẫn giữa chữ r với chữ d và chữ s cô nên chứ ý giữa ba chữ này không phát âm hay nhầm lẫn.

  1. Kết quả nghiên cứu:

      Trong quá trình nghiên cứu, tìm tòi, tôi đã sử dụng các phương pháp như; hình ảnh ở các góc, đồ dùng, đồ chơi có dán các chữ cái vào các hoạt động cho trẻ làm quen với chữ cái, phát triển ngôn ngữ.  

       Tôi đã thu được kết quả rất khả quan như sau:

*Kết quả của trẻ:

     +Thái độ: Trẻ hứng thú hoạt động chung cả lớp.

  -Trẻ hăng hái giơ tay phát biểu ý kiến.

  -Trẻ có nề nếp, thói quen học tập tốt và trật tự.

    +Về cảm xúc tình cảm: Trẻ hào hứng tiếp nhận kiến thức một cách thoải mái thông qua các hoạt động nhóm, tập thể…

*Về ý trí:

   -Trẻ tập trung vào nội dung cô hướng dẫn.

   -Thời gian nhận thức vấn đề tốt hơn.

     +Kết quả cụ thể:

   -Trẻ hào hứng học tập, tập trung chú ý: 100%.

   -Trẻ mạnh dạn hồn nhiên: 100%.

   -Trẻ trả lời đúng câu hỏi của cô là 92%.

*Kết quả của cô giáo:

     Cô giáo đã tạo được môi trường học tập và vui chơi cho trẻ trong và ngoài lớp có khoa học.

     Bổ sung được nhiều đồ dùng, đồ chơi cho tiết dạy.

     Giờ dạy “Cho trẻ làm quen với môn chữ cái” Tôi đã được Ban giám hiệu nhà trường cùng đồng nghiệp đánh giá xếp loại tiết dạy giỏi, đồ dùng trực quan, kiến thức sáng tạo, nên học sinh tiếp thu bài nhanh.

    Qua quá trình học tập và giảng dạy, nghiên cứu của đề tài tôi nhận thấy trẻ em ngay từ khi mới sinh ra như một tờ giấy trắng mới tập nói bằng tiếng bi bô từ đó cho đến ba tuổi là trẻ nói hoàn toàn tiếng của mẹ đẻ, dù tiếng nói của đồng bào, hay nói ngọng, nói lắp đây là tiếng nói ban đầu của trẻ. Vì thế, người lớn nói chung và các cô Mẫu giáo nói riêng là trực tiếp tác động đến trẻ nhằm rèn luyện ngôn ngữ cho trẻ ban đầu nhất là khi giao tiếp. Trẻ 5- 6 tuổi giọng nói còn yếu. Nên giáo viên là người cần chú trọng, quan tâm đến ngôn ngữ của trẻ nhiều nhất. Vì thế để hình thành được ngôn ngữ cho trẻ cần dựa vào vốn tích lũy của bản thân nhất định để diễn đạt trong việc hướng dẫn trẻ, giáo viên đóng vai trò rất quan trọng trong phương pháp phát triển về ngôn ngữ làm tăng thêm vốn từ cho trẻ.

     Vì vậy, muốn đạt được kết quả cao trong hoạt động làm quen chữ cái. Trước khi lên lớp tôi soạn bài đầy đủ, nắm chắc phương pháp lên lớp theo đúng trình tự loại tiết để giảng dạy và đan xen với một số hoạt động để trẻ nắm chắc các nội dung bài học.

      Tôi luôn phải tìm tòi, học hỏi nội dung, mọi hoàn cảnh của địa phương để phát triển và nâng cao chuyên môn, linh động trong quá trình tìm tòi, sáng tạo để dạy học.

      Khi có những thay đổi trong chuyên đề tôi đã kịp thời áp dụng ngay và xin ý kiến nhà trường tạo điều kiện cho tôi về tài liệu nghiên cứu.

      Trong khi luyện tập cần phải động viên, khuyến khích trẻ kịp thời để tạo cho trẻ hứng thú học hơn. Từ những đồ dùng, đồ chơi làm ra cô giáo phải tạo môi trường cho trẻ được tiếp xúc, tạo tình huống cho trẻ hoạt động, bằng mọi cách cho trẻ được trải nghiệm hòa mình vào các đồ dùng, đồ chơi mà trẻ được làm quen.

     Thường xuyên đánh giá hiệu quả đồ dùng trực quan các bài dạy để thay đổi, tình huống mới gây sự bất ngờ chú ý của trẻ.

      Điều cần thiết nhất là cần phải biết phối kết hợp chặc chẽ với phụ huynh làm tốt công tác tuyên truyền các bậc cha mẹ để nhận được sự giúp đỡ đồng tình, từ đó con em mình mới ngày càng tiến bộ và có một lòng khao khát thích học, không những môn “Làm quen với chữ cái” mà còn có ích cho những môn khác nữa.

      Tôi luôn luôn quan tâm tìm tòi, học hỏi và rút ra nhiều kinh nghiệm cho mình hơn.

 4. Kết luận:

         Từ những kết quả nghiên cứu, trên cơ sở tôi rút ra kết luận sau.

Về phương pháp dạy trẻ 5- 6 tuổi làm quen chữ cái là một trọng tâm và những nội dung lớn của chương trình giáo dục cho trẻ Mẫu giáo. Nhằm phát triển trí tuệ và các mặt khác, mà phát triển nhân cách toàn diện, góp phần quan trọng vào việc phát triển ngôn ngữ tốt ở phổ thông.

      Việc làm này không chỉ có ý nghĩa lớn lao đối với các nhà nghiên cứu mà đối với các trường Mầm non, mà phải đặc biệt là những giáo viên Mầm non cần nắm vững những nội dung chương trình và thường xuyên sáng tạo, mở rộng nội dung nhằm giúp trẻ phát triển tư duy ham học hơn.

Ngoài việc cung cấp cho trẻ những kiến thức, kỹ năng mới mà còn phải thường xuyên tổ chức cho trẻ luyện tập bằng các biện pháp phù hợp nhằm ôn luyện. Củng cố làm quen và nâng cao kiến thức như: so sánh, nhận biết, phân biệt, tìm tòi phát âm chính xác chữ cái đã học qua các trò chơi.

        Tôi xây dựng hệ thống tổ chức trò chơi học tập. Củng cố làm quen những kiến thức mới, mà kết quả thu được phù hợp với giả thuyết khoa học. Dẫn dắt bằng cả tấm lòng nhiệt tình, sự yêu nghề của mình với vốn kiến thức đã được học. Tạo điều kiện cho trẻ hoạt động ở mọi lúc mọi nơi, động viên khích lệ trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động.

       Trong quá trình giảng dạy cô phải quan tâm đến khả năng từng trẻ để có biện pháp bồi dưỡng phù hợp để đưa chất lượng đồng đều.

       Cần nâng cao trình độ tin học để có thể ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động giáo dục một cách linh hoạt, sáng tạo.

     Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ tôi đã áp dụng có kết quả tốt trong quá trình nghiên cứu thực trạng, tôi nhận thấy sự hiểu biết của trẻ còn nghèo nàn, hạn chế.

      Nguyên nhân hoàn toàn không phụ thuộc vào trẻ. Không phải là do trẻ không có khả năng lĩnh hội những kiến thức, kỹ năng cơ bản và mở rộng về phương pháp dạy, mà do chúng ta chưa tìm tòi, sáng tạo hết khả năng của mình.

       Chính vì vậy, công việc nghiên cứu tìm tòi những biện pháp dạy học có hiệu quả để hỗ trợ phương pháp phát triển ngôn ngữ nói chung rất là cần thiết và luôn đòi hỏi mỗi giáo viên phải tâm huyết với nghề, với trẻ, phải luôn tìm tòi, khám phá cái mới để truyền đạt cho trẻ.

Bấm vào đây để tải file Word

 

 

 

 

 

Copyright 2019 © Kinh nghiệm dạy học | Thiết kế bởi Web Bách Thắng