Một số biện pháp giáo dục giờ ngủ trưa cho trẻ mẫu giáo

Một số biện pháp giáo dục giờ ngủ trưa cho trẻ mẫu giáo.

1, Lý do chọn biện pháp:

Như Bác Hồ đã nói:   “Trẻ em như búp trên cành

                             Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan”

Đúng vậy nếu ở lứa tuổi mẫu giáo mà trẻ biết ăn ngủ, biết học hành thì điều đó không còn gì tốt bằng, bởi vì điều đó rất cần cho lứa tuổi này.

Nếu một đứa trẻ mà ăn uống đầy đủ, đều đặn, ngủ đủ giấc thì chắc chắn nó sẽ học hành chăm ngoan. Còn nếu một đứa trẻ ăn uống không đảm bảo, giấc ngủ không đầy đủ thì đứa trẻ đó sẽ học hành không chăm, bởi vì đứa trẻ đó sẽ không đảm bảo sức khỏe để mà học với hành.

Như chúng ta đã biết nước ta đang trên con đường Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa đất nước, đang trong thời kỳ hội nhập quốc tế được Đảng, và nhà nước  quan tâm đưa giáo dục lên quốc sách hành đầu.

Trẻ mẫu giáo tốt là mở đầu cho nền giáo dục tốt: Như Bác Hồ đã nói “ “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không”  “Dân tộc Việt việt nam có sánh vai với các cường quốc nam châu hay không” “Chính là nhờ vào công học tập của các cháu” đúng vậy! Vì thế việc giáo dục và đảm bảo giấc ngủ cho các cháu mẫu giáo là một vấn đề hết sức quan trọng trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ em hiện nay. Tạo tiền đề cho việc chăm sóc giáo dục trẻ, giúp trẻ đủ điều kiện để lĩnh hội các tri thức: biết được nhiều điều hay trong cuộc sống, biết giữ gìn súc khỏe cho mình, rèn luyện kỹ năng sống hàng ngày ở trẻ, tạo cho trẻ có tình cảm yêu quê hương, yêu cuộc sống hơn.

Học sinh ở đây hơn 98% là con em người kinh, do bận công việc cơm áo hàng ngày, cho nên chưa quan tâm đến bữa ăn, giấc ngủ của con mình, không quan tâm tới sau này con trẻ bị ảnh hưởng ra sao, không biết con mình nhận được những gì, và trẻ sẽ mất những gì, hậu quả  ra làm sao… Tất cả điều đó họ chưa bao giờ nghỉ đến. Họ chỉ biết bươn trãi kiếm tiền, và kiếm tiền.

Để rèn luyện cho trẻ có thói quen về giấc ngủ cho trẻ những kỹ năng sống, cần giúp trẻ hiểu, tiếp thu được cuộc sống xung quanh, về tình cảm, đạo đức, lối sống, tạo nền tảng ban đầu cho việc hình thành nhân cách con người ở trẻ, giúp trẻ gần gũi với vạn vật xung quanh và có tình yêu thương trong cuộc sống. Muốn rèn luyện thói quen giấc ngủ cho trẻ đạt hiệu quả cao thì đòi hỏi bản thân giáo viên phải biết vận dụng các phương pháp các biện pháp trong việc truyền thụ các kỹ năng sống, giáo dục nề nếp hằng ngày cho trẻ bằng cách: Thông qua các môn học, thông qua giờ ngủ trưa, qua các hoạt động vui chơi, ở mọi lúc mọi nơi…

Thông qua các hoạt động này sẽ giúp trẻ lĩnh hội được tri thức một cách dễ dàng và trẻ sẽ hiểu được những gì cô nói, những việc cô làm. Vì qua những lần trãi nghiệm sẽ giúp trẻ hình thành các thói quen, nề nếp và các kỹ năng: Nghe, hiểu và làm phát triển trí tưởng tượng, tình yêu thương, và lòng nhân ái ở trẻ.

Đối với trẻ mẫu giáo việc giáo dục giờ ngủ trưa cho trẻ là một việc làm hết sức quan trọng cho việc giáo dục nhân cách con người ở trẻ. Vì thông qua giờ ngủ trưa sẽ giúp trẻ có một tâm thế thoải mái để thực nghiệm, các công việc hàng ngày giúp trẻ tư duy và tiếp thu trong cuộc sống, từ đó trẻ đưa những trãi nghiệm đã lĩnh hội được vào tri thức của trẻ và cũng qua đó càng làm cho sự hiểu biết của trẻ thêm phong phú và đa dạng hơn.

Vì vậy trong chương trình giáo dục mầm non hiện nay đòi hỏi giáo viên phải tìm tòi không ngừng học hỏi, nhằm tìm ra các phương pháp, biện pháp phù hợp nhất để rèn luyện thói quen nề nếp giờ ngủ trưa cho trẻ. Giúp trẻ có đủ sức khỏe để đảm bảo tiếp thu, lĩnh hội được những tri thức cô truyền đạt, và hiểu được tình cảm yêu thương giữa con người với con người và giữa con người với quê hương đất nước.

Hiện nay: nước ta đang trên con đường Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa đất nước, trong điều kiện kinh tế xã hội phát triển, đang trên con đường hội nhập quốc tế. Mà một thế hệ trẻ không đủ sức khỏe, không đủ tài trí, không có lòng yêu quê hương đất nước để đưa đất nước ra hội nhập với các cường quốc nam châu, làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển phồn vinh của đất nước, chúng ta hiện nay và tương lai mai sau.

  Làm thế nào để cho thế hệ trẻ và trong mỗi chúng ta có được một sức khỏe đảm bảo, có đủ tài trí để chung tay bảo vệ và xây dựng đất nước. Đó cũng là truyền thống văn hoá vốn có của cha ông ta từ ngàn xưa để lại là nhiệm vụ cần thiết nhất trong các mục tiêu phát triển con người xã hội mới hiện nay.

Đứng trước một vấn đề cần thiết mà đất nước cần phải quan tâm, vì vậy tôi thấy mình cần phải có trách nhiện giáo dục lớp trẻ rèn nề nếp thói quen giờ ngủ trưa ở trẻ, để giúp trẻ đảm bảo sức khỏe và phát triển toàn diện sau này cho trẻ.

Đây chính là lý do để bản thân tôi chọn đề tài “Giáo dục giờ ngủ trưa cho trẻ mẫu giáo”.

  1. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Giáo dục rèn luyện giờ ngủ trưa cho trẻ mẫu giáo thông qua tiết học

 Để lồng ghép nội dung giáo dục rèn giờ ngủ trưa cho trẻ mẫu giáo vào các môn học, với nội dung bài dạy có nhiều ưu thế nhằm hình thành cho trẻ những kỹ năng thói quen hàng ngày, tình cảm, cảm xúc, tình yêu thương giữa con người với con người, rồi tình yêu quê hương đất nước, thói quen về hành vi văn minh trong cuộc sống. Từ đó, trẻ được tham gia vào nhiều hoạt động như: Đọc thơ, kể chuyện, đóng kịch, hát múa, khám phá môi trường xung quanh, tạo hình, học toán, chữ cái… Thông qua các bài học giúp trẻ lĩnh hội được những tri thức tình cảm vào tâm trí trẻ, từ đó trẻ có thói quen về hành vi văn minh trong cuộc sộng …

*Ví dụ:

Thông qua giờ học âm nhạc: Bài “Ru em”.

Cô đàm thoại:

Trong bài hát nói lên bạn nhỏ đang làm công việc gì nhỉ? Tại sao lại phải ru em? Vậy ở nhà các con đã giúp bố mẹ ru cho em ngủ chưa? Vậy ở lớp và ở nhà các con đã ngủ trưa chưa nhĩ, Vậy muốn cho bố mẹ có thời gian đi làm rẫy thì các con cần phải làm gì? Muốn cho buổi chiều thoải mái tiếp thu bài tốt thì chúng ta phải làm gì, Vì sao chúng ta phải ngủ trưa cho đảm bảo sức khỏe? Đúng rồi nếu ăn, ngủ không đủ sẽ bị ảnh hưởng đến sứ khỏe đấy các con ạ, rồi nếu chúng ta không ngủ đủ tinh thần sẽ ể ỏai, không tiếp thu được bài và dễ bị đau bệnh đấy các con ạ .

Thông qua bài học giáo dục trẻ biết ru em giúp cha mẹ, biết tự mình ngủ trưa để đảm bảo sức khỏe tiếp thu bài một cách tốt hơn, và làm cho tinh thần thoải máy để hướng thú tham gia vào các hoạt động.

Thông qua môn văn học:

  • Qua bài thơ:               Giờ đi ngủ

Giờ đi ngủ

Em lên giường

Nằm yên lặng

Hai mất nhắm

Ngủ cho ngoan

Chiều ba mẹ

Đón về sớm

  • Cô có thể lồng ghép để giáo dục rèn luyện giờ ngủ trưa cho trẻ như:

Cô đặt câu hỏi đàm thoại với trẻ:

 Trong bài thơ nói về giờ gì các con, Khi lên dường chúng ta phải làm gì, hai chân thì dỏi như thế nào, hai tay để ở đâu, hai mắt thì làm gì, Các con có vâng lời cô không? Vâng lời cô thì các con phải làm gì trong giờ ngủ… Qua đó tôi đã giáo dục trẻ biết tự mình đi ngủ, trong khi ngủ phải giữ gìn trật tự và biết vâng lời cô và tôi đã giáo dục trẻ có kỹ năng, hành vi văn minh trong cuộc sống.

Thông qua môn học Làm quen chữ cái:

Vào giờ học cô có thể lồng ghép các bài thơ, bài hát có nôi dung mang tính giáo dục về giờ ngủ trưa cao để giáo dục trẻ, và nhắc nhở rèn luyện thói quen cho trẻ ngồi ngay ngắn, khi nghe cô hỏi nếu muốn trả lời thì phải giơ tay, khi trả lời thì phải vòng tay, không nói leo, học xong phải biết cất đồ dùng gọn gàng, ngăn nắp, biết giữ gìn bảo quản đồ dùng, đồ chơi sạch sẽ, biết yêu quê hương đất nước. Qua bài học tôi cũng đã giáo dục được cho trẻ về mọi hành vi văn minh và rèn luyện thói quen trong giờ ngủ, thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ.

Thông qua giờ học tạo hình: “vẽ cái võng “.

Cô có thể đàm thoại với trẻ: Cái võng giúp chúng ta làm gì các con nhỉ, các con có thích ngủ ở võng không, Các con có thích mình có được một cái võng đẹp không, Thích có cái võng đẹp thì bây giờ các con phải làm gì để cho mình có một cái võng, Thích ngủ võng thì khi nằm võng các con phải làm như thế nào, cái võng có giúp các con ngủ ngon giấc không…

Qua bài học cô giáo dục trẻ, biết bảo vệ cái võng và biết tầm quan trọng của giấc ngủ đối với sức khỏe con người.

Thông qua môn Khám phá khoa học:

Thông qua bài học “Bé cần gì để lớn và khỏe mạnh” 

Cô giáo có thể đàm thoại: Làm thế nào để chúng ta lớn lên và khỏe mạnh, muốn khỏe mạnh thi chúng ta phải ăn, ngủ như thế nào? Muốn cho khỏe mạnh thì các con phải ăn đủ, ngủ đủ giấc thì mới khỏe mạnh được, nếu không khỏe mạnh thì cơ thể của chúng ta dễ mắc các bệnh gì, nếu không ngủ đủ thì tinh thần của chúng ta ra làm sao nào, đúng rồi nếu không ngủ đủ thì tinh thần không thoải mái để tiếp thu bài học và tham gia vào các hoạt động đâu các con ạ.  

Qua bài học, cô giáo dục các cháu nếu ăn đủ, ngủ đủ sẽ làm cho con người khỏe mạnh, tinh thần thoải mái để làm được mọi công việc hàng ngày… và làm cho cuộc sống chúng ta thêm tươi đẹp.

* Giáo dục rèn luyện thói quen giờ ngủ trưa cho trẻ mẫu giáo qua hoạt động vui chơi:

Đối với trẻ lứa tuổi này trẻ “ Học mà chơi, chơi mà học”, trong giờ vui chơi trẻ được thực hành trải nghiệm nhiều vai chơi khác nhau trong cuộc sống hàng ngày của người lớn, nên tôi tiến hành lồng ghép giáo dục rèn luyện giờ ngủ trưa cho trẻ vào hoạt động vui chơi, vì thông qua trò chơi trẻ được trãi nghiệm trong cuộc sống, trẻ biết cảm nhận những việc gì mình nên làm, và những việc gì mình không nên làm. Trong khi trẻ tham gia hoạt động tôi theo dõi quan sát lắng nghe, nắm bắt được tính cách từng cá nhân trẻ, để kịp thời uốn nắn cho trẻ khi trẻ có biểu hiện chưa chuẩn mực. Qua đó hình thành ở trẻ thói quen hành vi văn minh trong cuộc sống và biết giấc ngủ là quan trọng đối với đời sống con người.

* Ví dụ:

– Trò chơi phân vai: Gia đình

Trẻ nhập vai người mẹ: Các con ăn cơm trưa xong là lên giường ngủ trưa cho mẹ nhé.

Trẻ nhập vai người con: Ăn xong phải đi ngủ hở mẹ?

Đúng rồi các con ăn xong đi rửa mặt, rửa tay lên giường đi ngủ cho mẹ để chiều dậy học bài cho khỏi mệt mỏi.

Nếu không đi ngủ có được không mẹ!

Cô có thể nói tren vào: không được đâu bạn ơi! Nếu không đi ngủ chiều các bạn sẽ mệt mỏi không học được bài, đâu, và còn  bị đau ra nữa đấy bạn ạ.

Thế hở mẹ! Vậy bây giờ con đi ngủ đây.

Đúng rồi bạn hãy đi ngủ đi nhé!

Đây là một cộng đồng thu nhỏ mà thông qua đó trẻ tái tạo lại cảnh diễn ra trong cuộc sống hàng ngày của người lớn. Thông qua hoạt động vui chơi này rèn cho trẻ có thói quen ăn, ngủ đúng giờ, hợp l‎ý, và giáo dục trẻ biết tự mình đi ngủ và thể hiện các mối quan hệ trong xã hội, hành vi văn minh trong cộng đồng, cách xưng hô ứng xử với mọi ngưới xung quanh…đồng thời thông qua hoạt động này, làm cho trẻ có tình yêu thương trong cuộc sống.

Từ đó, trẻ biết yêu giấc ngủ và biết giấc ngủ có lợi cho sức khỏe con người, và biết ăn uống hợp vệ sinh,  ăn hết khẩu phần ăn của mình…

*Giáo dục rèn luyện giờ ngủ trưa cho trẻ mẫu giáo thông qua giờ ngủ trưa:

Đây là mội biện pháp quan trọng nhất trong các biện pháp giáo dục giờ ngủ trưa cho trẻ, bởi qua biệm pháp này sẽ giúp cô nắm bắt được tâm sinh lý của từng cá nhân trẻ, để từ đó cô tìm ra biệm pháp giáo dục trẻ đạt hiệu quả hơn.

VD: Đến giờ ngủ trưa cô nói các con ơi! Bây giờ là giờ đi đâu các con nhỉ, đúng rồi đến giờ đi ngủ rồi, cả lớp đọc cho cô bài thơ “Giờ đi ngủ nào”, giờ đi ngủ các con có nói truyện nữa không nhỉ, đúng rồi bây giờ các con nằm in lặng để nghe nhạc, và ngủ đi, nhớ mơ, những giấc mơ thật đẹp các con nhé, sau khi ngủ dậy kể cho cô nghe xem trong mơ mình có gặp được cô tiên không nhé, khi trẻ bất đầu vào giờ ngủ cô mở băng, đĩa nhạc, hoặc cô có thể hát cho trẻ nghe nhũng làn điệu dân ca đầy chữ tình, ru dương để đưa trẻ chìm sâu vào giấc ngủ, khi trẻ đã ngủ rồi cô có thể kể cho trẻ nghe những câu truyện mang tính giáo dục trong giờ ngủ do cô sáng tác ra ví dụ: Các nhà ngươi đang làm gì đấy,  ta là nàng tiên đây ta xuống trần gian xem các ngươi ngủ như thế nào, có vâng lời cô giáo của các ngươi không , nếu các ngươi vâng lời cô của các ngươi ngủ cho ngoan thì ta sẽ cho các ngươi  một phét nhiệm mầu, nếu là nữ nhi thì lớn lên thật là xinh đẹp, học giỏi và thật là hiền hậu, còn nếu là nam nhi thì lớn lên dáng vẻ oai phong, trí huệ thông minh, và trở thành một tràng trai dũng cảm đó, các nhà ngươi đã nghe gì chưa, ta luôn theo dõi các ngươi xem các ngươi đang làm gì, ngủ cho ngoan nghe không… qua câu truyện cô kể có thể tạo cho trẻ có niềm tin trong giấc ngủ, và ngủ một cách dễ dàng hơn, và qua đó cô cũng đã lồng ghép giáo dục trẻ phải biết vâng lời cô ngủ cho ngoan để đón nhận được những điều tốt đẹp nhất.  

Khi trẻ ngủ cô đi quan sát xem trẻ nào khó ngủ, cô có thể lại vỗ về, ăn cần cho trẻ để trẻ có niềm an ủi và chìm vào giấc ngủ một cách dễ dàng hơn.

Khi trẻ ngủ dậy cô có thể hỏi: Các con ngủ có ngon không, có mơ những giấc mơ đẹp không, trong mơ các con thấy được điều gì, nếu trẻ nào kể trong mơ thấy những giấc mơ sợ thì cô sẽ an ủi trẻ bằng cách là: do nàng tiên đang thử lòng của con đấy, và do con chưa ngủ sâu giấc nên chưa gặp được nàng tiên mà thôi. Nếu có trẻ kể gặp được nàng tiên thì cô sẽ nói: đó là con ngủ ngoan nên mới gặp được nàng tiên đấy, ngày mai các con nhớ ngủ cho ngoan để lại được gặp nàng tiên nhé.

* Giáo dục rèn luyện giờ ngủ trưa cho trẻ mẫu giáo thông qua mọi lúc mọi nơi:

Giáo dục giờ ngủ trưa cho trẻ mẫu giáo ở mọi lúc mọi nơi đây là một biện pháp hết sức quan trọng vào việc rèn luyện thói quen, kỹ năng sống và hình thành nhân cách cho trẻ, bởi trẻ mẫu giáo mới bắt đầu hình thành trí nhớ có chủ định, cho nên trẻ dễ nhớ nhưng mau quên. Vì vậy, hoạt động ở mọi lúc mọi nơi là thời gian cô gần gủi trẻ nhiều nhất, để theo dõi được từng cá nhân trẻ, bất cứ khi nào, bất cứ lúc nào cô cũng lồng ghép được nội dung giáo dục rèn thói quen giờ ngủ trưa cho trẻ, thông qua hoạt động này cô thường xuyên nhắc nhỡ và giáo dục trẻ để hình thành cho trẻ những thói quen, hành vi văn minh trong cuộc sống.  

Giờ đón trẻ cô ân cần trò truyện với trẻ như: tối qua con ngủ có ngon không?  Đi ngủ có đúng giờ không, có phải để mẹ nhấc đi ngủ không,  Mơ những giấc mơ có đẹp không, trong mơ con thấy những điều gì, khi ngủ dậy con thấy tinh thần có thoải mái không… qua đó cô giáo dục trẻ biết yêu giấc ngủ và tự mình đi ngủ.

* Phối hợp với gia đình:

Gia đình là cái nôi hình thành y ‎thức cho trẻ. Chính vì vậy, việc kết hợp giữa gia đình và nhà trường trong công tác chăm sóc rèn luyện giờ ngủ trưa cho trẻ hiện nay là một vấn đề hết sức quan trọng. Trong buổi họp phụ huynh đầu năm, tôi trao đổi với phụ huynh về tầm quan trọng giấc ngủ trưa của trẻ làm ảnh hưởng đến việc học tập và hình thành nhân cách cho trẻ mai sau cho phụ huynh nắm rỏ và cùng thảo luận đưa ra các biện pháp để giáo dục trẻ rèn luyện thói quen giờ ngủ trưa cho trẻ đạt hiệu quả cao

Phụ huynh lớp Lá 1 Trường Mẫu giáo Phú lộc hơn 90% là nghề nông, họ rất bận đi làm nương rẫy, ít quan tâm đến giờ ngủ trưa của trẻ, qua các lần họp phụ huynh hoặc các buổi tuyên truyền, tôi luôn luôn phổ biên cho họ cách nuôi con khỏe, dạy con ngoan theo đúng khoa học và cách rèn luyện giờ ngủ trưa cho trẻ đối với trẻ những ngày ở nhà. Phụ huynh phải dành thời gian chăm sóc rèn luyện giờ ngủ trưa cho con em mình như: Ôm ấp vút ve trẻ, rồi hát ru những bài hát mượt mà, đầy chữ tình để đưa trẻ vào giấc ngủ, rồi trong khi trẻ ngủ có thể kể cho trẻ nghe những câu truyện thần thoại mang tính giáo dục cao…Hoặc khi trẻ ngủ dậy có thể động viên trẻ bằng những lời khen: Con mẹ (bố) hôm nay giỏi quá, đã ngủ một giấc thật dài, có mơ một giấc mơ đẹp không, trong mơ con có thấy gì không… Phụ huynh phải luôn mẫu mực trong mọi hành vi cử chỉ của mình để trẻ noi theo, đồng thời phải chú ‎ sửa sai khi trẻ mắc lỗi hàng ngày…

Tôi thường xuyên trao đổi với phụ huỳnh hàng tháng, bằng cách thông qua sổ bé ngoan, để phụ huynh nắm bắt kịp thời tình hình tiến triển của trẻ. Qua một thời gian thực hiện trẻ đã có những tiến bộ rõ diệt như: đến giờ tự đi lấy gối nằm vào đúng vị trí của mình không phải để cô nhắc nhở, trong giờ ngủ trẻ im lặng không nói truyện riêng, không xin cô đi tiểu trong giờ ngủ, không đậy trước khi cô chưa đánh thức, và một điều đáng mừng là trẻ ngoan ngoãn hơn rất nhiều …Chính vì vậy việc kết hợp với gia đình trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ hiện nay là một vấn đề hết sức quan trong, tạo tiền đề biết bao nhiêu thành công trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, có câu nói “Một cây làm chẵng nên non, ba cây chụm lại nên hoàn núi cao”, đúng vậy, nếu chúng ta biết cách phối hợp với nhau để cùng nhau giáo dục trẻ thì chắc chắn sẽ thành công.

  • Nêu gương cuối ngày:

Nêu gương là món ăn tinh thần của trẻ mẫu giáo, bởi tâm l‎y trẻ mẫu giáo thích khen hơn là chê, lúc nào trẻ cũng muốn được người lớn khen và còn khen nhiều, lại còn nhất là cô giáo mình khen, vì vậy hàng ngày vào giờ nêu gương cuối ngày, trước khi cắm cờ tôi cho trẻ nhận xét về mình, về bạn trong ngày xem trẻ đã làm tốt chưa, đã tự mình ngủ trưa chưa, trong giờ ngủ trưa có nói truyện riêng không… Chính vì vậy, biện pháp này là hiệu quả nhất trong các biện pháp, Rèn luyện giờ ngủ trưa cho trẻ mẫu giáo

Ví dụ: Hôm nay bạn Hoa đã làm được những công việc gì, bạn đã ngoan chưa, trong giờ ngủ bạn có ngủ không, có nói truyện riêng không, đã xứng đáng để nhận hoa bé ngoan chưa, vì sao bạn được nhận hoa bé ngoan…đúng rồi vì bạn ngày hôm nay rất ngoan, nên bạn xứng đáng nhận được hoa bé ngoan, cả lớp vỗ tay tuyên dương và tặng bạn một bông hoa.

Ngoài ra hàng ngày tôi còn đưa ra tiêu chuẩn bé ngoan, trong giờ ngủ trưa ngoan để trẻ tham gia thực hiện, nhằm khích lệ trẻ tích cực tham gia vao các hoạt động mang tính tự giác, ngoan ngoãn, học tốt mong được cắm cờ, trẻ sẽ nổ lực để đạt được, vì trẻ ở lứa tuổi này thích được động viên khen ngợi, nếu được khen ngợi trẻ thêm tự tin và hào hứng, thực hiện tốt các yêu cầu của cô đề ra.

3, Kết quả thu được qua khảo nghiệm biện pháp:

Sau khi nghiên cứu và thực hiện các biện pháp rèn luyện giờ ngủ trưa cho trẻ mẫu giáo, tôi thấy trẻ lớp tôi có thói quen thích ngủ trưa tăng lên rõ dệt, đó là điều tôi phấn khởi nhất, càng làm cho tôi yêu nghề mếm trẻ hơn và giúp tôi không ngừng vươn lên trong cuộc sống.

Trẻ biết đến giờ ngủ đi trãi chiếu, lấy gối và mằn vào đúng chổ của mình để ngủ, trong giờ ngủ không nghịch ngợm, không nói truyện riêng làm mất trật tự trong giờ ngủ, Trẻ thích được nghe những làn điệu dân ca mượm mà của quê hương đất nước, muốn trở thành một người con ngoan trò giỏi, qua đó trẻ cũng đã được hình thành thói quen hành vi văn minh trong cuộc sống, có tình cảm, cảm xúc… và điều đặc biệt nhất là sau khi ngủ dậy trẻ có một tinh thần thoải mát, phấn khởi để bước vào các hoạt động chiều một cách tốt hơn.

Về các bậc phụ huynh có nhiều tiến chuyển rõ dệt, họ biết quan tâm đến giấc ngủ của con em mình, rèn cho trẻ có thói quen ngủ trưa trong những ngày ở nhà, biết quan tâm trao đổi với cô về việc chăm sóc giáo dục trẻ…

Về bản thân: Tôi đã tiếp thu được nhiều kinh nghiệm trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ hiện nay, được phụ huynh và các đồng nghiệp yêu mếm và tin tưởng.

4, Kết luận:

Từ những biện pháp trên đã giúp tôi rút ra nhiều kinh ngiệm và bài học bổ ích đó là: Giáo viên mầm non không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình, luôn nghiên cứu, tìm tòi tìm ra những phương pháp, biện pháp sáng tạo, lồng ghép sao cho phù hợp vào nội dung cần giáo dục, sưu tầm những bài hát ru và các làn điệu dân ca mang đậm đà tinh yêu quê hương đất nước, đồ dùng, đồ chơi, tranh ảnh, thơ ca, truyện kể, trưng bày ở các góc tuyên truyền và thư viện của bé ngày càng phong phú, và đa dạng, luôn thay đổi đồ dùng đồ chơi và trang trí các góc theo từng chủ điểm, để tạo sự mới lạ, hấp dẫn lôi cuốn trẻ…

Trong các hoạt động cô lồng ghép nội dung giáo dục rèn luyện giờ ngủ trưa cho trẻ, kể cho trẻ nghe những câu truyện mang tính huyền thoại, hát cho trẻ nghe những bài hát dân ca mang đậm tình thương vào các hoạt động để giáo dục trẻ.

Phải thường xuyên nêu gương, và khích lệ tinh thần, để trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động. 

Đối với gia đình thì phải thật sự là mái ấm đầy tình thương, bô mẹ là tấm gương đầy mẫu mực về mọi hành vi cử chỉ, ứng xử trong cuộc sang để trẻ noi theo.

Đối với cô giáo phải thật sự là tấm gương sang để trẻ noi theo, luôn luôn có kỹ cương, tình thương, trách nhiệm, luôn thận trọng trong mọi hành vi ,cử chỉ của mình, luôn thân thiện, ân cần, yêu thương gần gủi trẻ, tạo cho trẻ có niềm tin, để giúp trẻ có một tâm sinh lý thoải mái, nhằm giúp trẻ từng bước hình thành nhân cách con người ở trẻ, phù hợp với chuẩn mực đạo đức trong công cuộc xây dựng con người mới trong xã hội hiện nay.

Qua một năm nghiên cứu và thực hiện đề tài “Rèn luyện giờ ngủ trưa cho trẻ mẫu giáo” tôi thấy trẻ lớp tôi thích ngủ trưa, trong giờ ngủ không nói truyện riêng, và thích nghe các làn điệu dân ca, thích nghe các câu truyện thần thoại và nhất là trẻ có một tinh thần thoải mái, phấn khởi để bước vào các hoạt động chiều.

BẤM VÀO ĐÂY ĐỂ TẢI FILE WORD 

 

 

Copyright 2019 © Kinh nghiệm dạy học | Thiết kế bởi Web Bách Thắng