Một số biện pháp giúp trẻ Mẫu giáo 5 – 6 tuổi kể chuyện diễn cảm

Bước1: Điều tra tổng quát, đánh giá mức độ tiếp thu, thói quen, kỹ năng của trẻ.

Để đưa ra các biện pháp sát với thực tế lớp, tôi tiến hành điều tra tổng quát trẻ như  sau :

Quan sát trẻ trong các giờ hoạt động học và hoạt động góc hằng ngày của trẻ:  Trẻ sẽ chú ý quan sát và kể chuyện về một câu chuyện ngắn mà trẻ đã được nghe cô kể trong giờ hoạt động học trong chủ đề “Trường Mầm Non” ở đầu năm học với đề tài lớp học của bé

Bước 2: Xây dựng kế hoạch thực hiện

Nắm được tình hình lớp và khả năng của trẻ, tôi đưa ra kế hoạch hướng dẫn trẻ kể diễn cảm một số câu chuyện trong hoạt động học trọng tâm hàng tháng như sau :

+ Tháng 8 : Ổn định- rèn trẻ vào nề nếp.  

+ Tháng 9, 10 : Cho trẻ cho trẻ tập kể diễn cảm một số câu chuyện cùng  cô theo chủ đề : “ Trường Mầm Non , Bản thân”như: câu chuyện Thỏ xám tìm bạn, cậu bé mũi dài…

+ Tháng 11,12 :  Cô hướng dẫn trẻ tập kể một số câu chuyện cùng cô trong chủ đề : “ Gia đình , Nghề nghiệp”như: câu chuyện Bông hoa cúc trắng, Hai anh em…

+ Tháng 12, 1 : Cho trẻ tự kể chuyện có sự gợi ý của cô theo chủ đề : “Động vật – Thực vật” như câu chuyện: Ai đáng khen nhiều hơn, Quả bầu tiên….

+ Tháng 2 , 3 : Cho trẻ tự kể chuyện theo ý tưởng của trẻ có sự hỗ trợ kĩ năng của cô theo chủ đề : “ An toàn và quy định giao thông ,Nước và các hiện tượng “

+ Tháng 4, 5 : Tiếp tục cho trẻ tự kể chuyện theo cá nhân và nhóm với chủ đề : “ Quê hương – Bác Hồ – Trường tiểu học”

Bước 3: Tạo môi trường hoạt động

– Tranh vẽ có kết hợp chữ minh hoạ.

– Góc đọc sách có các quyển chuyện, thơ chữ to, tạp chí, hoạ báo

– Góc văn học có mô hình rối tay, rối dẹp, mặt nạ và các bức tranh thể hiện nội dung các câu chuyện cổ tích theo chủ đề ….mà trẻ đã được nghe.

– Tổ chức cho trẻ thi kể chuyện, đọc thơ, đóng kịch…tổ chức tốt một giờ cho trẻ làm quen với văn học sẽ giúp trẻ biết cảm thụ văn học và biết thể hiện những hiểu biết và cảm xúc của mình bằng nhiều cách khác nhau như .

–  Truyện :

+ Lồng ghép với bộ môn Âm nhạc : Đọc xen kẽ các bài thơ, ca dao…

+ Làm quen chữ viết : Kể một đoạn chuyện ngắn có nội dung phù hợp dẫn vào chữ cái .+ Cho trẻ làm quen văn học trong các thời điểm đón trả trẻ, hoạt động ngoài giờ, trước khi trẻ ngủ, thời gian vui chơi buổi chiều…

* Phối hợp với các phụ huynh và giáo viên trong lớp, trong trường.

– Số phụ huynh của chúng ta ủng hộ làm đồ dùng từ nguyên vật liệu chưa nhiều. Thuyết phục được họ là điều khó, làm cho họ tin tưởng và chấp nhận điều mình đang làm là đúng lại càng khó hơn. Vì thế tôi luôn kết hợp với giáo viên của lớp thường xuyên tạo ra những mẫu mới lạ trao đổi với phụ huynh của lớp về chủ đề đang thực hiện và sẽ thực hiện sắp tới.

– Muốn vận động phụ huynh một số nguyên vật liệu nào đó, chúng tôi phải làm nhiều mẫu trước để “giới thiệu sản phẩm”. Vì vậy công tác tham mưu với phụ huynh cũng là hoạt động rất quan trọng đối với cô giáo.

Ví dụ: Các quyển lịch sẽ vẽ tranh, thơ chữ to .

           Từ các hộp bánh sẽ làm được ngôi nhà để kể chuyện.

           Từ hộp sữa Yobi, ống chỉ sẽ làm được các con vật, người.

Với những vật liệu trên tuy rất đơn giản, không phải đầu tư kinh phí nhưng hiệu quả trong khi giảng dạy lại rất cao và chất lượng cũng rất cao.

 Từ những vật liệu như trên tôi có thể cùng cháu tạo ra nhiều loại sản phẩm khác nhau để cháu có thể tự làm và tự vui chơi trong nhóm. Qua các hoạt động tự làm đồ dùng, đồ chơi như vậy sẽ phát huy được khả năng sáng tạo và tính cần cù nhẫn nại của cháu

Bước 4: Rèn kỹ năng ( cung cấp kiến thức…) thông qua các hoạt động của trẻ

– Qua việc trò chuyện với trẻ ở mọi lúc mọi nơi, trong mọi hoạt động và trong mọi hoàn cảnh

– Khi trò chuyện với trẻ dựa vào kinh nghiệm có sẵn và sự hiểu biết của trẻ để sử dụng câu nói cho phù hợp và khuyến khích được trẻ nói

Ví dụ : Trong gia đình con có những ai?

            Nhà con ở Thôn nào?

            Ba mẹ con làm nghề gì?          

– Khi tiến hành trò chuyện thì tôi luôn tạo điều kiện và gây không khí cho trẻ được thoải mái, tự do, tự nhiên nói chuyện, khi nói chuyện thì tôi tỏ ra ngang hàng, bình đẳng trong lúc nói chuyện.

Ví dụ :  Trò chuyện với cháu A Phan

                   Nhà con có mấy người?

                  Buổi sáng ai thường chở con đi học?

                  Ngày nghỉ con thường giúp mẹ làm những công việc gì?

– Trẻ cùng nhau ngồi xem những câu chuyện cổ tích trong tranh và cùng kể cho nhau nghe theo trí tưởng tượng phong phú đó là một hình thức chơi và giải trí đầy ý nghĩa và lý thú đối với các trẻ nhỏ và mọi lứa tuổi khác nhau.Trong hoạt động này trẻ sẽ nảy sinh tình bạn, tính tổ chức kỉ luật, tinh thần giúp đỡ lẫn nhau, và cùng hợp tác để thực hiện công việc chung.

Việc tổ chức cho trẻ làm kể diễn cảm một số câu chuyện có thể được xem là một phương thức giáo dục đạo đức rất có hiệu quả

– Giáo viên nắm vững phương pháp hướng dẫn trẻ kể diễn cảm một số câu chuyện.

     Như chúng ta đã biết trẻ từ 5-6 tuổi , thời kỳ này khả năng nghe và phân biệt các  loại âm thanh của trẻ ngày càng tinh hơn . Trẻ bắt trước ngữ điệu câu nói một cách dễ dàng, tiếp thu tự nhiên, học từ mới nhanh. Nghe hiểu và trả lời được nhiều câu hỏi.

     Được tìm hiểu về chương trình PowerPoint, tôi thấy đây là chương trình rất hay và hấp dẫn trẻ và giúp tôi trong việc giảng dạy các môn học nhất là môn làm quen văn học.

– Qua đó mà ngôn ngữ của trẻ phát triển , trẻ hiểu được những lời giải thích , gợi ý cùa người lớn

– Trước khi tiến hành đàm thoại tôi luôn cung cấp cho trẻ những hiểu biết về những chủ đề sắp tới. Chẳng hạn, tới chủ đề gia đình thì tôi thông báo đến cho trẻ và gợi ý trẻ về gia đình, công việc của từng người để trẻ tự tìm hiểu gia đình của mình

– Mục đích của đàm thoại là củng cố và hệ thống hóa những biểu tượng và kiến thức trẻ thu lượm được . Do đó, đàm thoại thích ứng với tâm lý của trẻ

– Khi đàm thoại tôi luôn tiến hành nhẹ nhàng, thoải mái và tự nhiên đáp ứng được yêu cầu của trẻ.

– Câu hỏi đàm thoại cần đơn giản, dễ hiểu phù hợp với đặc điểm ngôn ngữ của lứa tuổi nên hoạt động trí tuệ , các thao tác tư duy ngày càng được hoàn thiện , kích thích trẻ hoạt động trí tuệ.

Ví dụ :

–  Khi trò chuyện về gia đình , tôi đặt câu hỏi :

+ Gia đình ai đây ?

+ Gia đình bé có những ai ?

– Tập cho trẻ tự kể chuyện  phải đảm bảo từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp

– Tuỳ theo độ tuổi và khả năng nhận thức mà trẻ có thể tham gia nhiều thể loại chuyện kể cho trẻ phải đi từ đơn giản đến phức tạp Với nhiễu lọa hình kể chuyện khác nhau và trực quan phong phú đa dạng.

Ví dụ : Trong thời gian đầu năm ,thực hiện chủ đề “Bản thân”, ban đầu trẻ lắng nghe cô kể câu chuyện “ Cậu bé mũi dài” . Đầu tiên trẻ lắng nghe cô kể câu chuyện sau đó trẻ về nhóm và tập kể chuyện theo tranh theo yêu cầu của cô.

* Trẻ kể chuyện phải mang tính lôgic và có sáng tạo.

Khi cho trẻ thực hiện kể chuyện theo tranh cô hướng dẫn và gợi ý trẻ nhìn vào bức tranh và kể theo suy nghĩ của mỗi trẻ về . Nhưng khi kể xong trẻ phải nhớ trong câu chuyện trẻ vừa kể có những nhân vật nào và trẻ nhớ và tái tạo lại theo trí nhớ và sự tưởng tượng của . Mặt khác, lời kể của trẻ phải mang tính lô gic và câu chuyện có ý nghĩa giáo dục trẻ trong sinh hoạt hằng ngày.

Ví dụ : Cho trẻ xem tranh câu chuyện “Hai anh em”  Trẻ nhớ nội dung câu chuyện cô kể là người anh lười biếng, người em siêng năng chăm chỉ.

* Phải nắm vững phương pháp truyền đạt :

– Giáo viên không nên ép buộc trẻ làm theo ý mình  mà nên gợi ý hỏi ý định của trẻ thích kể câu chuyện gì. Sau đó giáo viên mới hướng dẫn cụ thể phương pháp của từng thể loại chuyện kể.       

– Qua đó mà ngôn ngữ của trẻ phát triển , trẻ hiểu được những lời giải thích , gợi ý của người lớn.

– Khi đàm thoại tôi luôn tiến hành nhẹ nhàng, thoải mái và tự nhiên đáp ứng được yêu cầu của trẻ.

– Câu hỏi đàm thoại cần đơn giản, dễ hiểu phù hợp với đặc điểm ngôn ngữ của lứa tuổi nên hoạt động trí tuệ , các thao tác tư duy ngày càng được hoàn thiện , kích thích trẻ hoạt động trí tuệ.

* Ví dụ :      – Khi trò chuyện về gia đình , tôi đặt câu hỏi :

                          – Gia đình ai đây ?

                          – Gia đình bé có những ai ?

Mục đích của đàm thoại là củng cố và hệ thống hóa những biểu tượng và kiến thức trẻ thu lượm được. Do đó, đàm thoại thích ứng với tâm lý của trẻ theo vùng miền đang dạy.

–  Để có được sự hỗ tự từ phía gia đình và nhà trường để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ một cách toàn diện và có hiệu quả hơn , nhất thiết phải có sự hưởng ứng, hỗ trợ của phụ huynh .Vì thế, tôi tổ chức họp phụ huynh đầu năm để nêu lên tầm quan trọng của việc cho trẻ tập kể chuyện diễn cảm nhằm phát tiển trí tưởng tượng của trẻ phong phú và ngôn ngữ nói của trẻ được rèn luyện và thành thạo hơn trong giao tiếp hằng ngày, làm sao để phụ huynh hiểu rằng ngôn ngữ của trẻ rất quan trọng trong những con đường giúp trẻ Mầm Non phát triển toàn diện.

    – Trước khi tiến hành đàm thoại tôi luôn cung cấp cho trẻ những hiểu biết về những chủ đề sắp tới. Chẳng hạn, tới chủ đề gia đình thì tôi thông báo đến cho trẻ và gợi ý trẻ về gia đình, công việc của từng người để trẻ tự tìm hiểu gia đình của mình.

* Khi tổ chức thực hiện:

Chúng ta biết rằng giữa ngôn ngữ và giao tiếp xã hội có mối liên hệ chặt chẽ và không ngừng phát triển . Hiểu được lời nói của người khác, bày tỏ được ý kiến của bản thân là một điều thiết yếu để trẻ có thể tham gia hoạt động kể chuyện và vui chơi với những người xung quanh, trẻ nhỏ cần được phát triển khả năng nghe và nói vì sử dụng ngôn ngữ là một cách thức để điều khiển hoạt động của bản thân.

Giải pháp 1: Xây dựng kế hoạch

– Nghiên cứu một số câu chuyện phù hợp với độ tuổi của trẻ : có nội dung ngắn gọn dễ hiểu, có lời thoại mà trẻ dễ nhớ. Các hình ảnh câu chuyện phải sinh động hấp dẫn trẻ.

– Phân loại các câu chuyện theo chủ đề :

Chủ đề : . Trường Mầm Non  – Câu chuyện: Thỏ Xám tìm bạn

                    .  Bản thân                – Cậu bé mũi dài.

                    .  Gia đình                 –  Bông hoa cúc trắng. Ba cô gái

                    .  Một số nghề           –  Hai anh em,Sự tích quả dưa hấu

                    .  Thế giới động vật   –  Ai đáng khen nhiều hơn

                    .  Thế giới thực vật    – Sự tích bánh chưng bánh dày, Sự tích hoa

                       hồng. Qủa bầu tiên       

                    .  Phương tiện giao tthông – Qua đường

                    .  Quê hương – Đất nước- Bác Hồ: – Sự tích hồ guơm

                    .  Trường tiểu học :  – Gà Tơ đi học

Giải pháp 2: Tham khảo tài liệu và tham gia học bồi dưỡng chuyên môn :

Từ những thuận lợi và khó khăn  đã nêu ở  trên, tôi đã tập trung suy nghĩ  tìm ra một số biện pháp để ứng dụng phần công nghệ thông tin trong đọc kể diễn cảm các tác phẩm văn học  trong và ngoài chương trình cho trẻ ở lớp mình góp phần thực hiện  có hiệu quả hơn. Cụ thể như sau :

– Sau khi được phân công giảng dạy lớp 5 tuổi, bản thân tôi suy nghĩ làm thế nào nâng cao hiệu quả khi thực hiện chương trình giảng dạy theo chương trình đổi mới giáo dục trẻ, nội dung lồng ghép ứng dụng công nghệ thông tin phải phù hợp, các hình thức vận dụng linh hoạt, sáng tạo, sinh động, hấp dẫn lôi cuốn trẻ. Từ đó tôi đã thực hiện một số công việc sau :

– Tích cực tham gia học lớp bồi dưỡng chuyên môn do Trường tổ chức.

– Nắm vững các bước lên lớp, nội dung lồng ghép ứng dụng công nghệ thông tin  phù hợp, linh hoạt sáng tạo thực hiện theo hình thức đổi mới.

– Thường xuyên lựa chọn những câu chuyện cho phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ, phù hợp với từng chủ đề

– Sưu tầm thêm các câu chuyện có nội dung và ý nghĩa liên quan đến nội dung chương trình theo chủ đề.

–  Tìm kiếm sưu tầm trên mạng những câu chuyện hình ảnh minh hoạ sinh động để trình  chiếu cho trẻ xem.

Giải pháp 3:  Tìm hiểu khả năng của từng trẻ

– Cô xác định câu chuyện trẻ đã biết hoặc chưa biết

– Điều quan trọng nhất, cô nghiên cứu kỹ trước câu chuyện cô kể cho trẻ nghe, để khi kể cho trẻ giọng kể của cô thật diễn cảm, thể hiện được giọng diệu của từng nhân vật qua ngữ điệu, cử chỉ,  giọng nói, nét mặt thể hiện giận dữ, vui buồn….

– Chuẩn bị rối, tranh,hình ảnh trình chiếu có nội dung phù hợp với câu chuyện,hình ảnh sinh động hấp dẫn được trẻ.

ð Rối vải, rối que :

+ Như : Kể chuyện theo mô hình câu chuyện Bông hoa cúc trắng   cô cần chuẩn bị một mô hình bằng xốp,trang trí thêm cây xanh, hàng rào, hoa, làm một ngôi nhà bằng hộp giấy, mái rơm, một bông hoa cúc trắng( vật thậ

+ Kể chuyện theo rối vải câu chuyện : Ba cô gái chuẩn bị 4 nhân vật bà mẹ, 3 cô gái bằng rối vải,trang trí nhân vật với các kiểu dáng phù hợp. Thêm rối vải con sóc, con rùa, con nhện để minh hoạ cho câu  chuyện.

Có thể chuẩn bị rối que cho câu chuyện : Hai anh em, nhân vật người anh,người em…

+ Để câu chuyện kể được sinh động hơn,cô có thể sưu tầm và làm những  hình ảnh động các nhân vật khung cảnh của câu chuyện và lồng giọng kể của mình vào thì sẽ hấp dẫn trẻ hơn.

*Ví dụ :

– Câu chuyện : Cậu bé mũi dài tìm những hình ảnh chú bé, con chim Họa Mi, những chú ong, tạo thành hình ảnh động, khung cảnh như ngôi nhà ,cảnh vật cây cối tạo thành bức tranh phù hợp với nội dung câu chuyện. Cô lồng giọng kể của mình vào câu chuyện và mở trình chiếu cho trẻ nghe.

Câu chuyện: Gà Tơ đi học. Cô tìm những hình ảnh của các con vật làm hình động, làm âm thanh của các con vật để hình ảnh câu chuyện sinh động giống như khung cảnh vật thật.

Truyện tranh chữ to

Cô tạo cho trẻ cảm  giác là trẻ có thể đọc được quyển  truyện đó hoặc trẻ có thể biết rằng quyển truyện đó nói về cái gì? Nói về điều gì ? có thể quyển truyện đó giúp trẻ nhận được chữ.

*Ví dụ : Như chuyện “ Chú Dê Đen”

Cô vẽ nội dung từng bức tranh theo ý chuyện,  dưới tranh vẽ có hàng chữ to, trẻ có nhìn theo những từ đó, hình thức này còn giúp trẻ có cảm giác là biết đọc. Nhờ vậy mà nó góp phần làm cho trẻ thích thú, cảm thụ tốt hơn câu chuyện đó.

Dựa vào tranh minh hoạ có thể khám phá ra các nhân vật trong chuyện:  Dê trắng nhút nhát, sợ hãi. Dê đen gan dạ, dũng cảm. Chó sói hung ác.( Trẻ biết đánh giá tính cách các nhân vật )

Để khắc  sâu hình ảnh các nhân vật đó, cô có thể cho trẻ thể hiện vai và nói theo lời thoại của các nhân vật, đóng kịch theo vai các nhân vật.

*Ví dụ : Câu chuyện : Sự tích quả dưa hấu

Cô tạo thành những bức tranh rời về nội dung câu chuyện, sau đó cho trẻ lên nhấp chuột sắp xếp tranh theo thứ tự nội dung câu chuyện.

Tăng cường hình thức cho trẻ kể chuyện sáng tạo, tìm hiểu khám phá nội dung câu chuyện để phát triển ngôn ngữ và phát triển trí tưởng tượng

– Thông qua các bức tranh mô hình rối là những phương tiện rất hữu ích giúp trẻ kể chuyện sáng tạo.

– Cô cũng có thể phát cho trẻ những bức tranh được cắt từ những tờ báo, tạp chí trẻ có thể xếp những bức tranh theo một trình tự để tạo thành một câu chuyện sáng tạo.

– Cô có thể kể sơ nội dung một câu  chuyện theo tranh vẽ, từ đó  trẻ có thể nhìn tranh  kể theo nhiều cách khác nhau.

– Trẻ xem tranh cũng nhằm mục đích rèn luyện khả năng quan sát  khuyến khích các qua trình tư duy, tưởng tượng, phán đoán của trẻ.

*Ví dụ : – Khi đưa tranh vẽ các nhân vật bác Gấu, Thỏ, Lợn …

– Trẻ xem tranh  xong, sắp xếp tranh và kể theo nội dung tranh vẽ theo ý tưởng sáng tạo của trẻ: Một buổi sáng đẹp trời, chú Thỏ đi chơi nhìn thấy có nhiều hoa đẹp đã không để ý xe chạy, chú băng qua đường, bác Gấu đi xe ô tô đụng phải …

ð Ngoài ra một hình thức khác giúp trẻ cảm thụ và tái hiện một cách cụ thể các tác phẩm văn học là đóng kịch

Qua hoạt động “ Đóng kịch” trẻ thể hiện lại nội dung câu chuyện, làm sống lại tâm trạng, hành động, ngôn ngữ hội thoại của nhân vật trong chuyện, thể hiện tình cảm và sự đánh giá của trẻ đối với các nhân vật.

Trước khi trẻ đóng tôi giúp trẻ nhớ nội dung chuyện, thể hiện ngữ điệu, tâm trạng của nhân vật, nhận vai hoá trang với những trang phục phù hợp. Đây là hoạt động mà trẻ rất thích thú qua đó còn giáo dục tinh thần tập thể cho trẻ.

Giải pháp 4:   Rèn luyện kĩ năng nghe, nói, đọc, viết :

– Tôi luôn chú ý rèn cho trẻ nghe cô kể chuyện để cảm nhận và có thể minh hoạ, bắt chước thể hiện theo giọng điệu của từng nhân vật ,hiểu được những câu hỏi khi cô đặt ra

– Luôn rèn cho trẻ trả lời trọn câu.

– Khi đọc sách, xem truyện tranh có thể nói được về tranh minh hoạ, về nội dung câu chuyện được thể hiện trong tranh như thế nào?

– Cách cầm sách, mở sách, đọc sách: Xác định hướng đọc bắt đầu đọc từ phía trên bên trái sang bên phải của trang giấy và bắt đầu đọc từ phía trên bên trái đối với từng trang mới, cách đưa mắt từ trái qua phải… Cầm sách bằng hai tay,khi mở sách lập nhẹ trang sách…

– Khi đóng kịch phải thể hiện các giọng điệu của nhân vật , thể hiện tính cách, tâm trạng của nhân vật trong chuyện.

Ví dụ :   Câu chuyện  Bông hoa cúc trắng

  – Khi cho trẻ thể hiện vai các nhân vật cần nhắc nhở trẻ thể hiện đúng giọng điệu, tính cách của nhân vật :

Người mẹ thì già yếu giọng nói run rẩy, tâm trạng buồn rầu.

Cô Bé thì vội vàng lo lắng, giọng nói buồn hốt hoảng

Ông Tiên oai nghiêm, giọng nói vang, trầm bổng…

* Thể hiện kĩ năng cảm thụ văn học qua các hoạt động khác:

– Khi trẻ đã có kỹ năng thao tác, tôi nâng yêu cầu lên mức cao hơn để trẻ phát huy tính tích cực của trẻ, giúp trẻ thể hiện tái tạo lại các tác phẩm văn học qua các hoạt động trải nghiệm, kết hợp lồng ghép vào một số bộ môn khác hoặc thể hiện các cảm xúc ở các hoạt động trong ngày.

* Ứng dụng công nghệ thông tin :

+ Đưa chương trình Kidsmart vào các hoạt động kể chuyện :

 => Cho trẻ vào máy mở ngôi nhà Happykid vào căn phòng Bé tập kể chuyện .Trẻ sẽ đặt tên các nhân vật và sắp xếp kể thành một câu chuyện với nội dung có các nhân vật đó theo ý tưởng sáng tạo của trẻ.

* Trong các góc hoạt động giúp trẻ ôn luyện và củng cố các kĩ năng đã học dưới hình thức nghe, nói, đọc, viết theo nhóm hoặc cá nhân. Do vậy, dựa vào kế hoạch tôi thường xuyên chú trọng, lựa chọn góc văn học để có thể tổ chức cho trẻ xem tranh ảnh, tự làm những cuốn sách để kể chuyện theo tranh, theo sách… Cô gợi ý cho trẻ sử dụng những con rối để kể lại những câu chuyện trẻ đã được học hoặc những câu chuyện theo ý thích của cháu…

* Ngoài những cách lồng ghép và tổ chức cho trẻ học như trên ở tất cả những giờ học khác, những hoạt động khác đều có thể lồng ghép văn học vào cho trẻ cảm thụ được tác phẩm ở mọi lúc, mọi nơi.

Copyright 2019 © Kinh nghiệm dạy học | Thiết kế bởi Web Bách Thắng