Một số biện pháp giúp trẻ đam mê tìm hiểu môi trường xung quanh

Một số biện pháp giúp trẻ đam mê tìm hiểu môi trường xung quanh.

  1. Lý do chọn biện pháp:

Nói đến những thành tựu to lớn của ngành giáo dục huyện Krông Năng đã có nhiều phát triển vượt bậc và vô cùng mạnh mẽ về số lượng trường lớp, chương trình đào tạo của các cấp học, bậc học trong đó có trường Mầm Non. Như Bác Hồ đã nói: “Vì lợi ích mười năm trồng cây – Vì lợi ích trăm năm trồng người”.

Bậc học mẫu giáo là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, các cháu mẫu giáo cần đựơc chăm sóc, giáo dục chu đáo, đảm bảo sự phát triển về mọi mặt. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là độ tuổi có tốc độ của sự phát triển thể chất, trí tuệ nhanh nhất. Đây cũng là giai đoạn của sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Các mặt phát triển toàn diện của trẻ hòa quyện đan xen vào nhau, không tách bạch rõ rệt. Do đó, giáo dục mẫu giáo phải luôn đáp ứng kịp thời những nhu cầu phát triển của trẻ.

Hiện nay cả nước đang quan tâm tới giáo dục mẫu giáo. Lớp trẻ là nền móng cho sự phát triển sau này “Mẫu giáo tốt mở đầu cho nền giáo dục tốt”. Vì thế ngành học mẫu giáo luôn đòi hỏi đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp giáo dục theo chuyên đề có xu hướng phát triển mở rộng vốn kiến thức cho trẻ phù hợp với các lứa tuổi. Như chúng ta đã biết trẻ em từ khi mới sinh ra đã được tiếp xúc với thế giới xung quanh bằng tất cả các giác quan và từ nhỏ đã có tính tò mò, ham hiểu biết. Để trẻ có khả năng tích cực khám phá, phát hiện và hiểu biết hơn về môi trường xung quanh, chúng ta cần nuôi dưỡng và khơi dậy tính tò mò, ham hiểu biết của trẻ bằng cách sang tạo môi trường làm trẻ hứng thú và khuyến khích trẻ tìm kiếm những kiến thức mới.

Nhưng qua một số phương pháp cho trẻ 5-6 tuổi thực hiện khám phá môi trường xung quanh đạt kết quả tôi đã gặp rất nhiều khó khăn, nguyên nhân là không có môi trường cho trẻ hoạt động, trẻ khó tiếp thu bài, giáo viên trực tiếp giảng bài, trẻ chỉ thụ động ngồi nghe, trẻ không được trực tiếp tham gia khám phá môi trường xung quanh dẫn đến nhàm chán và làm trẻ không có hứng thú học.

Để khắc phục tôi tranh trở suy nghĩ tìm ra cải tiến phương pháp dạy học của mình. Tôi đã thay đổi hình thức và nhiều phương pháp t¹o m«i tr­êng häc tËp trong líp cho trÎ 5 tuæi ho¹t ®éng mét c¸ch tÝch cùc: Học mà chơi, chơi mà học, luôn gây sự hứng thú, kích thích sự quan tâm, chú ý và tích lũy kiến thức cho trẻ, tôi đã tìm ra một sáng kiến nhỏ giúp tôi trong quá trình dạy học đạt được một số kết quả nhất định. Sáng kiến này tôi mong muốn các bạn tham khảo và góp ý để cho tôi có những ý tưởng hay hơn.

 Đó là lý do tôi chọn đề tài và viết sáng kiến kinh nghiện về “Một số biện pháp giúp trẻ đam mê tìm hiểu môi trường xung quanh

  1. Biện pháp, giải pháp:

–  Biện pháp 1: Nghiên cứu đặc điểm tâm lý trẻ:

Đối với trẻ mẫu giáo nói chung, trẻ ở độ tuổi 5- 6 tuổi nói riêng, việc tiếp thu của trẻ không đều, có cháu tiếp thu nhanh có cháu tiếp thu chậm, có cháu còn rụt rè, có cháu nhanh chán. Mà đề tài này đòi hỏi trẻ phải phát huy tính tích cực thực hiện khám phá môi trường xung quanh của mình mọi lúc, mọi nơi mới đạt kết quả tốt. Tôi phải tạo môi trường học tập trong lớp cho trẻ 5-6 tuổi hoạt động tốt hơn, giúp trẻ dễ dàng tiếp thu kiến thức mà cô truyền đạt, không gò ép trẻ. Đặc biệt quan tâm tới các cháu cá biệt để có cách dạy phù hợp và bồi dưỡng cho trẻ để trẻ dần dần tiếp thu bài tốt hơn.

– Biện pháp 2: Nghiên cứu tài liệu để  nắm vững mục đích yêu cầu:

Trước môi trường hoạt động đó tôi nghiên cứu tham khảo hướng dẫn, mô hình để tiết dạy sinh động hơn. Hàng tháng lên kế hoạch dự giờ các tiết dạy của đồng nghiệp để rút ra kinh nghiệm cho riêng mình. Chuẩn bị bài soạn và nghiên cứu tài liệu để tìm ra các biện pháp, phương pháp phù hợp cho mỗi tiết học nói riêng và các hoạt động nói chung.

– Biện pháp 3: Phương pháp hướng dẫn, giảng dạy:

Để thực hiện tốt ý tưởng “Môi trường xung quanh khơi dậy niềm đam mê của trẻ qua một số thủ thuật” đạt kết quả tốt và phong phú, tôi đã áp dụng các phương pháp sau:

+ Phương pháp nghiên cứu sử dụng tài liệu:

Thường xuyên xem sách báo, tranh ảnh qua mạng internet, qua truyền hình để học hỏi và nghiên cứu thêm.

+ Phương pháp quan sát:

    Phương pháp này giúp trẻ quan sát tìm hiểu về các sự vật hiện tượng, đồ dùng, đồ chơi của thế giới xung quanh, trẻ được tự giác có mục đích, có kế hoạch để giải quyết những nhiệm vụ nhận thức đã được đặt ra. Sau dùng hình ảnh minh họa và có chữ viết đi cùng, vừa giúp trẻ củng cố hình ảnh vừa để trẻ rèn luyện ngôn ngữ, từ đó tư duy của trẻ cùng phát triển. Với những đồ dùng, đồ chơi được nhà trường cấp và tự làm khi tôi đưa vào sử dụng trong tiết dạy khám phá khoa học, tôi thấy trẻ rất hứng thú học, trẻ hiểu biết được nhiều, quan sát rất tốt, tìm rất nhanh các vật mẫu cô đưa ra, so sánh và phân loại cũng rất rõ ràng, rành mạch, ngôn ngữ rất phát triển. Trẻ thuộc rất nhiều thơ ca dao, tục ngữ, đặc biệt về trường mầm non, bản thân, gia đình, các con vật. Các cây hoa, các loại quả, giao thông, quê hương đất nước… tư duy của trẻ phát triển càng mạnh và chính xác hơn – trang trí hình ảnh phù hợp với chủ đề

  Ví dụ:

   Chủ đề: Chủ đề Gia Đình: Gíao viên phải dán các tranh ảnh có hình ảnh ông bà, cha, mẹ, anh, chị, em … và các hình ảnh nhà, đồ dùng trong gia đình lên.

Chủ đề: Thế giới Thực vật: Gíao viên phải dán hình ảnh cây xanh, rau, hoa củ, quả lên.

– Phải trang trí hình thức lôi cuốn trẻ theo các chủ đề nhánh của từng tuần

  Ví dụ : Chủ đề : “Thế giới thực vật”  có các chủ đề nhánh là:

+  Nhánh 1:  Cây xanh và môi trường sống.

+  Nhánh 2:  Một số loại rau phổ biến.

+  Nhánh 3:  Một số loại củ, quả,

+  Nhánh 4:  Một số loại hoa.

Tôi thay đổi và phải trang trí theo từng chủ đề nhánh với hình ảnh phù hợp. Khi trang trí 4 nhánh xong qua chủ đề khác thì cất dần từng nhánh một và dán chủ đề mới vào

– Tôi sưu tầm hình ảnh phải rõ ràng, sống động, màu sắc đẹp, phù hợp với từng chủ đề, có thể dán tên gọi ở mỗi bức tranh để tích hợp chữ viết vào. Khuyến khích sản phẩm của trẻ tự làm

– Khi dán hình ảnh phải vừa tầm mắt của trẻ: không quá cao, không quá thấp

Xây dựng các góc trong lớp:

– Mỗi đồ dùng đồ chơi phải phù hợp với độ tuổi và mục đích giáo dục trẻ theo từng chủ điểm, kích thích trẻ phát triển các lĩnh vực vận động, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm và mối quan hệ xã hội.

– Đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu trong từng góc được sắp xếp phải dễ thấy, dễ lấy, dễ lựa chọn.

   Ví dụ: Những thiết bị đồ chơi nặng đặt ở dưới, những đồ chơi có nhiều bộ phận phải đặt theo bộ.

– Màu sắc, hình dáng đồ dùng đồ chơi đẹp, hấp dẫn trẻ, đảm bảo an toàn.

– Thường xuyên vệ sinh các giá và đồ dùng, đồ chơi sạch sẽ.

– Các loại đồ dùng của trẻ có nhãn hoặc ký hiệu bằng chữ cái, chữ số nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ, giúp trẻ tự lấy đồ dùng mà không cần sự trợ giúp của cô, Trẻ có thể tự bảo quản đồ dùng cá nhân của mình.

Ví dụ: Tôi đã chuẩn bị bì đựng hồ sơ màu trong để tất cả đồ dùng như: sách các loại, bút, sáp màu… và ghi ký hiệu ngoài bìa. Đến giờ học trẻ chỉ tự lấy tự mở bì hồ sơ lấy sách cần học và tự cất gọn gàng, sạch sẽ..

– Làm đồ chơi từ nguyên vật liệu tự nhiên sẳn có phù hợp với từng chủ đề nhưng có thể sử dụng cho nhiều hoạt động khác nhau.

   Ví dụ: làm chiếc thuyền bằng xốp có thể cho trẻ học đếm, cũng có thể cho trẻ chơi xây dựng, cũng có thể cho trẻ chơi thả vật chìm, nổi..

Trang trí trong các góc chơi.

– Khi trang trí cô phải linh hoạt sao cho hấp dẫn và thay đổi nội dung theo từng chủ đề, không dán cố định để còn tháo gở được.

– Khi dán không dán kín các mảng tường mà phải để dành khoảng trống để trẻ dán sản phẩm của mình theo chủ đề.

Xây dựng các góc hoạt động khác nhau trong lớp nhằm tạo điều kiện cho trẻ hoạt động cá nhân hoặc theo nhóm nhỏ được nhiều hơn, hình thức hoạt động phong phú, đa dạng hơn. Giúp trẻ tìm hiểu và khám phá cái mới, hoạt động với đồ vật và rèn luyện kỹ năng.

– Trong lớp tôi đã bố trí các góc phù hợp với từng chủ đề như sau: Góc yên tĩnh xa góc hoạt động ồn ào.

– Tôi bố trí giá sách chủ yếu là sách vẽ con vật, cây cối, hoa lá, quả hạt…tranh ảnh vừa tầm với của trẻ để trẻ có thể xem và đọc sách (có que chỉ cho việc đọc sách). Đọc sách theo từng chữ, từng dòng, tôi sắp xếp các hộp đựng vỏ cây, hoa, lá ép khô, các loại hạt…có gắn nhãn mác và hình ảnh rõ ràng để trẻ dễ nhận thấy, trẻ được chơi và làm được những sản phẩm từ những đồ chơi ấy, ngoài ra tôi cũng dùng vỏ hến, ốc trai, sò, vỏ trứng, hạt me, nắp chai, sỏi…vệ sinh sạch sẽ, vừa làm đồ dùng, đồ chơi phong phú, vừa rẻ tiền, vừa dễ kiến, đồng thời dạy cho trẻ cách nhìn nhận khách quan hơn về mọi vật dụng quanh đời sống và nâng cao kiến thức, hiểu biết về vấn đề bảo vệ môi trường sống xanh – sạch – đẹp. Các tranh, lô tô đều được phân loại vừa dễ lấy dễ tìm.

   – Đối với lớp mẫu giáo 5-6 tuổi, cô cần bố trí không gian thích hợp, thuận tiện cho việc tổ chức các trò chơi mang tính chất tập thể và hoạt động theo nhóm. Vì vậy ở khu vực này, cô nên chú ý bố trí các góc chơi thuận tiện cho việc mở rộng nội dung chơi, tạo cơ hội cho trẻ trong các nhóm có thể đi lại, giao tiếp thuận tiện, dễ dàng với các khu vực chơi khác.

Ví dụ: Góc xây dựng và góc phân vai ở gần nhau và xa góc sách, góc xây dựng tránh lối đi lại. Góc tạo hình gần nguồn nước, góc thiên nhiên ở ngoaì hiên…

– Các góc có khoảng rộng, cách nhau hợp lý để bảo đảm an toàn và vận động của trẻ.

    Ngoài ra tôi còn dùng cách khác để vào bài cung cấp biểu t­ượng thế giới xung quanh cho trẻ, qua hình ảnh mô hình, con vật thật, làm giàu biểu tượng cho trẻ.

Phương pháp trò chơi: phương pháp này tôi sử dụng các trò chơi sau:

+ Trò chơi học tập:

Tôi sử dụng đồ dùng trực quan nơi phục vụ tiết học như: tranh, mô hình, các từ gắn với mỗi hình ảnh, mẫu phải đầy đủ cho cô và trẻ cùng hoạt động.

Đồ dùng của trẻ cũng phải đẹp, hấp dẫn, phong phú sinh động nhằm kích thích hứng thú, tò mò lòng ham hiểu biết của trẻ. Tôi luôn tận dụng những nguyên liệu có sẳn ở địa phương như: vải vụn, cọng rơm khô, lá khô, hoa ép khô, vỏ cây khô… để làm tranh ảnh cho tiết dạy – Sưu tầm các hạt, các loại vỏ trai, ốc, sò, hến…để bổ sung ra đồ chơi cho trẻ. Ngoài ra tôi thường sử dụng đồ thật, vật thật hoặc hình ảnh động cho tiết học. Tạo điều kiện cho trẻ phân tích đồ vật, so sánh tìm ra những dấu hiệu bên ngoài, ảnh hưởng những thay đổi bên trong, để trẻ phát huy tính sáng tạo…

+ Trò chơi lô tô, ghép hình:

Trò chơi này giúp trẻ hệ thống lại kiến thức, kỹ năng so sánh, trí nhớ, suy nghĩ tìm tòi của trẻ. Trò chơi thích hợp với cá nhân hoặc từng nhóm, tổ… Vậy dựa vào yêu cầu thực tế dạy trẻ, tôi đề nghị với ban giám hiệu nhà trường trang bị thêm thiết bị đồ dùng dạy học như: bảng, tranh ảnh, lô tô, với mỗi tiết cần có đồ dùng để phục vụ thật đầy đủ.

VD: Qua tranh ghép hình “Nụ cười thần tiên” trẻ quan sát kỹ bức tranh, từ màu sắc đến bố cục của bức tranh, thứ tự các mảnh ghép, rồi cho trẻ tháo gởi ra từng mảnh đem trộn lẫn vào nhau. Sau đó, cho trẻ ngồi thành nhóm và tự suy nghĩ ghép hoàn thiện bức tranh như lúc ban đầu… Kết thúc cô tuyên dương cho nhóm nào ghép nhanh và chính xác nhất.

 Phương pháp thí nghiệm:  Phát triến chú ý sự nhanh trí. Phản ứng nhanh và ngôn ngữ mạch lạc…

VD1: Cho trẻ thử nghiệm: “cây sống ở đâu”

Chuẩn bị: bốn chậu để gieo hạt và một ít hạt đậu xanh.

– Tiến hành cho bốn nhóm gieo hạt vào các chậu, các chậu của các nhóm để ở nhưng nơi khác nhau trong lớp, ngoài sân… cô giáo có nhiệm vụ cho các nhóm chăm sóc chậu hạt của nhóm mình. Sau đó cho trẻ quan sát theo dõi sự lớn lên của cây bằng cách ghi lại theo biểu đồ sự phát triển của cây theo từng giai đoạn. Trẻ so sánh sự giống và khác nhau giữa các cây, các bộ phận của cây rễ, thân, lá… trong các chậu và thảo luận theo từng nhóm. Cử ra một trẻ đại diện cho nhóm lý giải theo sự hiểu biết của trẻ. Những gì trẻ chưa hiểu cô hỏi gợi mở như: Các hạt giống có mọc lên cùng một lúc không? Các chậu không có nước, không có ánh sáng cây sẽ ra sao?… Cô gợi ý giúp trẻ phân loại cây nào phát triển từ hạt, những cây có ích, món ăn nào được làm từ hoa quả đó…

 VD2: Cho trẻ quan sát quá trình: “ Bay hơi và ngưng tụ của một ly nước nóng”

Chuẩn bị: 1 ly nước nóng, một tấm kính nhỏ.

– Tiến hành: Cho trẻ quan sát ban đầu ly nước nóng có hơi bay lên trên tỏa ra khắp nơi, rồi cô đặt một tấm kính nhỏ che vừa miệng ly…sau đó cho trẻ theo dõi quá trình hơi nước bay lên và bám vào tấm kính như thế nào? Và điều gì xảy ra tiếp theo? Có những giọt nước dần dần xuất hiện một lúc sau cô cho trẻ lấy tấm kính ra và nhìn vào sự khác biệt của tấm kính sau khi che miệng ly nước nóng, sự ngưng tụ những giọt nước dưới mặt tấm kính, và những giọt nước đó từ từ nhỏ xuống. Cô gợi ý cho trẻ hiểu rộng ra môi trường sống như hơi nước từ sông, hồ, ao suối hay thậm tí từ những chiếc lá nhỏ sẽ bốc hơi lên nhờ sức nóng của ánh mặt trời sau đó sẽ ngưng tụ lại thành những đám mây, đến một thời gian nào đó, nước ở trong đám mây nặng và rơi xuống đất, cho trẻ biết hiện tượng đó được mọi người gọi là mưa.

– Qua nhưng thử nghiệm trẻ tự suy nghỉ bàn bạc trao đổi, vận động… nên trẻ được phát triển rất tốt về mọi mặt.

  Phương pháp tuyên truyền với các bậc phụ huynh:

  – Trẻ mẫu giáo có đặc điểm dễ nhớ lại dễ quên, nếu không được luyện tập thường xuyên thì sau ngày nghỉ sẽ quên lời cô dạy. Vì thế tôi thường trao đổi với phụ huynh vào giờ đón, trả trẻ để hiểu được tính cách của trẻ và để phụ huynh rèn luyện thêm cho trẻ.

  – Để phụ huynh giúp đỡ, hỗ trợ, hợp tác một cách tự giác và có hiệu quả. Tôi đã thông qua chương trình giảng dạy mới cho phụ huynh nắm về mục đích, yêu cầu của phương pháp dạy, về chương trình ứng dụng công nghệ thông tin qua bảng tuyên truyền. Mời phụ huynh tham quan lớp, dự giờ một số tiết dạy, tham quan triển lãm đồ dùng để phụ huynh hiểu rừ những khó khăn hạn chế về cơ sở vật chất trang thiết bị để đáp ứng kịp thời cho nhu cầu dạy và học hiện nay. Qua đó vận động phụ huynh tham gia đóng góp ủng hộ thêm các nguồn sách báo tranh truyện, cây xanh, nguyên liệu sẳn có ở gia đình nhằm tạo cho tôi thực hiện tốt việc chăm sóc giáo dục trẻ.

3, Kết quả khảo nghiệm:

  Quá trình khảo sát, phân loại với từng nhóm ở trên và học hỏi kinh nghiệm tôi đã đưa ra môt số biện pháp thực hiện chất lượng, nâng cao chất lượng cho trẻ. Thực tế qua khảo sát lúc đầu có kết quả sau:

Phân loại

1, Cháu chú ý quan sát 20/30

2, Tham gia so sánh 10/30

3, Tích cực phân loại 09/30

4, Trẻ tham gia đàm thoại 10/30

5, Biểu đạt ngôn ngữ giao tiếp 20/30

4/ Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu:

  a, Đối với cô

– Trình độ chuyên môn có nhiều kinh nghiệm hơn.

– Qua các tiết dự giờ đạt kết quả cao.

  1. Đối với trẻ

– Trẻ hứng thú, nhanh nhẹn tích cực tham gia vào các vào hoạt động, bổ sung kiến thức khá phong phú, cũng cố kiến thức vững vàng.

1, Kết luận

Quá trính giảng dạy với việc đầu tư. tìm hiểu nội dung và phương pháp và sự sáng tạo của bản thân . Tôi đã áp dụng các biện pháp trên đã đạt được một số kết quả sau :

Đã có kết quả sau khi khảo sát. Phân loại, đánh giá trẻ như trên

Các cháu rất háo hức khi học. Đồng thời làm tăng vốn từ của trẻ, phát âm chuẩn hơn, tốt hơn, biết diễn đạt trôi chảy ý của trẻ.

– 100% cháu có nề nếp học tập ngoan, mạnh dạn, nhanh nhẹn.

– Khám phá môi trường xung quanh đều được đánh giá đạt kết quả cao.

Bấm vào đây để tải file Word

 

 

 

 

Copyright 2019 © Kinh nghiệm dạy học | Thiết kế bởi Web Bách Thắng