Một số biện pháp nhằm giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng ở trường mẫu giáo

            b.1.Biện pháp 1: Triển khai chủ đề phòng chống suy dinh dưỡng ở Trường mẫu giáo Hoa Sen.

      Dựa vào mục tiêu của Quốc gia, vào kế hoạch của Phòng giáo dục Huyện Krông Năng để lên kế hoạch cho đơn vị mình và triển khai chủ đề phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ tại trường; tìm ra nguyên nhân chúng ta thấy lí do chính cho bệnh suy dinh dưỡng là: Đói ăn, nhiểm khuần và thiếu kiến thức nuôi dưỡng trẻ, những nguyên nhân khác cũng như môi trường vẫn còn thách thức không nhỏ. Mục tiêu ưu tiên cho chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011- 2020 . Chiến lược xác định phương châm dự phòng là chính, vì vậy ngay từ đầu năm học Trường đã thống nhất triển khai thực hiện kế hoạch phòng chống suy dinh dưỡng trong trường cho đến lúc nào đạt mục tiêu. Kế hoạch cho từng tháng, kì… trước tiên là tuyên truyền việc chăm sóc dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai bằng những hình ảnh thiết thực, trẻ phải được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên, cách nuôi con nhỏ. Trẻ em dưới 5 tuổi cần được cung cấp đầy đủ năng lượng, khẩu phần ăn và các chất dinh dưỡng, đặc biệt cần vi chất dinh dưỡng đủ theo nhu cầu.

     Để đạt được mục tiêu tốt trước tiên tôi nghĩ đến sự đoàn kết đồng lòng của tập thể CBGVNV trong trường, tôi đã đưa mục tiêu vào Hội nghị công nhân viên chức để lấy ý kiến và ra nghị quyết, được sự đồng tình của hội nghị nên tôi hăng hái triển khai ngay chương trình như là:

   + Họp hội đồng sư phạm để phân công nhiệm vụ cho từng lớp, từng giáo viên và nhất là nhân viên cấp dưỡng và Ytế học đường.

   + Giao nhiệm vụ cho các bộ phận trong trường như:

       –  Y tế học đường cân đo theo dõi trẻ qua biểu đồ đợt 1 của năm học để nắm bắt tình hình sức khỏe của trẻ đầu năm. Nạp danh sách trẻ suy dinh dưỡng( thấp còi và nhẹ cân) lên Ban giám hiệu để có kế hoạch bổ sung.

      – Bán trú nắm bắt tình hình để lên thực đơn ăn phù hợp.

      – Giáo viên tổ chức họp phụ huynh đầu năm thông báo tình hình sức khỏe trẻ cũng như tuyên truyền về kiến thức nuôi dưỡng trẻ để kết hợp Gia đình – Nhà trường cùng chăm sóc trẻ.

  + Tăng cường uống sữa buổi sáng cho trẻ toàn trường và uống thêm sữa vào buổi chiều cho trẻ suy dinh dưỡng.

  + Có chế độ riêng cho những trẻ bị suy dinh dưỡng  mức độ 2 trở lên.

  + Từng lớp tạo môi trường tốt cho trẻ hoạt động một cách thoải mái, vui vẻ, tích cực, hứng thú.

  + Chương trình “Bé sạch mỗi ngày” phải thực hiện liên tục và trở thành thói quen vệ sinh  khi thấy bẩn.

  + Khám sức khỏe định kỳ cho trẻ mồi năm 2 lần, nhắc phụ huynh tiêm phòng cho trẻ đúng quy định.

  + Yêu thương chăm sóc trẻ mọi lúc, mọi nơi để đảm bảo an toàn cho trẻ.

  + Tích hợp dinh dưỡng vào các tiết dạy nếu phù hợp để trẻ hiểu được về các chất dinh dưỡng.

 + Thể dục sáng và các tiết thể dục trong tuần phải thực hiện nghiêm túc và sáng tạo thêm cho những trẻ lười vận động để trẻ hứng thú tập luyện.

 + Giáo viên vận động trẻ ăn hết suất, tạo tâm thế để trẻ ăn vui vẻ và thể hiện kỹ năng tự phục vụ của mình.

 + Chuẩn bị nhiều đồ chơi đồ dùng phục vụ cho các tiết hoạt động về giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe.

    Những nội dung trên đã được thống nhất và đưa vào hoạt động như một thực thi và đó cũng là giải pháp phù hợp nhất với trường tôi lúc này. Tôi chỉ có một mong ước giản dị như Bác Hồ từng nói: “Trẻ em như búp trên cành – Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan”

b.2.Biện pháp 2: Nâng cao trình độ cho nhân viên cấp dưỡng:

       Người ta thường nói “Nấu ăn là một nghệ thuật” đúng vậy đối với các nhà hàng, khách sạn thì người ta cần nhiều đến nghệ thuật để đảm bảo: Ngon, thơm, đậm đà bổ dưỡng và đẹp mắt. Đối với trường học thì rất cần những nhân viên cấp dưỡng hiểu về nhu cầu dinh dưỡng của trẻ, phối hợp khẩu phần ăn sao cho đủ 4 nhóm thực phẩm như: Gluxit(bột đường), protêin(đạm), lipit(dầu,mỡ), vitamin và chất khoáng, thay đổi món ăn hàng ngày để trẻ hào hứng đón nhận những bữa ăn ở trường. Tôi thấy vai trò cấp dưỡng ở nhà trường cũng rất quan trọng nên tôi đã cử 2 nhân viên đi học lớp nấu ăn để nâng cao nghiệp vụ cấp dưỡng, chế biến các món ăn cho trẻ dưới 6 tuổi. Đồng thời mở các đợt tập huấn ở trường về chuyên đề “Dinh dưỡng trẻ mầm non” hay cho đi tập huấn ở Y tế dự phòng Huyện Krông năng về “Vệ sinh an toàn thực phẩm” để làm sao các nhân viên có kỹ năng chế biến các món ăn cho trẻ phù hợp. Đảm bảo tốt chế độ dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm, biết cách lựa chọn thực phẩm tươi ngon, không bị dập nát, ôi thiu kém chất lượng. Thực hiện nghiêm túc theo thực đơn đề ra, thay đổi món giúp trẻ ăn ngon miệng và ăn hết suất.

     Làm tốt khâu vệ sinh như: Vệ sinh nhà bếp, vệ sinh cá nhân,vệ sinh dụng cụ chế biến và  đựng thức ăn, nói chung là đồ dùng nhà bếp. Lưu mẫu các loại thức ăn hàng ngày. Để khuyến khích mọi người có ý thức dùng rau sạch, trường cũng đã phát động phong trào trồng rau như là “Vườn rau của bé” được nhiều người hưởng ứng, nhất là các cô cấp dưỡng, dưới đây là một hình ảnh vườn rau tự tay các cô và các cháu lớp Lá trồng.

b.3. Biện pháp 3: Xây dựng thực đơn cho trẻ ăn hợp lý:

     Thực đơn là khẩu phần tính thành lượng thực phẩm chế biến dưới dạng các món ăn, sau khi sắp xếp thành bảng món ăn từng bữa ăn hàng ngày, hàng tuần.

     Cho trẻ ăn theo thực đơn nhằm chủ động trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch ăn uống trong thời gian trẻ ở trường, đáp ứng nhu cầu năng lượng, các chất dinh dưỡng trong khẩu phần , trên cơ sở sử dụng thực phẩm có chất lượng, giá thành phù hợp ở địa phương. Thay đổi cách chế biến thường xuyên để tạo ra món ăn đa dạng, phong phú, giúp trẻ ăn ngon miệng, hết suất và phù hợp vùng miền, từng mùa.

 Khi xây dựng thực đơn phải dựa vào nguyên tắc sau:

   + Thực đơn cần đảm bảo các chất dinh dưỡng.

    Ví dụ: Cân đối 3 chất chủ yếu là: Protêin, Lipit, Gluxit nên có tỷ lệ: 1:1:5;

      Xác định tỷ lệ % giữa Protêin động vật và Protêin thực vật….

  + Sử dụng cùng loại thực phẩm cho tất cả các chế độ ăn. Điều này chỉ đơn giản là để tiện lợi chocho công tác tiếp phẩm và việc tổ chức nấu ăn cho trẻ.

  + Thực đơn phải phù hợp theo mùa. Mùa mưa khác mùa khô….

  + Thời gian lên thực đơn nên để một tuần.

  + Khi xây dựng thực đơn ưu tiên sử dụng các loại thực phẩm có ở địa phương vào các bữa ăn cho trẻ, tiếp đến là những vườn rau sạch.

     Việc lên thực đơn đúng với điều kiện trường mình là rất tốt nhưng cũng phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản và đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho trẻ theo từng lứa tuổi. Sau đây là một số mẫu thực đơn mà trường đang thực hiện.

Thực đơn tuần 1.

  THỨ 2 THỨ 3 THỨ 4 THỨ 5 THỨ 6
SÁNG Sữa Gold Sữa Gold Sữa Gold Sữa Gold Sữa Gold
 

 

TRƯA

– Thịt heo xào đậu cô ve.

– Canh rau cải nấu tôm.

– Cơm trắng.

– Thịt gà nấu giá.

– Canh rau ngót nấu thịt bò.

– Cơm trắng.

– Trứng chiên thịt heo.

– Canh bí đỏ nấu thịt.

-Cơm trắng.

– Cá lóc sôt cà chua.

– Canh riêu cua.

-Cơm trắng.

-Cơm trắng.

– Thịt bò nấu cà rốt.

– Canh rau dền nấu thịt.

-Cơm trắng.

Bữa phụ CHIỀU  

Cháo nấu thịt

 

Bánh mỳ

 

Trái cây

 

Chè đậu

 

Bún riêu

Thực đơn tuần 2.

  THỨ 2 THỨ 3 THỨ 4 THỨ 5 THỨ 6
SÁNG Sữa Gold Sữa Gold Sữa Gold Sữa Gold Sữa Gold
 

 

TRƯA

– Tôm rim đậu phụ.

– Canh bí xanh nấu thịt

– Cơm trắng.

– Thịt heo sốt cà chua.

– Canh mướp nấu tôm.

– Cơm trắng.

– Muối vừng, lạc.

– Canh cải nấu thịt.

-Cơm trắng.

– Thịt bò xào su su.

– Canh rau má nấu cua.

-Cơm trắng.

-Cơm trắng.

– Cá thu sốt cà chua.

– Canh cá nấu chua.

-Cơm trắng.

Bữa phụ CHIỀU  

Cháo gà

 

Chuối chín

 

Xôi ruốc

 

Bánh bông lan

 

Phở bò

b.4. Biện pháp 4:  Thực hiện khẩu hiệu “Bé sạch mỗi ngày”

     Tôi lên kế hoạch để giáo viên tuyên truyền phối kết hợp với phụ huynh giáo dục vệ sinh cá nhân và vệ sinh chung cho trẻ. Ngoài vệ sinh cá nhân ở lớp thì cháu phải có kỹ năng vệ sinh cá nhân mọi lúc mọi nơi; đặc biệt là giáo dục vệ sinh ở nhà như đánh răng, rửa mặt trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy.

       Theo dõi quá trình đánh giá sự phát triển trẻ 5 tuổi của giáo viên lớp Lá thuộc các lĩnh vực giáo dục vệ sinh như các chỉ số: Chỉ số 15 – Chuẩn 5; CS16 – C5; CS 17,18,20 – Chuẩn 5; Chỉ số 21,22,23 – Chuẩn 6. Ngoài ra còn có tranh ảnh tuyên truyền, những hoạt động rửa tay, lau mặt của từng lớp thực hiện liên tục để trở thành thói quen hằng ngày của học sinh. Các hoạt động này không những thực hiện sôi nổi trong trường học mà tôi còn kết hợp giữa nhà trường với Ytế xã Cư Klông, mời Ytế dự phòng Huyện krông Năng về tham dự buổi “Lễ phát động rửa tay bằng xà phòng” cùng nhau tuyên truyền rộng rãi trong cộng đồng về cách rửa tay bằng xà phòng, để mọi người có ý thức giữ gìn vệ sinh cho bản thân và con trẻ của mình. Sau đây là một số hình ảnh trong lễ ra quân rửa tay bằng xà phòng do trường kết hợp tổ chức.

b.5. Biện pháp 5: Tạo hứng thú để bé thích tập thể dục thể thao.

      Ngoài các bộ thực đơn chuẩn với lượng calo phù hợp, sữa, các vi chất mà bữa ăn học đường cung cấp. Học sinh còn được hoạt động và rèn luyện thân thể thông qua các môn thể dục thể thao, hoạt động ngoài trời. Lứa tuổi mẫu giáo vui chơi là hoạt động chủ đạo nên chúng ta cũng nên khám phá sâu vào điều này, hoạt động góc, hoạt động ngoài trời và cả thể dục thể thao nữa đều mang lại cho trẻ những khoảng khắc thú vị, sự thoải mái và hăng say của trẻ. Chính vì nó phù hợp với lứa tuổi nên chúng ta càng khuyến khích để trẻ chơi, tập thể dục một cách tự tin, mạnh dạn. để đáp ứng điều này tôi đã tham gia họp với các tổ chuyên môn để bàn bạc về chất lượng của môn thể dục trong tiết học, thể dục sáng. Tiết học phải có sự tích hợp thoải mái, không gò bó, nên có sự sáng tạo và đầu tư của giáo viên để tiết học luôn có sự vui tươi, hứng khởi thi đua nhau, như vậy mới có kết quả cao trong việc phát triển  thể chất. Thể dục sáng phải tập thường xuyên và gây cảm giác như lời chào tốt đẹp của buổi sáng đối với trẻ, tập thể dục với những bản nhạc có lời, không lời, luân phiên nhau và theo chủ đề của năm học để trẻ không nhàm chán mà còn mong muốn được tập thể dục, được thể hiện mình trong những lời ca, bản nhạc và cũng có khi dùng khẩu hiệu rõ ràng, hoạt bát như những chú Bộ đội kính yêu.

        Tình yêu với thể dục thể thao không phải bổng nhiên mà có, phải hình thành dần dần ở trẻ, sự tập luyện được lặp đi lặp lại nhiều lần mà phải luôn tươi mới trẻ mới hứng thú. Chúng ta phải nắm bắt được tâm lý để thực hiện, những đứa trẻ vùng sâu như trường chúng tôi các cháu lại thích tập kết hợp với âm nhạc, hay những câu chuyện cô lồng vào tiết dạy để giúp nhân vật hay thi đua cùng nhân vật trong truyện, có khi cháu lại thích hô khẩu hiệu nghiêm trang như những chú bộ đội tý hon vậy. Nhìn chung tùy vào nhu cầu, yêu thích của trẻ tại vùng miền để chúng ta thực hiện một cách phù hợp, quan trọng chúng ta nắm bắt được tâm lý trẻ  và đưa trẻ vào trải nghiệm thoải mái lúc đó cơ thể trẻ sẽ khỏe mạnh và lớn lên như mong đợi.

b.6. Biện pháp 6: Xây dựng góc tuyên truyền và vận động phụ huynh tham gia vào các hội thi với chủ đề “ Dinh dưỡng” của nhà trường.

     Muốn phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ đạt hiệu quả thì việc kết hợp giữa nhà trường và gia đình trẻ cũng phải nhịp nhàng. Trước hết là góc tuyên truyền phải được để vị trí thuận lợi, dể quan sát, thường được đặt ở hành lang trước của lớp để gây được sự chú ý của phụ huynh, góc tuyên truyền phải được trang trí hài hòa, sinh động, thu hút được sự chú ý của mọi người.

VD: Hình ảnh phụ nữ mang thai cần được cung cấp các loại dinh dưỡng, uống thêm sắt…hay là nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho trẻ em dưới 5 tuổi, vệ sinh cá nhân, trẻ cần có sự âu yếm, cảm giác an toàn…. Mỗi giai đoạn phải thay đổi hình ảnh bắt mắt.

  Để duy trì được sự quan tâm theo dõi của các bậc phụ huynh ngoài những thông tin mang tính chất thông báo thì giáo viên phải đa dạng hóa các hình thức để làm nổi bật nội dung.

   Họp phụ huynh là cơ hội thuận lợi để giáo viên phối hợp tuyên truyền đầy đủ về tình hình của trường, của lớp và của trẻ tới các bậc phụ huynh. Là Ban giám hiệu tôi có kế hoạch tuyên truyền và lời nói mang tính chân tình gợi mở tạo được ấn tượng buổi ban đầu, không nặng nề về các khoản đóng góp mà dành nhiều thời gian trao đổi tâm sự về đặt điểm, tâm lý lứa tuổi của các cháu, nói nhiều về việc học, việc chơi, sinh hoạt và những kiến thức nuôi dạy trẻ khoa học, cách phòng chống suy dinh dưỡng, béo phì.

     Chúng ta cần cung cấp cho phụ huynh biết thêm là : Đối với độ tuổi trẻ mầm non  “Học mà chơi, chơi mà học” không nên gò ép cháu phải học viết, học đọc, làm toán nhiều, vì như thế cháu sẽ tiếp thu kém hiệu quả, ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của cơ tay do phải viết nhiều, ảnh hưởng đến xương cột sống nếu phải ngồi nhiều., cháu sẽ chẳng nhớ gì vì chưa tập trung chú ý tốt….dần dần phụ huynh sẽ hiểu ra và cùng chúng ta thực hiện tốt công tác chăm sóc, giáo dục trẻ.

      Ngoài chương trình giáo dục, công tác chăm sóc nuôi dưỡng không kém phần quan trọng, vì vậy tôi lên kế hoạch để giáo viên thông báo kết quả cân đo từng đợt, từng cháu và báo cáo tỉ lệ suy dinh dưỡng thấp còi, nhẹ cân, tỉ lệ suy dinh dưỡng toàn trường. Nêu những cháu bị suy dinh dưỡng từng mức độ, sau đó có biện pháp tuyên truyền riêng từng nhóm.

Ví dụ : Tập trung một nhóm người có con suy dinh dưỡng để tuyên truyền về phòng chống bệnh suy dinh dưỡng. Hay đến hộ gia đình để tuyên truyền về kiến thức chăm sóc trẻ….

   Tổ chức hội thi là dịp để giáo viên và phụ huynh học sinh thể hiện tài năng của mình và có sự học hỏi lẫn nhau, từ đó kiến thức nuôi dạy trẻ cũng được nâng cao. Vừa qua, với cương vị là Lãnh đạo trường tôi cũng đã mạnh dạn tham mưu với hội phụ nữ xã Cư Klông tổ chức cuộc thi “Ngày hội ẩm thực”. Được hội phụ nữ đồng ý và kết hợp cùng nhà trường để tổ chức. Cuộc thi thu hút được nhiều đối tượng tham gia: Các chi hội phụ huynh, các thôn buôn, chi hội phụ nữ, các trường học, Ytế xã. Cuộc thi mang nhiều ý nghĩa sâu sắc, đối với trường mẫu giáo Hoa Sen càng có nhiều ý nghĩa hơn nữa, bởi vì thông qua đó như một đợt tuyên truyền về sức khỏe dinh dưỡng thành công nhất. Trong cuộc thi đã yêu cầu đủ chất dinh dưỡng, chế biến phù hợp dễ ăn, hợp vệ sinh đảm bảo an toàn thực phẩm và đẹp mắt nữa, như vậy yêu cầu các thí sinh cũng như mọi người tìm hiểu thêm về kiến thức dinh dưỡng.

Copyright 2019 © Kinh nghiệm dạy học | Thiết kế bởi Web Bách Thắng