Một số biện pháp thiết kế chủ đề dạy học cho trẻ mẫu giáo lớn

Một số biện pháp thiết kế chủ đề dạy học cho trẻ mẫu giáo lớn

1, Lý do chọn biện pháp:

“ Trẻ em hôm nay

Thế giới ngày mai”

      Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình,là tương lai của dân tộc.Nên việc thực hiện bảo vệ chăm sóc ,giáo dục trẻ là trách nhiệm của nhà nước,của xã hội,của mỗi gia đình . Đặc biệt là  một giáo viên mầm non  tôi luôn luôn phải thực hiện các nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ một cách  toàn diện, thông qua việc tổ chức các quá trình dạy học và vui chơi cho trẻ tại trường mầm non. Bởi ở lứa tuổi này trẻ còn rất non nớt, nhân cách trẻ khi mới sinh ra chưa có và chỉ được hình thành dần dần trong suốt giai đoạn đầu đời của trẻ . Có thể nói rằng đây là lứa tuổi mà sự tăng trưởng và phát triển của trẻ phụ thuộc hoàn toàn vào người lớn. Những tác động tốt sẽ đem đến sự phát triển tích cực cho trẻ và ngược lại.

     Xác định được vai trò quan trọng của bậc học mầm non trong việc phát triển con người. Ngày nay, được sự quan tâm của Đảng và nhà nước, ngành giáo dục mầm non đã đạt được những thành tựu đáng kể về số lượng và chất lượng. Có thể nói rằng với đề án phát triển giáo dục mầm non của nhà nước giai đoạn 2006 – 2015 thì số lượng các trường ngày càng tăng lên, chất lượng đào tạo đội ngũ giáo viên ngày càng được chú trọng, và đặc biệt là việc đổi mới chương trình giáo dục mầm non với sự tiếp cận các chương trình giáo dục tiên tiến trên thế giới cũng như kế thừa những thành tựu tốt đẹp của chương trình giáo dục trước đây. Với sự đổi mới này, việc chăm sóc giáo dục trẻ được thực hiện linh hoạt và hiệu quả hơn. Việc dạy học cho trẻ được lập kế hoạch theo yêu cầu của chương trình khung cấp quốc gia, có độ mở rất cao, phù hợp với yếu tố địa phương và trình độ phát triển của trẻ tại mỗi trường. Cách tổ chức dạy học cho trẻ mầm non cũng nhấn mạnh quan điểm dạy học sư phạm tích hợp, lấy trẻ làm trung tâm với  việc lập kế hoạch và tổ chức thực hiện xoay quanh các chủ đề thú vị cho trẻ khám phá, vui chơi và phát triển.

      Với những ưu điểm của chương trình giáo dục mầm non mới, căn cứ vào tình hình thực tế thực hiện tại địa phương. Tôi chọn  đề tài: “Thiết kế chủ đề dạy học cho trẻ mẫu giáo lớn” trong chương trình giáo dục mầm non hiện nay

  1. Nội dung thực hiện giải pháp.

     + Lập kế hoạch thực hiện chủ đề: Việc lựa chọn chủ đề phải dựa vào mục tiêu chương trình, hứng thú – và hiểu biết của giáo viên, sự hỗ trợ của phụ huynh … thực tế tại trường các giáo viên lựa chọn chủ đề gần gũi với trẻ như các chủ đề về Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên (tháng 9), vườn bách thú (tháng 11), xây dựng khu du lịch (tháng 12),…

       + Xây dựng kế hoạch hoạt động: Tuỳ theo khả năng của từng giáo viên có thể soạn chi tiết hoặc ghi các hoạt động (có thể bổ sung thay đổi cho lần sau).

       + Đánh giá thực hiện chủ đề do giáo viên tự nhìn nhận, xem xét những công việc của mình đã tiến hành trong chủ đề đó để rút ra bài học bổ ích để có những cải tiến và điều chỉnh kịp thời cho các hoạt động tiếp theo nhằm đạt hiệu quả cao hơn. Như qua chủ đề Trang phục của Bé giáo viên nhận xét cuối chủ đề: Kĩ năng của trẻ như thế nào? Cách thực hiện hoạt động như thế nào? Ý thức của trẻ trong việc tự chuẩn bị cho hoạt động, cách giao tiếp trò chuyện của trẻ trong hoạt động, có biết hợp tác, phối hợp với các nhóm khác hay không? Từ đó giáo viên rèn luyện thêm tính cách, giáo dục tính kiềm chế của trẻ cho chủ đề sau.

  –  Chủ đề là nội dung hoặc phần kiến thức mà trẻ có thể tìm hiểu, khám phá theo nhiều cách khác nhau dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên và diễn ra trong một khoảng thời gian thích hợp, thường là 1-2 tuần.

      Một chủ đề lớn (nhóm chủ đề) có thể bao gồm một số chủ đề nhỏ. Phạm vi kiến thức và hoạt động của một chủ đề không bị khép kín mà được mở rộng ra một cách linh hoạt cho phép trẻ tìm hiểu và lĩnh hội tuỳ theo trình độ phát triển của độ tuổi và của cá thể trẻ. Như vậy, chủ đề có thể rộng (lớn) hoặc cũng có thể hẹp (nhỏ). Kiến thức trong một chủ đề thường mang tính tích hợp. Nói cách khác, để hiểu biết tương đối đầy đủ về một chủ đề nào đó, người dạy và người học phải vận dụng tri thức của nhiều ngành khoa học (khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, nghệ thuật, sức khoẻ, dinh dưỡng…).

       *Tổ chức dạy học tích hợp theo chủ đề.

       Khi tổ chức thực hiện một chủ đề, cần đảm bảo 4 yếu tố sau:

      – Chủ đề cần đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu của trẻ, tạo cho trẻ hứng thú và cung cấp những kiến thức trong thực tế.

          – Chủ đề cần được thể hiện trong các hoạt động cả ngày ở trường / lớp.

          – Chủ đề cần được thể hiện thông qua việc lựa chọn và cung cấp các đồ dùng, học liệu ở các khu vực chơi trong lớp.

          – Chủ đề cần được kéo dài ít nhất là một tuần, đảm bảo vừa lặp lại vừa mở rộng các cơ hội học cho trẻ hằng ngày.

          *Lập kế họach dạy học theo chủ đề:

          Lập kế hoạch bao gồm kế hoạch dài hạn (cho cả năm học hoặc học kì) và các kế hoạch ngắn hạn (cho từng tháng, từng tuần và hằng ngày).

          * Kế hoạch dài hạn: Kế hoạch dài hạn đưa ra định hướng chung cho cả năm học nhằm đạt được những mục tiêu phát triển trẻ theo từng độ tuổi, giúp giáo viên xem xét những loại chủ đề nào sẽ đưa vào trong năm học, chuẩn bị kế hoạch mua sắm đồ dùng học liệu, từ đó xây dựng các kế hoạch ngắn hạn để thực hiện chương trình. Kế hoạch dài hạn cũng đưa ra những định hướng chăm sóc-giáo dục trẻ để các bậc cha mẹ biết, giúp cha mẹ chủ động tham gia chia sẻ trách nhiệm với nhà trường. Kế hoạch dài hạn cần linh hoạt, mềm dẻo và có thể thay đổi khi cần thiết. Thông thường, kế hoạch dài hạn do ban giám hiệu đề ra trên cơ sở của chương trình hiện hành.

          * Kế hoạch ngắn hạn: Kế hoạch ngắn hạn nhằm phân phối các nội dung, hoạt động giáo dục liên quan đến chủ đề trong từng tuần và vào các thời điểm trong chế độ sinh hoạt hằng ngày. Khi xây dựng kế hoạch tuần, giáo viên cần xác định các kiến thức và các kĩ năng mong muốn trẻ đạt được sau mỗi tuần; sau đó, lên kế hoạch về trình tự các hoạt động sẽ tổ chức.

          * Thiết kế mạng chủ đề.

   -Để có thể cung cấp cho trẻ những chủ đề phù hợp, cần thực hiện 6 bước sau:

  – Bước 1: Chọn chủ đề

  +Khi tiến hành chọn chủ đề (cho đối tượng trẻ đã xác định), 2 câu hỏi cần được đặt ra:

  + Chúng ta muốn trẻ biết gì khi làm quen với chủ đề này? (chọn nội dung/khái niệm).

  + Chúng ta muốn trẻ làm gì để có hiểu biết về nội dung đó? (chọn hoạt động).

          Giáo viên có thể tự xác định chủ đề hoặc dựa vào nhu cầu và hứng thú của trẻ. Phần tiếp theo sẽ trình bày cụ thể vấn đề này.

          * Thiết kế mạng nội dung.

          “Mạng” là một hình thức thể hiện các ý tưởng về nội dung, khái niệm của chủ đề cần cung cấp cho trẻ (mạng nội dung) hoặc thể hiện các hoạt động giáo dục dự kiến tổ chức cho trẻ trải nghiệm để khám phá và lĩnh hội kiến thức, kĩ năng, nội dung của chủ đề (mạng hoạt động). Nội dung trong từng mạng và giữa các mạng có mối liên hệ qua lại với nhau xoay quanh chủ đề trung tâm, giúp giáo viên dễ dàng thấy được các mối liên quan giữa các nội dung giáo dục trẻ và các hoạt động sẽ tiến hành. Nhờ đó, hiệu quả giáo dục sẽ tăng lên.

    Trong quá trình xây dựng mạng nội dung hoặc mạng hoạt động, người ta sử dụng kĩ thuật “động não”. Đây là hình thức huy động ý tưởng sáng tạo của những người tham gia xây

dựng chủ đề (kể cả trong lớp) để làm cho chủ đề phù hợp hơn với đặc điểm của trẻ ở lớp và của địa phương.

          * Xây dựng mục tiêu.

          Đối với các chủ đề lớn, cần xác định các mục tiêu phát triển tổng thể về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, xã hội. Với các chủ đề nhỏ hoặc các bài, cần đề ra yêu cầu về kiến thức, kĩ năng, thái độ, tình cảm mà trẻ cần đạt được. Các yêu cầu phải phù hợp với độ tuổi nhằm đạt được những mục tiêu của từng chủ đề và mục tiêu phát triển trẻ toàn diện của cả chương trình giáo dục. Dựa vào các yêu cầu và mục tiêu, giáo viên có thể đánh giá trẻ trong quá trình giáo dục sau này khi kết thúc mỗi chủ đề.

          * Xây dựng mạng họat động.

          Đây là bước chuẩn bị cho việc lên kế hoạch hằng tuần và chuẩn bị phương tiện học liệu cần thiết cho trẻ hoạt động khám phá chủ đề thông qua các hoạt động phối hợp hằng ngày như: thể dục, vận động, âm nhạc, hát múa, tạo hình, kể chuyện, làm quen với các biểu tượng toán, tìm hiểu môi trường xung quanh, trò chơi, dạo chơi tham quan. Từ mạng hoạt động, giáo viên sẽ lựa chọn 2-3 hoạt động phù hợp cho từng đề tài hằng ngày. Những hoạt động đó được tích hợp trong một chỉnh thể ; qua đó, trẻ sẽ tiếp thu kiến thức và các kĩ năng này sẽ tiếp tục mở rộng dần từ nhà trẻ đến mẫu giáo, từ mẫu giáo bé đến mẫu giáo lớn. Đây là những bước chuẩn bị quan trọng cho trẻ vào học phổ thông.

          *Xây dựng kế hoạch hằng tuần.

          Giáo viên trong lớp cùng nhau xây dựng kế hoạch cho một tuần hoặc cho vài tuần tuỳ theo chủ đề. Giáo viên căn cứ vào chế độ sinh hoạt để bố trí các hoạt động chủ đề cho cả lớp, cho nhóm nhỏ hoặc cho từng cá nhân. Giáo viên cần đảm bảo 4 yếu tố khi thực hiện tiếp cận chủ đề đã nêu ở trên. Tuy nhiên, khác với các giờ học đơn lẻ theo môn học, “giờ học” trong thực nghiệm đổi mới giáo dục mầm non tạo gọi là “ giờ hoạt động chung”. Đây là khoảng thời gian cho phép giáo viên có thể tiến hành 2-3 hoạt động tích hợp được chọn từ “mạng hoạt động”. Mục đích chính của “giờ học” không phải là cung cấp kiến thức, kĩ năng bộ môn riêng lẻ mà là phát triển năng lực chung ở trẻ thông qua hoạt động. “ Giờ học” cũng tạo ra cơ hội cho trẻ khám phá và lĩnh hội kiến thức, kĩ năng theo nhiều cách khác nhau chứ không khép kín hoặc bắt trẻ phải công nhận, ghi nhớ.

* Soạn giáo án.

  Để thực hiện thành công một hoạt động, giáo viên cần chuẩn bị kĩ các bước sau:

          – Lí do chọn hoạt động.

          – Mục tiêu về kiến thức (khái niệm), kĩ năng mong muốn trẻ đạt được.

          – Liệt kê những phương tiện, học liệu cần thiết.

          – Tiến trình thực hiện hoạt động.

          – Đánh giá việc thực hiện các mục tiêu của hoạt động qua sự quan sát trẻ, qua sản phẩm của trẻ.

          Để đảm bảo được mục đích từng hoạt động trong một chủ đề, giáo viên phải tiến hành lập kế hoạch các hoạt động cụ thể cho chủ đề; sau đó, điều chỉnh cho thích hợp với hoàn cảnh, điều kiện và đặc điểm phát triển của trẻ ở từng độ tuổi. Khi lập kế hoạch các hoạt động, giáo viên cần xác định rõ mục tiêu, yêu cầu, nội dung, phương pháp, điều kiện tổ chức cho phù hợp và phải lập kế hoạch đánh giá từng hoạt động, đánh giá tổng thể. Trong khi lập kế hoạch và tiến hành các hoạt động, giáo viên cần chú ý các bước hoạt động và các nguồn vật liệu cần thiết cho hoạt động.

          Soạn bài là công việc cụ thể hằng ngày của giáo viên để tổ chức các hoạt động cho trẻ nhằm đạt mục đích yêu cầu đề ra xoay quanh một chủ đề xác định. Kế hoạch chi tiết có thể được xây dựng như sau:

          Ví dụ 1: Xây dựng kế hoạch hướng dẫn trẻ học có chủ đích.

          * Tên bài:

          – Đặc điểm của con vật (hình dáng, các bộ phận, cách di chuyển) (cho trẻ 5 tuổi).

          * Mục đích yêu cầu:

          – Phát triển nhận biết của trẻ về sự di chuyển của những động vật sống trên cạn.

          – Mở rộng vốn từ và cách diễn đạt bằng ngôn ngữ về sự di chuyển cua các con vật.

          * Phương pháp thực hiện:

          – Yêu cầu trẻ phân biệt cách di chuyển của các con vật sống trên cạn (nhảy lò cò, đi bằng 2 chân, bò…)

          – Yêu cầu trẻ gọi tên những bộ phận cơ thể giúp các con vật di chuyển trên mặt đất.

       – Cho trẻ bắt chước các con vật di chuyển trên mặt đất.

      – Phóng to những bức ảnh mà lớp đã chụp khi đi thăm vườn thú.

          * Tiến trình:

          – Dành một khoảng thời gian cho trẻ xem những bức tranh phóng to trong chuyến viếng thăm vườn thú nơi chăn nuôi gia súc. Cho trẻ thảo luận về những đặc điểm của các con vật.

          – Yêu cầu từng trẻ phân biệt những con vật và nhớ lại những đặc điểm di chuyển của các con vật và mô tả cho cả lớp nghe.

          – Cho trẻ thảo luận và nhận xét về cách di chuyển của từng con vật.

          Ví dụ 1: Di chuyển bằng cả 4 chân, bằng 2 chân, di chuyển từ chân sau đến chân trước, di chuyển bằng cách nhảy từng bước, di chuyển có tiếng động kèm theo…

          – Cho trẻ chơi trò chơi “Phán đoán” (một trẻ bắt chước tiếng kêu hoặc cách di chuyển của một con vật; những trẻ khác đoán tên con vật đó).

          – Yêu cầu trẻ vẽ một trong những con vật trẻ đã có dịp nhìn thấy.

          – Sau khi trẻ vẽ xong, yêu cầu trẻ kể một câu chuyện dựa vào bức tranh của trẻ.

          * Đánh giá:

          – Quan sát trẻ chơi và chú ý xem trẻ bắt chước những con vật như thế nào.

          – Ghi lại lời nói của trẻ trong khi chơi (nhất là những từ ngữ trẻ dùng khi miêu tả sự di chuyển của con vật).

          – Nhận xét những từ ngữ trẻ dùng khi trẻ kể chuyện theo tranh; khi trẻ về các bộ phận của cơ thể các con vật, sự chuyển động của chúng…

          Ví dụ 2: Xây dựng kế hoạch cho hoạt động

  • Tên hoạt động:

          – Thổi bóng xà phòng (trò chơi tìm hiểu khoa học)

  • Phương tiện:

          – Nước xà phòng loãng; một số cốc nhựa và ống hút nhựa (tuỳ theo số lượng trẻ chơi); khăn lau tay.        

  • Tiến hành:

          – Cho trẻ đổ nước xà phòng vào cốc nhỏ. Phân phát ống hút cho trẻ.

          – Hướng dẫn trẻ cách chơi, nhấn mạnh các hành động như: cắm sâu ống hút vào cốc nước xà phòng, sau đó nhấc ống lên, ngậm ống giữa hai môi thổi. Các bọt bóng trong suốt có nhiều màu sắc sẽ bay ra.

          – Khuyến khích trẻ làm thí nghiệm.

          * Chú ý: Nhắc trẻ không hút nước xà phòng vào miệng.

  • Khả năng trẻ học:

   – Trẻ biết các từ: cắm sâu, thổi ra, bong bóng xà phòng, bóng đôi, bóng ba, màu sắc, trong suốt, thở…

   – Trẻ biết kiểm soát nhịp thở: sự khác nhau giữa thở hít vào và thở ra, kiểm soát nhịp thổi mạnh, nhẹ.

   – Trẻ biết trình tự thổi bong bóng xà phòng.

    – Trẻ biết các khái niệm về đong, đo: đầy, một nữa…

    – Trẻ làm quen với một số kiến thức khoa học: nước pha với xà phòng khi thổi sẽ tạo ra bong bóng; còn nước không pha xà phòng khi thổi sẽ không tạo ra bong bóng

  Ví dụ:   SOẠNGIÁO ÁN

Ngày thứ 1: DU LỊCH ĐĂK LĂK

          I/ Mục đích yêu cầu:

          – Hình thành và phát triển ở trẻ: Khả năng quan sát, nhận xét, và diễn đạt hiểu biết bằng những câu nói đơn giản , khả năng chú ý, ghi nhớ, tư duy trực quan hành động và tư duy trực quan hình ảnh.

          – Tính tò mò tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh

          – Một số hiẻu biết ban đầu về các sinh vật , hiện tượng gần gũi quen thuộc với trẻ

       II/ Chuẩn bị:

          -Tranh ảnh, hình ảnh tư liệu về một số khu du lịch ở Đăk Lăk

          – Một số tranh ảnh tư liệu về một số khu du lịch ở Đăk Lăk

          – Bút màu, giấy màu

       III/ Kế hoạch triển khai chủ đề:

          * Hoạt Động 1: Xem tranh ảnh tư liệu về một số khu du lịch ở Đăk Lăk – Cô cùng trẻ trò chuyện về quê hương Đăk Lăk

          – Cô hỏi trẻ : Ở Đăk Lăk mình các con biết được những khu du kịch gì? ở đâu? Nó như thế nào?

          – Cô đưa tranh ra cho trẻ quan sát và cùng trò chuyện về khu du lịch mà cháu biết

          – Cô cho trẻ xem hình ảnh tư liệu về các khu du lịch

          – Cô cung cấp cho trẻ địa điểm , nét riêng của từng khu du lịch

          – Cô cho trẻ nói về cảm nhận của mình về hình ảnh trẻ vưầ xem

          – Giáo dục trẻ phải biết yêu quý thiên nhiên , thiên nhiên trở nên đẹp, hoang sơ,, hùng vĩ hơn phục vụ nhu cầu của con người

          * Hoạt Động 2: Tạo hình:dì màu, tô màu tranh hoa viên thành phố

          – Cô cho trẻ quan sát tranh mẫu vẽ hoa viên thành phố

          – Cô gợi ý cho trẻ từ một bức tranh về hoa viên trẻ có thể làm nhiều cách theo ý thích của trẻ; như dì màu , tô màu để bức tranh trở nên đẹp và sinh động hơn

          – Cô cho trẻ di màu, tô màu tranh.

Ngày thứ 2: HÀNH KHÁCH THÔNG MINH

          * Hoạt Động 1: Ổn định hướng trong không gian , phía trước, sau, phái, trái, của đối tượng khác khi đi du lịch

          – Cô và trẻ làm thành một đoàn khách đi du lịch

          – Tổ chức một trò chơi: ” Hành khách thông minh” . Cô là người tổ chức trò chơi. mỗi một trò chơi cô gọi 1 hành khách đứng trên sân khấu có những gì. Hành khách mà trả lời đúng và nhanh nhất được tặng 1 món quà đặc sản của Tây Nguyên

          * Hoạt Động 2: Hát, vận động bài” Em nhớ Tây Nguyên”

          – Cô cho trẻ hát và vận động theo bài hát ” Em nhớ Tây Nguyên”

          – Cô cho trẻ tự thể hiện tình cảm cảu mình với Tây Nguyên theo nhóm tô- cá nhân.

Ngày thứ 3: HƯỚNG DẪN VIÊN NHÍ

          I/ Mục đích yêu cầu:

          – Hình thành và phát triển ở trẻ sự mạnh dạn, hồn nhiên trong giao tiếp

          – Phát triển vốn từ cho trẻ , khả năng giao tiếp bằng lời nói với những người xung quanh.

          – Cảm nhận được vẻ đẹp trong thiên nhiên , cuộc sống và tác phẩm nghệ thuật

          – Có 1 số biểu tượng về việc đợi và phát âm các chứ cái

          II/ Chuẩn bị

          – Tranh ảnh về các khu du lịch gần gũi với trẻ

          – Tranh khu du lịch : Buôn đôn; công viên nước có chứa từ

          III/ Kế hoạch triển khai chủ đề:

          * Hoạt Động 1:Trẻ kể truyện về các khu du lịch mà trẻ biết

          – Có tổ chức cuộc thi kể truyện với chủ đề ” Hướng dẫn viên nhí”

          – Trẻ lên kể truyện làm người hướng dẫn viên tự chọn khu du lịch mà trẻ biết , gần gũi với trẻ để kể , thông qua tranh ảnh mà trẻ tự chọn

          – Kết thúc cuộc  thi, hướng dẫn viên nào kể về khu du lịch của mình hay nhất, thu hút nhiều du khách lắng nghe nhất là thắng cuộc

          * Hoạt Động 2: Cho trẻ tìm chữ cái đã chọn trong từ “Buôn đôn, YôkĐôn, công viên nước”

          – Kết thúc cộc chơi kể truyện thông  qua các hướng dẫn viên nhí thì khu du lịh buôn đôn, công viên nước” được các du khách nhí bình chọn là yêu thích nhất

– Các khu du lịch nhân ngày quốc tế thiếu nhi sẽ tặng vé miễn phí cho các bạn nhỏ nào tìm và phát âm được các chữ cái trong từ ” Buôn đôn, Yokđôn, Công viên nước”

Ngày thứ 4: CHÚ VOI BUÔN ĐÔN

   I- Mục đích yêu cầu:

          – Biết thể hiện cảm xúc trước cái đẹp.

          – Có chu cầu. Thích thú khi tham gia vào các hoạt động hát, múa, vận động theo nhạc, kể chuyện … và biết thể hiện cảm xúc sáng tạo thông qua các hoạt động đó.

          II- Chuẩn bị:

          – Đất nặn, bảng con, mô hình chú voi.

          – Dụng cụ âm nhạc: đàn, trống, xắc xô, …

   III- Kế hoạch triển khai chủ đề:

          * Hoạt động 1:

          Tạo hình: Nặn con voi ở Bản Đôn

          – Cô cho lớp đi tham quan khu du lịch ở Bản Đôn

          – Hỏi trẻ về cảm xúc của mình về Bản Đôn?

          – Ấn tượng của trẻ khi đến Bản Đôn là gì?

          – Các con thấy chú voi ở Bản Đôn như thế nào?

          – Tất cả lớp đều nói về chú voi ở Bản Đôn. Cô không thể nghe hết được. Vậy cả lớp dùng đất nặn để nặn thành chú voi theo trí nhớ của các con.

          – Thông qua sản phẩm của trẻ cho biết đặc điểm cấu tạo của chú voi thông qua đó giáo dục trẻ phải biết yêu quý cái đẹp của thiên nhiên, yêu quý động vật, * Hoạt động 2: Kể chuyện sáng tạo về chú voi

          – Thông qua các sản phẩm nặn của mình, cô cho trẻ thi kể chuyện sáng tạo về chú voi.

          – Cô động viên khuyến khích, gợi mở cho trẻ.

          * Hoạt động 3: Kết thúc cuộc thi kể chuyện sáng tạo lớp hát và vận động theo bài hát “Chú voi con ở Bản Đôn”.

Ngày thứ 5: ĐÊM HỘI DU LỊCH

          I- Mục đích yêu cầu:

          – Hình thành phát triển ở trẻ: khả năng thể hiện cảm xúc, sáng tạo trong các hoạt động âm nhạc, tạo hình.

          – Thể hiện sự sáng tạo khi tham gia các hoạt động nghệ thuật.

          – Khả năng thực hiện các vận động một cách tự tin khéo léo.

          II- Chuẩn bị:

          – Dụng cụ âm nhạc: Đàn, trống, xắc xô, phách tre, micrô hát …

          – Tranh, hoạ báo và các khu du lịch Đăk Lăk.

          – Các mô hình khu du lịch đặt ở các vị trí khác nhau trong lớp, băng dán theo đường hẹp.

      III- Kế hoạch triển khai chủ đề:

          * Hoạt động 1:

          – Cô cùng trẻ trò chuyện về Tây Nguyên vì tình cảm gắn bó giữa các bạn với nhau trong cùng một vùng miền.

          – Để thể hiện tình cảm gắn bó, mỗi bạn có cách thể hiện khác nhau. Tập thể lớp hát, vận động theo bài múa “Múa với bạn Tây Nguyên”.

          – Để thể hiện được đêm hội Tây Nguyên, các thành viên tự thể hiện cảm xúc của mình qua bài hát “Múa với bạn Tây Nguyên”.

          * Hoạt động 2:

          – Sau một đêm hội mọi người còn đi ngắm cảnh ở khu du lịch theo một đường hẹp để thể hiện được sự tự tin, khéo léo của bản thân.

          * Hoạt động 3:

          – Để thể hiện tình cảm của mình, sự gắn bó của tập thể. Đồng thời để lưu lại những hình ảnh đẹp của các khu du lịch, lớp đã tổ chức cuộc sưu tầm, cắt hoạ báo để làm Album về các khu du lịch. Để các bạn khác không có dịp đi tham quan thấy được và hiểu rõ hơn về quang cảnh của quê hương mình.

3. Kết quả thu đượcqua khảo nghiệm,giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu

     Trải qua quá trình theo dõi, nghiên cứu và sự dụng các biện pháp, các phương pháp và các hình thức khác nhau để đưa ra các biện pháp cho trẻ làm quen khám phá khoa học tôi đã nhận thấy như sau:

    + Về phấn kiến thức: trẻ đã nắm được về trên gọi, đặc điểm, tính chất, cấu tạo, chất liệu của các sự vật xung quanh trẻ, trẻ biết dược tên gọi, quá trình phát triển của các sự vật hiện tượng và các đặc điểm, thời tiết khí hậu, xung quanh trẻ, đồng thoài trẻ biết phân biệt, so sánh phân loại từng đối tượng, trẻ biết được lợi ích, công dụng, cách sử dụng và bảo quản, chăm sóc và đặc biết thể hiện tình cảm của mình đói với môi trường xung quanh trẻ.

   + Về kĩ năng: Trẻ có khả năng quan sát, ghi nhớ, chú ý, phân loại và so sánh các sự vật hiện tượng xung quanh mình, đồng thời thông qua môn học này trẻ có khả năng phán đoán, suy diễn, diễn giải và giải thích về các mối quan hệ của chúng với nhau, có khả năng tổng hợp khái quát lại các sự vật hiện tượng.

     Trẻ có các kĩ năng như vẽ, nặn, xé dán, tô màu, đồng thời có các kĩ năng vân dộng thong qua các trò chơi, các cuộc dạo chơi, tham quan ……

+ Về thái độ: khi được tham gia môn khám phá khoa học, trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào hoạt động, trẻ thể hiện tình cảm của mình, gắn bó với môi trường: không xả rác bừa bãi, không …. Ngoài ra trẻ hứng thú tích cực thoải mái, có ý thức tổ chức kỉ luật, tập trung theo dõi bài giảng ..,có sự đoàn kết tích cực trong nhóm, lớp của mình, luôn chủ động đặt câu hỏi, tìm hiểu và khám phá

     Trẻ luôn thể thiện thái độ của mình với môi trường, như bảo về cây xanh, không bẻ cành ngắt lá, hoa, biết cách sắp xếp các đồ dùng trong lớp học phù hợp sau khi chơi …..

     Qua đó tôi thấy được rằng sau khi đưa các biện pháp vào trong các tiết dạy tôi nhận thấy rằng kiên thức của trẻ tăng dần rõ rệt, qua các chủ đề, trẻ đẵ nắm bắt một cách nhanh nhện linh hoạt và mạnh dạn hơn, kết quả đặt 95% – 98% về nhận thức của trẻ  đồng thời các tiết day luôn đặt tiết giỏi.

4,  Kết luận

      – Sau khi thực hiện sáng kiến đổi mới mặc dù còn nhiều hạn chế cần phải rút kinh nghiệm và tiếp tục nghiên cứu để ứng dụng vào thực tiễn lớp học.Tôi nhận thấy việc lập kế hoạch cho chủ đề là hết sức quan trọng ,nó giúp cho bản thân tôi cũng có thêm lòng nhiệt huyết thêm yêu trẻ. Được sự động viên của ban giám hiệu ,của tổ chuyên môn ,tôi có thêm niềm phấn khởi để tiếp tục học hỏi nghiên cứu,tìm ra được những hình thức mới để tránh sự nhàm chán ,lặp lại ,trong vấn đề thiết lập một kế hoạch cho lớp của mình.Thực hiện chương trình này lấy học sinh làm trung tâm .Khi thực hiện sáng kiến này học sinh lớp lá 5 do tôi và đồng  chi Khoa chủ nhiệm thấy các cháu tự tin ,nhanh nhẹn,hoạt bát hơn ,trẻ được phát triển một cách toàn diện

BẤM VÀO ĐÂY ĐỂ TẢI FILE WORD 

 

 

 

Copyright 2019 © Kinh nghiệm dạy học | Thiết kế bởi Web Bách Thắng