Một số biện pháp tích hợp tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử cấp thcs

Một số biện pháp tích hợp tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử cấp thcs.

  1. Lý do chọn biện pháp.

Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị cha già kính yêu của dân tộc, suốt cả cuộc đời hiến dâng cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, hết lòng hết sức phụng sự cho Tổ quốc, phục vụ cho nhân dân. Tấm gương đạo đức của Người là tấm gương của một con người bình thường mà vĩ đại; tấm gương của một bậc vĩ nhân của Thế giới mà rất gần gũi, rất Việt Nam. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh không chỉ là cuộc vận động có ý nghĩa trong cán bộ đảng viên mà có ý nghĩa rộng khắp đối với toàn dân tộc ở mọi lứa tuổi trong giai đoạn hiện nay.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, nhiều cán bộ đảng viên xa rời với lí tưởng cách mạng. Trong nhà trường, một bộ phận học sinh có biểu hiện suy thoái về đạo đức, trình trạng học sinh học xem nhẹ các môn khoa học xã hội đặc biệt là các môn về lý luận chính trị diễn ra phổ biến. Một bộ phận học sinh phổ thông hiểu biết cuộc đời, hoạt động và tư tưởng của Bác nhưng chưa sâu sắc, có một số nhầm lẫn, sai lầm về sự kiện. Một phần nhỏ không nhiệt tình trong việc tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp Hồ Chí Minh, mà chỉ học thuộc để trả bài. Sự hiểu biết về Bác và tư tưởng của Bác ở học sinh phổ thông còn đơn giản, nặng về cảm tính, nên tác động của tư tưởng Hồ Chí Minh đến suy nghĩ, hành động của các em chưa mạnh mẽ, chưa có hiệu quả cao.

  1. Nội dung và cách thực hiện biện pháp.

     Trong quá trình giảng dạy bộ môn lịch sử, bản thân tôi đã rút ra những kinh nghiệm trong việc tích hợp tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh vào trong giảng dạy môn lịch sử đạt kết quả cao không cứng nhắc thì giáo viên phải lựa chọn những nội dung kiến thức, phương pháp tích hợp sao cho phù hợp với trình độ của học sinh và tình hình thực tế của địa phương.Tránh trình trạng biến giờ dạy lịch sử thành giờ kể chuyện về đạo đức cách mạng về cuộc đời và hoạt động của Hồ Chí Minh vì vậy học sinh cảm thấy khô khan, nhàm chán, hiệu quả giáo dục thấp. Muốn làm được điều đó giáo viên phải thực hiện đảm bảo những nguyên tắc sau:

    – Tích hợp nội dung bài học lịch sử với nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng.

    – Dựa theo “chuẩn kiến thức, kĩ năng và hướng thái độ” của môn học ở  trường phổ thông mà Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Tránh trình trạng lan man, quá tải làm cho giờ học trở nên nặng nề, nhồi nhét.

    – Việc giáo dục tư tưởng nói chung và đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh nói riêng phải được tiến hành trên cơ sở những nguyên tắc phương pháp luận về sư phạm sau đây:

          + Trình bày, khai thác nội dung sự kiện.

          + Nêu kết luận khái quát về sự kiện.

+ Vận dụng sáng tạo, cụ thể những kiến thức khoa học về nội dung sự kiện trong hoạt động thực tiễn về tiếp thu kiến thức mới.

– Bồi dưỡng kỹ năng, phát huy tính tích cực của học sinh

– Tuân thủ những nguyên lý giáo dục nói chung, giáo dục thái độ, tình cảm, tư tưởng nói riêng là học đi đôi với hành, tự nguyện tự giác, tránh việc áp đặt, cưỡng bức, mệnh lệnh.

– Phải tạo điều kiện cần thiết về thiết bị, đổi mới phương pháp dạy học, các phương tiện dạy học để có hiệu quả giáo dục được nâng cao.

     Để thực hiện tốt việc tích hợp tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh vào trong dạy học lịch sử theo tôi giáo viên phải thực hiện trình tự theo các bước sau:

  Bước 1: Giáo viên phải nghiên cứu kỹ chương trình, sách giáo khoa chuẩn kiến thức, kỹ năng và nội dung giảm tải để xác định những loại bài có sở trường, ưu thế trong việc tích hợp.

  Bước 2: Dựa vào mục tiêu của bài học để tìm mối liên hệ và xác định kiến thức, kỹ năng, thái độ cần đạt .

  Bước 3: Xác định địa chỉ tích hợp( tích hợp vào mục nào của bài, phần nào trong từng mục). Như vậy giúp cho giáo viên tích hợp phù hợp với nội dung kiến thức của từng bài, tránh trình trạng gượng ép hoặc tích hợp một cách chung chung không cụ thể dẫn đến hiệu quả giáo dục thấp.

  Bước 4: Xác định chủ đề và mức độ tích hợp. Có 2 dạng tích hợp là từng phần hay liên hệ với 5 chủ đề sau:

– Tấm gương trọn đời phấn đấu, hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.

 – Tấm gương của ý chí và nghị lực tinh thần to lớn, vượt qua mọi thử thách, khó khăn để đạt mục đích.

 – Tấm gương tuyệt đối tin tưởng vào sức mạnh của nhân dân, kính trọng nhân dân, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân.

 – Tấm gương của một con người nhân ái, vị tha, khoan dung, nhân hậu, hết mực vì con người.

 – Tấm gương cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, đời riêng trong sáng, nếp sống giản dị và đức khiêm tốn phi thường.

  Bước 5 Chuẩn bị các phương tiện, tài liệu có liên quan đến việc dạy học tích hợp.

  Bước 6: Xác định phương pháp dạy học tích hợp cho phù hợp với từng nội dung cụ thể của bài học(Chọn phương pháp tối ưu nhất phù hợp với từng kiểu bài kinh tế, văn hoá – xã hội, quân sự). Đây là bước quan trọng nhất quyết định sự thành công của tiết dạy.

  Trong quá trình giảng dạy lịch sử lớp 9 bản thân đã nghiên cứu và thống kê những bài sau đây có tiềm năng trong việc tích hợp tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vào trong giảng dạy với những chủ đề và nội dung tích hợp như sau:

Lớp Tên bài Chủ đề tích hợp Mức độ tích hợp Nội dung tích hợp
 

 

 

9

Bài 15:

 Phong trào CMVN sau chiến tranh thế giới thứ nhất.

Giáo dục tinh thần đấu tranh, ý thức trách nhiệm đối với đất nước.  

 

Liên hệ

-Ảnh hưởng của CM tháng Mười và CM thế giới đến VN

-Phong trào yêu nước và phong trào công nhân (1919-1925)

Bài 16: Những hoạt động của NAQ ở nước ngoài (1919-1925) Giáo dục tinh thần vượt qua mọi khó khăn gian khổ quyết tâm tìm đường cứu nước  Liên hệ  Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc tìm thấy con đường cứu nước, giải phóng dân tộc.
Bài 18:

Đảng cộng sản Việt Nam ra đời

Ý thức trách nhiệm đối với đất nước Từng phần, mục: Hội nghị thành lập ĐCS VN -Vai trò công lao của NAQ đối với việc thống nhất 3 tổ chức Cộng Sản thành ĐCSViệt Nam.

-Nguyễn Ái Quốc soạn thảo Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt đề ra đường lối cơ bản của CM Việt Nam.

Bài 19: Phong trào CMVN trong những năm 1930-1935 Giáo dục tinh thần đấu tranh của giai cấp công nhân và nông dân chống ĐQ, PK giành ĐLDT Liên hệ Trong những năm 1930-1931, ở Việt Nam diễn ra một phong trào đấu tranh của công-nông dưới sự lãnh đạo của Đảng.

 

Bài 21:

Việt Nam trong những năm (1939-1945)

 

Liên hệ thấy được tinh thần và quyết tâm đấu tranh của Hồ Chí Minh.

 

Liên hệ CTTG thứ hai bùng nổ, quân phiệt Nhật vào Đông Dương, hàng loạt các cuộc khởi nghĩa vũ trang đã nổ ra: Khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kì và Binh biến Đô Lương.
Bài 22: Cao trào cách mạng tiến tới Tổng khởi nghĩa cách mạng tháng Tám 1945

 

Ý thức trách nhiệm đối với đất nước.

 

Liên hệ -Ngày 28/1/1941, Nguyễn Ái Quốc về nước triệu tập Hội nghị TW8 tại Pác Pó (Cao Bằng) từ ngày 10 đến 19/5/1941.

-Chủ trương mới của Đảng:

  +Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.

  +Tạm gác khẩu hiệu “đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày”.

  +Thành lập Mặt trận VM

-Sự phát triển lực lượng:

  +Lực lượng chính trị: Mặt trận Việt Minh được thành lập ngày 19/5/1941.

  +Vai trò của HCM đối với sự ra đời của mặt trận Việt Minh.

Bài 23: Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 và sự ra đời nước Việt Nam dân chủ cộng hoà

 

Giáo dục công lao to lớn của Hồ Chí Minh đối với thắng lợi của cách mạng tháng Tám 1945.

 

Liên hệ -Trước thời cơ cách mạng đã chín muồi Hồ Chí Minh đã chủ trì Hội nghị toàn quốc của Đảng quyết định phát động Tổng khởi nghĩa .

-Đại hội quốc dân Tân Trào nhất trí tán thành quyết định Tổng khởi nghĩa, thông qua 10 chính sách của Mặt trận Việt Minh, lập Uỷ ban giải phóng dân tộc Việt Nam, quyết định quốc kì, quốc ca.

-Khi cách mạng  thắng lợi Hồ Chí Minh đã đọc tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.

Bài 24:

Cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ chính quyền dân chủ nhân dân (1945-1946)

Giáo dục tinh thần yêu nước, những sách lược khôn khéo mềm dẻo của Hồ Chí Minh trong việc đối phó với thù trong giặc ngoài. Liên hệ Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân ta đã tiến hành đấu tranh chống giặc đói, giặc dốt, khó khăn về tài chính và giặc ngoại xâm.

 

Bài 25: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950) Giáo dục tinh thần yêu nước quyết tâm chống Pháp của Người

 

Liên hệ Khi Pháp quyết tâm cướp nước ta một lần nữa, thì Người ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, thể hiện quyết tâm và đường lối kháng chiến của dân tộc ta.

 

Bài 26:

Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1950-1953)

 

Giáo dục tinh thần yêu nước quyết tâm chống Pháp của Người

 

Liên hệ Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa cuộc kháng chiến chống Pháp phát triển. Với các sự kiện Hồ Chí Minh trực tiếp ra trận ở chiến dịch Biên giới 1950, Bác tham gia chủ trì đại hội toàn quốc lần thứ hai của Đảng (1951)… giáo dục tinh thần không sợ hi sinh, gian khổ trực tiếp tham gia chiến dịch, xây dựng đường lối cho cách mạng Việt Nam trong Đại hội Đảng lần thứ hai.
Bài 27: Kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi

 

Giáo dục tấm gương tận tuỵ đối với cách mạng Việt Nam của Người.

 

Liên hệ Cuộc kháng chiến của nhân dân ta ngày càng phát triển, quân và dân đã mở các cuộc tiến công chiến lược trong Đông-Xuân 1953-1954, đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ góp phần kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp. Hồ Chí Minh cùng Bộ Chính trị bàn kế hoạch đánh Điện Biên Phủ.
Bài 28:

Xây dựng CNXH ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ  và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954-1965)

Liên hệ với tấm gương Bác Hồ, giáo dục tinh thần lao động, chiến đấu cho học sinh

 

Liên hệ Trong những năm 1954-1965, nhân dân hai miền thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược khác nhau: miền Bắc tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và đạt nhiều thành tựu; miền Nam chống Mĩ và tay sai giành nhiều thắng lợi.

 

Bài 29:

Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ, cứu nước (1965-1973)

Liên hệ với tấm gương Bác Hồ, giáo dục tinh thần lao động, chiến đấu cho học sinh. Liên hệ Trong những năm 1965-1973, nhân dân ta vừa trực tiếp chiến đấu chống Mĩ ở miền Nam, đánh bại chiến tranh cục bộ, Việt Nam hoá chiến tranh vừa sản xuất ở miền Bắc.
Bài 30:

Hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1973-1975)

Liên hệ với tấm gương Bác Hồ, giáo dục tinh thần   chiến đấu thực hiện Di chúc thiêng liêng của Người. Liên hệ Cả nước tập trung cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

 

Bài 31:

Việt Nam trong  Những năm đầu sau đại thắng mùa Xuân 1975

Giáo dục tinh thần đoàn kết của Hồ Chí Minh.

 

Liên hệ Thông qua sự kiện thống nhất đất nước về mặt Nhà nước.

 

Bài 33: Việt Nam trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (1986-2000) Giáo dục tinh thần lao động sáng tạo

 

Liên hệ Tiến hành công cuộc đổi mới của Đảng và nhân dân ta.

 

V.2. Một số ví dụ cụ thể:

Ví dụ 1: Khi dạy bài 16: Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài (1919-1925). Chủ đề tích hợp của bài này là giáo dục tinh thần vượt qua mọi khó khăn gian khổ quyết tâm tìm đường cứu nước. Trước hết, GV gợi cho HS nhớ lại những nét chính hoạt động của Người từ năm 1911 đến khi chiến tranh thế giới kết thúc người đã đi bôn ba khắp các châu lục và làm nhiều nghề để sống từ phụ bếp, bồi bàn, quét tuyết… rồi sau đó quay trở về Pháp.

-Gv hỏi: Nêu những hoạt động đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc ở Pháp, ý nghĩa của những hoạt động đó?

-HS thảo luận rồi trả lời.

-GV chốt: Sau chiến tranh thế giới I, các nước thắng trận họp tại Vec-xai, Nguyễn Ái Quốc gửi đến Hội nghị “Bản yêu sách 9 điểm” đòi quyền tự do, dân chủ, bình đẳng cho nhân dân Việt Nam. Đồng thời, Nguyễn Ái Quốc đọc luận cương của Lê nin.

-Gv hỏi: Việc Nguyễn Ái Quốc đọc Luận cương của Lê nin có ý nghĩa gì?

-HS thảo luận, trả lời.

-GV chốt lại bằng cách đọc đoạn tư liệu nói về cảm xúc của Người: “Luận cương của Lê nin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao. Tôi vui mừng đến phát khóc. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to như đang nói trước quần chúng đông đảo: Hỡi đồng bào bị đoạ đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!

          Qua nội dung tích hợp trên giáo viên đã giáo dục cho học sinh tinh thần vượt qua mọi khó khăn gian khổ để đạt được mục đích của mình đề ra, không trông chờ, phó thác hoặc nhụt chí trước những khó khăn, thử thách.

Ví dụ 2: Khi dạy bài 18: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ở mục I. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Chủ đề tích hợp của mục này là ý thức trách nhiệm đối với đất nước, với dân tộc.

 Trước hết, GV cho HS đọc đoạn đầu sgk và nêu câu hỏi: Với sự ra đời 3 tổ chức cộng sản, phong trào cách mạng Việt Nam có những ưu điểm, hạn chế gì?

HS trả lời: + Ưu điểm Ba tổ chức cộng sản ra đời thúc đẩy phong trào dân tộc, dân chủ phát triển mạnh mẽ.

                 + Hạn chế: Hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng lẫn nhau.

GV hỏi: Yêu cầu cấp bách của cách mạng Việt Nam là phải làm gì?

HS trả lời: Cần có một chính đảng thống nhất.

GV kết luận: Trước yêu cầu trên với tư cách là phái viên Quốc tế Cộng sản,  Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ tóm tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo.

           Qua nội dung tích hợp trên,  giáo viên đã giáo dục cho học sinh công lao to lớn của Nguyễn Ái Quốc trong việc sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam đồng thời đã đề ra đường lối cơ bản của cách mạng Việt Nam. Từ đó học sinh có ý thức trách nhiệm của mình đối với đất nước, với dân tộc trong giai đoạn hiện nay.

Ví dụ 3: Dạy bài 22: Cao trào cách mạng tiến tới tổng khởi nghĩa tháng tám 1945 ở mục I. Mặt trận Việt Minh ra đời (19.5.1941)

GV hỏi: Trước tình hình thế giới có nhiều chuyển biến Nguyễn Ái Quốc đã

làm gì?

HS trả lời: Nguyễn Ái Quốc về nước triệu tập hội nghị trung ương Đảng lần thứ 8 và trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

GV kết luận: Sau 30 năm tìm đường cứu nước và hoạt động ở nước ngoài ngày 28.1.1941 Nguyễn Ái Quốc về nước triệu tập hội nghị trung ương Đảng lần thứ 8  tại Pác Bó ( Cao Bằng)

GV hỏi: Chủ trương mới của Đảng trong thời kỳ này như thế nào?

HS: Thảo luận và trả lời.

GV kết luận: Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, tạm gác khẩu hiệu “ Đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày”, thành lập Mặt trận Việt Minh. Như vậy, Hồ Chí Minh đã có vai trò to lớn đối với sự ra đời của Mặt trận Việt Minh. Từ đó cho học sinh thấy được vai trò, trách nhiệm của Bác đối với dân tộc, đối với đất nước.

Ví dụ 4: Dạy bài 24: Cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ chính quyền dân chủ nhân dân (1945-1946). Mục III. Diệt giặc đói, giặc dốt và giải quyết khó khăn về tài chính.

Gv khai thác bức tranh hình 42 sgk: Nhân dân Nam Bộ cứu giúp đồng bào bị đói ở Bắc Bộ (10/1945) có thể đưa ra câu hỏi: Bức tranh nói lên điều gì? Thể hiện tinh thần tương thân tương ái của người Việt, sẵn sàng nhường cơm sẻ áo, lá lành đùm lá rách, tinh thần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau. Thể hiện lòng nhân ái của con người, đó là truyền thống tốt đẹp mà trong hoàn cảnh cấp thời Đảng ta triệt để phát huy.

-Gv lên hệ hình ảnh Bác Hồ: Thực hiện mỗi ngày nhịn ăn một bữa, mỗi bữa bớt đi một nắm để quyên góp gạo, giải quyết nạn đói . Qua việc tích hợp giáo dục cho học sinh niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng; bài học về cần, kiệm, liêm, chính, nói đi đôi với làm.

Ngoài việc tích hợp thông qua giảng dạy giáo viên cần nhấn mạnh, khắc sâu nội dung cần giáo dục qua những câu hỏi củng cố, luyện tập và đưa nội dung này vào trong việc kiểm tra đánh giá học sinh. Sau đây là một số dạng câu hỏi trắc nghiệm và tự luận để kiểm tra, đánh giá lồng ghép tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh vào trong giảng dạy bộ môn lịch sử lớp 9.

Câu 1: Đánh dấu x vào câu trả lời đúng về công lao của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam.

  1. Tìm ra con đường cứu nước đúng cho dân tộc Việt Nam
  2. Truyền bá chủ nghĩa Mác- Lê Nin vào Việt Nam
  3. Thành lập hội Việt Nam cách mạng thanh niên
  4. Thống nhất ba tổ chức cộng sản thành Đảng cộng sản Việt Nam

Câu 2: Hãy nối thời gian với sự kiện sao cho đúng về những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài

Thời gian Sự kiện
Tháng 6 -1919 Tham gia đại hội của Đảng xã hội Pháp
Tháng 7-1920 Đọc sơ khảo luận cương của Lê Nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa
Tháng 12-1920 Tham gia đại hội lần V của Quốc tế cộng sản
  Năm 1924 Gởi bản yêu sách đến hội nghị Véc xai

Câu 3: Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng

          Địa điểm diễn ra hội nghị thành lập Đảng năm 1930?

  1. Ma Cao B. Hương Cảng
  2. Đài Loan D. Quảng Châu

Câu 4: Người soạn thảo Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt là:

  1. Trần Phú B. Nguyễn Ái Quốc
  2. Nguyễn Văn Cừ D. Hồ Tùng Mậu

Câu 5: Hãy cho biết sự ra đời, hoạt động của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên?

Câu 6: Trình bày những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam? Nêu vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với sự thành lập Đảng?

  1. Kết quả thu được qua khảo nghiệm.

Việc tích hợp tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh vào trong giảng dạy lịch sử là một việc làm rất khó, nếu như giáo viên không xác định được nội dung và lựa chọn phương pháp tích hợp cho phù hợp thì việc tích hợp trở nên cứng nhắc, khô khan, học sinh cảm thấy nhàm chán. Vì vậy, trong quá trình soạn giảng giáo viên phải suy nghĩ, tìm tòi những biện pháp tích hợp sao cho nhuần nhuyễn, tránh áp đặt để cho học sinh suy nghĩ và nói lên được những chính kiến riêng của mình sau đó giáo viên kết luận và liên hệ giáo dục cho các em. Với cách dạy học  như vậy các em dễ nhớ sự kiện, hiểu được bản chất của sự kiện trên cơ sở đó để hình thành khái niệm và rút ra quy luật lịch sử. Nhờ vậy mà trong hai năm gần đây nhận thức của học sinh lớp 9 có chuyển biến tích cực, các hội thi kể chuyện và tìm hiểu về Bác Hồ được các em tham gia đông đảo và có chất lượng. Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh được các em hưởng ứng và ngày càng đi vào chiều sâu, từ nhận thức các em đã biến thành những hành động cụ thể của mình. Đồng thời chất lượng của bộ môn lịch sử trong những năm gần đây được nâng cao đáng kể.

      Đề tài này được đưa vào áp dụng trong năm học 2018-2019 đã đem lại những kết quả khả quan, qua phân tích kết quả các bài kiểm tra có nội dung tích hợp tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh với bài kiểm tra không có nội dung tích hợp ở lớp 9 trong năm học kết quả có chuyển biến rõ rệt thể hiện:

  Từ TB trở lên  Dưới TB
Không tích hợp       78.3 %    21.7%
Có tích hợp       92.8 %     7.2%
So sánh       Tăng 14.5%    Giảm 14.5%

    Từ kết quả trên, bản thân nhận thấy rằng việc tích hợp tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh vào trong giảng dạy bộ môn lịch sử cũng góp phần nâng cao chất lượng của bộ môn. Kết quả cụ thể như sau:     

Khối lớp   Giỏi  Khá Trung bình  Yếu   TB trở lên
9 17.4 32.9 39.1 10.6 89.4
9 29.6

 

34.6

 

31.1

 

4.7 95.3

 

9 39.8 35.3 23.1 1.8 98.2

 

  1. Kết luận:

Để thực hiện việc tích hợp tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh vào trong giảng dạy lịch sử lớp 9, bản thân tôi luôn nghiên cứu để lựa chọn nội dung và phương pháp tích hợp sao cho có hiệu quả, phù hợp với đặc thù bộ môn và đối tượng học sinh.

Trước hết tôi xác định những dạng bài có ưu thế trong việc tích hợp, dựa vào mục tiêu của bài để xác định kiến thức, kỹ năng, thái độ cần đạt, chủ đề, nội dung và phương pháp tích hợp của từng dạng bài, tránh trình trạng tích hợp một cách lan man, gượng ép, cứng nhắc gây nên sự nhàm chán, quá tải cho học sinh.

Qua thực tế cho thấy, khi áp dụng đề tài này đã giúp cho học sinh có chuyển biến  tốt về nhận thức, có lập trường tư tưởng vững vàng, tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng và nhà nước, có tinh thần vượt khó, đồng thời  giáo dục cho học sinh tư tưởng đạo đức tốt, biết yêu quê hương-đất nước, biết kính trọng những người đã hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Từ đó vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống thực tế, bằng những việc làm cụ thể của mình. Đồng thời kết quả học tập của bộ môn lịch sử 9 cũng không ngừng nâng cao. Nếu vận dụng tốt đề tài này chúng ta đã hưởng ứng tốt cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” do Bộ chính trị đề ra.

Bấm vào đây để tải file Word

Copyright 2019 © Kinh nghiệm dạy học | Thiết kế bởi Web Bách Thắng