Một số trò chơi tích cực trong giảng dạy Âm nhạc ở Trường Tiểu học

Một số trò chơi tích cực trong giảng dạy Âm nhạc ở Trường Tiểu học.

  1. Lý do chọn biện pháp:

Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật dùng các hình tượng âm thanh phản ánh cuộc sống xung quanh chúng ta, như hội họa bằng sức mạnh của đường nét, hình khối, màu sắc, văn thơ bằng sức mạnh của ngôn từ… Âm nhạc bằng sức mạnh lớn lao của âm thanh thể hiện được những gì mà con người đã trải qua:  niềm vui sướng, nỗi khổ đau, sự chống đối, những khát vọng, ước mơ… Phải chăng có những lúc chúng ta cũng rất xúc động khi hát lên câu ca nào đó mà cứ tưởng như tiếng nói của chính mình. Thậm chí có khi chính những âm thanh ấy như  muốn nhắc nhở trong tâm tư thầm kín của chúng ta hãy sống sao cho tốt đẹp hơn, hãy hành động với ý nghĩa là“con người”. Âm nhạc là thế đó! Nó là một nhu cầu tất yếu không thể thiếu trong đời sống tinh thần của mỗi con người chúng ta.

Đối với trẻ em, Âm nhạc là một trong những nhu cầu tất yếu trong đời sống tinh thần của trẻ. Trẻ em được tham gia ca hát là được tự hoạt động để nhận thức thế giới xung quanh và bản thân mình. Những hình tượng âm thanh của bài hát, bản nhạc tác động vào cảm xúc của các em, giúp cho việc phát triển trí tuệ, óc tưởng tượng và có tác dụng giáo dục tình cảm đạo đức, tạo điều kiện cho các em phát triển hoàn chỉnh, cân đối về tâm hồn trí tuệ và thể chất để khi rời ghế nhà trường các em sẽ có đủ khả năng tiếp tục tự hoàn thiện mình.

Âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật góp phần tạo nên ở học sinh những cảm xúc thẩm mỹ, những tình cảm đẹp đẽ, phát triển tâm hồn tự nhiên và trong sáng. Những bài hát có nội dung gắn bó với cuộc sống của các em luôn gần gũi và yêu thương như một tiếng gà gáy, một bông lúa quê hương, thắm đượm tình  cảm bạn bè, vui tươi và ấm áp sẽ để lại những dấu ấn đẹp đẽ trong tâm hồn vốn giàu cảm xúc của trẻ. Đó là những nguồn sống tiếp thêm sức mạnh cho trẻ, giúp các em rèn luyện bản thân mình trong cuộc sống. Thông qua các bài hát, điệu múa, các em có thể rèn luyện các phẩm chất tốt như : tinh thần trách nhiệm, tính kỷ luật, lòng tin, tình đoàn kết … vv.

Mỗi bài hát có nét đẹp nghệ thuật riêng và có sức hấp dẫn, cảm hóa người nghe, gây nên những cảm xúc thẩm mỹ khác nhau ở mỗi trẻ. V.A Xukhomlinxki đã từng nhấn mạnh rằng “ Bài hát mở ra trước đứa trẻ vẻ đẹp của thế giới”, và “Bài hát củng cố sự nhìn nhận thế giới một cách thi vị” mà “thiếu cái đó thì con người ngay từ những năm thơ ấu đã không có được những giai điệu yêu thích”. Khi hát, các em cảm nhận được cái hay, cái thi vị của chất liệu cuộc sống. Tất cả những điều đó như giúp các em trở về với cuộc sống đời thường của một bản làng xa xôi, của một rừng cọ xòe ô che nắng, của lũy tre xanh, của mái trường thân yêu, của màu áo chú bộ đội…vv… Những giai điệu bằng hình ảnh đó tạo nên ở trẻ tình yêu quê hương đất nước, yêu những con người đang ngày đêm sống và lao động vì một tương lai sáng của dân tộc, của toàn thế giới.

Từ những lý do trên, tôi đã mạnh dạn viết đề tài: “Một số trò chơi tích cực trong giảng dạy Âm nhạc ở Trường Tiểu học. Hy vọng với kinh nghiệm nhỏ bé của mình sẽ góp phần nào làm phong phú kho tàng trò chơi học tập nói chung và trò chơi áp dụng cho môn Âm nhạc nói riêng, đồng thời sẽ góp phần làm giảm bớt nỗi băn khoăn lo lắng của các bạn đồng nghiệp muốn khám phá những trò chơi nâng cao chất lượng giảng dạy Âm nhạc trong nhà trường. Và đây cũng là dịp tiếp thu ý kiến của mọi người để bản thân tôi ngày càng hoàn thiện hơn.

  1. 2. Nội dung các giải pháp:
  2. Trò chơi Ô chữ kỳ diệu :

– Trò chơi này ta có thể áp dụng cho phần giới thiệu bài hoặc củng cố nội dung trong phân môn dạy hát. Giáo viên có thể cho ra một ô chữ nói về nội dung của bài, tên tác giả, hoặc những chi gợi ý có liên quan đến bài hát để học sinh giải mã ô chữ và tìm ra yêu cầu của giáo viên.

Ví du 1 : – Giới thiệu bài hát sẽ học trong tiết 28, Âm nhạc 3, bài hát Chú ếch con. Ta tiến hành :

+ Ô chữ của cô có 9 chư cái, nói về một con vật mà thường kêu vào lúc trời chuẩn bị mưa sau khi trời tạnh mưa, nó còn có bà con họ hàng với  con vật có hình dáng sần sùi được xem là “ Cậu ông trời”…

C H U Ê C H C O N

+ Gọi học sinh lần lượt đoán ô chữ :

  • Chữ C : có 3 chữ 
  • Chữ H : có 2 chữ 
  • Chữ U : có 1 chữ 
  • Chữ O : có 1 chữ 
  • Chữ N : có 1 chữ
  • Chữ Ê : có 1 chữ  Ê.

Ví dụ 2 : – Củng cố bài cho tiết 27, bài Tiếng hát bạn bè mình, môn Nghệ thuật 3, phân môn Âm nhạc. Ta tiến hành :

+ Ô chữ của Cô có 10 chữ cái, đó chính là nội dung của bài hát mà chúng ta vừa được học – bài hát Tiếng hát bạn bè mình, sáng tác của Lê Hoàng Minh.

Y Ê U H O A B I N H

+ Gọi học sinh lần lượt đoán ô chữ :

  • Chữ Y : có 1 chữ Y.
  • Chữ O : có 1 chữ O.
  • Chữ N : có 1 chữ N.
  • Chữ A : có 1 chữ A.
  • Chữ H : có 2 chữ H.
  • Chữ Ê : có 1 chữ Ê.
  • Chữ I : có 1 chữ I.
  • Chữ B : có 1 chữ B.
  • Chữ U : có 1 chữ U.

+ Củng cố : Ô chữ các chúng ta vừa giải chính là ước mơ của tuổi thơ như trong bài bài hát mà chúng ta vừa học, tuổi thơ luôn ước mơ được sống trong hòa bình, thế giới không có chiến tranh và cuộc đời vang lên tiếng hát. Nội dung đó được thể hiện trong bài hát Tiếng hát bạn bè mình, một sáng tác của nhạc sĩ Lê Hoàng Minh.

@ Lưu ý : Khi sử dụng trò chơi này, đòi hỏi người giáo viên của chúng ta phải có những thao tác nhanh nhẹn, chọn ô chữ phù hợp với khả năng thực hiện của mình, nội dung của ô chữ phải cô đọng, xúc tích, tránh dài dòng gây sự lúng túng khi giáo viên chưa thực hiện thuần thục, tránh mất thời gian vì ô chữ quá khó và quá dài.

  1. Trò chơi Hãy lắng nghe :

– Cũng như trò chơi Ô chữ kỳ diệu, trò chơi này ta cũng áp dụng cho phần giới thiệu hoặc củng cố bài trong phân môn dạy hát. Trò chơi này ta sử dụng cách là cho học sinh nghe một bản nhạc có nội dung tương tự như nội dung bài sẽ học hoặc nội dung bài muốn củng cố, dùng bài hát được nghe để nói hộ điều mình muốn truyền đạt trong các bài tiếp theo, học sinh sẽ khắc sâu hơn kiến thức và có cơ hội phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc của mình, hay nói cách khác là được nghe nhạc.

Ví dụ1: Dạy tiết 8, bài Trên ngựa ta phi nhanh, sáng tác của nhạc sĩ Phong Nhã. Tiến hành như sau :

+ Cho học sinh nghe bài hát Đội ca, hoặc Đội ta lớn lên cùng đất nước, Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng … hoặc bất kỳ một trong những sáng tác của nhạc sĩ Phong Nhã, đồng thời đưa ra 3 đáp án tên nhạc sĩ lên bảng phụ  cho học sinh quan sát và chọn đáp án đúng tên nhạc sĩ sáng tác bài hát vừa được nghe :

 +  Đặt câu hỏi với học sinh :

  • Cô đố em nào đoán ra bài hát trên là do nhạc sĩ nào sáng tác ? có 3 đáp án như trên, bạn nào hãy cho cô biết đáp án nào là đúng ? ( Nhạc sĩ Phong Nhã ).
  • Hãy kể một vài bài do nhạc sĩ Phong Nhã sáng tác mà em biết ?

+ Cùng với lớp tuyên dương những học sinh trả lời đúng.

+ Dẫn vào bài hát sẽ học, ngoài các bài hát như Cùng nhau ta đi lên, Đội ta lớn lên cùng đất nước, Đội ta làm kế hoạch nhỏ… hôm nay chúng ta sẽ được học một bài hát nữa cũng của nhạc sĩ Phong Nhã sáng tác tặng các em thiếu nhi chúng ta, bài hát Trên ngựa ta phi nhanh.

Ví dụ 2 : Tiết 22, ôn tập bài hát  Bàn tay mẹ … môn Âm nhạc 4. Ta tiến hành:

+ Cho học sinh nghe bài hát Công cha nghĩa mẹ, sáng tác của nhạc sĩ Lê Quốc Thắng. ( hoặc một trong những bài hát có nội dung nói lên tình yêu bao la của cha mẹ … ).

+ Đặt câu hỏi với học sinh :

  • Ai cho cô biết bài hát chúng ta vừa nghe nói lên điều gì ?
  • Nội dung bài hát nói lên tình yêu vô bờ bến của cha mẹ mà chúng ta sẽ ghi nhớ suốt đời. Vậy trong tiết học hôm nay chúng ta có hát bài hát nào có nội dung như bài hát vừa nghe không ?

+ Dẫn vào phần củng cố bài : đúng rồi, cũng như bài hát chúng ta vừa được nghe, hôm nay chúng ta cũng vừa ôn một bài hát có nội dung giống như thế, bài hát tuy không nhắc đến cha, nhưng nói lên tình cảm bao la của người mẹ đáng kính của chúng ta, mà khi nghĩ đến mẹ thì chắc rằng chúng ta cũng sẽ nghĩ đến Cha… bài hát Bàn tay mẹ, thơ của Tạ Hữu Yên, nhạc của Bùi Đình Thảo.

Lưu ý : Trò chơi này lưu ý giáo viên phải sưu tầm nhiều bài hát thiếu nhi, có nội dung liên quan đến các tiết dạy mà ta nhận thấy phù hợp để áp dụng. Bài hát dành cho trò chơi này phải có nội dung sát thực, gần gũi và phù hợp với tính chất, nội dung bài  mà giáo viên cần truyền tải.

  1. Trò chơi Hòa bè :

– Trò chơi Hòa bè được áp dụng cho phân môn Tập đọc nhạc trong chương trình Âm nhạc 4 và 5. Sau khi hoàn chỉnh bài Tập đọc nhạc, giáo viên có thể tiến hành trò chơi một cách đơn giản và ngắn gọn, hoặc tiến hành cho chơi ở tiết ôn bài TĐN sau đó. Trò chơi giúp học sinh phát huy khả năng độc lập giữ bè của mình và khả năng cảm thụ cả những giai điệu của bè mình đang giữ cũng như giai điệu bè của bạn. Ta chia lớp thành 2 dãy, mỗi dãy giữ 1 bè, bè 1 là giai điệu của bài TĐN vừa học, bè 2 là những âm mà giáo viên chọn trong bài, tùy mỗi bài và mức độ học tập của học sinh mà giáo viên chọn âm đơn giản, ít nhưng vẫn cụ thể.

Ví dụ 1 : Bài TĐN số 6Múa vui”. Tiết 22, phân môn TĐN, Âm nhạc 4. Ta tiến hành như sau :

+ Chia lớp thành 2 dãy, dãy 1 sẽ xướng giai điệu chính của bài TĐN số 6, dãy 2 sẽ xướng các âm có dạng hình thoi và sau mỗi âm là ngân dài 2 phách theo hướng dẫn sau đây :

+ Trước khi cho 2 dãy thực hiện, giáo viên làm mẫu bằng cách xướng bè phụ các âm Đô Son, cả lớp xướng giai điệu bài TĐN.

+ Cho 2 dãy thay phiên nhau giữ bè chính và bè phụ.

+ Tuyên dương.

Ví dụ 2: Bài TĐN số 1 “ Cùng vui chơi”. Tiết 3, phân môn TĐN, Âm nhạc lớp 5. Ta tiến hành như sau :

+ Chia lớp thành 2 dãy, dãy 1 sẽ xướng giai điệu chính của bài TĐN số 1, dãy 2 sẽ xướng các âm có dạng hình thoi và sau mỗi âm là ngân dài 2 phách theo hướng dẫn sau đây :         

+ Trước khi cho 2 dãy thực hiện, giáo viên làm mẫu bằng cách xướng bè phụ các âm Son Đô, cả lớp xướng giai điệu bài TĐN.

+ Cho 2 dãy thay phiên nhau giữ bè chính và bè phụ.

+ Tuyên dương.

@ Lưu ý : Trò chơi hòa bè đòi hỏi giáo viên phải tập luyện kỹ trước thật nhuần nhuyễn để không bị mất nhiều thời gian của tiết học, giáo viên cần nắm vững, chính xác cao độ các âm đã chọn để hòa bè cho chính xác, hoặc phải sử dụng đàn để lấy cao độ chuẩn của các âm đó. Âm hòa bè cho các bài TĐN trong phân môn TĐN của chương trình Âm nhạc 4, 5 chủ yếu là 2 âm Đô và Son là phù hợp và hiệu quả nhất, vì theo nghiên cứu của tôi thì các các bài TĐN trên đều ở giọng Đô trưởng.

  1. Trò chơi Thử tài trí nhớ :

– Trò chơi Thử tài trí nhớ được áp dụng trong các tiết ôn tập bài hát,giáo viên chọn những từ có trong các câu hát của các bài đã học, ghi các từ được chọn lên bảng phụ, khi giáo viên chọn từ nào, cùng lúc đánh giai điệu 1 nửa câu hát đó, đố học sinh đoán câu hát đó và hát lên, ai hát đúng câu hát đó và trả lời đúng tên bài hát, người đó thắng cuộc.

Ví dụ 1 : Tiết 7, Ôn tập bài hát Con chim hay hót…, Âm nhạc 5. Ta tiến hành như sau :

  • Chọn từ hót. Giáo viên đánh giai điệu 1 đoạn sau :

+ Gọi học sinh đoán câu hát, hát lên câu hát đó. ( câu “ Con chim hay hót nó đứng nó hót cành đa.”).

+ Tuyên dương.

  • Chọn từ ” Giáo viên đánh giai điệu 1 đoạn sau :

+ Gọi học sinh đoán câu hát, hát lên câu hát đó.( cho câu “ Nó hót le te la ta

 ( mà ) nó bay vô nhà.”).

+ Tuyên dương.

Ví dụ 2 : Tiết 17, Ôn tập 3 bài hát : Lớp chúng ta đoàn kết, Con chim non, Ngày mùa vui, Âm nhạc 3. Ta tiến hành như sau :

  • Chọn từ Giáo viên đánh giai điệu 1 đoạn nhạc sau :

+ Gọi học sinh đoán và hát lên câu hát đó, cho biết tên bài hát ? Dân ca nước nào ? (câu : “ Bình minh lên có con chim non hòa tiếng hót véo von, trong bài Con chim non, dân ca Pháp ).

+ Tuyên dương.

  • Chọn từ đoàn. Giáo viên đánh giai điệu 1 đoạn nhạc sau :

 + Gọi học sinh đoán và hát lên câu hát đó, cho biết tên bài hát ? Dân ca nước nào ? ( câu “ Quyết kết đoàn giữ vững bền. Giúp đỡ nhau xứng đáng trò ngoan.”, bài hát Lớp chúng ta đoàn kết, sáng tác của Mộng Lân ).

+ Tuyên dương.

  • Chọn từ mùa. Giáo viên đánh giai điệu 1 đoạn nhạc sau :

+ Gọi học sinh đoán và hát lên câu hát đó, cho biết tên bài hát ? Dân ca ? ( câu “ Hội mùa rộn ràng quê hương ấm no chan hòa yêu thương.”, bài hát Ngày mùa vui, dân ca Thái, lời mới Hoàng Lân ).

Lưu ý : Trò chơi Thử tài trí nhớ có thể áp dụng theo cách giáo viên đố trực tiếp các học sinh dưới lớp, hoặc có thể chia làm hai đội thi đua nhau, tùy vào thời gian và tình hình lớp, giáo viên chọn hình thức chơi cho phù hợp.

  1. Trò chơi Ai nhanh hơn :

– Trò chơi này áp dụng để học sinh có phản xạ nhanh trong việc nhớ thứ tự các nốt nhạc từ thấp lên cao và từ cao xuống thấp. Giáo viên sẽ nói tên một nốt bất kỳ trong 7 nốt nhạc, sau đó lập tức chỉ vào một em đối diện, em đó sẽ phản xạ nhanh và nói tên nốt tiếp theo theo quy định ban đầu của giáo viên là các âm đi lên hoặc đi xuống, ai phản xạ không kịp sẽ bị loại khỏi cuộc chơi, người còn lại sẽ là người thắng cuộc.

  • Cách 1 : Quy định thứ tự các nốt nhạc đi lên như sau : Đô Rê Mi Pha Son La Si Đô. Ví dụ khi giáo viên nói Đô, rồi chỉ vào em đối diện, âm em đó sẽ nói là Rê, phản xạ thật nhanh, không được suy nghĩ lâu. Hoặc giáo viên nói La, thì âm em đó phải nói là Si, giáo viên nói Pha thì em đó nói Son…
  • Cách 2 : Quy định thứ tự các nốt nhạc đi xuống như sau : Si La Son Pha Mi Rê Đô. Ví dụ khi giáo viên nói Son, rồi chỉ vào em được chọn, âm em đó phải nói là Pha. Hoặc giáo viên nói Đô, thì âm em đó phải nói là Si, giáo viên nói Rê thì em đó nói Đô…

@ Lưu ý : Tùy theo tình hình lớp học và thời gian thực hiện tiết day, giáo viên có thể lựa chọn nhiều hình thức chơi khác nhau sao cho phù hợp. Có thể chia 2 đội, thi đua xem đội nào phản xạ nhanh hơn, hoặc cho 1 học sinh khá giỏi chơi cùng cả lớp…

  1. 3. Kết luận:

Ngạn ngữ Nhật Bản có câu: “Tri thức mở ra cho chúng ta những chân trời mới”. Và bộ môn Âm nhạc cũng là một trong những yếu tố để đưa chúng ta đến những chân trời mới lạ. “ Nhờ có âm nhạc, bạn sẽ tìm được bản thân mình những sức mạnh mới mà trước đây chưa từng thấy. Các bạn sẽ thấy cuộc đời trong những sắc thái và màu sắc khác. Âm nhạc cũng đưa bạn xích lại gần lí tưởng về con người hoàn thiện, mục tiêu của công cuộc xây dựng chủ  nghĩa cộng sản chúng ta” – Đ.SôtxatacôVich.

     Vai trò của âm nhạc đối với đời sống con người đã được khẳng định là vô cùng quan trọng. Chúng ta những giáo viên âm nhạc, hơn ai hết chúng nhận thức rất rõ điều này. Nhưng không thể chỉ có trình độ chuyên môn thôi chưa đủ, mà tình yêu âm nhạc, niềm đam mê với nghề mới giúp chúng ta đem những chân trời mới lạ trong từng câu hát đến với những học sinh thân yêu. Đó chính là tài sản quý giá mà mỗi người giáo viên phải trau dồi và gìn giữ.

     Điều này đã được Đảng và Nhà nước ta quan tâm thể hiện quan điểm đó qua các kì Đại hôi VII, VIII, IX. “Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội” mà nhìn ở góc độ nào đó thì âm nhạc cũng là văn hoá.

 Bộ GD&ĐT đã đưa chương trình âm nhạc vào chương trình THCS là hoàn toàn phù hợp với đường lối chiến lược phát triển con người của Đảng và Nhà nước. Trong bộ môn âm nhạc thì phân môn học hát là phân môn quan trọng bởi ca hát vốn là nhu cầu của con người, phù hợp với lứa tuổi thiếu niên, nó còn đem đến cho các em những cảm xúc chân thật và ảnh hưởng đến tư tưởng, tình cảm của các em.

– Được sự quan tâm, tạo điều kiện  của các cấp lãnh đạo và BGH nhà trường  tôi đã được tham gia giao lưu các chương trình có liên quan đến bộ môn Âm nhạc do Bộ tổ chức và đạt giải cao(giải nhì Piano toàn quốc). Bên cạnh đó, trong những đợt trao đổi với giáo viên trường bạn, tôi đã có dịp vận dụng những sáng kiến của mình và đã nhận được sự ủng hộ từ các đồng nghiệp động viên viết thành Sáng kiến kinh nghịêm như trên để mọi người cùng thực hiện.

– Tôi tin rằng với một số trò chơi trên một phần nào đó giảm bớt những băn khoăn suy nghĩ của các bạn đồng nghiệp, đồng thời cũng là cơ sở để các giáo viên khác dựa vào đó để phát triển thêm nhiều trò chơi mới phục vụ việc giảng dạy bộ môn Âm nhạc ở bậc Tiểu học ngày càng hiệu quả và đạt kết quả cao hơn.

BẤM VÀO ĐÂY ĐỂ TẢI BẢN WORD

Copyright 2019 © Kinh nghiệm dạy học | Thiết kế bởi Web Bách Thắng