Nâng cao kĩ năng nói cho học sinh tiểu học

Đổi mới phương pháp dạy học hiện nay đang là vấn đề cấp bách, để nâng cao chất lượng dạy học. Đó là một trong những mục tiêu quan trọng nhất trong cải cách giáo dục nước ta hiện nay và đặc biệt là ở đơn vị tôi. Tuy nhiên, việc phương pháp dạy học là một công việc lâu dài, khó khăn đòi hỏi rất nhiều về thời gian, năng lực của đội ngũ giáo viên. Do đó,  để đẩy mạnh việc ứng dụng và phát triển dạy học có hiệu quả trong thời gian tới, không có gì khác hơn là giáo viên cần quan tâm đến những ưu điểm để làm bàn đạp nhằm nâng cao chất lượng dạy học, chất lượng kiến thức học sinh tiếp thu được ở phương phương dạy học. Bên cạnh đó, có sự chỉ đạo đầy đủ, đồng bộ, thống nhất bằng các văn bản mang tính pháp lý để các trường học có cơ sở lập đề án, góp phần làm thay đổi nội dung, phương pháp, hình thức dạy học và quản lý giáo dục, tạo nên sự kết hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội thông qua mạng, để tiến đến một xã hội học tập.

Tạo kĩ năng nói qua hình thức kể chuyện phân vai: Ở đây ta hiểu rằng phân vai là gì? Phân vai có nghĩa là các em được nhập vai từng nhân vật trong câu chuyện sau đó được thể hiện từng giọng nói, tính cách của nhân vật, để làm được điều ddosbawts buột học sinh phải tư duy, sáng taojddeer khi nhập vai, phát ngôn,thái độ cử chỉ của mình khiến cho các bạn ngồi dưới theo dõi cảm thấy hay và hứng thú. Đây là cơ hội tốt nhất để giáo viên hướng học sinh vào hoạt động tự sản sinh lời nói của các em.

        Ví dụ: khi phân vai kể lại câu chuyện Một trí khôn hơn trăm trí khôn các em được nhập vai thợ săn, cáo, gà – giọng của nhân vật sẽ thể hiện một cá tính, cá tính nhân vật thể hiện thái độ sống, bài học của trẻ.

       Như vậy, đóng vai cũng là hình thức dạy và học tối ưu để tạo ra kĩ năng nói cho học sinh trong quá trình giao tiếp.

    * Tạo kĩ năng nói qua hình thức tổ chức dạy học và phương pháp dạy học: phương pháp dạy học là mấu chootsraats quan trọng, việc đổi mới phương pháp dạy học được thể hiện trong chương trình mới đó là tập trung vào cách dạy học, là giúp học sinh có nhu cầu tự học, sự tác động qua lại giữa giáo viên và học sinh để phát triển khả năng của từng học sinh.

      Phân môn kể chuyện trong chương trình mới được thay đổi hoàn toàn về phương pháp, từ cách tổ chức đến phương pháp dạy, đó là dạy theo nhóm, lớp, cá nhân… so với trước kia là học sinh chỉ được học theo cả lớp dưới sự chỉ đạo của giáo viên thì ở phương pháp mới giúp cho học sinh phát triển tạo kĩ năng nói trước lớp, trước đám đông một cách tự nhiên.

  Ví dụ: Chim Sơn Ca và bông Cúc Trắng, câu chuyện có bốn đoạn, giáo viên chia bốn nhóm, học sinh tự hoạt động nhóm và tìm ra cách kể lại đoạn của mình qua các gợi ý đó và nói sao để tạo thành đoạn đúng và phù hợp với nội dung của đoạn.

     Qua đây ta thấy rõ rằng phương pháp kể chuyện mới này đã có những ưu điểm nổi bậc là học sinh được chủ động trong việc nghe – nói và ngôn ngữ nói của các em tăng lên theo phản xạ trí tuệ của các em.

   * Tạo kĩ năng nói bằng hình thức hội thoại  – giao tiếp: Để thực hiện được giải pháp này có hiệu quả và đây là biện pháp tạo ra kĩ năng nói cho các em tốt nhất bởi các em được giao tiếp bằng ngôn ngữ của các em, kể chuyện bằng giao tiếp hội thoại là hình thức kể chuyện sử dụng dàn ý, câu hỏi. Ở phương pháp này dù học sinh ở mức độ nhận thức nào cũng có thể vận dụng và thực hiện được vì đã có dàn ý và hệ thống câu bỏ lững có vế chủ ngữ, các em dù có yếu mấy cũng có thể nói được vị ngữ để tạo ra câu nói của mình.

   *Tạo kĩ năng nói bằng hình thức kể chuyện theo tranh: Hình thức kể chuyện theo tranh ở chương trình mới là hình thức rất hay và phát  huy được khả năng quan sát, óc tưởng tượng, đặc biệt là phát huy khả năng nói các em.

    Tranh ảnh minh họa cho tiết kể chuyện có 2 dạng: dạng mô phỏng có sẵn và tranh trong sách giáo khoa, nhưng dù là tranh nào thì tranh ảnh cũng là một sức hút lôi cuốn các em đến với nội dung câu chuyện, đến với lời nói các em. 

Copyright 2019 © Kinh nghiệm dạy học | Thiết kế bởi Web Bách Thắng