Rèn luyện kỹ năng viết bài văn miêu tả cho học sinh lớp 5

Rèn luyện kỹ năng viết bài văn miêu tả cho học sinh lớp 5.

PHẦN MỞ ĐẦU

  1. Lý do chọ đề tài.

Tiếng việt ở trường tiểu học được dạy và học thông qua các phân môn như Tập đọc, Tập viết, Kể chuyện, chính tả, kể chuyện, luyện từ và câu, tập làm văn. Phân môn tập làm văn có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc dạy học tiếng việt xét trên hai phương diện :

– Tập làm văn tập trung các hiểu biết kỹ năng về tiếng việt do các phân môn khác rèn luyện hoặc cung cấp đồng thời góp phần hoàn thiện chúng. Để làm được một bài văn nói hoặc viết, học sinh phải thành thạo cả bốn kỹ năng : nói, đọc, viết và vận dụng các kiến thức tiếng việt. Trong quá trình vận dụng này, các kỹ năng và kiến thức về tiếng việt đó được hoàn thiện nâng cao dần.

– Phân môn tập làm văn rèn luyện cho học sinh các kỹ năng sản sinh văn bản (nói và viết). Vì vậy tiếng việt không chỉ là một hệ thống cấu trúc được xem xét từng phần, từng mặt qua từng phân môn mà trở thành một công cụ sinh động trong quá trình giao tiếp, tư duy, học tập. Nói cách khác, phân môn tập làm văn đã góp phần thực hiện hoá mục tiêu quan trọng bậc nhất của việc dạy và học tiếng việt là dạy học sinh sử dụng tiếng việt trong đời sống sinh hoạt, trong quá trình lĩnh hội các tri thức khoa học….

Từ những mục đích giáo dục trên, việc dạy học phân môn Tập làm văn trong môn Tiếng Việt là một trong những nhiệm vụ cơ bản của người giáo viên.Vì thế không thể xem nhẹ hoặc bỏ qua.

Tại trường tiểu học …….. tuy là một đơn vị thuộc vùng đặc biệt khó khăn của huyện Krông Năng với nhiều đối tượng học sinh thuộc các đồng bào dân tộc thiểu số nhưng trong những năm gần đây chất lượng dạy học đã được nhà trường đặc biệt quan tâm và đã có nhiều định hướng phát triển một cách bền vững. Đội ngũ giáo viên năng động, sáng tạo đồng thời có trình độ chuyên môn vững vàng và rất nhiệt tình trong giảng dạy. vì vậy chất lượng học tập của học sinh ngày được nâng cao. Tuy nhiên một thực tế hiện nay là đa số các em học sinh tại lớp 5 do tôi chủ nhiệm đều là con em đồng bào dân tộc thiểu số nên việc giao tiếp Tiếng Việt vẫn còn nhiều hạn chế bởi ở nhà các em thường sử dụng tiếng mẹ đẻ và chưa chú trọng trau dồi Tiếng Việt do đó học môn tập làm văn của các em còn gặp nhiều bất cập.

Là một giáo viên có nhiều năm kinh nghiệm dạy tại trường thuộc vùng đặc biệt khó khăn nên tôi không nản trong việc giúp các em trau dồi Tiếng việt vì thế mà tôi đã tìm nhiều cách để giúp các em học Tiếng việt một cach chuẩn mực với tất cả các phân môn của Tiếng việt, trong đó phan môn Tập làm văn được tôi đặc biệt lưu ý nhất là phần làm văn miêu tả. Bởi vốn Tiếng việt còn nghèo thì các em không thể làm một bài văn miêu tả hay được. Đây cũng là những băn khoăn, trăn trở của tôi trong năm học này khi tôi tìm hiểu được phân công chủ nhiệm lớp này.

Vì vậy, tôi đã tìm tòi, nghiên cứu tài liệu, và mạnh dạn đề xuất kinh nghiệm “Rèn kỹ năng viết bài văn miêu tả cho học sinh lớp 5”.

  1. Mục tiêu, nhiệm vụ đề tài.
  2. Mục tiêu đề tài:

Chia sẻ một số kinh nghiệm của bản thân trong việc Rèn kỹ năng viết bài văn miêu tả cho học sinh lớp 5 nhằm góp nâng cao kĩ năng làm bài văn miêu tả của học sinh qua đó nâng cao chất lượng học tập các môn của các em.

  1. Nhiệm vụ của đề tài:

Đề tài: “Rèn kỹ năng viết bài văn miêu tả cho học sinh lớp 5” tập trung chủ yếu vào một số nhiệm vụ sau:

– Nghiên cứu các loại tài liệu về dạy học môn tập làm văn lớp 5 theo hướng đổi mới nhằm thu thập thêm kiến thức để thực hiện đề tài.

– Tìm hiểu về tâm sinh lý lứa tuổi học sinh (nhất là các em lớp 5, đối tượng để tôi nghiên cứu đề tài) về cách học của các em cũng như sở thích để từ đó xây dựng các biện pháp rèn kĩ năng viết bài văn miêu tả phù hợp với đối tượng giúp các em hứng thú hơn khi đón nhận bài dạy của tôi.

– Trao đổi cùng đồng nghiệp có kinh nghiệm dạy lớp 5 lâu năm nhằm tiếp thu thêm những kinh nghiệm để hoàn thành đề tài của mình.

– Cung cấp một số biện pháp có tính khả thi được rút ra trong quá trình nghiên cứu về rèn kỹ năng viết bài văn miêu tả cho học sinh lớp 5.

  1. Đối tượng nghiên cứu.

Do tính chất của đề tài nên đối tượng nghiên cứu là các em học sinh lớp 5 …

  1. Giới hạn của đề tài.

Với thời gian nghiên cứu hạn chế cũng như kiến thức của bản thân có hạn nên đề tài chỉ nghiên cứu trong phạm vi của trường tiểu học.

  1. Phương pháp nghiên cứu.

Để hoàn tất nội dung nghiên cứu của đề tài, tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:

  1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu:

Là phương pháp nghiên cứu các loại tài liệu về dạy học môn Tập làm văn lớp 5 theo hướng đổi mới nhằm thu thập thêm kiến thức để thực hiện đề tài.

  1. Phương pháp khảo sát:

Là phương pháp khảo sát đối tượng học sinh, nhất là các em lớp 5 về đặc điểm tâm sinh lý, hoàn cảnh gia đình,… để xây dựng những biệnpháp phù hợp với đối tượng các em.

  1. Phương pháp trao đổi kinh nghiệm:

Là phương pháp trao đổi với một số đồng nghiệp có kinh nghiệm dạy học lâu năm để từ đó tôi xem xét và điều chỉnh những biện pháp trong đề tài một cách hợp lý nhằm mang lại tính hiệu quả cao hơn của nội dung nghiên cứu.

  1. Phương pháp tổng kết:

Là phương pháp tổng kết những vấn đề đã nghiên cứu và khảo sát từ đó xây dựng những biện pháp có tính khả thi được rút ra trong quá trình nghiên cứu về rèn kỹ năng viết bài văn miêu tả cho học sinh lớp 5.

Ngoài ra tôi còn sử dụng thêm một số phương pháp khác phục vụ cho quá trình nghiên cứu của đề tài

PHẦN NỘI DUNG

  1. Cơ sở lí luận:

Việc nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng việt là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được đưa lên hàng đầu. Cũng như các phân môn khác, Tập làm văn là một phân môn không thể thiếu trong môn Tiếng Việt và cả ngoài đời sống con người, trong nhà trường, đóng góp to lớn trong việc rèn luyện nhân cách, năng lực thẩm mỹ cho học sinh. Yêu cầu đặt ra hiện nay đối với người giáo viên tiểu học là phải làm thế nào để cung cấp đầy đủ kiến thức, biết cách khắc phục các nhược điểm cho học sinh trong cách suy nghĩ và tả một bài làm văn trong tập làm văn từ đó phát triển các khả năng cảm nhận về tri thức, học tập tích cực hơn ở các môn học khác.

Phân môn Tập làm văn  là một môn học đòi hỏi học sinh phải thực sự có năng khiếu mới có kĩ năng viết văn nhưng thực tế học sinh rất ít em có khả năng này. Qua những năm giảng dạy lớp 5 tại trường Tiểu học …….., tôi nhận thấy phần lớn các em biết viết  một bài văn miêu tả đầy đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết bâì). Song vốn từ của học sinh tiểu học còn quá nghèo nàn, vì vậy các em thường viết những đoạn văn khô khan, thiếu tính gợi tả, gợi cảm không hấp dẫn người đọc, người nghe. Các em học sinh chưa biết sử dụng từ gợi tả, gợi cảm hay dùng biện pháp nghệ thuật nhân hoá, so sánh, chưa biết dùng các từ âm thanh, hình ảnh để bài văn hấp dẫn cuốn hút hơn. Để rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ hay trong viết văn tả cảnh mỗi giáo viên cần đưa ra cho các em một số bài tập khắc phục tình trạng đó.

Qua nhiều năm thực hiện đổi mới chương trình và thay sách giáo khoa đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm; ý thức được độ khó và tầm quan trọng của phân môn Tập làm văn nên trước khi lên lớp bản than tôi chuẩn bị bài rất chu đáo. Thực tế nhiều giáo viên vẫn chưa thực sự tự chủ trong việc lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học dẫn đến tình trạng ôm đồm kiến thức, gây nên sự chán nản và mệt mỏi cho học sinh trong tiết Tập làm văn. Ở một số tiết giáo viên còn nói nhiều, chưa phát huy hết khả năng tự học, tự chiếm lĩnh kiến thức của học sinh.

Mặt khác, trong chương trình phân môn Tập làm văn lớp 5 mới có các dạng bài học hình thành kiến thức. Hầu hết khi dạy các loại bài này giáo viên mới chỉ dừng lại ở việc giải quyết hoàn thành các yêu cầu của các bài tập theo chuẩn kiến thức chứ chưa đi sâu, mở rộng, rèn kỹ năng viết văn cho các em có năng khiếu văn học. Giáo viên cũng chưa định hướng cụ thể cho các em cách học văn như thế nào cho có hiệu quả nên bài văn của các em phần nhiều chỉ đạt được ở mức độ bình thường. Chính vì thế tôi đã tìm tòi nội dung và phương pháp dạy học nhằm giúp các em có thể học tốt hơn phân môn tập làm văn, đặc biệt với thể loại văn miêu tả.

  1. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu.

Trường triểu học …….. là một đơn vị được đóng trên địa bàn xã …….. cách trung tâm huyện Krông Năng 17km về phía Tây. Trường gồm có 32 CB-GV với hơn 400 học sinh thuộc nhiều đồng bào dân tộc khác nhau, trong đó đồng bào dân tộc Mông chiếm tỷ lệ khác đông. Trong những năm qua, việc tăng cường Tiếng việt nói chung trong giảng dạy của giáo viên đã được Ban giám hiệu nhà trường đặc biệt quan tâm và chú trọng. Công tác kiểm tra, dự giờ nhằm giúp giáo viên khắc phục những thiếu sót trong dạy học đối với đối tượng học sinh được nhà trường triển khai đều đặn. Tuy nhiên với nhiều lý do khác nhau nên chất lượng cũng như số lượng về thể loại này chưa được phong phú và đa dạng.

Số lượng học sinh trong lớp tôi đảm bảo yêu cầu, các em chăm ngoan nên rất thuận tiện cho việc giảng dạy của mình. Nhưng bên cạnh những điều kiện thuận lợi đó thì việc rèn kĩ năng viết bài văn miêu tả của lớp tôi chủ nhiệm còn gặp khá nhiều khó khăn như: có một số học sinh hầu như không biết làm văn. Nhiều bài văn mặc dù có đầy đủ bố cục nhưng lại quá nghèo nàn về ý và vốn từ, diễn đạt lủng củng. Khi đọc các bài đó, người đọc có cảm giác là các em đang liệt kê các cảnh miêu tả chứ không phải là các em đang tả. Một số bài khác được viết theo một công thức cho sẵn, không có sự sáng tạo làm cho bài văn trở nên khô khan và nhàm chán. Phần lớn học sinh chưa biết sử dụng từ gợi tả, gợi cảm hay dùng biện pháp nghệ thuật nhân hoá, so sánh, chưa biết dùng các từ âm thanh, hình ảnh để bài văn hấp dẫn cuốn hút hơn.

Qua những năm giảng dạy lớp 5 tại trường Tiểu học …….., tôi nhận thấy phần lớn các em biết viết  một bài văn miêu tả đầy đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết bài). Nhiều em còn biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật và lồng cảm xúc của mình vào làm cho bài viết trở nên sinh động và nổi bật hơn hẳn. Nhưng bên cạnh đó còn có một số học sinh hầu như không biết làm văn. Nhiều bài văn mặc dù có đầy đủ bố cục nhưng lại quá nghèo nàn về ý và vốn từ, diễn đạt lủng củng. Khi đọc các bài đó, người đọc có cảm giác là các em đang liệt kê các cảnh  miêu tả chứ không phải là các em đang tả. Một số bài khác được viết theo một công thức cho sẵn, không có sự sáng tạo làm cho bài văn trở nên khô khan và nhàm chán.

– Tập Làm Văn là một môn học đòi hỏi học sinh phải thực sự có năng khiếu mới có kĩ năng viết văn nhưng thực tế học sinh rất ít em có khả năng này.

– Nhìn chung các em học sinh rất ngại học phân môn Tập Làm Văn vì đây là môn học đòi hỏi các em phải dùng ngôn ngữ viết để trình bày bài làm của mình nhưng vốn từ ngữ của các em còn rất hạn chế. Mặt khác, các em phải học rất nhiều thể loại văn khác nhau nên nhiều em chưa hiểu hết bố cục và cách làm của từng thể loại văn.

Nh­ vËy ta thÊy, khi viÕt bµi TËp lµm v¨n, häc sinh tiÓu häc th­êng m¾c ph¶i rÊt nhiÒu lỗi. §äc bµi v¨n miªu t¶ cña c¸c em, ta cßn thÊy sù kh« khan, nghÌo c¶m xóc, bµi v¨n nh­ mét b¶ng liÖt kª c¸c chi tiÕt cña ®èi t­îng miªu t¶, lñng cñng, lén xén, kh«ng lét t¶ ®­îc ®èi t­îng miªu t¶, ®«i khi cßn bÞa ®Æt kh«ng c¨n cø. Vay mượn ý của người khác, thường là của bài văn mẫu biến thành bài làm của mình. Với cách làm này, các em không cần biết đến đối tượng miêu tả, không quan sát và cũng không có cảm xúc gì về đối tượng đó nên hậu quả là bài làm của học sinh na ná giống nhau. Nội dung miêu tả còn sơ sài, chung chung, không có sắc thái riêng biệt nào của đối tượng miêu tả. Dùng từ, đặt câu, liên kết câu còn thiếu chặt chẽ, chưa chính xác.

Để dạy tốt phân môn Tập Làm Văn, giáo viên phải thực sự là người có tâm huyết và năng khiếu. Vì để giáo viên dạy và học sinh học tốt môn Tập Làm Văn thì giáo viên phải thường xuyên chấm và chữa bài một cách chu đáo. Việc này đòi hỏi giáo viên phải là người giỏi văn, hiểu văn để cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong từng bài làm của học sinh bởi mỗi bài văn của các em là một tác phẩm văn học khác nhau, muôn màu muôn vẻ. Giáo viên phải hiểu được văn học mang tính sáng tạo, mỗi bài văn thể  hiện một sự suy nghĩ, hiểu biết mang đậm đà màu sắc cá nhân là những sản phẩm không lặp lại của mỗi học sinh. Đồng thời đây là một việc làm rất cần  nhiều thời gian  và tính kiên trì. Vì vậy, rất nhiều giáo viên còn ngại tìm hiểu và có tâm huyết thực sự với phân môn này. Tập Làm Văn là phân môn cuối cùng của quá trình luyện tập cho học sinh có năng lực sử dụng tiếng Việt. Tuy nhiên một số giáo viên và học sinh chưa chú trọng vận dụng điều này.

Trước thực trạng đó, tôi rất lo lắng băn khoăn và tiến hành tìm hiểu nguyên nhân của nó.

– Học sinh chưa nắm được bố cục của một bài văn miêu tả.

– Học sinh chưa có hứng thú trong giờ học tập làm văn.

– Hầu hết các bài làm của học sinh còn sao chép tài liệu tham khảo.

– Học sinh chưa chịu khó tìm tòi nghiên cứu, dành thời gian đọc các tài liệu tham khảo ®Ó làm tăng lên vốn từ, chưa biết sử dụng các hình ảnh sinh động, cách diễn đạt trong một bài văn .

– Học sinh chưa biết vận dụng và liên kết, đúc kết các kiến thức để vận dụng từ các phân  môn học khác vào phân môn Tập làm văn.

– Học sinh thiếu sự tưởng tượng, ít cảm xúc về đối tượng miêu tả, không quan sát theo bố cục của bài văn, vốn từ còn quá ít ỏi.

– Kinh nghiệm sống của các em chưa nhiều vốn từ chưa phong phú. Các em chưa biết cách quan sát, nhận xét đối tượng miêu tả, chưa có thói quen lập dàn ý trước khi làm bài. Một số học sinh còn ỷ lại và lệ thuộc vào bài văn mẫu.

– Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh Tiểu học còn ngại khó, nắm bắt nhanh nhưng cũng mau quên, chóng chán. Đặc biệt là đối với viết văn thì học sinh lại không muốn suy nghĩ để viết. Bên cạnh đó mỗi lớp học đều có nhiều đối tượng học sinh nên việc theo dõi sát sao đến từng học sinh là điều khó đối với mỗi giáo viên.

Cơ sở vật chất, tài liệu, đồ dùng dạy học,… phục vụ cho một số phương pháp dạy học mới ( ti vi, máy chiếu …) tuy đã có nhưng chưa đầy đủ nên việc vận dụng các phương pháp dạy học mới để tiết kiệm thời gian còn gặp nhiều khó khăn. Ví dụ như dùng máy chiếu để quét và chiếu bài văn của học sinh khi dạy tiết trả bài. Sử dụng đoạn mở bài, thân bài, kết bài khi dạy các tiết mở bài, thân bài và kết bài.

Từ thực trạng đã nêu trên, hai năm gần đây tôi đã mạnh dạn áp dụng một số giải pháp vào dạy học phân môn Tập làm văn mà cụ thể là dạy làm văn miêu tả cho học sinh lớp 5. Sau đây là một số giải pháp nhằm góp phần khắc phục những khó khăn trên.

3. Giải pháp , biện pháp.

GIẢI PHÁP 1:  Điều tra, phân loại học sinh.

Để nắm được tình hình học tập và khả năng làm văn của mỗi học sinh thì việc điều tra, phân loại học sinh là một việc làm không thể thiếu đối với giáo viên ngay từ đầu năm. Điều tra, phân loại học sinh là cơ sở để giáo viên điều chỉnh nội dung, lựa chọn phương pháp, xác định được những yêu cầu cần đạt cho phù hợp với từng đối tượng học sinh lớp mình. Từ đó, đưa ra những bài tập vừa sức với học sinh, xua tan cảm giác “sợ” học tiết Tập làm văn ở một số em đồng thời nó còn kích thích sự ham thích khi được học phân môn này.

Vào đầu năm nhận lớp, tôi đã tổ chức kiểm tra đánh giá về việc viết văn của học sinh với đề văn như sau: “Em hãy tả một cây cho bóng mát trên sân trường em”. Kết quả bài làm của các em đạt được như sau :

Số học sinh hoàn thành bài viết là : 20 em

Số học sinh chưa hoàn thành bài viết: 7 em

Sau khi nhận được kết quả, tôi căn cứ vào quá trình học tập hằng ngày, kết hợp với những ý kiến tham khảo thêm ở các giáo viên cũ và phụ huynh học sinh để phân loại học sinh lớp 5C thành các nhóm theo khả năng. Từ các nhóm phân chia đó, trong quá trình giảng dạy, tôi sẽ đề ra các yêu cầu cần đạt cho mỗi nhóm giúp các em hoàn thành bài văn đạt kết quả hơn.

 GIẢI PHÁP 2Xây dựng phong trào đọc sách tích cực.

Đọc sách là một việc làm hữu ích đối với các em. Qua bài văn, bài thơ hay câu chuyện sẽ giúp các em tiếp thu được ở đó nhiều điều bổ ích, lý thú. Các em sẽ học được ở đó cách diễn đạt, bố cục, dùng từ … Qua những hình ảnh sinh động, nội dung câu chuyện hay, bài văn hay mà các em bắt gặp được sẽ giúp cho các em thêm yêu quê hương, đất nước, con người …Và rồi hình ảnh cây đa, bến nước, con đò, những tình cảm chân thành nồng thắm của người với người sẽ giúp các em có nguồn cảm hứng viết được các bài văn hay. Tuy vậy, nên đọc sách gì? Đọc sách như thế nào? Và nguồn tài liệu đó ở đâu ra? Điều đó người giáo viên phải có nhiệm vụ hướng dẫn.

Trên thực tế, nguồn sách rất phong phú và đa dạng nên giáo viên cần chọn và hướng cho học sinh tìm đọc những cuốn sách có nội dung lành mạnh như truyện cổ tích, truyện lịch sử, truyện khoa học. Những cuốn sách phục vụ cho chương trình tiểu học của nhà xuất bản Giáo dục: cảm thụ văn học, những bài văn hay, những bài văn chọn lọc, tuyển tập các đề thi học sinh giỏi cấp Tiểu học môn Tiếng Việt, nâng cao Tiếng Việt lớp 4, 5; bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng việt lớp 4, 5, chuyện cổ tích mẹ kể con nghe… Những loại sách này giúp học sinh nâng cao kiến thức phục vụ và hỗ trợ cho môn học, tạo cho học sinh thói quen đọc sách tích cực, không đọc những cuốn sách có nội dung xấu và sách không phù hợp với lứa tuổi. Ngoài những tài liệu tham khảo nêu trên tôi còn động viên các em đặt mua số báo “Nhi đồng chăm học”, “Toán tuổi thơ”. Trong các số báo này có những trang “Giúp em học tốt môn Tiếng việt”, các em sẽ lĩnh hội được nhiều kiến thức về văn học như tham khảo các bài văn hay của các bạn đăng trên trang báo, được đọc lời bình của các bài văn, bài thơ nổi tiếng trong chương trình Tiểu học. Đặc biệt các em có thể tập viết những bài văn hay để  gửi dự thi đó cũng là động lực để thúc đẩy các em yêu thích đọc sách, đọc báo.

Bên cạnh đó, để đọc sách báo có hiệu quả, giáo viên còn phải hướng dẫn cho các em phương pháp và thời gian đọc sách. Đọc sách phải có sự nghiền ngẫm, suy nghĩ để cảm nhận được cái hay, cái đẹp của câu chuyện hay bài văn mình đọc. Khi đọc xong nên ghi chép những từ ngữ, những ý hay hoặc đoạn văn mà mình yêu thích. Tích lũy những điều bổ ích đó sẽ làm giàu vốn văn học cho các em. Trong năm học vừa qua, tôi đã hướng dẫn cho học sinh và phụ huynh mua những loại sách phù hợp, những em không có điều kiện mua sách tham khảo, tôi đã giúp đỡ bằng cách cho các em mượn những cuốn sách hay mà tôi đã sưu tầm được hoặc tôi mượn ở tủ sách dùng chung của nhà trường để các em có tài liệu tham khảo. Gợi ý cho các em làm sổ tay văn học để ghi những điều cần thiết, những câu văn, đoạn văn hay  mà các em khám phá được trong quá trình đọc sách và tìm hiểu.

Ví dụ: Khi đọc các bài thuộc thể loại văn miêu tả học sinh có thể ghi lại những câu văn, câu thơ hoặc đoạn văn, đoạn thơ giàu hình ảnh như sau:

“Những đêm trăng sáng, dòng sông là một đường trắng lung linh dát vàng”

 “Dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững chắn ngang bên phải đỡ lấy mây trời cuồn cuộn”                   

 “… Đó là một buổi chiều mùa hạ có những đám mây trắng bay lơ lửng trên trời cao. Con chim Sơn Ca cất lên tiếng hót ca ngợi tự do thiết tha đến nỗi khiến người ta phải ao ước giá mình cũng có một đôi cánh. Nhưng bỗng cơn dông kéo tới. Những đám mây trắng bị xua đuổi rất nhanh, nhường chỗ cho những đám mây đen kịt. Chim Sơn Ca bị dạt về phía chân trời xa…”

Từ những điều mà các em đã tích lũy được qua quá trình tìm đọc các loại sách báo, để kiểm tra, tìm hiểu xem các em đã tích luỹ được những vấn đề gì đồng thời khơi dậy trí tò mò, niềm đam mê đọc sách cho các em tôi đã phối hợp với Đội Thiếu Niên Tiền Phong Hồ Chí Minh thành lập câu lạc bộ “ Em yêu văn học”. Câu lạc bộ sinh hoạt 2 tuần một lần vào tiết hoạt động cuối tuần của lớp, nội dung sinh hoạt chủ yếu là động viên các em thi đua thể hiện, trao đổi, tranh luận những điều các em tiếp thu, cảm nhận được từ bài văn, bài thơ, câu chuyện, từ các nguồn thông tin trên sách báo…theo chủ đề, câu chuyện, tác phẩm  mà giáo viên đã định hướng. Sau mỗi lần sinh hoạt, tôi yêu cầu câu lạc bộ bình chọn những thành viên có bài viết hay, lời bình tốt để biểu dương trước toàn trường.

Để học sinh có điều kiện được đọc nhiều sách hơn và đáp ứng được nhu cầu đọc sách của các em trong giờ ra chơi, ở lớp tôi đã xây dựng tủ sách “Thật thà” đặt tại lớp. Tủ sách này nhằm tập hợp những quyển sách hay, số báo các tháng của giáo viên đặt và phục vụ cho học sinh trong lớp. Khi học sinh có nhu cầu đọc sách các em sẽ đến mượn ở tủ và đọc xong lại cất vào vị trí một cách tự giác.

Khi phát động phong trào đọc sách, tôi hướng dẫn các em tìm đọc các loại sách có ở tủ sách thư viện, ở tủ sách của lớp, … (Lưu ý học sinh đọc các loại sách báo phù hợp với lứa tuổi). Ngoài việc tự đọc tôi còn cho một số em có kỹ năng đọc tốt đọc các tin, bài, tác phẩm hay trước lớp trong giờ ra chơi, 15 phút sinh hoạt đầu buổi. Nhìn chung học sinh rất hứng thú nghe và cảm nhận được nhiều cái hay, cái đẹp trong thơ văn; về đặc điểm, tính cách của từng nhân vật trong mỗi câu chuyện. Sự cảm nhận đó chính là nội dung sẽ giúp các em có được một tiết sinh hoạt câu lạc bộ văn học phong phú, sôi nổi góp phần nâng cao vốn kiến thức văn học cho các em.

GIẢI PHÁP 4:             Nâng cao năng lực cảm thụ văn học từ các bài tập đọc.

Tôi thiết nghĩ rằng, nâng cao năng lực cảm thụ văn học là một trong những nhiệm vụ cần thiết đối với học sinh tiểu học. Có năng lực cảm thụ văn học tốt, các em sẽ cảm nhận nhiều nét đẹp từ thơ, văn, thêm phong phú tâm hồn, nói viết sinh động hơn. Các em sẽ có được những bài học thực tế về nghệ thuật dùng từ để vận dụng vào bài văn của mình.

Hiểu vậy, trong quá trình dạy các bài tập đọc thuộc thể loại văn miêu tả, ngoài tìm hiểu bài theo hướng câu hỏi hướng dẫn khai thác nội dung, tôi thường nêu thêm một số câu hỏi hướng dẫn về cảm thụ văn học cho học sinh khá giỏi. Bên cạnh đó, trong các tiết dạy Luyện Tiếng việt tôi tiến hành dạy học phân hóa, tôi còn giúp các em tìm hiểu thêm về cảm thụ văn học một số bài trong chương trình Tiếng việt Tiểu học bằng cách dạy cách làm bài Tập Làm Văn tả cảnh từ  bài Tập đọc . Tôi tiến hành các tiết Luyện Tiếng việt và tiết Hướng dẫn tự học để dạy Tập Làm Văn theo thứ tự là:

 Ví dụ 1Bài tập đọc: Quang cảnh làng mạc ngày mùa.

Tiết 1:   Dạy cách làm bài Tập Làm Văn tả cảnh từ bài tập đọc “Quang cảnh làng mạc ngày mùa”.

1.Yêu cầu của tiết dạy :

– Biết cách làm bài văn từ bài tập đọc.

–  Biết các Biện Pháp Nghệ Thuật, nhờ các Biện Pháp Nghệ Thuật mà tác giả đã sử dụng để hs biết cách vận dụng khi làm bài văn tả cảnh.

  1. Các bước tiến hành chính:

* Tôi gọi 1 em đọc to câu đầu của bài văn .

–   Sau đó tôi hỏi: Câu văn này cho em biết điều gì ?

–  Học sinh trả lời: Tác giả giới thiệu màu sắc bao trùm cảnh làng quê ngày mùa là màu vàng.

– Dựa  vào câu trả lời đó, tôi giới thiệu cho học sinh: “ Đây chính là phần mở bài của vài văn miêu tả .”

Câu hỏi 1: Kể tên  những sự vật trong bài có màu vàng và từ chỉ màu vàng đó?   

Câu hỏi 2: Hãy chọn một từ chỉ màu vàng trong bài và cho biết từ đó gợi cho em cảm giác gì?                         

– Sau đó tôi giảng: Sự khác nhau của sắc vàng cho ta những cảm nhận riêng về đặc điểm của từng cảnh vật. Đây chính là một trong những yêu cầu của cách làm bài văn miêu tả .

– Từ đây, tôi hướng dẫn học sinh:“Để có một bài văn, chân thực, ta phải biết cách quan sát thật tỉ mỉ từng cảnh tả, cảm nhận sự vật bằng nhiều giác quan: súc giác,thị giác và đôi khi là sự liên tưởng”.

Giáo viên giảng:

+ Ở đây tác giả đã sử dụng một loạt từ đồng nghĩa để chỉ các màu vàng khác nhau của sự vật làm cho việc miêu tả rất đa dạng và phong phú. Đây chính là nghệ thuật dùng từ rất hay để làm một bài văn tả cảnh mà các em cần phải học tập.

+ Nhưng để bộc lộ được sự đa dạng và phong phú như thế, tác giả đã quan sát rất cụ thể cảnh tả mới thấy được vẻ đẹp khác nhau của từng màu vàng cụ thể .

+ Ngoài ra, tác giả đã dùng từ rất gợi cảm như:”vàng giòn” gợi tả hạt thóc đã được phơi khô,”vàng mượt” gợi lên sự béo tốt, mượt mà của gà và chó.

– Câu hỏi này tôi hướng dẫn hs: “Để bài văn tả cảnh được sinh động và gợi cảm các em cần sử dụng các từ đồng nghĩa để gợi tả các màu sắc và hình dáng khác nhau của sự vật nhằm làm nổi bật sắc thái riêng của từng cảnh tả”.

– Ngoài màu vàng, tác giả còn nói tới màu sắc gì nữa của cảnh vật?

– Cách viết như thế có hay không và hay như thế nào?                                                                   

Giáo viên giảng: Cách viết như thế không những rất hay mà còn gợi lên vẻ đẹp muôn màu của sự vật đồng thời thể hiện một bút pháp nghệ thuật tài hoa phối sắc (phối hợp các màu sắc khác nhau) làm cho bức tranh “Quang cảnh làng mạc ngày mùa” mang vẻ đẹp rực rỡ, tươi sáng và vô cùng hấp dẫn .

– Từ đây tôi hướng dẫn hs:”Để bộc lộ vẻ đẹp cảnh tả trong bài văn tả cảnh các em cần sử dụng các từ gợi tả âm thanh, hình ảnh khác nhau để miêu tả cụ thể vẻ đẹp của từng cảnh vật”.

H: Ngoài việc miêu tả bằng thị giác, tác giả còn miêu tả sự vật bằng những giác quan nào? – Cảm giác: tất cả đượm một “màu vàng trù phú”

– Khứu giác: hơi thở của “đất trời, mặt nước thơm…                                                 

– Ở câu hỏi này tôi hướng dẫn hs:”Khi quan sát cảnh tả,các em cần quan sát bằng tất cả các giác quan để miêu tả hết vẻ đẹp của cảnh vật“.

Câu hỏi 3: Những chi tiết nào về thời tiết và con người đã làm cho bức tranh làng quê thêm đẹp và sinh động?

Câu hỏi này yêu cầu các em trả lời từng phần cụ thể theo cảnh tả nên  tôi chia thành 2 câu hỏi nhỏ như sau:                                  

  – Những chi tiết nào về thời tiết đã làm cho bức tranh làng quê thêm đẹp và sinh động?

 – Những chi tiết nào về con người đã làm cho bức tranh làng quê thêm đẹp và sinh động?

– Gíao viên giảng: Cảnh tả về thời tiết và con người giúp ta cảm nhận được bức tranh làng mạc ngày mùa rất hữu tình (thời tiết đẹp, con người siêng năng) gợi lên cảnh làng quê thật ấm no và tràn trề sức sống. Bài này tác giả tả cảnh đồng quê vào ngày mùa  theo từng phần của cảnh tả.

– Từ đây tôi cung cấp cho học sinh: “Thời gian, thời tiết và con người góp phần làm cho bài tả sâu hơn. Vì vậy, khi làm bài văn tả cảnh vật các em cần xen tả hoạt động của con người và thời tiết để làm cho bài tả thêm đẹp và sinh động đồng thời làm cho bài văn giàu sắc thái biểu cảm”.

+Phần thân bài của bài văn miêu tả ta có thể tả từng phần của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian.

+Tả cảnh bao giờ cũng phải có con người, con vật. Hoạt động của con người, chim muông sẽ làm cho cảnh vật thêm đẹp và sinh động hơn”.

Câu hỏi 4: Bài văn thể hiện tình cảm gì của tác giả đối với quê hương?                      

Ở câu hỏi này tôi hướng dẫn học sinh :”Để làm được một bài văn miêu tả trước hết các em phải thực sự yêu cảnh tả từ đó quan sát cảnh tả thật cụ thể bằng tình cảm của mình và khi làm bài phải thả hồn mình vào từng cảnh tả đó ở phần thân bài hoặc nêu nhận xét và cảm nghĩ của mình ở phần kết bài”.

Tôi hỏi tiếp: Đây là bài văn miêu tả, vậy ai có thể cho biết bài văn này tả cảnh gì?                                                         

Và tôi khẳng định với học sinh: Đây là bài văn tả quang cảnh làng mạc ngày mùa. Phần mở bài chính là câu đầu của bài tập đọc. Phần thân bài tác giả tả cảnh làng mạc ngày mùa theo từng phần của cảnh(tả các màu vàng rất khác nhau của cảnh, của vật; tả thời tiết; tả hoạt động của con người). Phần kết bài tác giả đã lồng cảm xúc của mình vào từng cảnh tả.

H: Vì sao có thể nói bài văn thể hiện tình yêu tha thiết của tác giả đối với quê hương?              

– Gíao viên giảng: Phải thực sự thiết tha yêu cảnh tả thì tác giả mới say sưa quan sát và dùng những từ ngữ chính xác, những hình ảnh đẹp nhất khi miêu tả quang cảnh làng mạc ngày mùa đẹp như vậy. Tác giả không chỉ thích thú ngắm nhìn cảnh đẹp của quê hương mà còn làm nổi bật đức tính siêng năng, cần cù của bà con ở làng quê.

– Câu hỏi này tôi hướng dẫn học sinh “Để làm bài văn tả cảnh thành công, trước hết các em phải yêu cảnh tả, quan sát cảnh tả thật cụ thể bằng tất cả tấm lòng và tình cảm của mình đồng thời phải thả “hồn” mình vào trong từng cảnh tả“.

Từ đây, tôi giới thiệu:”Đây chính là bài văn tả cảnh, một thể loại văn mà chúng ta được học nhiều nhất ở chương trình Tập Làm Văn lớp 5 .”

      * Qua phương pháp dạy như vậy tôi thấy học sinh đã nhận ra được:

  – Đâu là phần mở bài của bài văn và nội dung của phần mở bài là giới thiệu bao quát cánh tả.

  – Để làm bài văn miêu tả trước hết phải quan sát thật tỉ mỉ cách tả bằng tất cả các giác quan.

  – Có thể tả cảnh theo từng phần hoặc sự thay đổi theo thời gian.

  – Tả cảnh cần xen tả hoạt động của con người làm cho cảnh vật thêm đẹp và sinh động hơn.

  – Phải yêu cảnh tả thì bài viết mới bộc lộ hết vẻ đẹp của cảnh.

  – Bố cục của bài văn tả cảnh.

  Tiết thứ 2:

Làm bài văn tả quang cảnh làng mạc ngày mùa theo bố cục và nội dung của bài TĐ.

  1. Mục tiêu :

Giúp học sinh làm được bài văn tả quang cảnh làng mạc ngày mùa có nội dung như bức tranh mà tác giả Tô Hoài đã tả trong bài Tập Đọc “ quang cảnh làng mạc ngày mùa ’’.

  1. Các hoạt động chính :
  2. Gọi học sinh đọc đề bài
  3. Yêu cầu học sinh xác định trọng tâm của đề bài
  4. Hướng dẫn: Dựa vào những cảnh vật mà tác giả đã tả trong bài Tập Đọc, các em dùng ngôn ngữ của mình để viết lại bài văn tả quang cảnh làng mạc ngày mùa theo cảm nhận của các em .
  5. Học sinh làm bài:
  6. Chấm, chữa bài:

Kết luận: Học sinh đã dùng ngôn ngữ của mình để viết lại bài văn tả quang cảnh làng mạc ngày mùa theo cảm nhận của các em.

Tiết thứ 3: Làm bài văn tả quang cảnh làng mạc ngày mùa ở quê em .

  1. Yêu cầu của tiết dạy:

Giúp học sinh làm được bài văn tả quang cảnh làng mạc ngày mùa ở quê em 

  1. Các hoạt động chính;

Đề bài : Em hãy tả quang cảnh làng mạc ngày mùa ở quê em.

1.Tìm hiểu đề : Gọi học sinh đọc đề bài .

H: Đề bài yêu cầu gì ?

  1. Hướng dẫn

– Mở bài: Giới thiệu bao quát cảnh làng mạc ở quê em vào ngày mùa.

– Thân bài: Tả chi tiết cảnh làng mạc ngày mùa ở quê em theo trình tự mà em đã chọn ( tả từng phần của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian).

– Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về cảnh tả đó.

Lưu ý :

+ Cần tả sâu một số chi tiết để làm nổi bật cảnh tả .

+ Cần xác định rõ phạm vi không gian, thời gian của cảnh chủ yếu để làm toát  nội dung của cảnh tả .

+ Cần kết hợp tả cảnh, tả người và thể hiện tình cảm tự nhiên vào từng cảnh tả.

+ Cần sử dụng các Biện Pháp Nghệ Thuật phù hợp vào bài văn để bài tả sinh động …

  1. Học sinh làm bài

Kết luận:

Sau  các tiết Luyện này học sinh đã biết được :

Viết được bài văn tả quang cảnh làng mạc ngày mùa như nội dung của bài tập đọc. Viết được bài văn tả quang cảnh làng mạc ngày mùa ở quê em.

 Ví dụ 2 : Bài   “ Trước cổng trời”

Tiết 1:   Dạy cách làm bài Tập Làm Văn  tả cảnh  từ  bài tập đọc  “Trước cổng trời” .

Câu hỏi 1:

Vì sao địa điểm trong bài thơ được gọi là cổng trời ?                              

– Gíao viên giảng: Tác giả đã liên tưởng ở đâynhư là cổng để đi lên trời vì từ đỉnh đèo có thể nhìn thấy cả một khoảng trời lộ ra, có mây bay, có gió thoảng tạo cảm giác như đó là cổng để đi lên trời.

– Ở câu hỏi này tôi hướng dẫn học sinh: “Nghệ thuật liên tưởng trong văn tả cảnh làm cho cảnh tả lãng mạn, thơ mộng, hùng vĩ và thần bí hơn lên .

Câu hỏi 2:

Đây là câu hỏi khó nên tôi hướng dẫn học sinh như sau :

+ Trước hết các em phải đọc thật kĩ bài Tập Đọc, để xem tác giả tả cảnh ở cổng trời bằng những cảnh vật nào, tác giả đã dùng các Biện Pháp Nghệ Thuật gì để miêu tả các cảnh vật đó.

+ Sau đó các em bằng cảm nhận của mình để miêu tả lại vẻ đẹp của bức tranh có cách cảnh vật mà tác giải đã tả trong bài thơ.

Câu hỏi 3:

Trong những cảnh vật được miêu tả em thích nhất cảnh vật nào?

Qua các câu trả lời của học sinh, tôi thấy các cảnh vật được các em yêu thích đều là những cảnh tả làm nổi bật vẻ đẹp của cảnh đẹp ở cổng trời .

– Từ đây, tôi hướng dẫn học sinh các cảnh vật mà các em thích đều là những cảnh mà tác giả đã chọn tả thật kĩ nhằm cho ta thấy cảnh ở cổng trời rất đẹp .Vì vậy, các em cần chú ý: “trong văn tả cảnh, cần tả sâu một vài cảnh tả để làm nổi bật vẻ đẹp của cảnh tả đó đồng thời làm cho bài viết sinh động và trọng tâm hơn

Câu hỏi 4:

Điều gì đã khiến cho cánh rừng sương giá như ấm lên?

+ Sau khi học sinh trả lời: Nhờ có hình ảnh con người, cảnh suối reo, nước chảy.

+ Từ đây tôi giúp học sinh khai thác các Biện Pháp Nghệ Thuật mà tác giả đã sử dụng để tả.

– Các cụm động từ “gặt lúa, trồng rau, tìm măng, hái nấm” được tác giả dùng rất khéo gợi lên bức tranh sinh hoạt và nhịp sống lao động của bà con các dân tộc vùng cao.

– Cùng với các cụm động từ đó là cách gieo vần của tác giả ( dã –ngã ; rau – dao ) tạo nên nhạc điệu của đoạn thơ rộn ràng nói lên cuộc sống lao động nhộn nhịp, vui vẻ của người dân nơi đây.

Đồng thời với cách dùng từ gợi tả rất tinh tế qua từ “nhuộm” trong câu “Nhuộm xanh cả nắng chiều” nói lên sức sống, sức lao động của con người ở vùng núi; từ “ấm” trong câu “Ấm giữa rừng sương giá” được tác giả dùng theo nghĩa chuyển: Ấm ở đây không phải là ấm nóng mà là “tiếng nhạc ngựa rung” là cảnh đi gặt lúa, trồng rau, cảnh đi tìm măng, hái nấm của người Dáy, người Dao đã làm quang cảnh trước cổng trời không còn hoang vu, lạnh lẽo như trước kia.

– Từ đây, tôi nhấn mạnh cho học sinh:

+ Một bài văn tả cảnh hay là bài văn biết dùng lời văn có hình ảnh để làm hiện ra trước mắt người đọc một bức tranh cụ thể về cảnh tả đó bằng từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm để người đọc thấy rõ hình khối, kích thước, màu sắc, âm thanh hương vị….

 + Biết  kết hợp sử dụng các Biện Pháp Nghệ Thuật để làm nổi bật cảnh tả đồng thời biết chọn một thứ tự sắp xếp các chi tiết tả mà mình coi là thích hợp hơn cả (Thời gian, không gian, từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới, từ toàn thể tới bộ phận, hoặc theo thứ tự tâm lí, nét gì mình chú ý nhiều nhất hay cho là quan trọng nhất cần được tả trước)

+ Bài văn có hồn là bài văn biết lồng cảm xúc, gửi gắm tình cảm của mình vào từng cảnh tả ”.

– Dựa vào đây, tôi hướng dẫn học sinh: “Khi làm bài văn tả cảnh, các em cần vận dụng tổng hợp các tri thức về tả quang cảnh, cây cối, đồ vật, con vật, hoạt động của con người để  làm cho bài viết sống động và có hồn. Lưu ý, đối với bài văn tả cảnh vật thì trọng tâm là tả cảnh còn bài văn tả cảnh sinh hoạt thì tả hoạt động của con người là trọng tâm nhưng cần xen tả cảnh làm nền cho việc tả hoạt động của con người”.

 Tiết thứ 2   Làm bài văn tả cảnh “Trước cổng trời” theo bố cục và nội dung của bài tập đọc  “Trước cổng trời” của nhà thơ Nguyễn Đình Ảnh .

  1. Yêu cầu của tiết dạy :

Hướng dẫn học sinh biết cách làm bài văn tả cảnh từ nội dung của 1 đoạn thơ cho trước.

  1. Các bước tiến hành chính

Đề bài:  Em hãy tả lại quang cảnh trước cổng trời dựa theo nội dung bài tập đọc. “Trước cổng trời” của nhà thơ Nguyễn Đình Ảnh .

  1. Hướng dẫn học sinh làm bài :

– Trước hết các em cần xác định rõ cảnh tả ở đây là : Tả cảnh đẹp của thiên nhiên và con người ở trước cổng trời của Tỉnh Hà Giang.

-Tiếp theo các em xem cảnh tả gồm những cảnh vật gì, trong các cảnh vật đó thì cảnh vật nào là trọng tâm cần tả thật kĩ để làm nổi bật cảnh tả.

– Cần kết hợp các Biện Pháp Nghệ Thuật và bộc lộ cảm xúc của mình vào từng cảnh tả để bài viết sinh động, hấp dẫn và làm lôi cuốn trong lòng người đọc.

  1. Học sinh làm bài
  2. Kết luận: Học sinh đã làm được bài văn tả lại quang cảnh trước cổng trời dựa theo nội dung bài tập đọc. Bài văn có 3 phần rõ rệt ,đúng với nội dung cấu tạo của từng thể loại văn . Bài viết có bố cục rõ ràng, rành mạch, cân đối, chặt chẽ ,diễn đạt rõ, đã bám sát yêu cầu của đề bài, bài làm trọng tâm .

 Tiết luyện Tiếng Việt  thứ 3:  Thực hành làm bài văn tả cảnh đẹp ở quê em .

  1. Mục tiêu: Giúp học sinh biết cách làm bài văn tả cảnh đẹp ở quê em.
  2. Các hoạt động chính
  3. Đề bài: Quê hương em có rất nhiều cảnh đẹp, em hãy tả lại một cảnh đẹp mà em thích nhất.
  4. Hướng dẫn học sinh làm bài :

– Lưu ý học sinh :

+ Xác định rõ cảnh mình định tả là cảnh gì, cảnh tả đó bao gồm những cảnh vật nào, trong đó cảnh nào là trọng tâm .

+ Xác định trình tự miêu tả cho phù hợp với cảnh tả.

+ Sử dụng các biện pháp nghệ thuật và bộc lộ cảm xúc chân thật của mình vào bài văn.

  1. Học sinh làm bài.

GIẢI PHÁP 5:   Làm giàu vốn từ cho học sinh.

Do vốn từ của học sinh tiểu học còn quá nghèo nàn, vì vậy các em thường viết những đoạn văn khô khan, thiếu tính gợi tả, gợi cảm không hấp dẫn người đọc, người nghe. Để rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ hay trong viết văn tả cảnh cần đưa ra cho các em một số bài tập khắc phục tình trạng đó..Sau đây là một số ví dụ minh họa:

Ví dụ 1: Tìm những từ láy gợi tả âm thanh trên dòng sông: (Bì bọp, lăn tăn, lao xao, ì ọp, ì ầm, ào ào, xôn xao,…)

 Ví dụ 2: Tìm những hình ảnh so sánh để so sánh với con sông: (Dòng sông như dải lụa, dòng sông như con trăn khổng lồ trườn lên bãi mía bờ khoai, dòng sông như người mẹ ôm ấp đồng lúa,…)

– Vốn từ ngữ phong phú sẽ giúp các em diễn đạt đa dạng những điều định nói, định viết. Có thể làm giàu vốn từ cho các em bằng hình thức tìm từ ngữ theo từng đề tài nhỏ.

Ví dụ 1: Để giúp các em có vốn từ làm bài  văn tả người, trong tiết dạy đầu tiên tôi đã yêu cầu các em chuẩn bị trước bài tập sau:

Em hãy tìm những từ ngữ chỉ hình dáng, khuôn mặt, màu da, vẻ đẹp, dáng đi, cử chỉ, thái độ, tính tình … của người định tả.

Ví dụ 2: Để làm tốt bài văn tả cảnh tôi cho học sinh làm các bài tập mở rộng vốn từ như: Tìm những từ chỉ màu sắc, những từ chỉ mức độ khác nhau của màu xanh, màu đỏ, màu vàng, màu tím, màu nâu ,…

– Vốn từ được tích lũy từ nhiều nguồn: Giao tiếp hàng ngày; đọc sách, báo; xem, nghe truyền hình truyền thanh; trao đổi với bạn bè; cô giáo cung cấp.

–  Cung cấp cho cỏc em các từ ngữ dùng để miêu tả theo các chủ đề cụ thể như:

+ Các từ thường dùng trong miêu tả cây cối: xanh mướt, mơn mởn, rung rinh, um tùm, khẳng khiu, rực rỡ, mở màng, vàng úa, xơ xác, lác đác…

+ Các từ thường dùng trong miêu tả đồ vật: tròn xoe, vuông vắn, nhỏ nhắn, xinh xắn, đo đỏ…

+ Các từ thường dùng trong miêu tả con vật: oai vệ, rón rén, lặc lè, nhanh thoăn thoắt, chậm chạp, ì ạch, phành phạch, tinh nhanh, ranh mãnh…

+ Các từ thường dùng trong miêu tả người: tả em bé (mịn màng, mũm mỉm; mập mạp, chập chững, bập bẹ, bi bô, mếu máo, hau háu, ngộ nghĩnh, bướng bỉnh, nghịch ngợm …), tả cụ già (nhăn nheo, hom hem, dò dẫm, đồi mồi, bỏm bẻm, móm mém, lẩm cẩm, run rẩy…)

Qua các ví dụ trên học sinh sẽ tự mình làm giàu được vốn từ và sử dụng một cách có hiệu quả khi viết các đoạn văn tả cảnh khác nhau.

Những cách làm như trên nhằm trang bị cho học sinh vốn từ chuẩn bị tốt điều kiện cho các em làm bài viết.

GIẢI PHÁP 6:       Rèn kỹ năng quan sát, tìm ý, sắp xếp ý.

Hướng dẫn học sinh quan sát, tìm ý, sắp xếp ý trước khi làm bài tập làm văn thực sự là một vấn đề cần thiết và quan trọng. Giáo viên phải tạo điều kiện cho các em đến tận nơi, quan sát trực tiếp đối tượng được miêu tả. Quan sát đối tượng được miêu tả là một công việc thuộc nguyên tắc dạy học tập làm văn miêu tả cho học sinh tiểu học. Tuy vậy giáo viên cần phải hướng dẫn các em khi quan sát phải huy động vốn sống, khả năng tưởng tượng và cảm xúc rồi ghi chép lại.

Quan sát nhằm để tìm ra những nét riêng biệt về hình dáng, khuôn mặt, mái tóc, giọng nói, tính tình của người. Phát hiện hình dáng, âm thanh, màu sắc riêng của từng sự vật hiện tượng … Tạo điều kiện cơ sở để lột tả chính xác sự vật, thiên nhiên, cuộc sống diễn ra xung quanh các em. Gợi trí tò mò, hứng thú quan sát cho học sinh bằng những gợi ý:

Ví dụ: Tả cảnh trường em trước giờ học.

– Các em thử nghĩ lại xem, cảnh  trường trước giờ học như thế nào?

– Khi các bạn đã tập trung đầy đủ, cảnh  trường có gì khác trước?

– Học sinh chúng ta thường tụ tập thành nhóm chơi những trò chơi gì? Hoạt động của các nhóm ra sao?

– Ngoài các nhóm chơi ra, các học sinh khác làm gì?

– Nếu em đứng từ trên cao nhìn xuống, cảnh sân trường lúc này như thế nào?

Theo tôi những điều đó có tác dụng đem đến cho các em cái nhìn đáng yêu về ngôi trường, yêu cuộc sống từ đó giúp các em có thêm những hiểu biết để giờ tập làm văn các em làm tốt hơn. Nhưng khi hướng dẫn cho học sinh quan sát, thường thì các em thu thập được hàng loạt chi tiết. Lúc đó giáo viên phải hướng dẫn để học sinh biết chọn lọc, giữ lại chi tiết chính, loại đi những chi tiết không cần thiết.

Ví dụ: Khi tả  cảnh các bạn học sinh chơi thì hành động xấu của một bạn nào đó không nên đưa vào bài làm.

Khi đã có tài liệu, có ý nhưng việc sắp xếp các ý một cách có thứ tự vào bài quả là một công việc khó. Trên thực tế học sinh chỉ biết cách quan sát, biết tìm ý nhưng sắp xếp ý đúng trình tự hợp lý thì các em lại rất lúng túng. Các em không biết nên đưa ý nào vào trước, ý nào sắp xếp sau. Nhiều học sinh rơi vào tình trạng quan sát được gì viết nấy, nghĩ gì viết nấy mà không cần biết ý văn đó có lôgic hay không, có đi theo trình tự miêu tả hay không, dẫn đến bài viết lủng củng, lộn xộn trong cách miêu tả. Ví dụ  như khi tả một cây ăn quả, đang tả bộ phận lá cây lại quay xuống tả rễ cây rồi lại vòng lên tả quả và tả thân cây. Cách tả như vậy cho thấy học sinh không biết cách sắp xếp ý. Cho nên khi dạy tôi đã đưa ra và hướng dẫn tỉ mỷ cho các em cách sắp xếp và nhất là các bài đầu của thể loại mới. Sắp xếp có thể theo thứ tự thời gian, không gian, tâm lý … Tránh đang tả chi tiết xa lại xen tả chi tiết gần dẫn đến bài làm lộn xộn.

Sắp xếp ý rồi nhưng làm sao diễn đạt ý đó thành câu văn, đoạn văn cũng là vấn đề rất quan trọng. Nếu học sinh không làm được điều này thì coi như tiết dạy đó không thành công bởi lẽ sản phẩm cuối cùng của phân môn này là bài viết của học sinh.

Với tôi, khi học sinh còn lúng túng trong việc sắp xếp ý, diễn đạt các ý đó thành câu văn, đoạn văn, tôi thường làm như sau: Đưa ra một hoặc một số câu văn cơ bản sau đó cho học sinh nêu cách diễn đạt, sắp xếp của mình từ ý câu văn đó.

Ví dụ 1: Khi tả cách đồng quê em, tôi nêu ý văn: “ Cánh đồng rộng mênh mông.” Rồi yêu cầu các em diễn đạt thành câu văn khác có ý trương tự. Một số học sinh đã diễn đạt như sau:

Những dãy lô cà phê và cao su của xã EaĐah huyện Krông năng rộng mênh mông

Với những cây cà phê trĩu quả

Sau khi học sinh diễn đạt trước lớp, tôi cho các em khác nhận xét, đánh giá và tôi chốt lại: Câu (1), câu (2) đúng ngữ pháp, tả rất thực song chưa có ý sáng tạo. Câu (3) thể hiện được ý so sánh khá ấn tượng. Câu (4) dùng từ có hình ảnh, câu văn gợi tả.

Với cách này, tôi đã giúp các em biết cách quan sát, tìm ý, sắp xếp ý và diễn đạt ý thành câu, thành đoạn đúng và hay hơn. Tình trạng câu văn viết sai cấu trúc bị giảm dần.  

Để bài văn thu hút được sự chú ý của người đọc, tôi hướng dẫn các em tập trung cao vào phần mở bài. Với những học sinh khả năng viết văn còn hạn chế, tôi động viên các em mở bài trực tiếp còn lại tôi hướng dẫn kỹ các em đi theo cách mở bài gián tiếp và cho các em thấy được những ưu điểm của từng cách mở bài để các em lựa chọn cách mở bài cho mình hợp lý nhất.

Ví dụ 1:  Tả một người thân (ông, bà, cha, mẹ, anh, em … ) của em.

+ Có học sinh vào bài trực tiếp: “Trong gia đình, ai tôi cũng quý nhưng người mà tôi yêu quý nhất vẫn là bà nội tôi”. (Mở bài chỉ một câu nhưng đủ ý ).

+ Có em vào bài rất dí dỏm, chân thành: “Mẹ ơi mẹ! Con yêu mẹ lắm!”.

+ Có em mở bài chân thật, xúc động: “Mùa xuân đã về! Cháu thêm một tuổi, nhưng xuân này cháu vĩnh viễn không được thấy bà, bà có biết không? Cháu nhớ bà lắm, ước gì cháu được nghe bà kể chuyện trong mỗi tiếng ru, giấc ngủ, bà ơi!”.

+ Có em mở bài rất thực và tình cảm: “Sau mỗi giờ tan học là tôi lại trở về mái ấm gia đình thật nhanh, nơi đó có tất cả những người thân mà tôi yêu quý nhất, người có ảnh hưởng với tôi nhất đó là mẹ tôi, người đã tần tảo sớm hôm để nuôi chị em tôi khôn lớn thành người”.

Ví dụ 2: Tả một cảnh đẹp của địa phương em.

Học sinh đã có các cách mở bài :

+ “Quê hương em có rất nhiều cảnh đẹp nhưng đẹp nhất vẫn là những đồi cao su xanh mát, những rẫy cà phê bạt ngàn luôn ngát hương thơm.”

+“Ai đến với xã EaĐah yêu dấu của chúng em cũng không ngớt lời trầm trồ khen ngợi trước những cảnh đẹp tuyệt vời của xứ sở Tây Nguyên. Con đường làng ngoằn ngoèo uốn khúc hàng ngày nâng bước chân em đến trường. Nhưng gần gũi và thân thiết hơn cả vẫn là những đồi cao su bạt ngàn và những rẫy cà phê xanh mát….”

Từ những cách mở bài trên, tôi đã rút ra kết luận để các em hiểu rằng: Vào bài trực tiếp hay gián tiếp bằng cách nhắc lại một câu nói, một tiếng khóc hay tiếng cười …bao giờ cũng phải bám sát yêu cầu của đề, để viết được bài văn với nội dung tốt, mang tính nghệ thuật cao.

Không chỉ mở bài, kết bài cũng  góp  phần không nhỏ  vào sự thành công của bài văn. Chính vì điều đó, ngoài các tiết dạy dựng đoạn kết bài trên lớp, vào các tiết học Luyện tôi còn hướng dẫn các em kỹ hơn, cụ thể hơn các cách kết bài để làm sao sau khi đọc bài văn người đọc có ấn tượng tốt về bài văn của mình.

Ví dụ: Tả một người thân (ông, bà, cha , mẹ, anh, em … ) của em.

Các em đã có các cách kết bài như sau:

+ “Bà của tôi như thế đấy!”. Hoặc “ Bà ơi, cháu yêu bà lắm!”.

+ “ Chị là tất cả của tôi. Chị mãi mãi là tấm gương sáng để soi đường cho tôi, là người bạn để tôi có thể tâm sự khi vui hay lúc tôi buồn nhất. Tôi sẽ cố gắng học giỏi, vâng lời cha mẹ để chị mãi mãi yêu quý tôi”.

+ “Bây giờ tuy bà tôi đã đi xa nhưng tôi vẫn không thể nào quên được những kỷ niệm thời thơ ấu bên bà. Tôi nguyện sẽ cố gắng học tập thật giỏi để làm vui lòng bà”.

 + “Mẹ ơi, con yêu mẹ lắm! Con tự hứa với lòng mình là sẽ hiếu thảo, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn, chăm chỉ học tập để xứng đáng với những gì mẹ đã hy sinh vì chúng con”.

      Nhờ hướng dẫn cẩn thận từ khâu quan sát, tìm ý,  sắp xếp ý đến việc hướng dẫn cách mở bài và kết bài nên bài viết của các em ngày càng có nhiều điểm tiến bộ, nhiều em đã khắc phục được những điểm yếu kém trước đây như: Sắp xếp ý lộn xộn, tả thiếu chính xác, viết lan man không trọng tâm .

GIẢI PHÁP 7:   Trau dồi kỹ năng nói, kỹ năng viết.    

Diễn đạt rõ ràng, trôi chảy là những yêu cầu cơ bản của bài làm văn, của lĩnh vực nói, viết. Tuy nhiên, qua nhiều năm giảng dạy cũng như dự giờ thăm lớp, tôi thấy hầu hết học sinh còn yếu về mặt này. Chính vì điều đó trong giờ dạy, tôi coi trọng nhiệm vụ luyện nói, luyện viết cho học sinh. Mỗi khi cho các em trả lời câu hỏi, trình bày một điều gì, tôi thường uốn nắn ngay những lỗi như: nói trống không, nói lặp, diễn đạt lủng củng … Đi đôi với việc làm trên, trong giờ trả bài, tôi thường chữa kỹ ở bảng lớp những câu mà các em viết sai ngữ pháp, hướng dẫn chữa những câu, đoạn diễn đạt lủng củng nên nhiều em dần dần khắc phục được lỗi này.

Đối với những học sinh yếu, thường viết câu sai ngữ pháp, tôi chỉ đặt ra cho các em yêu cầu viết đúng, sau đó yêu cầu viết câu văn dài hơn. Với những em đã viết câu đúng, tôi khuyến khích các em luyện viết câu văn hay. Để động viên khuyến khích kịp thời những học sinh có bài văn hay, trong tiết trả bài tôi thường khen ngợi những bài văn đó trước lớp và chọn những câu văn, đoạn văn, bài văn tiêu biểu đọc cho cả lớp tham khảo. Mỗi lần được khen ngợi và được nghe trực tiếp những câu văn, đoạn văn hay tôi cảm thấy như các em đã có thêm những niềm vui mới cho những bài văn tiếp theo.

Ngoài trực tiếp nói hay viết trên lớp, ở phân môn Tập làm văn, tôi còn đặc biệt chú ý đến việc rèn kỹ năng nói, viết vào các tiết Luyện từ và câu, Tập đọc rồi ra thêm bài tập ngoài giờ để bồi dưỡng kỹ năng này như:

* Luyện viết câu văn cho gợi tả hơn .

* Hướng dẫn các em luyện viết câu văn có sử dụng biện pháp tu từ.

+ So sánh :Ví dụ 1: Hãy thêm những vế câu có hình ảnh so sánh thích hợp vào chỗ trống để mỗi dòng dưới đây trở thành một câu văn có ý mới mẻ, sinh động .

  • Ánh mắt dịu hiền của mẹ là …
  • Mảnh trăng lưỡi liềm lơ lửng giữa trời như …

Ví dụ 2: Viết lại những câu văn sau đây cho sinh động, gợi cảm bằng cách sử dụng biện pháp so sánh .

  • Bé có đôi mắt đen tròn, hai má ửng đỏ.

+ Nhân hóa : Điều đầu tiên tôi cho học sinh hiểu như thế nào là phép nhân hóa, sau đó ra các bài tập có nội dung nhân hóa sự vật để học sinh xác định được rồi dần dần mở rộng ra bằng cách cho học sinh viết đoạn văn có sử dụng biện pháp nhân hóa.

Ví dụ 1: Hãy sử dụng biện pháp nhân hóa để diễn đạt lại những câu văn dưới đây cho sinh động, gợi cảm .

  • Những bông hoa nở trong nắng sớm.
  • Mùa xuân, sân trường mướt xanh màu lá .

Ví dụ 2: Viết đoạn văn ( 4 đến 5 câu ) có sử dụng biện pháp nhân hóa theo yêu cầu:

  • Dùng cách xưng hô của con người để gọi sự vật.
  • Dùng từ ngữ chỉ đặc điểm của con người để tả sự vật .

     Như vậy qua chấm bài của học sinh, tôi thấy nhiều em khi làm bài đã biết dùng biện pháp tu từ  so sánh, nhân hóa.

  • Bé Lan nhà em có đôi mắt đen tròn như hai hạt nhãn, hai má ửng đỏ như trái chín.

                             ( Trích bài tả người thân của em …..)

  • Dòng sông dưới ánh trăng là một đường băng lung linh dát vàng .

                               ( Trích bài  tả dòng sông  quê hương của em …..)

Ví dụ 2: Biết nhân hóa

  • Mùa xuân, sân trường khoác chiếc áo mướt xanh màu lá .

                      (Trích bài tả cảnh trường em trước buổi học của em …..)

  • Mặt trời thức dậy từ phía đông, vung tay gieo những tia nắng xuống cánh đồng.

                            ( Trích bài tả cảnh đẹp quê em của  em ….)

Khi hướng dẫn học sinh viết câu văn sinh động, gợi cảm… tôi kết hợp hướng dẫn các em kỹ năng liên kết câu. Từ những gợi ý đó, tôi thấy hầu hết các bài văn của các em đi đúng thể loại, đúng yêu cầu của đề bài, trong đó trên 2/3 các em đạt điểm khá, giỏi.

GIẢI PHÁP 8:    Tổ chức các tiết học ngoài trời và quan sát thực tế.                 

Với học sinh tiểu học, hiểu biết của các em còn hạn chế, sự tưởng tượng của học sinh chưa phong phú, có những cảnh các em chưa được biết đến, có những người các em chưa được tiếp xúc, có những con vật, cây cối, đồ vật các em chưa được nhìn thấy. Vì vậy, đối với từng thể loại văn, tôi vận dụng các hình thức dạy học như tổ chức các tiết học ngoài trời và quan sát thực tế như sau:

Ví dụ:  Đối với văn tả người có các tiết học với các đề bài sau:

– Tuần 1: Lập dàn ý bài văn tả cảnh một buổi sáng (hoặc trưa, chiều) trong vườn cây (hay trong công viên, trên đường phố, trên cánh đồng, nương rẫy) – (Tiếng Việt 5, Trang 14)

– Tuần 3: Từ những điều em đã quan sát được, hãy lập dàn ý bài văn miêu tả mội cơn mưa (Tiếng Việt 5, Trang 32).

– Tuần 4: Quan sát trường em. Từ những điều đã quan sát được, lập dàn ý cho bài văn miêu tả ngôi trường (Tiếng Việt 5, Trang 43).

– Tuần 6: Dựa vào kết quả quan sát của mình, em hãy lập dàn ý bài văn miêu tả một cảnh sông nước (Tiếng Việt 5, Trang 62).

-Tuần 8: Lập dàn ý bài miêu tả một cảnh đẹp ở địa phương em (Tiếng Việt 5, Trang 62).

Tả con đường quen thuộc từ nhà em tới trường (Tiếng Việt 5, Trang 83).

– Tuần 10: Tả ngôi trường thân yêu đã gắn bó với em trong nhiều năm qua (TV5, Trang 83).

Với các đề bài này tôi tổ chức cho các quan sát trực tiếp các cảnh tả dưới sự hướng dẫn của giáo viên như sau:

    –   Hướng dẫn HS trình tự quan sát

    –   Hướng dẫn HS quan sát bằng tất cả các giác quan

    –   Hướng dẫn HS quan sát xem cảnh đó có gì khác với cây cảnh khác

    –   Hướng dẫn HS quan sát con người, con vật trong từng cảnh tả.

    –   Hướng dẫn HS quan sát một vài cảnh trọng tâm.

    –   Hướng dẫn HS quan sát từng phần của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian. Sau đó yêu cầu các em ghi lại kết quả quan sát được.

Bằng hình thức dạy học như vậy, tôi thấy HS đã quan sát rất tỉ mỹ và đã lập được các dàn bài đầy đủ các nội dung tả và tả bằng tất cả các giác quan nên bài tả của các em chuyển biến rõ rệt hơn.

GIẢI PHÁP 10:   Tạo hứng thú học tập cho học sinh từ  việc chấm và chữa bài .

Dạy tập làm văn, người dạy phải gửi cả tâm hồn mình vào trong bài dạy, thầy trò phải đắm mình vào đối tượng miêu tả theo một dòng cảm xúc, cùng hòa chung tình cảm để cùng tìm hiểu và cảm nhận đối tượng với niềm say mê, thích thú. Muốn vậy người giáo viên phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi lên lớp, phải nổ lực sáng tạo trong suốt quá trình dạy học. Chỉ có nghiên cứu sáng tạo mới cho giáo viên có được những giờ dạy văn miêu tả mới mẻ, sâu sắc sinh động, hiệu quả cao.

Muốn bồi dưỡng học sinh tiểu häc viết văn hay, người giáo viên trước hết phải có một thái độ, ý thức quan sát tìm hiểu thế giới xung quanh, tìm hiểu cuộc sống con người một cách nghiêm túc, tỉ mỉ, công phu để có vốn hiểu biết phong phú về các đề tài, chủ điểm….. §ồng thời giáo viên phải trau dồi vốn ngôn ngữ của mình nhất là vốn ngôn ngữ văn sáng tác (văn miêu tả). Phải đọc nhiều, viết nhiều, phải rèn luyện cả tâm hồn tình cảm của mình, biết yêu mến mọi vật, mọi người, gần gũi gắn bó với sự vật, thế giới xung quanh để có sự nhạy cảm, nắm bắt cái mới, cái riêng để hướng dẫn học sinh, tạo hứng thú cho học sinh bằng cái mới, cái sáng tạo.

Điều trước tiên tạo được sự hứng thú học tập ở mỗi học sinh là sự đón nhận kết quả bài làm của mình từ giáo viên. Vì vậy, việc chấm bài và chữa bài thường xuyên là việc làm mà giáo viên không thể xem nhẹ. trên cơ sở tìm hiểu qua là con đường ngắn nhất giúp giáo viên có thể đến gần với từng đối tượng học sinh, nắm bắt được tình hình và khả năng viết văn của các em. Thế nhưng trong thực tế nhiều giáo viên rất ngại chấm bài vì công việc này mất nhiều thời gian. Khi chấm bài giáo viên mới chỉ đọc và chấm bài theo mức độ bài làm chứ chưa chú trọng đến phát hiện lỗi trong bài làm của học sinh do đó khi trả bài thường nhận xét chung chung, không đúng quy trình và yêu cầu của tiết trả bài. Cũng có giáo viên chưa thật chú trọng đến tiết trả bài, dạy tiết này còn quá sơ sài vì xem tiết trả bài không có tác dụng lớn đến hiệu quả bài làm học sinh. Để có được kết quả như mong đợi, bản thân tôi luôn phải kiên trì, chịu khó, phải dành nhiều thời gian để đọc và ghi chép lại những lỗi sai phổ biến ở từng đối tượng học sinh. Khi trả bài tôi nhận xét đầy đủ, chi tiết những ưu điểm và nhược điểm về bài làm của học sinh. Nêu gương những bài văn hay có sáng tạo để cả lớp học tập và động viên nhắc nhở những bài viết chưa đạt yêu cầu để các em sửa sai và bổ sung ngay. Để động viên, khuyến khích các em tôi chỉ nêu tên những em có bài văn hay, không nêu tên những học sinh  bài làm chưa đạt yêu cầu.

  1. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi và hiệu quả ứng dụng.

Qua việc áp dụng những kinh nghiệm trên vào việc dạy văn miêu tả cho học sinh, tôi đã thu được những kết quả sau:

– Hầu hết học sinh ®ều nắm được kỹ năng để làm một bài văn miêu tả. Bên cạnh miêu tả những cái chung của đối tượng, các em còn phát hiện ra những nét riêng, độc đáo. Bài văn của học sinh trở nên sinh động có hình ảnh, bộc lộ cảm xúc chân thực giàu chất văn, tránh được điểm khô khan, liệt kê sự việc mà thấm đượm cảm xúc của người viết, thể hiện một cách tự nhiên tình cảm gắn bó, yêu thương đối với đối tượng được tả. Các em thoát ly văn mẫu, tự tin hứng thú diễn đạt những quan sát nhận xét của mình một cách mạch lạc, trôi chảy, có sáng tạo. Với cùng một đề bài nhưng luôn có bài văn khác nhau.

Năm học vừa qua, hưởng ứng cuộc thi “Văn hay – Chữ tốt” do trường tổ chức đã thu hút được nhiều học sinh trong lớp tham gia. Trong số những học sinh đạt giải có 2 em ở lớp 5C đã đạt giải nhất về bài viết.

Kết quả đó được thể hiện cụ thể như sau:

Tổng số học sinh

9-10 điểm

5-8 điểm

Dưới 5 điểm

Tỷ lệ tăng/giảm

Điểm Tiếng Việt giữa kì I

Điểm Tiếng Việt cuối kì I

 

PHẦN KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ.

  1. Kết luận:

Dạy tập làm văn là cả một quá trình tìm tòi, đầu tư thời gian, công sức vận dụng sáng tạo kiến thức các phân môn Tiếng việt và hiểu biết thực tế. Nó đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì nắm bắt tình hình học sinh đến từng đối tượng xem các em yếu cái gì? Qua đó để có biện pháp dạy, bồi dưỡng cho các em. Muốn có chất lượng bài làm của học sinh thì giáo viên phải dạy tốt các phân môn Tiếng việt. Ở đó nó hỗ trợ đắc lực cho các em trong quá trình chọn lọc, vận dụng để làm bài văn đạt kết quả tốt.

Với lứa tuổi học sinh tiểu học dạy Tập làm văn là cơ sở ban đầu để các em có khả năng nói, viết lưu loát, tạo tiền đề cho học tốt tập làm văn ở các lớp phổ thông cơ sở và THPT sau này. Học tốt Tập làm văn cũng là hình thành nhân cách làm người cho các em nhất là trong công cuộc đổi mới đất nước, sự nghiệp giáo dục càng cần đổi mới để tạo lớp người sau này xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Dạy văn nói chung và tập làm văn nói riêng càng cần phải chú ý hơn, phải từ bậc học nền tảng Tiểu học.

Ngoài các giải pháp trên theo bản thân tôi, để làm tốt việc nâng cao chất lượng giảng dạy nói chung, nâng cao chất lượng phân môn Tập làm văn nói riêng mà cụ thể là bước đầu tạo cơ sở cho học sinh lớp 5 làm văn miêu tả hay, đòi hỏi người giáo viên cần biết kế thừa, phát huy những kinh nghiệm và truyền thống trong phương pháp giảng dạy, nhanh chóng tiếp cận xu thế hiện đại hóa GD mà cẩm nang cho quá trình dạy học là học tập, nghiên cứu, thực hiện tốt các chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học đồng thời đúc rút kinh nghiệm chuyên môn từ đồng nghiệp, làm thế nào để phù hợp với đối tượng học sinh mà mình trực tiếp giảng dạy.

Để học sinh học tốt không phải chỉ ngày một ngày hai là đạt được mà phải trải qua một quá trình lâu dài, phải đầu tư từ  nhiều phía.

Hiện nay chúng ta đang đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học mà đặc biệt là dạy học theo hướng linh hoạt, tự chủ  nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Với trách nhiệm một nhà giáo, tất cả vì học sinh thân yêu, tôi đã cố gắng nhanh chóng tiếp cận và áp dụng một số phương pháp và kỹ thuật dạy học mới vào quá trình giảng dạy bước đầu đã có hiệu quả.    

Kiến nghị

Nhà trường cần đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng linh hoạt, tự chủ, phù hợp đối tượng.

Phòng Giáo dục, nhà trường cần tăng cường tổ chức các tiết dạy chuyên đề, hội thảo chuyên đề để đúc rút kinh nghiệm, học tập lẫn nhau và cần tập trung vào những phân môn mà giáo viên còn gặp khó khăn như phân môn Tập làm văn.

Trang bị đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ cho dạy học đạt hiệu quả cao như tài liệu tham khảo, các thiết bị nghe, nhìn, …

Khi dự giờ cần phải đánh giá giờ dạy của giáo viên một cách linh hoạt theo hương tự chủ đối với từng giờ dạy. Không lấy sách giáo khoa làm “thước đo”, lấy phương pháp dạy học của mình áp đặt cho người thực thi tiết dạy. Nhất là đối với các tiết dạy phân môn Tập làm văn.

Trên đây là những kinh nghiệm mà tôi đã áp dụng vào giảng dạy văn miêu tả cho học sinh lớp 5. Tuy các giải pháp đưa ra chưa thật sự đầy đủ nhưng bước đầu đã có hệu quả thiết thực trong dạy học phân môn Tập làm văn nói chung, dạy học viết văn miêu tả nói riêng. Rất mong hội đồng khoa học các cấp, bạn bè đồng nghiệp góp ý để những nội dung mà tôi đã trình bày được đầy đủ hơn.

Xin chân thành cảm ơn!

                                                                     …….., ngày 19  tháng 11 năm 2015.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 của NXBGD
  2. Sách giáo viên Tiếng Việt lớp 5 của NXBGD
  3. Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học 2 NXB ĐHSP do Lê Phương Nga chủ biên.

04.Bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt ở Tiểu học NXB ĐHSP do Lê Phương Nga chủ biên.

  1. Một số tài liệu tham khảo trên Internet.

 

BẤM VÀO ĐÂY ĐỂ TẢI FILE WORD

 

 

Copyright 2019 © Kinh nghiệm dạy học | Thiết kế bởi Web Bách Thắng