Thực trạng học tập môn Thể dục của học sinh ở trường THCS

Thực trạng học tập môn Thể dục của học sinh ở trường THCS

I.1/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

a/ Quan điểm của Đảng về giáo dục thể chất trong trường học:

    Giáo dục thể chất(GDTC) trong trường học là một bộ phận hết sức quan trọng của phong trào TDTT quần chúng nói chung, nhưng do đối tượng là tuổi trẻ, học sinh, sinh viên đông đảo, được học tập và rèn luyện theo chương trình bắt buộc, có bài bản và nề nếp cho nên GDTC trong nhà trường được coi là một thành phần, một bộ phận cơ bản của nền TDTT.

    GDTT trong trường học có vai trò, tác dụng to lớn trong việc bảo vệ và tăng cường sức khỏe, nâng cao thể lực cho tuổi trẻ, góp phần tích cực bồi dưỡng đào tạo lớp người phát triển toàn diện để xây dựng đất nước có hiệu quả. GDTC trong truờng học còn có tác dụng tạo ra tiềm năng lớn về lực lượng vận động viên năng khiếu, cung cấp cho đất nước ngày càng nhiều tài năng thể thao. Lúc sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta rất quan tâm tới công tác GDTC trong trường học.

    Năm 1964 Đảng đã có chủ trương “ phải thực hiện giáo dục toàn diện: Đạo đức: đạo đức, trí tuệ, thể dục, mỹ dục,và lao động cho thanh thiếu niên trong trường học”. và quyết định: “ Bắt đầu đưa việc dạy Thể dục và một số môn thể thao cần thiết vào chương trình của các trường Phổ thông, chuyên nghiệp và Đại học”.(Nghị Quyết TW VIII khóa III).

    Trong thời kỳ mới hiện nay Đảng ta chủ trương phấn đấu: “Thực hiện GDTC trong tất cả các trường học”( Chỉ thị 36 CT/TW Của ban Bí thư TW Đảng khóa VII).

    Đảng ta không chỉ quan tâm tới công tác phát triển GDTC trong tất cả các trường học, mà còn chú trọng tới chất lượng dạy và học môn này: “ Công tác TDTT cần coi trọng nâng cao chất lượng GDTC trong các trường học” –  NQ Đại hội Đảng toàn quốc lần VII năm 1991.

    Luật Giáo dục được Quốc hội khóa IX thông qua ngày 02/12/1998 và pháp lệnh TDTT được UBTV Quốc hội thông qua tháng 9/2000 quy định: “ Nhà nước coi trọng TDTT trường học nhằm phát triển thể chất cho tầng lớp thanh niên, nhi đồng. GDTC là một nội dung bắt buộc đối với học sinh, sinh viên được thực hiện trong hệ thống giáo dục quốc dân. TDTT trường học bao gồm: tiến hành chương trình GDTC bắt buộc và tổ chức các hoạt động TDTT ngoại khóa. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên được luyện tập phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và điều kiện từng vùng miền. GDTC là một bộ phân quan trọng để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu xây dựng con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

b/ Cơ sở thực tiễn:

    Chúng ta đều biết một buổi học, buổi huấn luyện gây được hứng thú cho người tập thì kết quả bao giờ cũng tốt hơn buổi học khô khan nặng nề và bắt buộc. Muốn có hứng thú thì bản thân ngừơi tập phải nhận thức được ý nghĩa của nội dung mình học, học vì ai và học để làm gì?.

    Tuy nhiên, hiện nay đa phần học sinh nhận thức chưa đầy đủ về vị trí của môn học Thể dục trong nhà trường phổ thông, các em coi đây chỉ là một môn phụ không quan trọng nên dẫn đến thái độ học tập còn thiếu tích cực.

    Mặt khác, dạy học chỉ có thể đạt kết quả cao khi học sinh có động cơ, thái độ học tập đúng đắn.

    Nước ta đã có nhiều công trình nghiên cứu về GDTC trong trường học, song phần lớn các công trình đó tập trung vào đánh giá thực trạng thể chất và sức khỏe học sinh, nghiên cứu về chương trình môn học TDTT. Nhưng những đề tài nghiên cứu về thực trạng học tập bộ môn Thể dục chưa nhiều vì vậy việc tìm hiểu “Thực trạng học tập môn Thể dục của học sinh ở trường THCS” là một vấn đề cấp thiết cần phải được quan tâm.

   Động cơ, thái độ học tập của học sinh là một trong những vấn đề chủ yếu của quá trình dạy học. Vì vậy nó luôn là trung tâm chú ý của quá trình lí luận và thực tiễn.

      Thầy giáo là người điều khiển quá trình dạy học, học sinh là chủ thể của nhận thức cũng như tự điều khiển nhận thức của mình. Quá trình điều khiển dạy học của giáo viên có đem lại hiệu quả hay không lại phụ thuọc chủ yếu vào động cơ, thái độ học tập của học sinh.

      Vấn đề phát triển động cơ học tập có ý nghĩa rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình dạy học. Có nhiều động cơ: động cơ xã hội, động cơ nhận thức, động cơ đạo đức…, để hình thành mỗi động cơ này đòi hỏi những hình thức và phương pháp dạy học tương ứng.     

Qua thời gian công tác tại trường, được tiếp xúc với thực tiễn quá trình dạy học của giáo viên và học sinh tại trường. Tôi mạnh dạn tìm hiểu “Thực trạng học tập môn Thể dục của học sinh ở trường THCS Lê Duẩn Xã Eapúk – Huyện Krông Năng – Tỉnh Đắk Lắk để nắm bắt thực tiễn và đề xuất một số biện pháp làm tăng hứng thú tập luyện cho học sinh nhà trường.

.

b/Nội dung biện pháp-giải pháp:

    1/. Yêu cầu của giờ học phải hợp lí, không quá cao hoặc quá thấp. Cùng với sự hoạt động tích cực của cả thầy và trò có thể thực hiện được yêu cầu đó.

    2/. Ảnh hưởng của mỗi giờ học đến học sinh phải toàn diện.

    3/. Cần phát huy tính tư duy tích cực của học sinh trong học tập, tạo ra những điều kiện để các em thể hiện được tính độc lập, sáng tạo, ý thức trách nhiệm đối với việc tập luyện.

    4/. Nội dung và tính chất hoạt động của học sinh phải đa dạng và sinh động.

    5/. Trong giờ học phải sử dụng tổng hợp các phương pháp dạy học và giáo dục khác nhau. Có như vậy thì giờ Thể dục mới sinh động, học sinh dễ tiếp thu, không bị nhàm chán.

VD: Khi giảng dạy động tác cho học sinh, giáo viên kết hợp cả phân tích, làm mẫu và cho xem tranh thì sẽ tạo cho các em sự hứng thú và nhanh chóng tiếp thu được kỹ thuật động tác.

    6/. Cần phải chỉ rõ những điểm nổi bật của việc tập luyện, cụ thể là giải thích rõ kỹ thuật, cách thực hiện động tác, sử dụng dụng cụ tập luyện như thế nào. Từ đó tập cho các em tự giải quyết nhiệm vụ học tập

    7/. Nêu nhiệm vụ phải hấp dẫn, kích thích được lòng ham muốn nhận thức của học sinh.

VD: Trước khi giới thiệu bài nhảy xa hoặc nhảy cao, giáo viên nêu lên một vài thành tích của nhưng vận động viên có đẳng cấp cao sẽ kích thích được hứng thú học tập của học sinh.

    8/. Khi phân tích kỹ thuật động tác cần kết hợp với kiến thức của các môn học khác như: Toán, Vật lí, Sinh, Tâm lí học…, để giúp các em hiểu hơn về môn học.

VD: Phân tích góc độ chạy đà trong kỹ thuật nhảy cao hoặc góc độ của bàn đạp sau trong chạy cự ly ngắn, giáo viên kết hợp với kiến thức Toán học, Vật lí vào sẽ làm cho học sinh tiếp thu nhanh hơn.

    9/. Khi phân tích kỹ thuật cần ngắn gọn mà vẫn đảm bảo cho học sinh lĩnh hội được một cách nhanh chóng.

    10/. Đưa vào giờ học một số bài tập với yêu cầu cao hơn, cho phép học sinh thực hiện theo cách riêng của mình.

    11/. Đưa ra các yêu cầu mới đòi hỏi học sinh tìm cách giải quyết.

    12/. Giáo viên phải đối xử cá biệt với học sinh.

    13/. Để kích thích hứng thú tập luyện TDTT của học sinh, giáo viên phải thường xuyên đổi mới phương pháp tổ chức tập luyện cho học sinh sao cho phù hợp với từng giờ học, tránh tình trạng học sinh quá quen với cách dạy của thầy.

    14/. Giáo viên phải thường xuyên kiểm tra và động viên học sinh, khi tuyên dương phải kịp thời đúng lúc sẽ kích thích được hứng thú tập luyện cho các em.

III.1/ KẾT LUẬN:

    Qua thực tế giảng dạy, nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng học tập môn Thể dục của học sinh trường THCS Lê Duẩn – Xã Eapúk – Krông năng – Đắk Lắk, tôi đã rút ra được một số kết luận như sau:

    1/.Tuổi học sinh THCS là lứa tuổi đang có nhiều biến đổi cả về thể chất lẫn tâm lí, các em thích những hoạt động sôi nổi, không thích bị gò ép bó buộc vì vậy Thể dục là một trong những môn học mà các em ưa thích. Tuy nhiên, do đặc điểm tâm, sinh lý lứa tuổi các em chưa nhậ thức được đúng bản chất, ý nghĩa của việc tập luyện TDTT cho nên hứng thú của các em chưa bền vững các em chưa có được sự tự giác tích cực trong tập luyện.

    2/.Các em mới hiểu một cách một cách đơn giản về môn Thể dục, đó là được vui chơi thoải mái không phải ngồi trong lớp, không phải học bài cũ như các môn học khác.

    3/.Trong buổi học, các em biểu hiện rất khác nhau về hứng thú học tập của mình. Những nội dung như trò chơi vận động hoặc các môn thể thao tự chọn thì các em rất tích cực tập luyện, ngược lại những nội dung có tính đơn điệu như bài tập thể dục phát triển chung, đội hình đội ngũ, chạy bền thì các em lại không hào hứng tham gia tập luyện.

    4/.Trong giờ học, các em thường hoạt động theo ý thích của mình mà không thích tuân theo sự điều khiển của giáo viên và cán sự lớp. Chẳng hạn, khi giáo viên giao nhiệm vụ cho các em ngồi quan sát các bạn tập luyện thì các em lại không tuân theo thứ tự đội hình tập luyện.

    5/.Về mặt tâm lí, học sinh THCS có đặc điểm nổi bật là không ổn định, cho nên hứng thú học tập của các em cũng chuyển đổi một cách thất thường( giáo viên này dạy thì thích học môn đó còn giáo viên khác dạy thì lại không thích học nữa hoặc nội dung này thì thích còn nội dung khác thì không).

    6/.Từ việc các em chưa nhận thức được ý nghĩa của việc tập luyện TDTT, các em coi môn Thể dục chỉ là môn phụ nên chưa có sự tự giác tích cực trong tập luyện thậm chí còn tự tiện nghỉ học không lí do.

    7/.Ngoài những giờ học chính khoá, đa phần học sinh chưa thường xuyên tham gia tập luyện ngoại khoá cũng như tập luyện thường xuyên ở nhà.

    8/.Nguyên nhân của những biểu hiện trên ở học sinh xuất phát từ nhiều phía: từ bản thân học sinh, nhà trường. gia đình, xã hội…

* Về phía học sinh:

    Do đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi, các em chưa hiểu đúng bản chất, ý nghĩa của việc tập luyện TDTT cho nên hứng thú học tập của các em chưa bền vững nên chưa có được sự tự giác tích cực cần thiết.

* Về phía Nhà trường:

    Việc thiếu thốn cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học, nhà đa chức năng phục vụ môn học Thể dục đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh trong nhà trường.

* Về phía gia đình – Địa phương:

    Còn mang nặng tâm lí, coi môn Thể dục chỉ là môn học phụ, ít quan trọng nên việc đầu tư về thời gian, tiền bạc, cơ sở vật chật phục vụ việc tập luyện của con em chưa đúng mức nên hiệu quả của các hoạt động tập luyện ngoại khoá chưa đạt kết qua như mong muốn.

Bấm vào đây để tải về

 

 

 

 

Copyright 2019 © Kinh nghiệm dạy học | Thiết kế bởi Web Bách Thắng