Vận dụng một số trò chơi để lồng ghép vào môn Tự nhiên và xã hội lớp 3

Vận dụng một số trò chơi để lồng ghép vào môn Tự nhiên và xã hội lớp 3

1, Lý do chọn biện pháp: 

Khi nhắc đến trò chơi chắc hẳn ai cũng cho rằng đó là một môn giải trí nhằm giảm bớt căng thẳng, mệt mỏi sau những giây phút làm việc hoặc học tập. Nhưng trong giáo dục, trò chơi không chỉ đóng vai trò giải trí mà nó còn có tác dụng giáo dục rất tốt cho quá trình dạy học của người giáo viên. Trò chơi trong dạy học vừa có tác dụng làm giảm căng thẳng cho học sinh trong một buổi học kéo dài, đồng thời nó còn giúp các em phấn chấn trở lại, vui vẻ thoải mái để tiếp tục học tập các tiết học còn lại.

Trong những năm gần đây, việc lồng ghép trò chơi vào các bài học nhằm gây hứng thú cho học sinh tiếp tục học tập đã được giáo viên áp dụng tương đối nhiều ở một số môn học và cũng có kết quả rất khả quan. Đây cũng là một vấn đề rất được nhiều giáo viên quan tâm và nghiên cứu. Với bản thân tôi cũng vậy, sau nhiều năm giảng dạy cũng như thông qua nhiều công việc mà nhà trường giao, tôi luôn tìm cho mình những cách dạy mang lại hiệu quả nhất cho các em. Kết quả học tập của các em cao thì xem như bản thân tôi đã làm được những việc vui nhất. Là một giáo viên ai cũng muốn học sinh mình học giỏi chăm ngoan nhưng để làm được điều đó thì lại không phải ai cũng làm được mà còn phụ thuộc và nhiều nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan. Nhận thức được vấn đề trên nên tôi đã vận dụng các phương pháp dạy học, các hình thức tổ chức khoa học cũng như trò chơi học tập nhằm nâng cao chất lượng dạy học.

Đề tài : “Vận dụng một số trò chơi để lồng ghép vào môn Tự nhiên và xã hội lớp 3” là một nội dung đang hướng về mục tiêu nêu trên, đó là kết hợp hài hòa các phương pháp, các hình thức tổ chức dạy học sao cho đạt kết quả cao nhất trong đó lồng ghép trò chơi vào dạy học môn Tự nhiên và Xã hội và nội dung đóng vai trò chủ đạo.

2,  Nội dung thực hiện biện pháp:

Để lồng ghép các trò chơi vào trong các tiết học của môn Tự nhiên và Xã hội tôi đã tiến hành thực hiện các bước như sau:

Bước 1: Thiết kế trò chơi:

Căn cứ vào các bài học trong sách giáo khoa môn Tự nhiên và Xã hội (học kì I), tôi thống kê và lựa chọn một số trò chơi phù hợp với từng bài dạy:

* Trò chơi 1: Tình bạn thắm thiết.

– Thời gian: 3-4 phút

– Luật chơi: 4 đội cùng thi viết tên các bệnh về đường hô hấp, cảm giác khi bị bệnh và cách phòng tránh. Đội nào viết đúng, nhưng hơn và viết được nhiều nội dung hơn sẽ giành phần thắng. Thứ tự ưu tiên là: viết đúng – nhiều hơn – nhanh hơn.

– Cách chơi: giáo viên dùng 4 tờ giấy A0, và 4 cây bút lông nhỏ. Chia lớp thanh 4 đội chơi. Khi giáo viên nêu các câu hỏi thì đại diện mỗi đội lên viết câu trả lời trên giấy A0, viết xong về chỗ ngồi nhanh để bạn trong tổ lên viết tiếp, nêu viết sai các thành viên trong tổ có thể sửa, xóa và viết lại. Nhưng môi học sinh chỉ được viết một lần. Giáo viên sẽ là người trọng tài, quản lớp và kết luận sau khi chơi.

* Trò chơi 2: Người thầy thuốc giỏi.

– Thời gian: 3-4 phút

– Luật chơi: Đại diện 4 nhóm đóng vai bác sĩ khám bệnh, người bệnh do giáo viên chỉ định những học sinh nhóm khác. Nhóm nào có “bác sĩ” khám đúng bệnh và giúp bệnh nhân cách chữa bệnh đúng thì đội đó giành chiến thắng

– Cách chơi: giáo viên chuẩn bị nội dung các bệnh về đường hô hấp như: viêm học, viêm phổi, viêm phế quản (đây là những bệnh trẻ em thường mắc phải nhiều nhất), biểu hiện cuả ngời bệnh. Chọn những học sinh ở nhóm khác đọc thầm những biểu hiện của bệnh đó đển nhóm đóng vai bác sĩ khám bệnh. Nhóm nào nói đúng tên bệnh, nguyên nhận mắc bệnh và cách đề phòng là nhóm đó thắng. Giáo viên sẽ là người trọng tài, quản lớp và kết luận sau khi chơi.

* Trò chơi 3: Con thuyền kì diệu.

– Thời gian: 3-4 phút

– Luật chơi: 4 nhóm tìm và ghép các mảnh được cắt sẵn để thành một con thuyền. Đội nào ghéo xong trước và đúng yêu cầu thì đội đó giành chiến thắng.

– Cách chơi: giáo viên chuẩn bị 4 chiếc hộp đựng các mảnh ghép được cắt ra nhiều hình khác nhau của một hình con thuyền. Trong mỗi mảnh ghép là nội dung của những việc nên làm hoặc không nên làm. Chuẩn bị cho mỗi đội ½ tờ giấy A0 có vẽ sẵn hình con thuyền được ghép bằng các miếng  ghép với nhau, trên mỗi ô của nền con thuyền ghi “nên” hoặc “không nên” để học sinh tìm và ghép chính xác (như hình minh họa dưới đây).

……..

Nội dung trong các mảnh ghép được chọn lọc trong một số bài dạy sao cho phù hợp với mục tiêu để nâng cao hiệu quả tiết dạy.

Giáo viên sẽ là người trọng tài, quản lớp và kết luận sau khi chơi.

* Trò chơi 4: Ai nhanh nào.

– Thời gian: 3-4 phút

– Luật chơi: Lớp chia thành 2 nhóm, mỗi nhóm cử ra 5 đại diện lần lượt lên ghi những hoạt động ở côt B sao cho đúng với yêu cầu ở cột A. Đội nào ghi đúng và nhanh thì đội đó giành chiến thắng (ưu tiên ghi đúng trước)

– Cách chơi: giáo viên chuẩn bị 02 tờ giấy A­­­­0 được kẻ thành hai cột A và B. ở cột A giáo viên ghi sẵn yêu cầu, còn ở cột B thì để trống và lúc thi học sinh sẽ lên ghi lần lượt theo yêu cầu bên cột A. Đội nào ghi đúng và nhanh nhất đội đó thắng. Giáo viên sẽ là người trọng tài, quản lớp và kết luận sau khi chơi.

* Trò chơi 5: Nhanh tay – Tinh mắt.

– Thời gian: 3-4 phút

– Luật chơi: Lớp chia thành 04 nhóm, mỗi nhóm cử ra 1 đại diện cầm sẵn thẻ. Sau khi nghe giáo viên nêu câu hỏi, nhóm thảo luận nhanh và đưa và trả lời bằng cách đưa thẻ “đúng” hoặc “sai”. Đội nào trả lời nhanh và đúng số câu trả lời thì đội đó giành chiến thắng.

– Cách chơi: giáo viên chuẩn bị 04 bộ thẻ  “đúng” hoặc “sai” giao cho 4 nhóm. Sau đó đọc câu hỏi dưới dạng đúng hoặc sai để học sinh thảo luận và đưa thẻ trả lời.

Các đội chỉ được đưa thẻ một lần duy nhất nếu đội nào đưa hai lần sẽ bị phạm quy và không được tính kết quả. Đội nào trả lời đúng và nhanh nhất đội đó thắng. Giáo viên sẽ là người trọng tài, quản lớp và kết luận sau khi chơi.

 Bước 2: Vận dụng trò chơi vào trong các bài học

Sau khi nghiên cứu kĩ những bài dạy trong môn Tự nhiên và Xã hội ở lớp 3 đồng thời xác định cụ thể những trò chơi có thể ttỏ chức phù hợp với bài dạy thì giáo viên tiến hành vận dụng trò chơi để giúp học sinh hiểu bài hơn và vui vẻ thoải mái hơn trong học tập.

Ví dụ: Ở trò chơi 1 có tên gọi: “Tình bạn thắm thiết”.

Giáo viên có thể lồng ghép vào các bài dạy như Bài 2- trang 9 – SGK TN&XH tập 1; Bài 4 -trang 21 – SGK TN&XH tập 1 hoặc một số bài khác thích hợp.

– Thời gian: 3-4 phút

Khi dạy bài 2 thì tiến hành thực hiện như sau:

Giáo viên chuẩn bị sẵn 4 tờ giấy A0, và 4 cây bút lông nhỏ. Chia lớp thanh 4 đội chơi. Khi giáo viên dạy đến phần 2. Liên hệ thực tế thì bắt đầu tổ chức chơi. Giáo viên nêu các câu hỏi và đại diện mỗi đội lên viết câu trả lời trên giấy A0, viết xong về chỗ ngồi nhanh để bạn trong tổ lên viết tiếp, nêu viết sai các thành viên trong tổ có thể sửa, xóa và viết lại. Nhưng mỗi học sinh chỉ được viết một lần.

Câu hỏi 1: Kể tên các bệnh đường hô hấp mà em biết.

Câu hỏi 2: cảm giác của em khi bị bệnh đường hô hấp.

Câu hỏi 3: em phải làm gì để phòng tránh bị bệnh đường hô hấp.

– Luật chơi: 4 đội cùng thi viết tên các bệnh về đường hô hấp, cảm giác khi bị bệnh và cách phòng tránh. Đội nào viết đúng, nhưng viết được nhiều nội dung hơn sẽ giành phần thắng. Thứ tự ưu tiên là: viết đúng – nhiều hơn – nhanh hơn.

– Giáo viên sẽ là người trọng tài, quản lớp và kết luận sau khi chơi.

Tương tự cách tổ chức như trên, khi dạy bài 4, giáo viên có thể áp dụng được trò chơi này hoặc một số bài khác thích hợp.

Ví dụ 2: ở trò chơi 3: Con thuyền kì diệu.

– Thời gian: 3-4 phút

Đối với trò chơi này khá thú vị và gấy được nhiều hứng thú cho học sinh khi tham gia. Đặc biệt nó có thể áp dụng được nhiều bài học khác nhau.

Chẳng hạn khi dạy bài 4: “Cần làm gì để giữ gìn, bảo vệ cơ quan tuần hoàn?”

Trong nội dung cho học sinh làm trong phiếu bài tập, giáo viên có thể thay thế phiếu bài tập bằng trò chơi này.

– Chuẩn bị: giáo viên chuẩn bị 4 con thuyền kẻ sẵn như hình trên và treo lên bảng theo thứ tự từ 1 đến 4. Chuẩn bị 4 hộp dựng các mảnh ghép như nhau, trong mỗi mảnh ghép đều được ghi các câu:

Chơi thể thao mặc áo quần quá chật
Đi bộ thường xuyên ăn nhiều đồ rán
vệ sinh hằng ngày ăn kem vào mùa đông
ăn uống điều độ uống rượu, hút thuốc
giữ ấm khi trời lạnh

– Cách chơi: sau khi cho các tổ nhận đồ chơi, giao viên ra hiệu bắt đầu, các tổ lập tức chọn câu trả lời “nên làm” hoặc “không nên làm” dán vào các ô phù hợp trên con thuyền nhưng phải khớp với hình ghép. Thời gian chơi 3phút. Đội nào xong trước sẽ thắng hoặc hết thời gian đội nào dán được nhiều hơn sẽ thắng.

– Tương tự cách chơi như trên, giáo viên có thể áp dụng vào một số bài học khác như:

+ Bài 10: Hoạt động của chúng em ở ttrường

+ Bài 11: Cuộc sống xung quanh em. (bài này giáo viên chỉ cần thay chữ “nên làm thành chữ “thành thị” và chữ “không nên làm” thành chữ “nông thôn”

+ Bài 15: An toàn khi đi xe đạp.

Ví dụ 3: Đối với Trò chơi 5: Nhanh tay – Tinh mắt.

– Thời gian: 3-4 phút

– Đây là một trong những trò chơi đơn giản nhất, dễ chuẩn bị nhất mà lại gây hứng thú cho học sinh học tập. Đồng thời trò chơi này áp dụng được rất nhiều loại bài học trong môn Tự nhiên và Xã hội và những môn học khác.

Chẳng hạn khi dạy bài 13: Hoạt động nông nghiệp

– Cách chơi: giáo viên chuẩn bị 04 bộ thẻ  “đúng” hoặc “sai” giao cho 4 nhóm. Sau đó chuẩn bị bộ câu hỏi có dạng đúng sai như sau:

  1. Trông lúa là hoạt động trồng trọt. Đúng hay sai?
  2. Nuôi lợn là hoạt động trồng trọt. Đúng hay sai?
  3. Nuôi cá tôm là hoạt động nông nghiệp. Đúng hay sai?
  4. Chế biến cá tôm là hoạt động nông nghiệp. Đúng hay sai?
  5. Mua, bán gạo là hoạt động nông nghiệp. Đúng hay sai?
  6. Xản xuất ô tô, xe máy là hoạt động nông nghiệp. Đúng hay sai?

Luật chơi: Lớp chia thành 04 nhóm, mỗi nhóm cử ra 1 đại diện cầm sẵn thẻ. Sau khi nghe giáo viên nêu câu hỏi, nhóm thảo luận nhanh và đưa và trả lời bằng cách đưa thẻ “đúng” hoặc “sai”. Đội nào trả lời nhanh và đúng số câu trả lời thì đội đó giành chiến thắng. Thẻ chỉ được đưa lên một lần. Nếu đưa hai lần là phạm quy và không được tính kết quả. Giáo viên sẽ là người trọng tài, quản lớp và kết luận sau khi chơi.

– Trò chơi này có thể áp dụng được một số bài như:

+ Bài 16: Về sinh môi trường.

+ Một số bài có nội dung tương tự.

Tương tự như phần thiết kế trò chơi, cứ mỗi bài dạy có phần thực hành phù hợp thì tôi lại tổ chức cho các em vừa chơi vbừa học. Kết quả các em rất hồ hởi và học tập hăng say, có kết quả tôt hơn trước.

3, Kết quả khảo nghiệm của vấn đề nghiên cứu:

Đầu năm học, tôi tiến hành lập kế hoạch và bắt đầu tổ chức các biện pháp trên khảo nghiệm tại lớp 3B, tôi đã thấy nhiều kết quả rõ rệt:

– 100% học sinh rất thích thú khi tham gia trò chơi.

– Tinh thần học tập của các em khác hẳn với những tiết học khác. Nhìn nét mặt rạng rỡ của các em mỗi khi chiến thắng trong trò chơi đã nói lên tất cả.

– Đặc biệt có một số em nhút nhát này cũng rất mạnh dạn tham gia chơi và trả lời đúng nhiều câu hỏi.

Sau khi dạy xong bài 2: Làm gì để có cơ thể khỏe mạnh?

Tôi đã áp dụng trò chơi 1 có tên gọi: “Tình bạn thắm thiết”.

Để đánh giá chất lượng việc áp dụng trò chơi vào phần thực hành có hiệu quả hay không tôi lại kiểm tra bằng một bài viết trên giấy vơi thời gian 5 phút.

Với các câu hỏi sau:

Câu hỏi 1: Kể tên các bệnh đường hô hấp mà em biết.

Câu hỏi 2: cảm giác của em khi bị bệnh đường hô hấp.

Câu hỏi 3: em phải làm gì để phòng tránh bị bệnh đường hô hấp.

Sau khi học sinh làm xong tôi đã thu và chấm bài. Kết quả như sau:

TSHS Số em trả lời đúng hoàn toàn Số em trả lời được 2/3 bài Số em trả lời 1/2 bài Số em trả lời dưới 1/2 bài
35 33 02 0 0

Như vậy điều đó chứng tỏ việc vận dụng lồng ghép các trò chơi trong môn Tự nhiên và Xã hội đã có kết quả khả quan.

Tôi tiến hành tổng hợp kết bquả khảo nghiệm và báo cáo lên chuyên môn nhà trường xin ý kiến và đã được Ban giám hiệu nhà trường đồng ý cho tôi tiến hành áp dụng hình thức lồng ghép các trò chơi này trên khối lớp 3 gồm các lớp 3A, 3B, 3C trong suốt học kì I.

4, Kết luận:

Tổ chức dạy học môn Tự nhiên và Xã hội ở lớp 3 có vận dụng một số trò chơi nhằm kích thích tính sáng tạo và tinh thần thoải mái trong học tập là một nội dung nghiên cứu đa mang lại nhiều kết quả tốt cho học sinh trong quá trình học tập. Những kết quả sau khi khảo nghiệm đã cho thấy rằng, trò chơi không chỉ là hình thức giải trí mà nó còn đóng một vai trò giáo dục hết sức quan trọng. Thông qua trò chơi học sinh sẽ tăng cường khả năng của bản thân để khơi dậy những năng khiếu tiềm tàng mà lâu nay chưa được bộc lộc, nhất là tính mạnh dạn tự tin là yếu tố cần thiết để các em vãng vàng tham gia niều hoạt động học tập các trong suốt năm học.

Việc nghiên cứu nội dung trên của đề tài chỉ là một nét mới được bổ sung trong hình thức dạy học. Nó chưa phải là một công trình hay một vấn đề nào lớn mà đó mới chỉ là một kinh nghiệm đơn thuần do người giáo viên thiết kế để đổi mới hình thức tổ chức dạy học. Chính vì vậy kết quả này cũng chứng minh rằng việc nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm là rất cần thiết, phải được giáo viên quan tâm và đầu tư có chất lượng.

Dạy học bằng hình thức nào hay bằng phương pháp nào không phải là vấn đề trọng điểm mà ở đây quan trọng nhất người giáo viên phải có cái tâm thật tốt và có lòng tận tụy thì không có gì là khó. Nếu đã vận dụng được những trò chơi như thế này với môn học Tự nhiêm và Xã hội thì các môn học còn lại cũng có thể vận dụng một cách linh hoạt được. Vì vậy vì lí do khách quan nên đề tài của tôi chỉ nghiên cứu đến đây, với kết quả đã đạt được ở trên tôi cảm thấy rất vui vì mình đã làm được những điều tốt cho lớp học, từng bước giúp các em hoàn thiện nhân cách và kĩ năng sống., tôi mong sau này sẽ có nhiều giáo viên thiết kế những trò chơi thú vị hơn và áp dụng được nhiều môn học hơn đề giúp học ssinh tiếp thu bài một các hiệu quả nhất.

BẤM VÀO ĐÂY TẢI ĐẦY ĐỦ BẢN WORD 

 

 

 

 

Copyright 2019 © Kinh nghiệm dạy học | Thiết kế bởi Web Bách Thắng