Xây dựng phong trào thi đua “hoa đáng khen”trong công tác chủ nhiệm lớp

Xây dựng phong trào thi đua “hoa đáng khen”trong công tác chủ nhiệm lớp.

1 – Lí do chọn biện pháp :

Song song với việc dạy học văn hoá theo hướng hiện đại, tăng cường tính chủ động sáng tạo và phát huy tính tích cực của học sinh thì việc đổi mới giáo dục nhân cách học sinh theo hướng đó cũng được đặt ra cấp thiết. Bởi sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó”. Nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục toàn diện học sinh luôn đề cao vai trò của người giáo viên làm chủ nhiệm lớp. Trong cuộc đời của mỗi giáo viên, ít ai không làm công tác chủ nhiệm, công việc mang lại cho ta nhiều niềm vui nỗi buồn, và những kỷ niệm khó quên. Vì  bên cạnh việc truyền đạt kiến thức cho học sinh  thì mỗi giáo viên Chủ nhiệm có một trọng trách cao cả là: “Dạy các em làm người”. Tôi nhận thấy rằng: GVCN là người cha, người mẹ, người thầy, là người anh, người chị, … và cũng có những lúc cần là người bạn… Như vậy có nghĩa là cùng một lúc GVCN có nhiều “vai diễn” và vai nào cũng đòi hỏi phải hoàn thành xuất sắc… Hơn nữa trong công tác chủ nhiệm đòi hỏi người giáo viên phải thực sự tâm huyết yêu nghề, yêu người và có tình người coi học trò như người thân yêu của mình.
Những năm học gần đây, Ngành giáo dục đã phát động nhiều phong trào thi đua nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Một trong những phong trào tiêu biểu là phong trào “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”. Hòa chung với không khí sôi nổi của các trường học khắp mọi miền đất nước, thầy trò  trường tiểu học Nguyễn Chí Thanh ra sức phấn đấu thực hiện tốt các phong trào thi đua do Ngành phát động. Một trong những điều kiện để đi đến kết quả dạy học tốt nhất là tạo điều kiện để học sinh trở thành những con người năng động, sáng tạo, hứng thú trong hoạt động chiếm lĩnh tri thức. Để đạt được điều dó, mỗi giáo viên chúng ta cần đầu tư cho hoạt động dạy học cũng như công  tác chủ nhiệm lớp để giúp học sinh hứng thú trong hoạt động học tập và thực hiện tốt phong trào thi đua. Đó là lí do tôi chọn đề tài: Xây dựng phong trào thi đua “hoa đáng khen”trong công tác chủ nhiệm lớp.

2 –  Nội dung thực hiện biện pháp
  Chúng ta đều biết tâm lí học sinh Tiểu học rất thích dược khen. Đa số cá em ngoan, có ý thức tự giác, tích cực tham gia phong trào thi đua và thực hiện tốt nội quy trường, lớp. Nhưng nếu trong công tác chủ nhiệm, giáo viên chưa thực sự quan tâm đến việc xây dựng phong trào thi đua học tập thì học sinh sẽ không có hướng phấn đấu dẫn đến kết quả học tập, hoạt dộng không cao. Khi xây dựng phong trào, giáo viên đưa ra tiêu chí cụ thể;  giáo viên chỉ giữ vai trò là người chỉ đạo, thường xuyên nhắc nhở động viên học sinh kịp thời, tạo cho học sinh một tâm lí vui tươi, phấn khởi không gò ép khi tham gia phong trào. Luôn đề cao tinh thần tự giác, ý chí tiến thủ, đoàn kết cùng nhau tiến bộ. Đồng thời cũng tạo cơ hội để học sinh tự theo dõi, đánh giá kết quả làm việc của bạn, của mình, khuyến khích sự sáng tạo tích cực ở học sinh. Giáo viên luôn giám sát theo dõi phong trào để kịp thời tuyên dương để tạo hứng thú cho học sinh phấn đấu, rèn luyện. Mặt khác cũng động viên, nhắc nhở kịp thời những học sinh chưa thật tích cực, không để bất kì một học sinh nào không tham gia thi đua và nêu rõ tiêu chí thi đua cho từng hoạt động học tập, sinh hoạt nhằm giúp học sinh nắm được và đồng thời có ý thức giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, tạo khối đoàn kết, thân tình, để các em không mặc cảm mình là người thừa của tập thể lớp.
Từ thực trạng đã nêu và nắm bắt được tâm sinh lí của học sinh Tiểu học, tôi tiến hành đưa ra một số biện pháp, giải pháp thực hiện đề tài như sau:
*Điều kiện để đạt “Hoa đáng khen”:

Những học sinh kiểm tra miệng, bài kiểm tra, nhận xét thường xuyên học sinh  trong giờ học như tích cực phát biểu xây dựng bài , trả lời đúng nhiều câu hỏi, sáng tạo trong tiết học, đạt kết quả cao nhất trong các tiết học như thi kể chuyện theo nhóm, thi đọc theo nhóm, đóng vai trong các trò chơi học tập; … đạt điểm 9 hoặc điểm10 các môn ( Cuối mỗi kì); hoàn thành tốt các môn đánh giá bằng nhận xét, tham gia các phong trào thi đạt giải; tham gia các phong trào do Đội phát động .. thì  được cộng điểm thi đua và tổng hợp thành “Hoa đáng khen”.

* Xây dựng tiêu chí “ Hoa đáng khen”:
   Trong các tiết học Toán, tiếng  Việt, Khoa học, Lịch sử & Địa lí bài kiểm tra miệng được nhận xét tốt thì được nhận 2 hoa đáng khen (giáo viên tổ chức cho học sinh kiểm tra miệng theo cặp để tất cả học sinh có thể cố gắng dành điểm tốt, sau đó giáo viên có thể  kiểm tra xác suất một số em để tránh các em bao che lẫn nhau)
– Làm bài tập hoặc bài kiểm tra được ghi nhận xét( Bài làm tốt, đáng khen) thì được  2 hoa đáng khen, ghi nhận xét (Bài làm tốt, cần phát huy) nhận 1 hoa.
Học sinh phát biểu xây dựng bài sôi nổi trong giờ học, trả lời đúng nhiều câu hỏi, sáng tạo trong tiết học cuối buổi được dán 1- 2 hoa đáng khen.
 Trong các tiết học khi được nhận xét( hoàn thành tốt )cũng tương đương với một hoa đáng khen.
Học sinh tham gia phong trào thi giải toán Violympic có tham gia vòng thi cấp trường được dán 2 hoa , đạt cấp huyện dán 5 hoa, đạt cấp tỉnh được dán 10 hoa. Đạt chữ viết đẹp cấp trường dán 2 hoa, đạt cấp huyện dán 5 hoa.
– Học sinh tham gia thi các phong trào do Đội tổ chức cũng được cộng điểm:  có tham gia dán 1; đạt giải trường dán 2 , đạt giải cấp huyện 5 hoa.
– Học sinh làm được một việc tốt như nhặt được của rơi trả lại người mất cũng được dán hoa đáng khen.

 *Những thành viên theo dõi và thực hiện phong trào :
–  Giáo viên chủ nhiệm: người bao quát theo dõi chung toàn lớp về không khí thi đua, kết quả phong trào,  hướng dẫn theo dõi đội cờ đỏ làm việc, đôn đốc nhắc nhở tất cả học sinh tham gia phong trào, động viên tuyên dương nhắc nhở học sinh kịp thời, cố vấn cho các tổ trưởng có biện pháp khắc phục tình trạng bạn không đạt hoặc đạt ít “Hoa đáng khen “ trong tổ …
  – Đội cờ đỏ : 2 học sinh
  + Thư kí lớp : theo dõi và tổng hợp chung kết quả “Hoa đáng khen”.

 + Các thành viên trong nhóm (mỗi nhóm cử một thành viên ) theo dõi kiểm tra chéo (Nhóm Hoa Mai theo dõi nhóm Hoa Sen, nhóm Họa Mi theo dõi nhóm Sơn Ca, nhóm Sơn Ca theo dõi nhóm Bồ Câu Trắng…)
  – Tất cả học sinh trong lớp đều tham gia thực hiện phong trào .

 *Cách thực hiện theo dõi :                  
– Đội cờ đỏ theo dõi thi đua giữa cá nhân học sinh và giữa các tổ bằng cách cuối mỗi buổi  học ghi lại những  thành tích, những lời khen mà các bạn trong lớp đạt được trong buổi học đó.
– Cuối mỗi tuần Đội cờ đỏ tổng hợp điểm giỏi của từng học sinh trong lớp báo cáo giáo viên chủ nhiệm đồng thời công bpố trước lớp. Giáo viên chủ nhiệm căn cứ vào kết quả “Hoa đáng khen” và thực tiễn diễn biến tuần học để tuyên dương động viên học sinh đạt nhiều “Hoa đáng khen”, những học sinh có sự cố gắng tiến bộ trong tuần học và động viên những học sinh chưa có sự cố gắng cố gắng để dành hoa đáng khen như các bạn  khác.

 – Phát  “Hoa đáng khen” cho học sinh .
 + Cuối tháng ngoài việc tổng hợp “Hoa đáng khen” của từng học sinh thì đội cờ đỏ còn phải tổng hợp “Hoa đáng khen” của từng tổ để báo cáo giáo viên chủ nhiệm. Căn cứ vào kết quả “Hoa đáng khen” và thực tế tháng học, giáo viên tuyên dương những tổ có kết quả “Hoa đáng khen” cao và động viên, nhắc nhở tổ có kết quả “Hoa đáng khen” còn thấp. Đồng thời cố vấn và yêu cầu tổ trưởng, tổ phó tìm biện pháp khắc phục đôn đốc, động viên những bạn chưa cố gắng trong phong trào “Hoa đáng khen”
Ví dụ : Nhắc nhở kiểm tra bài cũ của bạn trước khi vào giờ học hoặc chỉ cho bạn những bài tập bạn chưa hiểu, giúp bạn luyện tập các tiết mục dự thi .. Nếu gặp bài khó không làm được thì nhờ cô giáo giúp đỡ,..

*Khen thưởng phong trào                       
   Đầu năm học, giáo viên phổ biến đến các bậc phụ huynh về cách thức tổ chức phong trào, phối hợp với phụ huynh động viên tất cả học sinh thi đua thực hiện tốt. Đồng thời xin ý kiến phụ huynh về việc phát thưởng động viên phong trào, khích lệ các em qua mỗi lần đạt hoa đáng khen.
Hình thức và kinh phí khen thưởng có thể tiến hành như sau:
 Sau mỗi tháng hoặc mỗi  học kì tổ chức khen thưởng một lần. (Tùy theo ý kiến của phụ huynh, học sinh và tùy kinh phí hoạt động của lớp)
– Quỹ thưởng: Trích một phần quỹ đội của Chi đội, quỹ heo đất được Liên đội trích lại và quỹ(tiền thưởng mà lớp đạt được trong các phong trào thi đua của nhà trường, Đội; có thể là một phần đóng góp hảo tâm của phụ huynh,..)
– Phần thưởng : Giấy chứng nhận do giáo viên chủ nhiệm kí, đồ dùng học tập (vở
bút mực, thước, bút chì, hộp màu …)
Hình thức khen thưởng:  Để khích lệ tất cả các đối tượng học sinh cùng cố gắng phấn đấu và có hứng thú học tập. Ngoài việc tuyên dương của giáo viên chủ nhiệm và của lớp học sinh còn được phần thưởng nếu đạt các yêu cầu sau :
* Căn cứ vào sự theo dõi và kết quả thi đua thưởng :
  + 5 học sinh có số lượng “Hoa đáng khen”nhiều nhất.
  + 2 đến 3  học sinh được lớp bình chọn có cố gắng tiến bộ trong phong trào  “Hoa đáng khen”.
  + Tổ đạt số lượng “Hoa dáng khen”nhiều nhất .
* Căn cứ vào vòng quay kì diệu .
 Thưởng cho những học sinh trúng số trong vòng quay kì diệu (một số học sinh   trong lớp quay số – giáo viên viết số tương ứng giải lên bảng ) .
Học sinh có số ở “Hoa đáng khen” trúng số ở giải nào thì nhận thưởng ở giải đó.
  + Cơ cấu giải :   1 giải đặc biệt                                      3  giải ba
                             1 giải nhất                                           10 giải khuyến khích
                             2 giải nhì                                           
  (giá trị của giải thưởng  tuỳ thuộc quỹ thưởng để  phát thưởng cho phù hợp).
(Hoạt động này thường được tổ chức vào tiết sinh hoạt ngoài giờ lên lớp hoặc tiết

3 – Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu

* Khảo sát trước khi thực hiện đề tài
Xuất phát từ mục đích nghiên cứu đề tài xây dựng phong trào thi đua “Hoa đáng khen”  tạo hứng thú học tập cho học sinh, tôi đã tiến hành tổ chức thực nghiệm   và thấy được hiệu quả của phương pháp cũng như hình thức tổ chức phong trào giúp đỡ học sinh hứng thú, say mê học tập. Cụ thể kết quả đạt được như sau:
  Cuối học kì I lớp học đã có chuyển biến lớn, không khí học tập thật sự sôi nổi, phần đa mọi đối tượng học sinh đều giơ tay phát biểu xây dựng bài.Các em có sự chuẩn bị bài mới và học bài cũ rất tốt, không còn học sinh đạt điểm yếu khi kiểm tra bài cũ,  học sinh có sự đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập. Học sinh đã có sự tiến bộ không ngừng bởi  không khí học tập ngày càng sôi nổi, phần đa học sinh  đều biết tự giác học tập lo lắng cho việc học của mình, kết quả thi đua của tổ. Trong các tiêt sinh hoạt ngoài giờ lên lớp và tiết sinh hoạt lớp học sinh còn đề nghị giáo viên chủ nhiệm tổ chức nhiều trò chơi học tập và kiểm tra bài cũ để được ghi nhận “Hoa đáng khen” nhiều hơn. Học sinh rất phấn khởi, hứng thú học tập, chất lượng dạy học được nâng cao hơn.

4 – Kết luận
  Qua quá trình thực hiện đề tài  xây dựng phong trào thi đua Hoa đáng khen trong công tác chủ nhiệm lớp bản thân tôi nhận thấy:  Việc phát động phong trào và tổ chức cho học sinh thực hiện làm cho Học sinh tích cực, tự giác đăng kí tham gia phong trào thi  do trường, đội tổ chức một cách sôi nổi  và đạt giải cao.   Ngoài ra giáo viên chủ nhiệm còn nắm rõ tâm lí và sự tiếp thu kiến thức học tập của học sinh, tạo được mối quan hệ gần gũi với học trò góp phần hoàn thành tốt công tác chủ nhiệm . Xây dựng được biện pháp giáo dục học sinh phù hợp góp phần không chỉ nâng cao chất lượng dạy học mà còn góp phần thực hiện tốt phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” mà Bộ giáo dục đã phát động và triển khai thực hiện, từng bước nâng cao chất lượng dạy học. 

BẤM VÀO ĐÂY ĐỂ TẢI FILE WORD

 

Copyright 2019 © Kinh nghiệm dạy học | Thiết kế bởi Web Bách Thắng