11 Tác Dụng Của Cây Mào Gà Chữa Bách Bệnh, Số 9 Hiệu Quả Nhất

Các loại hoa mào gà

Có rất nhiều giống hoa mào gà như mào gà trắng (hoa mào gà dại),hoa mào gà vàng, mào gà đỏ, mào gà đuôi phụng đỏ…Hoa Mào gà có ý nghĩa cho sự hy sinh, dũng cảm, tấm lòng cao thượng sẵn sàng hy sinh vì người khác.Sau đây chúng tôi xin được phép giới thiệu đến 2 loại hoa mào gà tương đối phổ biến ở Việt Nam đó là hoa mào gà đỏ và hoa mào gà trắng.

Hoa mào gà đỏ

Mào gà đỏ có tên khoa học là Celosia cristata L., Họ Rau dền – Amaranthaceae hay mào gà đỏ còn gọi là Bông mào gà đỏ, Kê quan hoa, Kê đầu, Kê quan.

Đặc điểm thực vật, phân bố của Mào gà đỏ: Mào gà đỏ là loại cỏ sống lâu năm, thân cứng, có cành nhẵn. Lá có cuống, phiến lá nguyên hình trứng, đầu lá nhọn. Hoa đỏ, vàng hoặc trắng, cuống rất ngắn, mọc thành bông gần như không cuống, hình vại với mép loe ra nhăn nheo. Quả hình trứng hay hình cầu chứa 8 – 10 hạt đen bóng. Cây được trồng khắp nơi để làm cảnh.

Cách trồng Mào gà đỏ: Trồng Mào gà đỏ bằng hạt.

Bộ phận dùng, chế biến của Mào gà đỏ:

+ Hoa và hat Mào gà đỏ: Có thể dùng khô hay tươi để làm thuốc sắc hay tán bột chế thành viên để dùng.

Công dụng, chủ trị Mào gà đỏ:

+ Hoa Mào gà có vị ngọt, mát, có tác dụng thanh nhiệt, cầm máu, chữa lỵ ra máu, trĩ chảy máu, chữa rắn độc cắn.

+ Chữa sa trực tràng (lòi rom), Trĩ hậu môn, ỉa ra máu: Sắc cả hoa và hạt với liều 15g với 3 bát nước, lấy 1 bát uống nguội, uống 3 lần/ngày, hoặc phơi khô, tán thành bột, làm viên nhỏ như hạt đậu, uống nhiều lần thành đợt điều trị.

+ Rắn độc cắn: Dùng 4 – 12g, dạng sắc hoặc giã nhỏ vắt nước uống. Chữa dạ dày, ruột chảy máu…: dùng 10g hoa Mào gà khô (25 – 30g tươi) sấy khô, tán nhỏ, chia nhiều lần uống trong ngày, mỗi lần 1 – 2g. Nhai 10 hạt, nuốt nước, bã đắp chỗ rắn cắn.

Liều dùng Mào gà đỏ: Hoa và hạt Mào gà đỏ sắc uống 8 – 15g/ ngày.

Chú ý:

+ Người béo mập quá mức, bệnh u cục không dùng.

+ Còn có loại Mào gà trắng, hoa màu trắng hoặc phớt hồng, hạt được gọi là Thanh tương tử có tác dụng như hạt của hoa Mào gà đỏ, có tác dụng chữa đau mắt sưng đỏ do can hỏa.

Hoa mào gà trắng

Hoa mào gà trắng, mồng gà, đuôi lươn có tên khoa học là Celosia argentea là loài thực vật có hoa thuộc họ Dền. Đây là cây sống một năm thân mềm thường được trồng trong vườn. Hoa nở vào giữa mùa xuân đến mùa hè. Nó được nhân giống bằng hạt. Các hạt vô cùng nhỏ, lên đến 43.000 hạt mỗi ounce. Lá và hoa có thể ăn được và được trồng làm rau ăn ở châu Phi và Đông Nam Á.

Đặc điểm thực vật và phân bố:

Mào gà trắng là một loại cỏ mọc quanh năm, thân mọc thẳng, nhẵn, mang nhiều cành, cao 0,3-1m có thể tới 2m. Lá mọc so le, hình mác, nguyên, đầu nhọn, gốc lá cũng hơi nhọn, dài 8-10cm, rộng 2-4cm. Vào mùa hạ và mùa thu ra hoa không cuống, mọc thành bông trắng hoặc hơi hồng, dài 3-10cm, đồng trưởng. Quả nang, mở theo hình hộp, trong mang nhiều hạt. Hạt dẹt màu đen, hoặc nâu đỏ, mặt bong, đường kính ước 1mm. Khi nhìn qua kính lúp thấy mặt hạt có những vân và một vết lõm là tễ. vỏ dòn, dễ vỡ, không mùi, vị nhạt.

Nguồn gốc :

cây từ phía Đông ấn độ nhập sang ta từ lâu. Được trồng khắp nơi ở nước ta để làm cảnh vì cây hoa có dáng đẹp và để lấy hạt làm thuốc.

Cách trồng hoa mào gà trắng: Trồng bằng hạt

Bộ phận dùng, chế biến của hoa mào gà trắng: Đến tháng 9-10 hạt chín, hái hoa về phơi khô, đập lấy hạt sẩy hết tạp chất, phơi lần nữa cho thật khô. Có khi người ta dùng cả hoa

Công dụng, chủ trị hoa mào gà trắng

Cao huyết áp: Mào gà 3 – 4 cái, hồng táo 10 quả, sắc uống hàng ngày.

Nôn ra máu: Mào gà sao giấm tán vụn, uống mỗi lần 6g, mỗi ngày 2 lần với nước ấm. Hoặc hoa mào gà tươi 15 – 24g hầm với phổi lợn lượng vừa đủ trong 1 giờ rồi chia ăn vài ba lần trong ngày.

Ho ra máu: Hoa mào gà 30g, trắc bá diệp 30g, cỏ nhọ nồi 30g, sắc uống, hoặc hoa mào gà tươi 24g, rễ cỏ tranh tươi 30g, sắc uống.

Lỵ trực khuẩn hoặc amip: Dùng hoa mào gà sắc với rượu uống.

Lòi dom chảy máu: Kê quan hoa và phòng phong lượng bằng nhau, sấy khô tán bột, vê thành viên to bằng hạt ngô đồng, mỗi ngày uống 70 viên với nước cơm khi bụng đói.

Chảy máu mũi: Hoa mào gà trắng tươi 30g, trắc bá diệp 30g, cỏ nhọ nồi 30g, sắc uống, hoặc hoa mào gà 9g, thịt lợn nạc 250g, hai thứ hầm nhừ chia ăn vài lần

Đái buốt, đái ra máu: Hoa mào gà trắng đốt tồn tính, mỗi ngày uống 15 – 20g với nước cơm hoặc dùng hoa mào gà 15g sắc uống.

Di tinh: Hoa mào gà trắng 30g, kim ti thảo (Melica scabrosa Trin) 15g, kim anh tử 15g, sắc uống.

Đại tiện ra máu: Hoa mào gà sao cháy tán bột, uống mỗi lần 6 – 9g, mỗi ngày uống 2 – 3 lần, hoặc Hoa mào gà 30g, ngải diệp 30g sao đen, sắc uống.

Nhọt độc vùng gáy: Hoa mào gà tươi, nhất điểm hồng tươi và liên tử thảo tươi lượng bằng nhau, rửa sạch giã nát, chế thêm một chút đường đỏ rồi đắp vào tổn thương.

Trĩ lở loét: Hoa mào gà 3g, ngũ bội tử 3g, một chút băng phiến, tất cả tán bột, trộn với mật lợn rồi bôi lên vùng loét.

Bế kinh: Hoa mào gà tươi 24g hầm với 60g thịt lợn nạc, chia vài lần ăn trong ngày.

Kinh nguyệt quá nhiều (đa kinh): Hoa mào gà lượng vừa đủ, sấy khô tán bột, uống mỗi lần 6g khi bụng đói với một chút rượu, hoặc hoa mào gà trắng sấy khô tán bột, uống mỗi ngày 2 lần mỗi lần 6g với một chút rượu vang hoặc nước ấm.

Khí hư: Hoa mào gà trắng 15g, bạch truật 9g, bạch linh 9g, bông mã đề tươi 30g, trứng gà 2 quả, sắc uống.

Đau bụng sau đẻ: Hoa mào gà trắng 30g sắc với rượu vàng uống.

 

Copyright 2019 © Kinh nghiệm dạy học | Thiết kế bởi Web Bách Thắng