1. Sử dụng tính năng xác thực đăng nhập Two-Factor Authentication
Bạn có thể xác thực qua tin nhắn SMS thông qua số điện thoại đang sử dụng, ngoài việc nhập mật khẩu, người dùng còn phải nhập thêm mã bảo mật bên trên. Bên cạnh đó, bạn còn có thể sử khóa bảo mật – một thiết bị vật lý nhỏ được sử dụng để đăng nhập và cắm vào cổng USB của máy tính. Nghĩa là mỗi lần đăng nhập bạn phải gắn cái USB này vào để xác thực.
2. Hạn chế sử dụng máy tính công cộng để đăng nhập Facebook
Đây cũng là nguyên nhân khiến nhiều người bị mất tài khoản Facebook. Đa số máy tính ở nơi công cộng thường bị nhiễm virus hoặc bị chèn keylog. Vì vậy, nếu không may bạn đăng nhập tài khoản Facebook trên những máy tính này, đương nhiên bạn sẽ bị lộ mật khẩu.
3. Hạn chế sử dụng WiFi nơi công cộng
Kẻ xấu sẽ tự tạo ra các điểm truy cập WiFi miễn phí để khai thác thông tin cá nhân người dùng. Vì thế, hãy cẩn thận với những điểm truy cập miễn phí.
WiFi công cộng tìm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm cho tài khoản của bạn. Ảnh: Internet
4. Sử dụng trình quản lý mật khẩu
Việc này không những giúp bảo mật các tài khoản trực tuyến mà còn giúp bạn tiết kiệm thời gian.
Tiện ích quản lý mật khẩu LastPass. Ảnh: Internet
Việc sử dụng một phần mềm/ứng dụng đáng tin cậy để quản lý mật khẩu sẽ giúp bạn đăng nhập vào tài khoản trực tuyến chỉ với một cú nhấp chuột, quan trọng là mọi thứ đều được mã hóa.
5. Một số lưu ý khác
+ Không sử dụng tài khoản Facebook để đăng nhập vào các ứng dụng hay website khác, vì không phải website/blog nào cũng đủ uy tín để bạn tin tưởng.
+ Không nên sử dụng một mật khẩu cho nhiều tài khoản trực tuyến, bởi hacker có thể dò và dự đoán mật khẩu của bạn dễ dàng.
+ Đặt mật khẩu có độ khó đủ mạnh (gồm chữ in hoa, chữ thường, số và ký tự đặc biệt). Điều này không chỉ áp dụng cho tài khoản Facebook, mà bạn hãy áp dụng nó cho mọi tài khoản trực tuyến.