Lá trầu không
Theo dược học cổ truyền, lá trầu không có vị cay nồng, tính ấm, có nhiều tác dụng như trừ phong, tiêu viêm, sát trùng, kháng khuẩn. Đối bệnh nước ăn chân, sử dụng lá trầu không để làm giảm các triệu chứng của bệnh như giảm ngứa, loại bỏ lớp tế bào chết trên da và diệt trừ vi khuẩn.
Bạn có thể vò nát lá trầu không xát vào các kẽ ngón chân hoặc dùng 10 lá trầu không đun sôi với 1/2 lít nước, để nguội, sau đó hòa tan một cục phèn chua kích thước bằng đầu ngón tay cái. Rửa kỹ các kẽ ngón chân bị loét ngứa bằng nước này. Bôi thêm thuốc mỡ sát khuẩn để hiệu quả tốt nhất.
Lá rau sam
Rau sam thường mọc ở những nơi đất ẩm mát ven vườn, bờ ruộng như một loại cỏ dại. Ông cha ta thường dùng rau sam để chế biến các món ăn như xào hay làm nộm. Nhưng ít người biết rằng đó lại là một loại dược thảo quý trị nước ăn chân rất hữu hiệu.
Lấy phần khoảng 50-100g rau sam tươi, rửa sạch, để ráo nước, cắt nhỏ, giã nát cùng muối ăn, cho hỗn hợp vào mảnh vải gạc sạch, chấm nhẹ vào vùng bị nước ăn. Nếu kiên trì 1 lần/ ngày, vùng chân loét sẽ khô, se lại và hết ngứa.
Dùng trà khô: Nhai nát loại trà khô pha nước uống hàng ngày. Rửa chân sạch sẽ, lau khô bằng vải, sau đó nhét chè khô đã nhai nát vào kẽ chân, những nơi bị nước ăn chân. Ban đầu có thể hơi xót, nhưng sau đó cảm giác sẽ rất dễ chịu. Và chỉ cần dùng biện pháp này một lần thì đã có thể chữa khỏi ngay chứng nước ăn chân.
Cây cóc mắn
Cây cóc mắn ở mỗi vùng quê lại có những tên gọi khác nhau như cỏ the, cúc mẳn, cúc ma, cây thuốc mộng, cây trăm chân, cóc ngồi…Theo y học cổ truyền, cóc mắn có vị cay, tính ấm, vào kinh thủ thái âm, dùng để trị các vết thương, lở loét hiệu quả. Mỗi ngày 1 lần, bạn cho 50g cây cóc mẳn rửa sạch rồi giã nát cùng chút muối ăn, trộn đều, cho vào mảnh vải gạc sạch, nơi nào tổn thương thì chấm nhẹ, khô lại chấm. Sau khi chấm vừa đủ, bạn cho bã thuốc vào các kẽ chân rồi băng lại.
Sử dụng Gừng
Gừng cũng là một “vị thuốc” rất hữu hiệu trong việc điều trị chứng nước ăn chân. Hãy đun sôi một nồi nước, và đập nhỏ một nhánh gừng cho vào nồi nước sôi, đun tiếp 20 phút nữa. Đợi cho nước nguội, dùng nước đó để ngâm chân 2 lần/ngày.
Dùng dấm hoặc muối
Chắc chắn trong tủ bếp nhà ai cũng có muối, Nước muối loãng làm dịu vết thương, diệt khuẩn và mau lành da, bạn chỉ cần pha một chậu nước mối loãng rồi ngâm chân trong vòng 15 phút, lau khô chân và bôi thêm kem vào kẽ chân bị tổn thương.
Với dấm cũng tương tự, bạn trộn lẫn 2 cốc nước dấm vào trong một chậu nước để vừa chân, cho chân vào ngâm 15 phút. Ngâm xong, lau khô bằng khăn vải sợi mềm
Phèn chua
Dùng phèn chua đun lên cho tan chảy, đun cho đến khi phèn chua khô thành bột trắng, nghiền nhỏ ra mịn như bột. Rửa sạch chân rồi bôi bột phèn chua vào vùng da bị đau, kiêng nước trong khi điều trị. Chỉ vài ngày vết thương sẽ mau lành và khỏi một cách an toàn. Cũng có thể ngâm phèn chua với nước ấm cho tan ra rồi ngâm chân vào đó 5 – 10 phút. Sau khi ngâm xong dùng khăn sạch lau khô chân rồi kiêng nước. Phèn chua sẽ làm lũ vi khuẩn biến mất và có tác dụng giảm ngứa ngáy hiệu quả.