1. Cẩu kỷ tử
Cẩu kỷ tử chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng, bao gồm: protein thô, chất béo thô, riboflavin, caroten, carbonhydrate, và các loại nguyên tố như đồng, Kali, Na-tri, canxi, Ma-giê (Mg), man gan, kẽm. Trung y cho rằng, cẩu kỷ có thể bổ thận lợi gan, sáng mắt an thần, gân cốt cứng rắn, tăng trưởng cơ bắp, dùng cẩu kỷ với nước sôi, nấu canh dùng để uống, có thể tăng cường chức năng thận.
2. Sơn dược (Củ mài)
Sơn dược có dinh dưỡng phong phú, vừa có thể dùng làm thuốc, vừa có thể dùng làm thức ăn, là loại thực phẩm rất tốt. Sơn dược có chứa các chất như saponins, dopamine, amylase, polyphenol oxidase, có công hiệu rất tốt cho việc tăng cường sức khỏe thân thể, bổ thận dưỡng sinh.
3. Bắp cải
Bắp cải giàu vi-ta-min C, E và carotene, có chứa nhiều các chất hóa học từ thực vật có thể giải trừ các gốc tự do trong cơ thể. Nếu như người bị bệnh thận từng tiếp nhận điều trị lọc thẩm tách thì có thể thử ăn nhiều bắp cải.
4. Sò
Sò có tính hàn, có các chất phong phú như canxi, phốt pho, i-ốt, sắt, vitamin, protein, a-xít amin, taurine, carbonhydrate. Sò có tác dụng bổ thận sáng mắt tiêu đờm, tư âm, nhuận táo, lợi tiểu tiêu phù.
5. Đậu đen
Đậu đen có vị ngọt vừa phải, có công hiệu bổ thận, giải độc, tăng độ ẩm cho da, giúp cơ thể mạnh mẽ, chống ô-xy hoá, chống lão hóa, lưu thông máu, rất thích hợp với người bị thận hư. Điều cần lưu ý là đối với người bị bệnh thận mãn tính xuất hiện hiện tượng chức năng thận bị suy kiệt thì không nên ăn đậu cùng các loại chế phẩm từ đậu, kể cả đậu đen.
6. Rau thơm
Rau thơm có chứa các chất dinh dưỡng như sắt, canxi, phốt pho, protein, vi-ta-min A, vi-ta-min C cùng các loại vi-ta-min B, có tác dụng kích thích ngon miệng, trừ hàn giải độc, điều chỉnh chức năng dạ dày và ruột. Mỗi ngày ăn một ít rau thơm không chỉ trợ giúp thận bài xuất độc tố tích lũy trong thân thể mà còn có thể giữ cho thận khỏe mạnh. Rau thơm ép nước dùng để uống hoặc thêm một ít nước hoa quả khác đều rất tốt.
Bích Ngọc (T/h)