8 Tác Dụng Của Cây Tía Tô Chữa Bách Bệnh, Số 5 Thần Kì Nhất

Cây tía tô là gì?

Cây tía tô có tên khoa học là Perilla fructescens L. Britt họ hoa môi – Lamiaceae hay dân gian còn gọi cây tía tô là Tử tô, Tô ngạnh, Tô diệp.

Mô tả cây tía tô

Là loại cây cỏ, cao 0.5-1m, thân thẳng đứng có lông, lá mọc đối hình trứng, đầu nhọn, mép có răng cưa, có màu tím hoặc xanh. Hoa trắng hoặc tím nhạt. Được trồng khắp nơi trong cả nước.

Ở Việt Nam thì chủ yếu phổ biến giống tía tô mặt trên xanh, mặt dưới tím và thường được sử dụng ăn sống, ăn kèm trong các món gỏi, rau sống. Ngoài ra trên thị trường hiện nay còn có thêm 2 giống tía tô nữa đó là rau tía tô xanh và tía tô đỏ (tía tô tím).

Tía tô xanh là loại tía tô Nhật Bản, đây là loại rau gia vị ăn kèm không thể thiếu trong các món ăn truyền thống của người Nhật như sasimi, sushi… Rau tía tô Nhật không chỉ có tác dụng làm tăng thêm hương vị của các món ăn, phòng trừ bệnh gút mà nó còn có tác dụng làm đẹp, giảm cân nên rất được phụ nữ Nhật ưa thích.

Tía tô đỏ cũng là loại tía tô Nhật. Giống tía tô cả 2 mặt lá của nó đều có màu đỏ tím, mép lá hình răng cưa. Tía tô tím Nhật có mùi vị thơm đặc trưng, cùng màu đỏ rất bắt mắt và tác dụng làm thuốc rất tốt nên chúng thường được sử dụng để lấy màu cho các thực phẩm khác. Ngoài ra người Nhật còn dùng tía tô đỏ để làm nước giải khát có vị chua chua ngọt ngọt vô cùng lạ miệng.

Cách trông cây tía tô

Cách trồng cây tía tô: trồng bằng hạt, gieo hạt vào tháng 1-2 dương lịch. Sau 40 ngày là có thể thu hoạch. Sau khi thu hoạch chăm bón cho cây đến 15-20 ngày là tiếp tục thu hoạch được.

Tác dụng của cây tía tô

Theo các nghiên cứu cho thấy, hạt tía tô có hàm lượng dầu khoảng 40% và tỷ lệ lớn các axit béo chưa bão hòa, chủ yếu là axit alpha-linoleic. Lá tía tô chứa khoảng 0,2% tinh dầu nguyên chất và các hydrocarbon, aldehyde, xeton, furan,… Chiết xuất lá tía tô đã phát hiện thấy các chất chống ô xi hóa, chống dị ứng, chống viêm, chống trầm cảm, không gây dị ứng và chống lại các khối u.

Công dụng chủ trị của cây tía tô: Cây tía tô có vị cay ấm, lá có tác dụng chữa cảm mạo, sốt, ho, làm cho ra mồ hôi, giúp tiêu hóa. Cành cây tía tô có tác dụng an thai. Quả cây tía tô chữa ho, trừ đờm, hen suyễn. Lá cây tía tô non làm gia vị.

Người lớn tuổi hay thở suyễn, đuối hơi:  Hạt cây tía tô 1 lạng, sao qua tán bột, đổ 2 bát nước vào quấy đều, lọc bỏ bã. Nấu cháo ăn lúc đói.
Trẻ em ho nhiều thở gấp, mặt tím tái: Hạt cây tía tô 20g tán thành bột, hòa với nước đun sôi để còn âm ấm, lọc bỏ bã cho uống. Cẩn thận hơn thì cho bột vào túi vải hãm vào nước sôi. Hoặc lấy bột này hòa vào cháo, hãm vào nước sôi hoặc hòa vào nước cơm cho trẻ uống.

Lá tía tô còn giúp giải độc cua cá, chữa đau chướng bụng: lá cây tía tô tươi 30-50 g, giã nát, vắt lấy nước cốt uống 1 lần sẽ giảm chướng.

Cây tía tô làm trắng da

Có 2 cách thông dụng làm trắng da với là tía tô:

Cách 1: Uống lá tía tô
Cách làm: Lá tía tô rửa sạch, phơi khô và pha như pha trà, uống hàng ngày. Hiệu quả: Làm trắng da, tăng độ ẩm cho da, chống lão hóa, làm mềm những vết chai sần trên da.
Lưu ý: Nên uống từ từ từng ngụm một. Khi uống từ từ các dưỡng chất trong lá tía tô ngấm dần và làm cho da khỏe, trắng dần.

Cách 2: Tắm trắng bằng lá nước tía tô
Cách làm: Dùng cành và lá tía tô tươi, thái nhỏ, rửa sạch hoặc cành, lá tía tô khô ngâm vào nước sôi trong khoảng 15 phút. Hòa cùng với nước lạnh đến độ ấm vừa đủ tắm khoảng 4 lần/tuần.
Hiệu quả: Cải thiện làn da, làm trắng da.

Giải cảm bằng lá tía tô

Xông: Lấy lá tía tô cùng các lá thơm khác tạo thành nồi lá xông và lau rửa. Nếu lá được rửa sạch kỹ thì có thể lấy ra một bát để uống trước hay sau khi xông. Xông xong lau khô mồ hôi cả người đắp chăn nằm nghỉ.

Cháo tía tô: Nấu cháo gạo tẻ cho ra bát, trộn lá tía tô non thái chỉ. Ăn nóng. Có thể thêm hành lá tươi thái nhỏ. Có cho trứng vào hay không hiện nay còn 2 ý kiến trái ngược nhau có và không. Xông xong nằm nghỉ một lúc dậy ăn bát cháo giải cảm này là phương pháp giải cảm lạnh dân gian rất có hiệu nghiệm.

Giảm cân bằng lá tía tô

Lá tía tô đủ dùng sau đó giã lấy nước cốt để uống. Đây là loại nước ép giảm cân rất hữu dụng được nhiều người áp dụng thành công.
Trong trường hợp bạn bị dị ứng và nổi mật ngứa thì lấy bã lá tía tô hoặc lá tươi xoa lên đầu.
Ngoài ra công thức chữa độc thang hiệu quả bao gồm những loại thảo dược trong công thức sau.
– Lá tía tô: 10g.
– Gừng tươi: 8g
– Sinh cam thảo 2g.
Cho hỗn hợp đó vào một cái niêu hoặc ấm sắc thuốc bằng bằng điện khi nào còn khoảng 200ml là dùng được. Chia đều 2 – 3 lần trong ngày là bạn có thể thể hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả nhất từ loại lá này.

Tác dụng của lá tía tô với bà bầu

Chữa cảm lạnh, giải cảm cho bà bấu: lấy vỏ quýt, gừng và một nắm lá tía tô rửa sạch rồi cho vào nồi đun sôi với 1 chén nước. Với cách này, thai phụ nên uống khi còn nóng, sau đó đắp chăn để ra mồ hôi. Chỉ sau một lần áp dụng, mẹ bầu sẽ thấy triệu chứng cảm lạnh, cảm cúm giảm thiểu đáng kể. Tuy nhiên, các mẹ bầu cần lưu ý chỉ nên dùng tía tô trong vòng 2-3 ngày để chữa cảm cúm, tuyệt đối không sử dụng dài ngày và không dùng thay nước uống hằng ngày vì có thể dẫn đến tăng huyết áp.

Giảm sưng phù: Ngâm chân với nước lá tía tô sẽ giúp mẹ bầu loại bỏ độc tố, thư giãn, quan trọng là hạn chế tình trạng sưng phù chân và giúp mẹ bầu ngủ ngon hơn.

Giảm cảm giác ốm nghén, khó chịu cho bà bầu: sắc 20g tía tô kết hợp với ngải diệp, bạch truật, đương quy, hoài sơn, phục long can (16g mỗi loại); phòng sâm, cẩu tích, liên nhục, liên kiều, cam thảo (12g mỗi loại); 10g các loại đỗ trọng, sơn trà; sinh khương 3 lát; đại táo 5 quả. Sắc uống ngày 1 thang sẽ giúp an thai, bổ tỳ, hết nôn.

Giúp mẹ bầu có làn da sáng mịn: dùng lá tía tô rửa sạch, để ráo sau đó cho vào cối giã nát rồi chắt lấy nước. Tiếp đến, rửa sạch vùng da bị mụn rồi lấy tăm bông thấm nước lá tía tô thoa đều lên da. Để khoảng 20 – 30 phút để tinh chất lá tía tô thấm sâu và da rồi rửa lại thật sạch với nước ấm. Ngoài ra, cũng có thể vò nát lá tía tô, pha với nước để rửa mặt hoặc tắm cũng giúp trị mụn, đồng thời làm săn chắc da.

Cây tía tô chữa bệnh gút

Đơn giản là thêm tía tô vào bữa ăn, ăn như rau sống tốt hơn là nấu chín. Tất nhiên bạn nên chọn mua nguồn rau sạch nếu không muốn bị thêm “tác dụng phụ”. Mỗi khi thấy khớp xương có dấu hiệu sắp sưng tấy lên, hãy lấy ngay tía tô nhai và nuốt để chặn cơn đau lại. Khi gút phát tác, rửa thật sạch 6-12g lá tía tô rồi cho vào nồi đun sôi, gạn lấy nước uống. Không sắc nước lá tía tô quá 15 phút sẽ làm mất tinh dầu trong lá. Kinh nghiệm của các bậc tiền bối cho hay sau 30 phút là cơn đau đã thuyên giảm.

Tác hại của lá tía tô

Lá tía tô có nhiều công dụng nhưng một số trường hợp sau nên cẩn trọng khi sử dụng tía tô trong thời gian dài:

  • Bà bầu không nên sử dụng lá tía tô liên tục, kéo dài trong thời gian thai kỳ vời lượng lớn, có thể gây ảnh hưởng tới thai nhi
  • Người bị cảm nóng, vã mồ hôi cần thận trọng khi sử dụng
  • Người có tiền sử dị ứng, hay dị ứng cần thận trọng trước khi sử dụng.

Copyright 2019 © Kinh nghiệm dạy học | Thiết kế bởi Web Bách Thắng