9 Tác dụng của bồ công anh chữa bách bệnh, cái số 6 rất quan trọng

Cây bồ công anh là gì?

Cây Bồ công anh có tên khoa học là Lactuca indica L., Họ Cúc – Asteraceae, trong dân gian cây Bồ công anh còn gọi là cây Bồ cóc, Diếp hoang, Diếp dại, Mũi mác, cây Diếp trời.

Cách trồng cây bồ công anh: Trồng Bồ công anh bằng hạt, trồng vào tháng 3 – 4 hoặc tháng 9 – 10. Có thể trồng bằng mấu gốc, sau 4 tháng là thu hoạch được.

Bộ phận dùng, chế biến của Bồ công anh: Thường dùng lá Bồ công anh, thu hoạch lá về dùng tươi hay phơi hoặc sấy khô, dùng tươi tốt hơn. Cũng có thể dùng cả cây, bỏ rễ, cắt nhỏ, phơi khô để dùng.

Cây bồ công anh mọc ở đâu và cách nhận biết cây bồ công anh

Đặc điểm thực vật, phân bố của cây bồ công anh: cây Bồ công anh nhỏ cao 0,6 – 1,0m, thân mọc thẳng, nhẵn, không cành. Lá dài 30cm rộng 5 – 6cm, mép có răng cưa thưa. Bấm vào lá và thân đều thấy tiết ra nhũ dịch màu trắng đục như sữa. Bồ công anh mọc hoang nhiều ở các tỉnh phía Bắc.

Cây bồ công anh có mấy loại?

Cây bồ công được phân ra làm 3 loại chính: cây bồ công anh Việt Nam, cây bồ công anh Trung Quốc và cây chỉ thiên.

Cây Bồ công anh Việt Nam (chữ “Việt Nam” mới thêm vào để khỏi nhầm với hai loại cây còn lại), phổ biến ở miền Bắc và bắc Trung bộ.

Cây Bồ công anh Việt Nam còn gọi là Rau bồ cóc, Diếp hoang, Diếp dại, Mót mét, Mũi mác, Diếp trời, Rau mũi cày. Tên khoa học Lactuca indica L. Thuộc Chi Rau diếp (Lactuca), Họ Cúc (Asteraceae) .

Cây Bồ công anh Trung Quốc (Chữ “Trung Quốc” thêm vào để tránh bị lầm lẩn) là loại cây Bồ công anh được ghi trong các sách Trung Quốc. Còn gọi là cây Bồ công anh lùn, có tên khoa học Taraxacum officinale F. H. Wigg. Thuộc Chi Chi Taraxacum G. H. Weber ex Wigg., Họ Cúc (Asteraceae).

Cây Chỉ thiên, được nhân dân một số vùng ở Miền Nam gọi là Bồ công anh, và dùng như bồ công anh Trung Quốc.

Chỉ thiên hay còn gọi cây Thổi lửa, cỏ Lưỡi mèo, cỏ Lưỡi chó, Co tát nai (dân tộc Thái), Nhả đản (dân tộc Tày), một số thầy lang hay gọi là Tiền hồ nam. Trong các sách Trung dược, cây có tên là “Khổ địa đảm”, “Thiên giới thái”, “Thổ sài hồ”, “Thổ bồ công anh”, “Xuy hỏa căn” (rễ Thổi lửa), “Thiết tảo trửu” (cái Chổi sắt) …

Cây bồ công anh cao có tác dụng gì?

Tác dụng tiêu độc, chữa bệnh sưng vú, tắc tia sữa, mụn nhọt đang sưng mủ. Còn dùng uống để chữa bệnh đau dạ dày, ăn kém tiêu.

Liều dùng cây bồ công anh

Dùng 10 – 15g lá khô dạng thuốc sắc. Dùng 20 – 40g lá tươi giã với ít muối, vắt nước cốt uống, bã đắp chỗ viêm tấy.

Cách chế biến cây bồ công anh thành món ăn

Rau bồ công anh xào

Thành phần:

Để thực hiện cách làm rau Bồ công anh xào tỏi thơm và hấp dẫn, các bạn cần lựa chọn những nguyên liệu dưới đây nhé:

  • Rau Bồ công anh
  • Tỏi
  • Chanh tươi
  • Gia vị: mắm, đường, hạt nêm, dầu ăn

Chế biến:

  • Rau được rửa sạch trước khi xào.
  • Tỏi bóc vỏ đập dập, cho vào chảo mỡ đun già, phi cho thơm vàng tỏi rồi cho rau Bồ công anh vào xào, vặn lửa to, xào nhanh tay, đảo nhanh tay, cho 1 thìa cà phê mắm, 1 thìa ăn cơm hạt nêm, 2 thìa cà phê đường vào xào cùng. Bạn nhớ xào rau vào chiếc chảo lõm và rộng để dễ đảo và không bị cháy nhé.
  • Xào rau khoảng 3 – 5 phút, hãy nhớ không nên xào quá lâu vì sẽ làm rau mất hết chất dinh dưỡng có trong rau.
  • Cho rau ra đĩa, vắt chanh và dùng đũa đảo đều tay. (Ngoài ra, bạn có thể thêm một chút ớt hoặc hành tây xắt nhỏ nếu bạn muốn)

Cách làm trà rễ bồ công anh

Trà bồ công anh dùng lá: Hái vài lá vào sáng sớm, rửa sạch thái nhỏ cho trà vào ly sau đó đổ nước sôi vào ta có ly trà lá tươi. Nếu phơi khô rồi rang hoặc sấy thì trà sẽ thơm ngon và để được lâu hơn.

Trà rễ cây bồ công anh: Nhổ rễ vào đầu mùa xuân hoặc cuối mùa thu thì thu được nhiều chất bổ dưỡng hơn. Lựa cây già thì rễ sẽ to. Lấy rễ xong thì rửa sạch đất và thái lát mỏng theo bề ngang của rễ. Dùng và lát cho một ly trà nóng, hoặc có thể cho nhiều thêm nếu muốn uống đậm hơn. Nêu phơi khô rồi rang hoặc sấy thì trà sẽ thơm ngon và để được lâu hơn.

Cây bồ công anh bán ở đâu?

Cây bồ công anh không phải là thảo dược quý hiếm và có thể mua các sản phầm làm từ cây bồ công anh ở khắp các hiệu thuốc đông y hoặc các cơ sở dược liệu khắp cả nước.

Qua bài viết, hi vọng đã cung cấp cho các bạn thêm kiến thức về cây bồ công anh và tác dụng của nó. Cảm ơn các bạn đã đón đọc.

Copyright 2019 © Kinh nghiệm dạy học | Thiết kế bởi Web Bách Thắng