Cây hy thiêm là gì?
Cây hy thiêm có tên khoa học Siegesbeckia orientalis L., họ Cúc Asteraceae hay còn gọi là Cỏ đĩ, Cây chó đẻ hoa vàng, Hy thiêm thảo, Hy tiên, Hổ cao.
Đặc điểm thực vật, phân bố: Loại cỏ cao 0.4-1m, có nhiều cành, có lông tuyến. Lá mọc đối, cuống ngắn, hình 3 cạnh, đầu là nhọn, mép lá có răng cưa. Cụm hoa hình đầu, màu vàng, có hai loại lá bắc không đều nhau. Quả bé màu đen, hình trứng. Hoa có chất dính, khi đi qua hoa dính vào quần áo vì vậy gọi là Cỏ đĩ. Cây mọc hoang ở khắp các tỉnh trong cả nước. Cây hy thiêm dễ nhầm với cây cứt lợn vì chúng đều có lông ở thân và cành, tuy nhiên hoa cứt lợn có màu trắng và tím, trong khi hy thiêm có hoa màu vàng, đây là điểm để phân biệt chúng.
Cách trồng: trồng từ cây non vào mùa xuân.
Cây thuốc nam hy thiêm
Chủ yếu cây được làm hy thiêm dược liệu, bộ phận dùng, chế biến là toàn cây, phơi hay sấy khô, thu hái vào lúc cây chưa ra hoa, thường vào tháng 4 hàng năm. Cây thu hái về sẽ được loại bỏ phần lá héo, sâu, sau đó cắt ngắn và phơi khô ở độ ẩm thích hợp (khoảng 12% là tốt nhất) và được sử dụng để làm thuốc.
Tác dụng của cây hy thiêm thảo
Tác dụng của cây cỏ đị(hy thiêm): cây hy thiêm có chứa các chất đắng daturosid, orientin ,cây có vị đắng, tính mát, hơi có độc. Có tác dụng khử phong thấp, lợi gân cốt. Chữa chân tay tê dại, lưng mỏi, gối đau. Ngoài ra còn giã nát đắp tại chỗ bị nhọt độc, ông đốt, rắn cắn.
Hy thiêm khô dùng làm thuốc
Liều dùng: ngày dùng 6-12g cây khô, dạng thuốc sắc. Có thể tăng liều đến 16g một ngày. Sau đây sẽ là một số bài thuốc từ cây hy thiêm cụ thể cho từng chứng bệnh.
Cây hy thiêm chữa đau xương khớp
Trị viêm khớp do phong thấp, tê tay, tê chân, đau nhức gân xương: Hy thiêm thảo, Bạch mao đằng, mỗi thứ 3 chỉ, Xú ngô đồng hoặc (Ngưu tất) 5 chỉ. Sắc uống hằng ngày.
Cây hy thiêm chữa bệnh gout
Hy thiêm 100g, Thiên niên kiện 50g, Đường và Rượu 1 lít nấu thành cao ngày uống 2 lần, lần một ly nhỏ trước khi ăn trưa tối.
Các bệnh lí khác
Chữa bán thân bất toại: phong thấp tê bại chân tay: lá, cành non sao vàng, tán bột, trộn mật ong, hoàn 5g/ viên, uống ngày 2-3 lần, mỗi lần 1 viên.
Chữa mụn nhọt, hậu bối (nhọt sau lưng): Hy thiêm, tỏi sống, cỏ roi ngựa mỗi thứ 5g. Giã nát, hòa trong một chén rượu ấm, vắt lấy nước uống, bã đắp vào mụn nhọt. Ngày dùng 1-2 lần.
Chữa cảm mạo, đau nhức đầu: Hy thiêm 12g, tía tô 12g, hành 8g. Tất cả rửa sạch cho vào ấm đổ 550ml nước sắc nhỏ lửa còn 250ml nước, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng liền 5 ngày.
Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp: Hy thiêm 8g, ngưu tất 6g, thảo quyết minh 6g, hoàng cầm 6g, trạch tả 6g, chi tử 4g, long đởm thảo 4g. Tất cả cho vào ấm đổ 700ml nước, sắc nhỏ lửa còn 300ml, chia 2 lần uống trong ngày. 10 ngày 1 liệu trình.
Nếu mất ngủ, có thể dùng bài sau: Hy thiêm 20g, hoa hòe 20g, cho vào ấm đổ 700ml nước sắc còn 500ml, chia 3 lần uống trong ngày.
Hỗ trợ điều trị mất tiếng do cảm gió: Lá và cành non hy thiêm hái trước khi ra hoa, sao vàng, tán bột. Thêm mật vào làm thành viên to bằng hạt ngô. Ngày uống 3-6g với nước đun sôi để nguội. Uống sau bữa ăn, 15 ngày một liệu trình.
Lưu ý: Kiêng kỵ người âm huyết không đủ không nên dùng độc vị hy thiêm.
Cao hy thiêm tw3
Nếu bạn là người bận rộn không có thời gian sắc thuốc thì có thể sử dụng sản phẩm cao hy thiêm TW3 của công ty dược phẩm TW3 sản xuất, đóng chai cao lỏng 125ml. Tuy nhiên, trước khi sử dụng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ.
Trên đây là những công dụng và cách dùng cây hy thiêm, chúc bạn đọc có nhiều sức khỏe!