Lồng ghép đạo đức Bác Hồ vào các chủ đề để giáo dục trẻ

* Đối với chủ đề: Trường mầm non

     – Dạy trẻ yêu quý kính trọng cô giáo và các cô chú nhân viên phục vụ trong trường, yêu thương giúp đỡ bạn bè nhất là bạn yếu hoặc khuyết tật, không đánh bạn.

  – Giữ gìn vệ sinh trường lớp, đồ dùng, đồ chơi không vẽ bẩn lên tường, bỏ rác vào đúng nơi quy định, không bẻ phá cây hoa biết chăm sóc vườn hoa cây cảnh.

– Tiết kiệm nước không sả nước tràn lan, chào hỏi lễ phép, biết cản ơn, xin lỗi khi làm sai. Đối với các trẻ đồng bào dân tộc thiểu số Buôn Kai và các lớp có học sinh dân tộc cô cần quan tâm nhiều hơn bằng những việc làm cụ thể dể hiểu, dễ nhớ để trẻ làm theo.

          * Đối với chủ đề: Bản Thân

– Dạy trẻ biết yêu quý bản thân chăm sóc và bảo vệ các bộ phận và giác quan trên cơ thể. Vệ sinh cá nhân sạch sẻ, ăn uống đủ chất, siêng tập luyện thể dục, thê thao theo lời dạy của Bác Hồ để có sức khỏe tốt cơ thể khỏe mạnh phát triển chiều cao.bằng các câu chuyện,bài thơ…

 Ăn mặc gọn gàng phù hợp với thời tiết, biết phòng tránh các dịch bệnh đó là cách học tập cách sống và bảo vệ sức khỏe của Bác Hồ dù ở nhà hay lúc Bác đi công tác

– Dạy trẻ cách làm vệ sinh cá nhân, biết giữ vệ sinh lớp học, khuôn viên nhà trường, tập cho trẻ có thói quen không vứt rác bừa bãi.

– Cách bảo vệ phòng tránh tác hại cho các bộ phận và giác quan không nên chơi các đồ chơi sắc nhọn, trèo leo, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

          * Đối với chủ đề: Gia đình

    Cô giáo phải cho trẻ biết lúc còn sống Bác Hồ thường dạy thiếu nhi “Các cháu phải chăm ngoan, ở nhà phải nghe lời bố mẹ, đi học phải siêng năng, đối với thầy cô phải kính trọng, lễ phép, đối với bạn phải thương yêu giúp đỡ lẫn nhau.

– Và trong chủ đề  “Gia đình” mỗi giáo viên thông qua các hoạt động phải giáo dục trẻ biết kính trọng yêu thương ông bà, bố mẹ, những người thân, người lớn tuổi và phân tích cho trẻ rõ mối quan hệ gia đình, và đó chính là những người thương yêu chăm sóc trẻ lớn lên khỏe mạnh.

– Dạy trẻ chào hỏi lễ phép, biết chăm sóc giúp đỡ ông bà khi già yếu.

– Thông qua các nội dung bài thơ, câu chuyện, bài hát “Thơ ông cháu”, chuyện “Tích Chu”, “giữa vòng gió thơm” và những bài hát có nội dung về gia đình.

          * Đối với chủ đề nghề nghiệp

– Dạy trẻ cần biết yêu quý và tôn trọng tất cả các nghề trong xã hội. Mỗi nghề đều đem lại lợi ích riêng cho con người và đất nước và đều đáng trân trọng cả không có nghề nào sang hay hèn, mà chỉ có siêng năng hay lười biếng. Như câu chuyện Bác Hồ làm đầu bếp dưới tàu buôn…

– Thông qua các nội dung bài thơ, câu chuyện, bài hát để trẻ hiểu hơn.

– Cho trẻ tham quan, quan sát trên màn hình ti vi để trẻ thấy quá trình làm việc các nghề.

– Cho trẻ hiểu tất cả những gì trẻ có để ăn, mặc, học hành đều có bàn tay lao động vất của các cô chú công nhân làm ra, cô phân tích rõ để trẻ biết giữ gìn bảo vệ và có thái độ tôn trọng.

          * Đối với chủ đề: Thực vật

– Giáo viên dạy trẻ:

 – Chăm sóc bảo vệ cây con, biết lợi ích của cây đối với đời sống con người.

 – Lúc Bác Hồ còn sống Bác thường xuyên trồng cây. Vào dịp đầu xuân bác Hồ kêu gọi và phát động phong trào “Tết trồng cây” từ các cụ phụ lão và các anh chị bậc học lớn vẫn còn giữ gìn và thực hiện hàng năm.

– Đồng thời cho trẻ tập trồng cây hưởng ứng ngày Tết trồng cây chăm sóc cây xanh trong trường.

– Cô và trẻ chăm sóc tưới nước bắt sâu, dạy trẻ siêng năng và cẩn thận rong lao động và theo dõi sự phát triển của cây

     * Đối với chủ đề thế giới động vật

– Giáo viên dạy trẻ: Biết yêu quý tất cả các con vật bởi mỗi con vật đều có lợi ích, nét đáng yêu và môi trường sống riêng, do đó chúng ta cần phải bảo vệ, tạo môi trường sống và chăm sóc bảo vệ các con vật.

– Qua các bài thơ câu chuyện giáo dục trẻ cho trẻ biết những con vật đáng yêu đều đem lại lợi ích riêng đối với con người.

–  Lúc còn sống Bác Hồ dù công việc rất bận nhưng Bác dành thời gian để chăm sóc những con vật của Bác nuôi. Tại ao cá nơi làm việc hàng ngày Bác vẫn thường cho cá ăn hiện nay vẫn còn tại lăng Chủ Tịch.

– Giáo dục trẻ ở nhà nuôi con gì thì chăm sóc và bảo vệ con đó.

     * Đối với chủ đề nước và các hiện tượng tự nhiên

– Giáo dục trẻ thông qua các hình ảnh nhờ có nước mà cây cối mới xanh tốt vạn vật mới sống được. Nếu không có nước sẽ không có sự sống cho trẻ xem nguồn nước sạch và ô nhiễm nguồn nước để trẻ so sánh biết tầm quan trọng của nước với cuộc sống hàng ngày. Qua đó trẻ hiểu được tầm quan trọng của tài nguyên nước có ý thức tiết kiệm, bảo vệ môi trường.

– Sử dụng nước tiết kiệm không lảng phí, không xả nước để chơi. Giữ gìn vệ sinh cũng là tiết kiệm nước.

– Cho trẻ biết cây xanh rất quan trọng trong giữ nguồn nước trong đất vì vậy phải trồng cây bảo vệ rừng;

– Cô giải thích cho trẻ hiểu sự liên kết các sự kiện hiện tượng trên giúp trẻ thêm yêu cảnh đẹp của thiên nhiên;

     * Đối với chủ đề quê hương đất nước Bác Hồ

– Giáo dục trẻ yêu quê hương đất nước qua nội dung các bài thơ câu chuyện, bài hát cô giáo dục trẻ tình yêu quê hương đất nước xóm làng.

– Đối với với trẻ biết giữ gìn vệ sinh làng xóm, yêu quí giúp đỡ người già, người tàn tật, ngoan, chăm học lễ phép biết vâng lời, sống tiết kiệm không lãng phí kể cả khi ăn uống… Đó cũng là yêu quê hương đất nước.

– Cho trẻ xem tranh ảnh các công trình xây dựng, các khu công nghiệp, các danh lam thắng cảnh, nghĩa trang liệt sĩ để trẻ biết công ơn của các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh bảo vệ đất nước.

– Đối với chủ đề Bác hồ cô dạy trẻ đọc thơ, hát, cô kể những câu chuyện về tấm gương sống cần kiệm liêm chính của Bác Hồ. Từ đó trẻ học tập và làm theo.

– Cô giáo cho trẻ biết lúc còn sống Bác rất yêu quý thiếu niên, nhi đồng. Mong muốn của Bác Hồ là  Các cháu luôn mạnh khỏe, ngoan lễ phép, biết vâng lời cha mẹ, yêu quý và giúp đỡ bạn bè trở thành người con ngoan trò giỏi.

* Đối với chủ đề trường tiểu học

– Cô cho trẻ làm quen với 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng. Giải thích ý nghĩa qua 5 lời Bác dạy. Từ đó hình thành và phát triển đạo đức cho trẻ.

– Dạy trẻ thương yêu giúp đỡ bạn bè và các em nhỏ. Yêu lao động gữ gìn vệ sinh và kỉ luật, không được ham chơi, chăm lo học tập như lời dạy của Bác Hồ lúc con sống “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ tùy theo sức của mình”

– Dạy trẻ lao động tự phục vụ và cô nên cho các trẻ thi đua thực hiện nội quy trường lớp, có ý thức tổ chức có kỷ luật cao. Thường xuyên nêu gương những trẻ làm tốt để tất cả trong lớp cùng làm theo.

     * Giáo dục trẻ thông qua hoạt động ngoài trời

– Giáo dục trẻ yêu thiên nhiên, biết giữ gìn môi trường trong sạch, có ý thức trong khi dạo chơi không hái cành bẻ lá cây và vứt rác bừa bãi.

– Dạy trẻ tình yêu trong lao động, quý trọng các sản phâm được làm ra, Biết tưới nước bắt sâu cho cây làm cho trường lớp thêm đẹp.

– Đối với trẻ đồng bào dân tộc thiểu số cô cần quan tâm nhiều hơn dạy những điều nhễ nhở, dễ hiểu giúp trẻ nhận thức nhanh hơn.

– Qua những buổi dạo chơi tham quan theo từng chủ đề. Đến chủ đề nào cô giáo dục từng nội dung chủ đề đó.

     * Giáo dục trẻ thông qua hoạt động vui chơi

  – Trong hoạt động vui chơi cô giáo dục trẻ tình yêu thương con người thể hiện qua các vai chơi, hành động cử chỉ của các nhân vật. Qua đó giáo dục trẻ tính cần kiệm, liêm chính, các hành vi văn minh, lời nói lịch sự, cách giao tiếp ứng xử vối tất cả mọi người, thể hiện tình nhân ái biết cảm thông chia sẻ. Có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ bạn… Được thể hiện trong các vai chơi cô giúp đỡ uốn nắn từ cử chỉ đến lời nói cho trẻ.

    – Đối với học sinh là đồng bào dân tộc thiểu số giáo dục trẻ biết kết hợp cùng chơi với bạn.

    – Những vai chơi khó thì cô và trẻ cùng chơi để giúp trẻ hiểu được từng nhân vật qua đó giáo dục trẻ.

     * Giáo dục trong giờ ăn

    – Trong giờ ăn nhắc nhở trẻ trong khi ăn không để cơm rơi vãi đó là tiết kiệm theo lời dạy của Bác.

    – Giáo dục trẻ rửa tay trước khi ăn để trẻ có ý thức vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng chống bệnh tật. Trước khi ăn mời người lớn – cô -bạn, ăn hết suất ăn tất cả các loại thức ăn. Khi ăn không nói chuyện làm mất vệ sinh, muốn ho hay hắt xì hơi phải quay tránh đi chỗ khác. Không ăn uống bừa bãi ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, về nhà không ăn quả xanh uống nước lã nhất là các cháu đồng bào dân tộc thiểu số thường có thói quen này.

– Qua đó hình thành cho trẻ thói quen ăn uống văn minh, lịch sự và tiết kiệm.

– Dạy trẻ bảo quản các đồ dùng, vật dụng trong ăn uống, sắp xếp chén bát gọn gàng.

– Trẻ giúp cô chuẩn bị bàn ăn và xếp bàn ghế khi ăn xong, hình thành cho trẻ thói quen tự phục vụ.

Hình 6:  Giờ ăn của lớp lá 3

     * Giáo dục thông qua hoạt động nêu gương

– Đối với trẻ mầm non hoạt động nêu gương luôn được mong chờ nhất trong ngày cô động viên khuyến khích trẻ. Động viên những cháu mắc lỗi dũng cảm nhận khuyết điểm, tự giác sửa chữa lỗi sai lần sau sẽ được cắm cờ.

– Thông qua hoạt động nêu gương giúp trẻ hoàn thiện dần về đạo đức lối sống. Nếu vi phạm khuyết điểm thuộc những tiêu chuẩn đưa ra thì không được nêu gương cắm cờ. Đó cũng là một trong những phẩm chất đạo đức rất đáng quý mà Bác Hồ đã dạy các cháu thiếu nhi, nhi đồng và những người làm công tác giáo dục.

– Giáo viên có thể lồng ghép kể cho trẻ nghe một số câu chuyện về tấm gương đạo đức của Bác Hồ.

     * Các ngày lễ  hội

     Lồng vào các ngày lễ hội do nhà trường tổ chức như: “Ngày hội toàn dân đưa trẻ tới trường”, Ngày Nhà Giáo Việt nam 20/11, ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, ngày sinh nhật Bác 19/5. Giáo viên chọn đề tài phù hợp với các ngày kỷ niệm để giáo dục trẻ.

– Thông qua nội dung các tiết mục văn nghệ giáo dục trẻ tình yêu thương. Đồng thời giúp trẻ thêm vốn kiến thức về ngày kỷ niệm đó.

– Tại lớp cô giáo nên tổ chức tiết biểu diễn văn nghệ, đọc thơ, kể chuyện cuối chủ đề, tất cả các cháu trong lớp đều được tham gia cô cần quan tâm các cháu nhút nhát, rụt rè.

          * Trong hoạt động mọi lúc mọi nơi

– Giáo viên sưu tầm băng, đĩa vi deo, ca nhạc các câu chuyện mang tính giáo dục tiêu biểu từng chủ đề.Có thể là chuyện cổ tích hoặt những câu chuyện có thật ngoài đời. Những tấm gương sáng, để kể cho trẻ nghe mọi lúc mọi nơi cho trẻ nhận xét ưu khuyết của các nhân vật.

 – Cho trẻ thảo luận nếu là cháu thì các cháu sẽ làm gì. Qua đó giáo dục trẻ học tập những tấm gương và các nhân vật trong chuyện.

+ Riêng chủ đề Bác Hồ.

– Giáo viên sưu tầm những câu nói hay của Bác dạy cho trẻ học có thể lúc đầu trẻ chưa hiểu hết ý nghĩa của câu nói ấy nhưng dần dần mỗi ngày một ít trẻ sẽ hiểu được một phần nào, qua đó từng bước cho trẻ tiếp thu những phẩm chất đạo đức của Bác Hồ.

     * Góc thư viện lớp

  – Sưu tầm tranh ảnh về Bác Hồ để cho trẻ xem.

 – Giáo viên kết hợp phụ huynh vận động đóng góp cho con em mình một cuốn sách chuyện phù hợp với tuổi thiếu nhi chủ đề về Bác Hồ và những tấm gương người tốt việc tốt.

 – Cho trẻ vẽ tranh chủ đề về Bác Hồ.

  – Giáo viên trong trường sưu tầm sách, báo có liên quan đến cuộc đồi và sự nghiệp hoạt động của Bác để tạo thành góc sách chủ đề về Bác Hồ.

    * Kết hợp hội phụ huynh

– Giáo viên kết hợp với phụ huynh thảo luận cách giáo dục trẻ.

 – Trò chuyện trao đổi riêng với phụ huynh về sự thay đổi của trẻ nhất là trẻ cá biệt, quan tâm giúp đỡ trẻ khuyết tật tạo không khí thảo mái giúp trẻ tự tin hơn.

 – Đối với những cháu dân tộc thiểu số, nhắc phụ huynh nên quan tâm nhiều hơn đến trẻ, khi giao tiếp với trẻ thì dùng hai thứ tiếng để trẻ quen dần và có vốn tiếng phổ thông nhiều hơn.

– Mỗi lớp có bảng tuyên tuyền giành một góc cho giáo dục “Tư tưởng tấm gương đạo dức Hồ Chí Minh” trong từng chủ đề cụ thể là giáo dục cái gì.   

                

Copyright 2019 © Kinh nghiệm dạy học | Thiết kế bởi Web Bách Thắng