Bài thi viết tìm hiểu bộ luật hình sự
Câu 1: Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2017/QH14 (sau đây gọi tắt là Bộ luật Hình sự năm 2015) có hiệu lực thi hành từ ngày, tháng, năm nào? Được chia thành mấy phần, mấy chương và mấy điều?
Hãy nêu các nguyên tắc xử lý được quy định trong Bộ luật Hình sự năm 2015?
Trả lời: – Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2017/QH14 có hiệu lực thi hành ngày 01 tháng 01 năm 2018. Được chia thành 03 phần, 26 chương và 426 điều.
– Các nguyên tắc xử lý được quy định trong Bộ luật Hình sự năm 2015 là:
- Đối với người phạm tội:
- a) Mọi hành vi phạm tội do người thực hiện phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật;
- b) Mọi người phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội;
- c) Nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;
- d) Nghiêm trị người phạm tội dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Khoan hồng đối với người tự thú, đầu thú, thành khẩn khai báo, tố giác đồng phạm, lập công chuộc tội, ăn năn, hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra;
đ) Đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng, thì có thể áp dụng hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù, giao họ cho cơ quan, tổ chức hoặc gia đình giám sát, giáo dục;
- e) Đối với người bị phạt tù thì buộc họ phải chấp hành hình phạt tại các cơ sở giam giữ, phải lao động, học tập để trở thành người có ích cho xã hội; nếu họ có đủ điều kiện do Bộ luật này quy định, thì có thể được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt, tha tù trước thời hạn có điều kiện;
- g) Người đã chấp hành xong hình phạt được tạo điều kiện làm ăn, sinh sống lương thiện, hòa nhập với cộng đồng, khi có đủ điều kiện do luật định thì được xóa án tích.
- Đối với pháp nhân thương mại phạm tội:
- a) Mọi hành vi phạm tội do pháp nhân thương mại thực hiện phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật;
- b) Mọi pháp nhân thương mại phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế;
- c) Nghiêm trị pháp nhân thương mại phạm tội dùng thủ đoạn tinh vi, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng;
- d) Khoan hồng đối với pháp nhân thương mại tích cực hợp tác với cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra, chủ động ngăn chặn hoặc khắc phục hậu quả xảy ra.
Câu 2: Theo Bộ luật Hình sự năm 2015 tội phạm là gì và có bao nhiêu loại tội phạm? Hãy cho biết, so với Bộ luật Hình sự năm 1999, Bộ luật Hình sự năm 2015 đã bổ sung mới và bãi bỏ những tội danh nào?
Trả lời: – Theo Bộ luật Hình sự năm 2015 tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.
– Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật Hình sự năm 2015, tội phạm được phân thành bốn loại sau đây:
- Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
- Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm đến 07 năm tù;
- Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm đến 15 năm tù;
- Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
– So với Bộ luật Hình sự năm 1999, Bộ luật Hình sự năm 2015 đã bổ sung mới 34 tội danh và bãi bỏ 08 tội danh cụ thể như sau:
+ 34 tội danh mới được bổ sung đáp ứng yêu cầu thực tiễn:
Bao gồm 18 tội danh mới bổ sung rải đều trong các chương của BLHS năm 2015, được quy định tại các điều luật cụ thể: Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm (Điều 147); Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người (Điều 154); Tội xâm phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân (Điều 167);
Tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại (Điều 187); Tội vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai; vi phạm quy định về bảo vệ bờ, bãi sông (Điều 238); Tội sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho công cụ, thiết bị, phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật (Điều 285);
Tội thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng (Điều 291); Tội sử dụng trái phép tần số vô tuyến điện dành riêng cho mục đích cấp cứu, an toàn, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, quốc phòng, an ninh (Điều 293); Tội cố ý gây nhiễu có hại (Điều 294); Tội cưỡng bức lao động (Điều 297); Tội bắt cóc con tin (Điều 301);
Tội cướp biển (Điều 302); Tội đăng ký hộ tịch trái pháp luật (Điều 336); Tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép (Điều 348); Tội vi phạm quy định về giam giữ (Điều 388); Tội gây rối trật tự phiên tòa (Điều 391); Tội ra mệnh lệnh trái pháp luật (Điều 393); và Tội chiếm đoạt hoặc hủy hoại di vật của tử sĩ (Điều 418).
16 tội danh mới trong các lĩnh vực kinh tế, gồm: Tội làm giả tài liệu trong hồ sơ chào bán, niêm yết chứng khoán (Điều 212); Tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm (Điều 213); Tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp (Điều 214);
Tội gian lận bảo hiểm y tế (Điều 215); Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động (Điều 216); Tội vi phạm quy định về cạnh tranh (Điều 217); Tội vi phạm quy định về kinh doanh theo phương thức đa cấp (217a);
Tội vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản (Điều 218); Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí (Điều 219); Tội vi phạm quy định của Nhà nước về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 220); Tội vi phạm quy định của Nhà nước về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 221);
Tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 222); Tội thông đồng, bao che cho người nộp thuế gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 223); Tội vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 224); Tội vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất (Điều 230); Tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã (Điều 234).
+ 08 tội danh bị bãi bỏ đó là: Hoạt động phỉ; Tảo hôn; Kinh doanh trái phép; Báo cáo sai trong quản lý kinh tế; Vi phạm quy định về cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp; Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; Sử dụng trái phép quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ của tổ chức tín dụng; Không chấp hành các quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, quản chế hành chính.
Câu 3: Trình bày khái niệm hình phạt, các loại hình phạt được áp dụng đối với người phạm tội và quy định về hình phạt tiền đối với người phạm tội theo Bộ luật Hình sự năm 2015?
Trả lời: – Khái niệm hình phạt theo Bộ luật Hình sự năm 2015 là: Biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong Bộ luật này, do Tòa án quyết định áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người, pháp nhân thương mại đó.
– Các loại hình phạt được áp dụng đối với người phạm tội theo Bộ luật Hình sự năm 2015 là:
- Hình phạt chính bao gồm:
- a) Cảnh cáo;
- b) Phạt tiền;
- c) Cải tạo không giam giữ;
- d) Trục xuất;
đ) Tù có thời hạn;
- e) Tù chung thân;
- g) Tử hình.
- Hình phạt bổ sung bao gồm:
- a) Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;
- b) Cấm cư trú;
- c) Quản chế;
- d) Tước một số quyền công dân;
đ) Tịch thu tài sản;
- e) Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính;
- g) Trục xuất, khi không áp dụng là hình phạt chính.
- Đối với mỗi tội phạm, người phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung.
– Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về hình phạt tiền đối với người phạm tội như sau:
- Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính đối với các trường hợp sau đây:
- a) Người phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật này quy định;
- b) Người phạm tội rất nghiêm trọng xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, môi trường, trật tự công cộng, an toàn công cộng và một số tội phạm khác do Bộ luật này quy định.
- Hình phạt tiền được áp dụng là hình phạt bổ sung đối với người phạm tội về tham nhũng, ma túy hoặc những tội phạm khác do Bộ luật này quy định.
- Mức tiền phạt được quyết định căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm, đồng thời có xét đến tình hình tài sản của người phạm tội, sự biến động của giá cả, nhưng không được thấp hơn 1.000.000 đồng.
- Hình phạt tiền đối với pháp nhân thương mại phạm tội được quy định tại Điều 77 của Bộ luật này.
Câu 4: Hãy nêu các căn cứ quyết định hình phạt đối với người phạm tội; các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự theo Bộ luật Hình sự năm 2015?
Trả lời: – Các căn cứ quyết định hình phạt đối với người phạm tội theo Điều 50, Bộ luật Hình sự năm 2015:
- Khi quyết định hình phạt, Tòa án căn cứ vào quy định của Bộ luật này, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự.
- Khi quyết định áp dụng hình phạt tiền, ngoài căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này, Tòa án căn cứ vào tình hình tài sản, khả năng thi hành của người phạm tội.
– Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo Bộ luật Hình sự năm 2015:
- Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
- a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
- b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
- c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
- d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
đ) Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;
- e) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;
- g) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;
- h) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;
- i) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;
- k) Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức;
- l) Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra;
- m) Phạm tội do lạc hậu;
- n) Người phạm tội là phụ nữ có thai;
- o) Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên;
- p) Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;
- q) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
- r) Người phạm tội tự thú;
- s) Người phạm tội thành khẩn khai báo hoặc ăn năn hối cải;
- t) Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện hoặc điều tra tội phạm;
- u) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;
- v) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác;
- x) Người phạm tội là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ, người có công với cách mạng.
- Khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi đầu thú hoặc tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án.
- Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.
– Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo Bộ luật Hình sự năm 2015:
- Chỉ các tình tiết sau đây mới là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự:
- a) Phạm tội có tổ chức;
- b) Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;
- c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;
- d) Phạm tội có tính chất côn đồ;
đ) Phạm tội vì động cơ đê hèn;
- e) Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng;
- g) Phạm tội 02 lần trở lên;
- h) Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm;
- i) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ có thai, người đủ 70 tuổi trở lên;
- k) Phạm tội đối với người ở trong tình trạng không thể tự vệ được, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng, người bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc người lệ thuộc mình về mặt vật chất, tinh thần, công tác hoặc các mặt khác;
- l) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội;
- m) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, tàn ác để phạm tội;
- n) Dùng thủ đoạn, phương tiện có khả năng gây nguy hại cho nhiều người để phạm tội;
- o) Xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội;
- p) Có hành động xảo quyệt hoặc hung hãn nhằm trốn tránh hoặc che giấu tội phạm.
- Các tình tiết đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng.
Câu 5: Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định điều kiện, phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại như thế nào?
Hãy nêu tên, nội dung những hình phạt được áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội trong Bộ luật Hình sự năm 2015? Trong Bộ luật Hình sự năm 2015, hình phạt nào được quy định tại tất cả các điều luật có quy định trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại phạm tội?
Trả lời: – Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại như sau:
- Pháp nhân thương mại chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi có đủ các điều kiện sau đây:
- a) Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại;
- b) Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại;
- c) Hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại;
- d) Chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 27 của Bộ luật này.
- Việc pháp nhân thương mại chịu trách nhiệm hình sự không loại trừ trách nhiệm hình sự của cá nhân.
– Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại như sau:
Pháp nhân thương mại chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về các tội phạm sau đây:
- Điều 188 (tội buôn lậu); Điều 189 (tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới); Điều 190 (tội sản xuất, buôn bán hàng cấm); Điều 191 (tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm); Điều 192 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả); Điều 193 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm); Điều 194 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh); Điều 195 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi); Điều 196 (tội đầu cơ); Điều 200 (tội trốn thuế); Điều 203 (tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước); Điều 209 (tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán); Điều 210 (tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán); Điều 211 (tội thao túng thị trường chứng khoán); Điều 213 (tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm); Điều 216 (tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động); Điều 217 (tội vi phạm quy định về cạnh tranh); Điều 225 (tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan); Điều 226 (tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp); Điều 227 (tội vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên); Điều 232 (tội vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản); Điều 234 (tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã);
- Điều 235 (tội gây ô nhiễm môi trường); Điều 237 (tội vi phạm phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường); Điều 238 (tội vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai; vi phạm quy định về bảo vệ bờ, bãi sông); Điều 239 (tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam); Điều 242 (tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản); Điều 243 (tội hủy hoại rừng); Điều 244 (tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm); Điều 245 (tội vi phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên); Điều 246 (tội nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm hại).
– Hãy nêu tên, nội dung những hình phạt được áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội trong Bộ luật Hình sự năm 2015:
Điều 33. Các hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội
- Hình phạt chính bao gồm:
- a) Phạt tiền;
- b) Đình chỉ hoạt động có thời hạn;
- c) Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.
- Hình phạt bổ sung bao gồm:
- a) Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định;
- b) Cấm huy động vốn;
- c) Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính.
- Đối với mỗi tội phạm, pháp nhân thương mại phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung.
Điều 34. Cảnh cáo
Cảnh cáo được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nhưng chưa đến mức miễn hình phạt.
Điều 35. Phạt tiền
- Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính đối với các trường hợp sau đây:
- a) Người phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật này quy định;
- b) Người phạm tội rất nghiêm trọng xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, môi trường, trật tự công cộng, an toàn công cộng và một số tội phạm khác do Bộ luật này quy định.
- Hình phạt tiền được áp dụng là hình phạt bổ sung đối với người phạm tội về tham nhũng, ma túy hoặc những tội phạm khác do Bộ luật này quy định.
- Mức tiền phạt được quyết định căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm, đồng thời có xét đến tình hình tài sản của người phạm tội, sự biến động của giá cả, nhưng không được thấp hơn 1.000.000 đồng.
- Hình phạt tiền đối với pháp nhân thương mại phạm tội được quy định tại Điều 77 của Bộ luật này.
Điều 36. Cải tạo không giam giữ
- Cải tạo không giam giữ được áp dụng từ 06 tháng đến 03 năm đối với người phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật này quy định mà đang có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi cư trú rõ ràng nếu xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội.
Nếu người bị kết án đã bị tạm giữ, tạm giam thì thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời gian chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, cứ 01 ngày tạm giữ, tạm giam bằng 03 ngày cải tạo không giam giữ.
- Tòa án giao người bị phạt cải tạo không giam giữ cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú để giám sát, giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc giám sát, giáo dục người đó.
- Trong thời gian chấp hành án, người bị kết án phải thực hiện một số nghĩa vụ theo các quy định về cải tạo không giam giữ và bị khấu trừ một phần thu nhập từ 05% đến 20% để sung quỹ nhà nước. Việc khấu trừ thu nhập được thực hiện hàng tháng. Trong trường hợp đặc biệt, Tòa án có thể cho miễn việc khấu trừ thu nhập, nhưng phải ghi rõ lý do trong bản án.
Không khấu trừ thu nhập đối với người chấp hành án là người đang thực hiện nghĩa vụ quân sự.
- Trường hợp người bị phạt cải tạo không giam giữ không có việc làm hoặc bị mất việc làm trong thời gian chấp hành hình phạt này thì phải thực hiện một số công việc lao động phục vụ cộng đồng trong thời gian cải tạo không giam giữ.
Thời gian lao động phục vụ cộng đồng không quá 04 giờ trong một ngày và không quá 05 ngày trong 01 tuần.
Không áp dụng biện pháp lao động phục vụ cộng đồng đối với phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 06 tháng tuổi, người già yếu, người bị bệnh hiểm nghèo, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng.
Người bị kết án cải tạo không giam giữ phải thực hiện những nghĩa vụ quy định tại Luật thi hành án hình sự.
Điều 37. Trục xuất
Trục xuất là buộc người nước ngoài bị kết án phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trục xuất được Tòa án áp dụng là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung trong từng trường hợp cụ thể.
Điều 38. Tù có thời hạn
- Tù có thời hạn là buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt tại cơ sở giam giữ trong một thời hạn nhất định.
Tù có thời hạn đối với người phạm một tội có mức tối thiểu là 03 tháng và mức tối đa là 20 năm.
Thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù, cứ 01 ngày tạm giữ, tạm giam bằng 01 ngày tù.
- Không áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng do vô ý và có nơi cư trú rõ ràng.
Điều 39. Tù chung thân
Tù chung thân là hình phạt tù không thời hạn được áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, nhưng chưa đến mức bị xử phạt tử hình.
Không áp dụng hình phạt tù chung thân đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
Điều 40. Tử hình
- Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, các tội phạm về ma túy, tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác do Bộ luật này quy định.
- Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người dưới 18 tuổi khi phạm tội, phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi hoặc người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử.
- Không thi hành án tử hình đối với người bị kết án nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- a) Phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi;
- b) Người đủ 75 tuổi trở lên;
- c) Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.
- Trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này hoặc trường hợp người bị kết án tử hình được ân giảm, thì hình phạt tử hình được chuyển thành tù chung thân.
Điều 41. Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định
Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định được áp dụng khi xét thấy nếu để người bị kết án đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc đó thì có thể gây nguy hại cho xã hội.
Thời hạn cấm là từ 01 năm đến 05 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật nếu hình phạt chính là cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo.
Điều 42. Cấm cư trú
Cấm cư trú là buộc người bị kết án phạt tù không được tạm trú hoặc thường trú ở một số địa phương nhất định.
Thời hạn cấm cư trú là từ 01 năm đến 05 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù.
Điều 43. Quản chế
Quản chế là buộc người bị kết án phạt tù phải cư trú, làm ăn sinh sống và cải tạo ở một địa phương nhất định dưới sự kiểm soát, giáo dục của chính quyền và nhân dân địa phương. Trong thời gian quản chế, người bị kết án không được tự ý ra khỏi nơi cư trú, bị tước một số quyền công dân theo quy định tại Điều 44 của Bộ luật này và bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.
Quản chế được áp dụng đối với người phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia, người tái phạm nguy hiểm hoặc trong những trường hợp khác do Bộ luật này quy định.
Thời hạn quản chế là từ 01 năm đến 05 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù.
Điều 44. Tước một số quyền công dân
- Công dân Việt Nam bị kết án phạt tù về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm khác trong những trường hợp do Bộ luật này quy định, thì bị tước một hoặc một số quyền công dân sau đây:
- a) Quyền ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực Nhà nước;
- b) Quyền làm việc trong các cơ quan nhà nước và quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.
- Thời hạn tước một số quyền công dân là từ 01 năm đến 05 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo.
Điều 45. Tịch thu tài sản
Tịch thu tài sản là tước một phần hoặc toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của người bị kết án để nộp vào ngân sách nhà nước.
Tịch thu tài sản chỉ được áp dụng đối với người bị kết án về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm về ma túy, tham nhũng hoặc tội phạm khác do Bộ luật này quy định.
Khi tịch thu toàn bộ tài sản vẫn để cho người bị kết án và gia đình họ có điều kiện sinh sống.
– Trong Bộ luật Hình sự năm 2015, hình phạt được quy định tại tất cả các điều luật có quy định trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại phạm tội là: Hình Phạt “Phạt tiền”.
Câu 6: Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định các nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội như thế nào?
Hãy nêu các hình phạt; quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt; miễn giảm hình phạt; xóa án tích được áp dụng đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội theo Bộ luật Hình sự năm 2015?
Trả lời: Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định các nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội tại Điều 91 như sau:
- Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi và chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội.
Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải căn cứ vào độ tuổi, khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm.
- Người dưới 18 tuổi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tự nguyện khắc phục phần lớn hậu quả, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng các biện pháp quy định tại Mục 2 Chương này:
- a) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng, trừ trường hợp quy định tại Điều 134 (tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác); Điều 141 (tội hiếp dâm); Điều 171 (tội cướp giật tài sản); Điều 248 (tội sản xuất trái phép chất ma túy); Điều 249 (tội tàng trữ trái phép chất ma túy); Điều 250 (tội vận chuyển trái phép chất ma túy); Điều 251 (tội mua bán trái phép chất ma túy); Điều 252 (tội chiếm đoạt chất ma túy) của Bộ luật này;
- b) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý quy định tại khoản 2 Điều 12 của Bộ luật này, trừ trường hợp quy định tại Điều 123 (tội giết người); Điều 134, các khoản 4, 5 và khoản 6 (tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác); Điều 141 (tội hiếp dâm), Điều 142 (tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi); Điều 144 (tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi); Điều 150 (tội mua bán người); Điều 151 (tội mua bán người dưới 16 tuổi); Điều 168 (tội cướp tài sản); Điều 171 (tội cướp giật tài sản); Điều 248 (tội sản xuất trái phép chất ma túy); Điều 249 (tội tàng trữ trái phép chất ma túy); Điều 250 (tội vận chuyển trái phép chất ma túy); Điều 251 (tội mua bán trái phép chất ma túy); Điều 252 (tội chiếm đoạt chất ma túy) của Bộ luật này;
- c) Người dưới 18 tuổi là người đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể trong vụ án.
- Việc truy cứu trách nhiệm hình sự người dưới 18 tuổi phạm tội chỉ trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào những đặc điểm về nhân thân của họ, tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm.
- Khi xét xử, Tòa án chỉ áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội nếu xét thấy việc miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng một trong các biện pháp quy định tại Mục 2 hoặc việc áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng quy định tại Mục 3 Chương này không bảo đảm hiệu quả giáo dục, phòng ngừa.
- Không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
- Tòa án chỉ áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội khi xét thấy các hình phạt và biện pháp giáo dục khác không có tác dụng răn đe, phòng ngừa.
Khi xử phạt tù có thời hạn, Tòa án cho người dưới 18 tuổi phạm tội được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đủ 18 tuổi trở lên phạm tội tương ứng và với thời hạn thích hợp ngắn nhất.
Không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
- Án đã tuyên đối với người chưa đủ 16 tuổi phạm tội, thì không tính để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm.
– Các hình phạt; quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt; miễn giảm hình phạt; xóa án tích được áp dụng đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội theo Bộ luật Hình sự năm 2015 là:
Người dưới 18 tuổi phạm tội chỉ bị áp dụng một trong các hình phạt sau đây đối với mỗi tội phạm:
- Cảnh cáo.
- Phạt tiền.
- Cải tạo không giam giữ.
- Tù có thời hạn.
Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt:
- Tòa án quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi trong trường hợp chuẩn bị phạm tội hoặc phạm tội chưa đạt theo nguyên tắc quy định tại khoản 1 Điều 57 của Bộ luật này.
- Mức hình phạt cao nhất đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chuẩn bị phạm tội không quá một phần ba mức hình phạt được quy định trong khung hình phạt đối với hành vi chuẩn bị phạm tội trong điều luật được áp dụng.
Mức hình phạt cao nhất đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi chuẩn bị phạm tội không quá một phần hai mức hình phạt được quy định trong khung hình phạt đối với hành vi chuẩn bị phạm tội trong điều luật được áp dụng.
- Mức hình phạt cao nhất áp dụng đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội chưa đạt không quá một phần ba mức hình phạt quy định tại Điều 100 và Điều 101 của Bộ luật này.
Mức hình phạt cao nhất áp dụng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội chưa đạt không quá một phần hai mức hình phạt quy định tại các Điều 99, 100 và 101 của Bộ luật này.
Giảm mức hình phạt đã tuyên:
- Người dưới 18 tuổi phạm tội bị phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù, nếu có tiến bộ và đã chấp hành được một phần tư thời hạn, thì được Tòa án xét giảm; riêng đối với hình phạt tù, mỗi lần có thể giảm đến 04 năm nhưng phải bảo đảm đã chấp hành ít nhất là hai phần năm mức hình phạt đã tuyên.
- Người dưới 18 tuổi phạm tội bị phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù, nếu lập công hoặc mắc bệnh hiểm nghèo, thì được xét giảm ngay và có thể được miễn chấp hành phần hình phạt còn lại.
- Người dưới 18 tuổi phạm tội bị phạt tiền nhưng bị lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn kéo dài do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn hoặc ốm đau gây ra hoặc lập công lớn, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định giảm hoặc miễn việc chấp hành phần tiền phạt còn lại.
Xóa án tích:
- Người dưới 18 tuổi bị kết án được coi là không có án tích, nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- a) Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi;
- b) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý;
- c) Người bị áp dụng biện pháp tư pháp quy định tại Mục 3 Chương này.
- Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng đương nhiên được xóa án tích nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án, người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:
- a) 06 tháng trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù nhưng được hưởng án treo;
- b) 01 năm trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;
- c) 02 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;
- d) 03 năm trong trường hợp bị phạt tù trên 15 năm.”.
Câu 7: Hãy kể tên các tội xâm phạm tình dục trẻ em theo Bộ luật Hình sự năm 2015? Theo bạn, cần có những giải pháp nào để hạn chế tội phạm về xâm phạm tình dục trẻ em trong gia đoạn hiện nay?
Trả lời: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em theo Bộ luật Hình sự năm 2015 là:
Điều 142. Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi
- Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
- a) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trái với ý muốn của họ;
- b) Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
- a) Có tính chất loạn luân;
- b) Làm nạn nhân có thai;
- c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
- d) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%;
đ) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;
- e) Phạm tội 02 lần trở lên;
- g) Đối với 02 người trở lên;
- h) Tái phạm nguy hiểm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
- a) Có tổ chức;
- b) Nhiều người hiếp một người;
- c) Phạm tội đối với người dưới 10 tuổi;
- d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
đ) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;
- e) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;
- g) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.
- Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Điều 143. Tội cưỡng dâm
- Người nào dùng mọi thủ đoạn khiến người lệ thuộc mình hoặc người đang ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu hoặc miễn cưỡng thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
- a) Nhiều người cưỡng dâm một người;
- b) Cưỡng dâm 02 lần trở lên;
- c) Cưỡng dâm 02 người trở lên;
- d) Có tính chất loạn luân;
đ) Làm nạn nhân có thai;
- e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
- g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%;
- h) Tái phạm nguy hiểm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 18 năm:
- a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
- b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;
- c) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;
- d) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.
- Cưỡng dâm người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này, thì bị xử phạt theo mức hình phạt quy định tại các khoản đó.
- Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Điều 144. Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi
- Người nào dùng mọi thủ đoạn khiến người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi đang ở trong tình trạng lệ thuộc mình hoặc trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu hoặc miễn cưỡng thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
- a) Có tính chất loạn luân;
- b) Làm nạn nhân có thai;
- c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
- d) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%;
đ) Phạm tội 02 lần trở lên;
- e) Đối với 02 người trở lên;
- g) Tái phạm nguy hiểm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
- a) Nhiều người cưỡng dâm một người;
- b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
- c) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;
- d) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;
đ) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.
- Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Điều 145. Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi
- Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 142 và Điều 144 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
- a) Phạm tội 02 lần trở lên;
- b) Đối với 02 người trở lên;
- c) Có tính chất loạn luân;
- d) Làm nạn nhân có thai;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
- e) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
- a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
- b) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội.
- Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Điều 146. Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi
- Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà có hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi không nhằm mục đích giao cấu hoặc không nhằm thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
- a) Phạm tội có tổ chức;
- b) Phạm tội 02 lần trở lên;
- c) Đối với 02 người trở lên;
- d) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;
đ) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%;
- e) Tái phạm nguy hiểm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:
- a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;
- b) Làm nạn nhân tự sát.
- Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Điều 147. Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm
- Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người dưới 16 tuổi trình diễn khiêu dâm hoặc trực tiếp chứng kiến việc trình diễn khiêu dâm dưới mọi hình thức, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
- a) Phạm tội có tổ chức;
- b) Phạm tội 02 lần trở lên;
- c) Đối với 02 người trở lên;
- d) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;
đ) Có mục đích thương mại;
- e) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%;
- g) Tái phạm nguy hiểm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:
- a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;
- b) Làm nạn nhân tự sát.
- Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
– Theo bạn, cần có những giải pháp nào để hạn chế tội phạm về xâm phạm tình dục trẻ em trong gia đoạn hiện nay?
Tăng cường phối hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao ý thức và phát huy trách nhiệm của cộng đồng xã hội, gia đình, nhà trường đối với việc quản lý, giáo dục và chăm sóc trẻ em. Thường xuyên phổ biến những phương thức, thủ đoạn phạm tội và các vụ việc xảy ra để người dân và tự bản thân trẻ em nâng cao ý thức phòng ngừa; hướng dẫn cho quần chúng nhân dân, đặc biệt là trẻ em một số biện pháp phòng, chống tội phạm xâm hại tình dục trẻ em. Thiết lập các đường dây “nóng”, hòm thư tố giác tội phạm để tiếp nhận mọi thông tin, tài liệu liên quan đến các vụ việc xâm hại tình dục trẻ em.
Chỉ đạo lực lượng Công an các đơn vị địa phương đẩy mạnh các mặt công tác nghiệp vụ, tập trung làm tốt công tác nắm tình hình, nhất là tình hình tội phạm liên quan đến xâm hại tình dục trẻ em; các gia đình có trẻ em có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, bố mẹ ly thân, ly hôn, đang bị đi tù hoặc đang mắc bệnh hiểm nghèo…; tăng cường quản lý chặt chẽ các ngành nghề kình doanh có điều kiện (khách sạn, nhà nghỉ, quán bar, quán Internet…); tổ chức quản lý chặt chẽ các loại đối tượng, nhất là các đối tượng có điều kiện, khả năng phạm tội xâm hại tình dục trẻ em; đối tượng có tiền án, tiền sự về tội xâm hại tình dục trẻ em…, từ đó chủ động có kế hoạch phòng ngừa, kịp thời ngăn chặn các vụ việc phạm tội xảy ra.
Câu 8: Hãy kể tên các tội phạm khác xâm phạm trật tự công cộng (tại Chương XXI, Mục 4) trình bày các quy định về hình phạt đối với tội đánh bạc theo Bộ luật Hình sự năm 2015?
Trả lời: Các tội phạm khác xâm phạm trật tự công cộng (tại Chương XXI, Mục 4):
Điều 318. Tội gây rối trật tự công cộng
- Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
- a) Có tổ chức;
- b) Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;
- c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;
- d) Xúi giục người khác gây rối;
đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;
- e) Tái phạm nguy hiểm.
Điều 319. Tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt
- Người nào đào, phá mồ mả, chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ, trên mộ hoặc có hành vi khác xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
- a) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
- b) Chiếm đoạt hoặc hủy hoại vật có giá trị lịch sử, văn hóa;
- c) Vì động cơ đê hèn;
- d) Chiếm đoạt bộ phận thi thể, hài cốt.
Điều 320. Tội hành nghề mê tín, dị đoan
- Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
- a) Làm chết người;
- b) Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên;
- c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Điều 321. Tội đánh bạc
“1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.”.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
- a) Có tính chất chuyên nghiệp;
- b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;
- c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
- d) Tái phạm nguy hiểm.
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Điều 322. Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc
- Người nào tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trái phép thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
- a) Tổ chức cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên hoặc tổ chức 02 chiếu bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên;
- b) Sử dụng địa điểm thuộc quyền sở hữu hoặc quản lý của mình để cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên hoặc cho 02 chiếu bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên;
- c) Tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trong cùng 01 lần trị giá 20.000.000 đồng trở lên;
- d) Có tổ chức nơi cầm cố tài sản cho người tham gia đánh bạc; có lắp đặt trang thiết bị phục vụ cho việc đánh bạc hoặc phân công người canh gác, người phục vụ khi đánh bạc; sắp đặt lối thoát khi bị vây bắt, sử dụng phương tiện để trợ giúp cho việc đánh bạc;
đ) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc hành vi quy định tại Điều 321 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 321 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
- a) Có tính chất chuyên nghiệp;
- b) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên;
- c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử để phạm tội;
- d) Tái phạm nguy hiểm.”.
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Điều 323. Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có
- Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
- a) Có tổ chức;
- b) Có tính chất chuyên nghiệp;
- c) Tài sản, vật phạm pháp trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
- d) Thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 10 năm:
- a) Tài sản, vật phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
- b) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
- a) Tài sản, vật phạm pháp trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
- b) Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên.
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Điều 324. Tội rửa tiền
- Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
- a) Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào giao dịch tài chính, ngân hàng hoặc giao dịch khác nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có;
- b) Sử dụng tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có vào việc tiến hành các hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động khác;
- c) Che giấu thông tin về nguồn gốc, bản chất thực sự, vị trí, quá trình di chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có hoặc cản trở việc xác minh các thông tin đó;
- d) Thực hiện một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b và c khoản này đối với tiền, tài sản biết là có được từ việc chuyển dịch, chuyển nhượng, chuyển đổi tiền, tài sản do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
- a) Có tổ chức;
- b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
- c) Phạm tội 02 lần trở lên;
- d) Có tính chất chuyên nghiệp;
đ) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
- e) Tiền, tài sản phạm tội trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
- g) Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
- h) Tái phạm nguy hiểm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
- a) Tiền, tài sản phạm tội trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
- b) Thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên;
- c) Gây ảnh hưởng xấu đến an toàn hệ thống tài chính, tiền tệ quốc gia.
- Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
- Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
- a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng;
- b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, c, d, đ, e, g và h khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 5.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng;
- c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 10.000.000.000 đồng đến 20.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm;
- d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.”.
Điều 325. Tội dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người dưới 18 tuổi phạm pháp
- Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
- a) Rủ rê, lôi kéo, mua chuộc, kích động hoặc xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội hoặc sống sa đọa;
- b) Đe dọa, uy hiếp, dùng vũ lực hoặc có hành vi khác ép buộc người dưới 18 tuổi phạm tội hoặc sống sa đọa;
- c) Chứa chấp người dưới 18 tuổi phạm pháp.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
- a) Có tổ chức;
- b) Đối với 02 người trở lên;
- c) Đối với người dưới 13 tuổi;
- d) Chứa chấp, rủ rê, lôi kéo, mua chuộc, kích động, xúi giục, đe dọa, uy hiếp, dùng vũ lực hoặc có hành vi khác ép buộc người dưới 18 tuổi thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.”.
Điều 326. Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy
“1. Người nào làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, mua bán, tàng trữ nhằm phổ biến sách, báo, tranh, ảnh, phim, nhạc hoặc những vật phẩm khác có nội dung khiêu dâm, đồi trụy hoặc hành vi khác truyền bá vật phẩm đồi trụy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
- a) Dữ liệu được số hóa có dung lượng từ 01 gigabyte (GB) đến dưới 05 gigabyte (GB);
- b) Ảnh có số lượng từ 100 ảnh đến dưới 200 ảnh;
- c) Sách in, báo in hoặc vật phẩm khác có số lượng từ 50 đơn vị đến dưới 100 đơn vị;
- d) Phổ biến cho từ 10 người đến 20 người;
đ) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
- a) Có tổ chức;
- b) Dữ liệu được số hóa có dung lượng từ 05 gigabyte (GB) đến dưới 10 gigabyte (GB);
- c) Ảnh có số lượng từ 200 ảnh đến dưới 500 ảnh;
- d) Sách in, báo in hoặc vật phẩm khác có số lượng từ 100 đơn vị đến dưới 200 đơn vị;
đ) Phổ biến cho từ 21 người đến 100 người;
- e) Phổ biến cho người dưới 18 tuổi;
- g) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử để phạm tội;
- h) Tái phạm nguy hiểm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
- a) Dữ liệu được số hóa có dung lượng 10 gigabyte (GB) trở lên;
- b) Ảnh có số lượng 500 ảnh trở lên;
- c) Sách in, báo in hoặc vật phẩm khác có số lượng 200 đơn vị trở lên;
- d) Phổ biến cho 101 người trở lên.”.
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Điều 327. Tội chứa mại dâm
- Người nào chứa mại dâm, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
- a) Có tổ chức;
- b) Cưỡng bức mại dâm;
- c) Phạm tội 02 lần trở lên;
- d) Chứa mại dâm 04 người trở lên;
đ) Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi;
- e) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bán dâm từ 11% đến 45%;
- g) Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
- h) Tái phạm nguy hiểm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
- a) Đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi;
- b) Thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
- c) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bán dâm 46% trở lên.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
- a) Đối với 02 người trở lên từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi;
- b) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;
- c) Cưỡng bức mại dâm dẫn đến người đó chết hoặc tự sát.
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Điều 328. Tội môi giới mại dâm
- Người nào làm trung gian dụ dỗ, dẫn dắt để người khác thực hiện việc mua dâm, bán dâm, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
- a) Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi;
- b) Có tổ chức;
- c) Có tính chất chuyên nghiệp;
- d) Phạm tội 02 lần trở lên;
đ) Đối với 02 người trở lên;
- e) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
- g) Tái phạm nguy hiểm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
- a) Đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi;
- b) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên.
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Điều 329. Tội mua dâm người dưới 18 tuổi
- Người nào đủ 18 tuổi trở lên mua dâm người dưới 18 tuổi trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 142 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
- a) Mua dâm 02 lần trở lên;
- b) Mua dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi;
- c) Gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
- a) Phạm tội 02 lần trở lên đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi;
- b) Gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.
- Người phạm tội còn bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
– Trình bày các quy định về hình phạt đối với tội đánh bạc theo Bộ luật Hình sự năm 2015?
“1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.”.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
- a) Có tính chất chuyên nghiệp;
- b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;
- c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
- d) Tái phạm nguy hiểm.
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Câu 9: Ngày 21/02/2019, Nguyễn Văn H (34 tuổi, chủ xe tải) thuê Lê Văn K (27 tuổi) lái xe chở gạo cho mình. Khi xe đang lưu thông trên quốc lộ H bảo K: “trông chú mầy có về mệt để anh lái cho một đoạn”. K biết H không có bằng lai nhưng biết lái xe; hơn nữa, vì cả nể chủ xe, nên K đã giao tay lái cho H. Chạy được một đoạn, H tăng tốc độ, cho xe lấn sang trái để vượt xe ô tô phía trước và đã va chạm vào xe máy của anh M đang lưu thông ngucợ chiều, làm anh M chết tại chỗ.
Hỏi:
- H có dấu hiệu phạm tội gì, thuộc khung hình phạt nào? Tại sao?
- K có phạm tội không? Nếu có, thì K có dấu hiệu phạm tội gì?
Trả lời: Theo quy định tại Khoản 72 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 thì người tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông gây chết người có thể bị phạt tù từ 03 đến 10 năm trường hợp của H tham gia giao thông lái xe khi chưa có GPLX dẫn đến chết người nên có thể bị buộc vào tội này. Còn K theo quy định tại Khoản 76 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 thì có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm vì hành vi giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ.
Câu 10: Theo bạn, mỗi công dân cần có trách nhiệm gì trong việc tuyên truyền, phổ biến Bộ luật Hình sự năm 2015?
Hãy đề xuất các giải pháp để tuyên truyền hiệu quả Bộ luật Hình sự năm 2015 tại cơ quan, đơn vị, địa phương nơi mình đang công tác hoặc học tập hoặc sinh sống?
Trả lời: Mỗi công dân cần có trách nhiệm trong việc phổ biến, tuyên truyền Bộ Luật Hình sự 2015 như sau:
– Mỗi công dân cần tìm hiểu và nắm rõ về Bộ luật hình sự 2015 của nhà nước để phổ biến và tuyên truyền cho mọi người.
– Mỗi công dân phải tuyên truyền cho tất cả các đối tượng thuộc các độ tuổi khác nhau đặc biệt là thanh thiếu niên. Vì đối tượng này ngày càng có dấu hiệu gia tăng về tội phạm. Vì thiếu hiểu biết nên coi thường pháp luật và dễ gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc cho bản thân, gia đình và xã hội.
– Mỗi công dân là cha mẹ phải thường xuyên nhắc nhở dạy dỗ con cái- nói cho con cái biết những tác hại của phạm tội để con cái có nền tảng sẳn trong gia đình.
Mỗi công dân là giáo viên: Phải có trách nhiệm lồng ghép luật vào bài dạy, các tiết sinh hoạt lớp, sinh hoạt tập thể… cho học sinh nắm được những yêu cầu cơ bản nhất về luật.
– Mỗi công dân dù là công dân bình thường hay nắm giữ chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương đều phải có trách nhiệm tuyên truyền phổ biến đến mọi người khi họ chưa nắm rõ về luật. Vì một xã hội văn minh, tiến bộ, kỉ luật, kỉ cương.
Những giải pháp để tuyên truyền hiệu quả Bộ luật hình sự 2015 hiệu quả tại cơ quan đơn vị, địa phương nơi mình đang công tác hoặc học tập, hoặc sinh sống.
– Cần tiếp tục kết hợp hoạt động giáo dục pháp luật với hoạt động phong trào để tăng cường giáo dục qua thực tiễn, tác động đến từng đối tượng thanh thiếu nhi; lồng ghép nội dung giáo dục pháp luật vào các Cuộc vận động do Ban Thường vụ Huyện Đoàn phát động (như Cuộc vận động “Xây dựng các giá trị mẫu hình nhà giáo tiêu biểu, hay Đảng viên tiêu biểu…”, các chương trình giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống,… Thường xuyên tổ chức các sân chơi, hội thi thử tài kiến thức pháp luật, các hoạt động tham quan Tòa án nhân dân các cấp để đoàn viên, thanh niên có thêm những hiểu biết về quy trình xét xử các vụ án.
– Xây dựng lực lượng báo cáo viên, tuyên truyền viên về pháp luật; kết hợp nhịp nhàng hiệu quả giữa các hình thức tuyên truyền như: kết hợp tuyên truyền miệng, tuyên truyền trực quan, tuyên truyền thông qua các cuộc thi…
– Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin. Chủ động phối hợp với những cá nhân am hiểu và nắm bắt về luật… Sử dụng mạng xã hội … như một công cụ để góp phần nắm bắt những diễn biến tình hình trong thanh niên, tuyên truyền, phổ biến pháp luật thông qua ảnh, các phim ngắn… đây là cách nhanh nhất, ít tốn kém nhưng hiệu quả lại rất cao.
– Đa dạng các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật, phù hợp với nhu cầu, lứa tuổi, trình độ của đối tượng được phổ biến. Việc tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật phải được thực hiện kịp thời, có trọng tâm, có trọng điểm, xác định đối tượng cụ thể, có thể tập trung tuyên truyền theo thời gian hoặc không gian cụ thể,…như ngày pháp luật Việt Nam. Ngoài ra, chủ động lồng ghép việc phổ biến, giáo dục pháp luật trong các buổi sinh hoạt chi đoàn; tuyên truyền tại tại khu tập trung đông người như tổ dân phố,…
Nhằm mục đích to lớn xây dựng nước Việt Nam Giàu mạnh, tiến bộ, kỉ luật, kỉ cương và phát triển bền vững.
BẤM VÀO ĐÂY TẢI BÀI THI VIẾT LUẬT HÌNH SỰ 2019
Tài liệu ôn thi thăng hạng nghề nghiệp tiểu học hạng III lên II
Tài liệu ôn thi thăng hạng nghề nghiệp cấp tiểu học hạng IV lên III