Biện pháp phòng chống bệnh tay, chân, miệng ở trường mầm non.
- Lý do chọn biện pháp.
Hiện nay, bệnh tay chân miệng vẫn lưu hành ở hầu hết các tỉnh, thành trong cả nước và đang có xu hướng gia tăng. Bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 10 tuổi, đặc biệt là nhóm trẻ ở nhà trẻ, mẫu giáo. Bệnh này ngày một càng diễn biến phức tạp hơn và có những biến chứng nguy hiểm như là viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim. Khi trẻ có biến chứng nếu không điều trị đúng kịp thời và chính xác có thể dẫn đến tử vong. Vì vậy để đáp ứng cho công tác phòng chống bệnh Tay chân miệng trong trường mầm non tốt hơn. Cần cải thiện điều kiện môi trường sống, học tập, năng cao kiến thức phòng chống bệnh cho giáo viên và nhân viên trong nhà trường là yêu cầu cấp thiết. Tôi xin nghiên cứu đề tài “ Biện pháp phòng chống bệnh tay, chân, miệng ở trường mầm non”
- Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
Nhà trường tham mưu xin cấp trên xây dựng cơ sở vật chất để đáp ứng cho việc học tập, cũng như là vấn đề chăm sóc sức khỏe cho trẻ ở trường.
Các giáo viên ,nhân viên không ngừng năng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ của bản thân. Đồng thời tham khảo, học hỏi năng cao kiến thức chăm sóc sức khỏe cho trẻ. Thực hiện nghiêm túc công tác phòng chống các bệnh học đường.
Y tế học đường phối hợp với giáo viên hướng dẫn cho trẻ có thói quen tốt về vệ sinh cá nhân cũng như môi trường sống luôn sạch sẽ. Khắc phục những thói quen xấu ảnh hưởng đến sức khỏe trong đời sống sinh hoạt hằng ngày.
Y tế học đường rèn luyện năng cao kỹ năng, kiến thức .Để tuyên truyền, giáo dục sức khỏe cho giáo viên, phụ huynh và học sinh. Về các bệnh truyền nhiễm nhất là bệnh Tay chân miệng đang có xu hướng gia tăng và dễ thành dịch.
Giáo viên, nhân viên nên thay đổi thói quen, hành vi trở nên tích cực. Cùng tạo nên môi trường sống và học tập ngày một lành mạnh hơn.
Giáo viên, nhân viên nghiên chỉnh chấp hành các kế hoạch phòng chống bệnh truyền nhiễm do nhà trường, cũng như y tế học đường đề ra. Có kế hoạch cho từng bộ phận phối hợp thực hiện.
Để phòng chống bệnh tay chân miệng y tế, giáo viên và nhân viên cũng như phụ huynh phải thực hiện những diều sau:
- Y tế
+ Tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường về công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho trẻ.
+ Lên kế hoạch và thực hiện các buổi truyền thông giáo dục sức khỏe về những bệnh truyền nhiễm cho giáo viên, phụ huynh trong trường.
+ Kết hợp với trạm y tế chăm sóc sức khỏe ban đầu cho trẻ, cũng như phòng chống các bệnh như Tay chân miệng.
– Giáo viên
+ Thường xuyên sử dụng xà phòng rửa tay trước và sau khi cho trẻ ăn, sau khi làm vệ sinh cho trẻ.
+ Hướng dẫn cho trẻ biết cách vệ sinh cá nhân sạch sẽ để phòng bệnh.
+ Hướng dẫn trẻ rửa tay trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi chơi đồ chơi.
+ Không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm đồ chơi.
+ Không cho trẻ dùng vật dụng ăn uống như bát, đĩa, thìa, ly chưa được khử trùng .
+ Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, chất thải của trẻ phải được thu gom, xữ lý và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.
+ Cần thường xuyên lau sạch những đồ dùng hàng ngày :đồ chơi, dụng cụ học tập, mặt bàn…bằng dung dịch khử trùng cloramin B
+ Lau lớp trước khi đón trẻ, trước khi cho trẻ ngủ và sau khi ăn.
+ Theo dõi trẻ hàng ngày, nếu có biểu hiện phải báo ngay với nhà trường và phụ huynh đển xữ lý kịp thời, phòng tránh lây lan.
- Tạp vụ
+ Lau chùi sàn nhà, đồ dùng, đồ chơi bằng xà phòng hoặc dung dịch khử khuẩn hàng ngày.
+ Dọn vệ sinh xung quanh trường và lớp học, thu gom xữ lý rác thải hợp lý.
- Cấp dưỡng
+ Vệ sinh bếp hàng ngày bằng dung dịch khử khuẩn.
+ Đeo khẩu trang, găng tay khi chế biến.
+ Rửa tay bằng xà phòng trước khi chế biến, khi phân chia thức ăn cho các lớp và sau khi đi vệ sinh.
+ Đảm bảo chất lượng thực phẩm để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
+ Đảm bảo qui trình chế biến thức ăn hợp vệ sinh.
+ Vật dụng ăn uống của trẻ phải được rửa sạch trước khi sử dụng.
- Phụ huynh
+ Tạo thói quen tốt cho trẻ về vệ sinh cá nhân và môi trường sống.
+ Theo dõi sức khỏe của trẻ thường xuyên, đi khám nếu có biểu hiện của bệnh.
+ Phối hợp với nhà trường trong công tác phòng chống bệnh Tay – Chân miệng.
+ Nếu phát hiện trẻ có biểu hiện của bệnh không nên đưa trẻ đến trường, nên đưa đến cơ sở khám chữa bệnh để khám chữa bệnh.
4, Kết quả thu được qua nghiên cứu.
* Kết quả khảo sát trước khi thực hiện các giải pháp, biện pháp mà vấn đề nghiên cứu:
– Tỷ lệ giáo viên, nhân viên có kiến thức đúng trong công tác phòng chống bệnh Tay chân miệng: 37%
– Tỷ lệ giáo viên, nhân viên có thái độ thực hiện đúng trong công tác phòng chống bệnh Tay chân miệng: 32%
* Kết quả khảo sát sau khi thực hiện các giải pháp, biện pháp sau một năm học:
– Tỷ lệ giáo viên, nhân viên có kiến thức đúng trong công tác phòng chống bệnh Tay chân miệng: 71%
– Tỷ lệ giáo viên, nhân viên có thái độ thực hiện đúng trong công tác phòng chống bệnh Tay chân miệng: 43%
* Nhận xét: khi chưa đưa ra và thực hiện các giải pháp, biện pháp thì kiến thức và thái độ đúng về phòng chống bệnh tay chân miệng của giáo viên, nhân viên còn hạn chế. Sau khi áp dụng các biện pháp, giải pháp thì tỷ lệ giáo viên, nhân viên có kiến thức và thái độ đúng về bệnh tăng so với trước .
* Qua kết quả khảo sát cho ta thấy được các yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức và thái độ của giáo viên, nhân viên là: điều kiện môi trường sống; trình độ học vấn; độ tuổi; phân loại dân tộc; thái độ trong công việc.
- Kết luận:
– Thực trạng công tác phòng chống bệnh tay chân miệng còn gặp nhiều khó khăn.
– Kiến thức đúng của giáo viên, nhân viên đối với công tác phòng chống bệnh Tay chân miệng là cao. Nhưng về thái độ thực hành đúng còn thấp.
– Bên cạnh những khó khăn đó ta cũng xây dựng nên những giải pháp hợp lý mang tính thực thi.
– Qua nghiên cứu thực trạng về công tác phòng chống bệnh Tay chân miệng,
kết quả cho ta biết yếu tố liên quan đến kiến thức và thái độ của giáo viên, nhân viên đối với công tác phòng chống bệnh Tay chân miệng là: điều kiện môi trường sống; trình độ học vấn; độ tuổi; phân loại dân tộc; thái độ trong công việc.