Biện pháp rèn luyện và giáo dục học sinh cá biệt.
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Giáo dục là nền tảng xây dụng xã hội,là tiền đề quy định sự phồn vinh của đất nước. trong sức mạnh đó của giáo dục thì ngoài sức mạnh của tri thức khoa học còn là sức mạnh của việc tạo lập nhân cách con người giáo dục tạo con người có đủ sức mạnh đủ tài để xây dựng đất nước . Việc dạy học sinh ở bậc tiểu học rất quan trọng trong quá trình giáo dục. tuy nhiên, cùng với sự phát triển như huyền thoại của đất nước với những thành tựu về khoa học công nghệ ,đó là thành quả của quá trình hội nhập với thế giới. Điều này dẫn đến mặt tích cực. Cùng với sự tiến bộ về mặt khoa học, công nghệ, kinh tế, văn hóa, giáo dục…nhưng cùng đưa đến những thách thức, trong đó giáo dục nói chung, giáo dục thế hệ trẻ nói riêng đang đứng trước những nguy cơ bị tệ nạn xã hội xâm lấn. Nền kinh tế thị trườngcũng làm thay đổi xã hội: Các bậc làm cha làm mẹ cuốn vào vòng xoay của cơ chế thị trường nên không quan tâm đến việc dạy dỗ, không quan tâm đến sự trưởng thành của con cái.
Trên đây là những lí do dẫn đến học sinh cá biệt ngày càng nhiều. Ở bậc tiểu học với những độ tuổi khác nhau, hoàn cảnh sống khác nhau, nhận thức vấn đề còn non nớt, dễ bị chi phối bởi nhiều yếu tố tác động từ gia đình và xã hội, đặc biệt ở bậc học này với học sinh lớp 4 đang bắt đầu của sự nhận thức thế giới khách quan thì việc rèn luyện và giáo dục học sinh cá biệt là vấn đề hết sức quan trọng và có ý nghĩa.
Là một giáo viên dạy tiểu học, tôi luôn lo lắng trăn trở với vấn đề làm sao để rèn luyện và giáo dục học sinh cá biệt có hiệu quả. Tôi mạnh dạn chon đề tài: “Biện pháp rèn luyện và giáo dục học sinh cá biệt” với mong muốn đưa những điều tôi tâm đắc đã được thử nghiệm trong quá trình giảng dạy lớp 4 để góp phần nhỏ bé của mình vào tiếng nói chung của sự nghiệp giáo dục nước nhà.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
Giúp cho các em học sinh nắm vững các kiến thức cơ bản ở bậc tiểu học nói chung và kiến thức lớp 4 nói riêng. Đồng thời qua đó giáo dục, uốn nắn, bồi dưỡng, giáo dục các em từ những học sinh cá biệt, quậy phá, lười học… trở thành người có ích cho xã hội sau này.
Xác định các nguyên nhân chính đã dẫn đến một số em có hành vi chưa đúng, chưa có động cơ học tập, có đạo đức phẩm chất chưa tốt…. Qua đó, giúp cho các em định hướng được hành vi, ý nghĩa của cuộc sống, đạt được hiệu quả trong học tập.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Các em học sinh thuộc dạng cá biệt trong lớp, có hành vi xấu, hay gây gỗ, chửi thề, nói tục, ý thức học tập không có, kết quả học tập yếu kém, lười học tập và không biết vâng lời thầy cố, bố, mẹ ….
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
– Tập trung nghiên cứu một số học sinh lớp 4D3 ở Trường Tiểu học …….. có hành vi đạo đức chưa tốt, kết quả học tập yếu kém, có thái độ không hợp tác.
– Tìm hiểu gia cảnh của từng em học sinh cá biệt trong lớp, cùng gia đình theo dõi, nhắc nhở, giáo dục và tạo các điều kiện tốt nhất để các em học sinh đó tham gia học tập và các phong trào do lớp và nhà trường tổ chức.
– Nắm được thực trạng của một số học sinh cá biệt lớp 4D3 ở Trường Tiểu học …….. , từ đó có phương pháp giáo dục, rèn luyện để tạo cơ hội cho các em tiến bộ hơn, học tập tốt hơn và trở thành học sinh có giáo dục, có trình độ, có phẩm chất đạo đức tốt.
5. Phương pháp nghiên cứu:
– Định hướng nguyên nhân học sinh trở thành học sinh cá biệt.
– Quan sát, theo dõi quá trình học tập và hoạt động của các em học sinh cá biệt trong lớp. ( trước, trong và sau áp dụng các biện pháp giáo dục).
– Trao đổi trực tiếp với gia đình, phụ huynh của các em học sinh thuộc dạng cá biệt trong lớp 4D3, đề xuất những biện pháp áp dụng cho từng em học sinh.
– Tùy thuộc vào điều kiện hoàn cảnh của từng học sinh để đưa ra biện pháp giải quyết.
PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận :
Hiện nay Đảng, nhà nước yêu cầu đổi mới trong sự nghiệp giáo dục để phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chúng ta đang sống trong thời đại có sự tiến bộ mạnh mẽ về khoa học công nghệ, sự bùng nổ của thông tin toàn cầu. Việc này đặt ra cho từng con người phải phấn đấu nổ lực vươn lên trong cuộc sống để không lạc hậu với thời cuộc. Từng bước theo kịp tốc độ phát triển của thời đại. Đối với thế hệ trẻ trong nhà trường ngoài nhiệm vụ cung cấp kiến thức phổ thông cho học sinh
Bậc tiểu học là bậc học nền tảng của hệ phổ thông, chính vì thế chúng ta cần phải coi trọng việc xây dựng và giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt để lớn lên các em sẽ sớm hoàn thiện mình hơn và trở thành một con người có ích cho xã hội. Để thực hiện được vấn đề này không phải dễ mà cần phải có một quá trình và dựa vào mỗi một giáo viên chúng ta.
Việc dạy học và giáo dục con người vừa mang tính khoa học ,vừa mang tính sáng tạo và nghệ thuật.Đối tượng giáo dục của người giáo viên tiểu học là trẻ em. Sự phát triển của các em đang ở phía trước.Trong quá trình điều khiển sự phát triển của các em,người giáo viên cũng như những người lớn tuổi luôn luôn gặp và giải quyết các vấn đề,tình huống xảy ra.
Quy trình sư phạm tổng thể là một quá trình diễn ra cùng lúc hai quá trình cơ bản khác: Đó là quá trình giáo dục và quá trình dạy học. Hai quá trình này luôn luôn tác động lẫn nhau, chúng có mối quan hệ biện chứng lâu dài và phức tạp. (theo tâm lí lứa tuổi tiểu học).Chính vì vậy, người giáo viên ngoài việc dạy học giúp học sinh nắm vững những kiến thức cơ bản còn là một người mẹ hiền luôn tận tuỵ với những đứa con bé bỏng yếu ớt của mình.
II.2. Thực trạng:
Nhân cách của học sinh bậc tiểu học cũng chịu sự tác động rất lớn của xã hội. Cùng với xu thế hội nhập sự phát triển của thế giới, của đất nước bên cạnh quá trình hội nhập được tiếp cận với tinh hoa văn hóa nhân loại, sự phát triển của công nghệ thông tin,đưa vị thế nước ta ngày càng tiến gần hơn với đài vinh quang, sánh vai với các cường quốc trên thế giới thì còn là sự xâm nhập của nền kinh tế thị trường kéo theo tệ nạn xã hội, văn hóa xấu…dẫn đến ảnh hưởng không nhỏ tới việc giáo dục nhân cách con người Việt Nam, nhất là với thế hệ trẻ .
Nếu như chúng có môi trường vui chơi, giải trí lành mạnh, được tiếp cận với những thông tin hữu ích thì các em sẽ trở thành người có nhân phẩm tốt.
Để rèn luyện cho học sinh cá biệt đòi hỏi người giáo viên phải có bản lĩnh, tính dứt khoát, sự quan tâm đồng đều đến học sinh mình phụ trách. Bên cạnh đó người giáo viên còn phải có tấm lòng bao dung, nhân hậu, biết yêu thương học sinh như con mình . xem những hành vi, thái độ chưa đúng của học sinh là vấn đề cần giải quyết . người giáo viên có thái độ chuẩn mực nhẹ nhang nhắc nhở ,dìu dắt các em từng bước nhận thức vấn đề,cải thiện hành vi dần hoàn thiện bản thân.
Việc áp dụng đề tài “Biện pháp rèn luyện và giáo dục học sinh cá biệt” theo tôi là việc cần thiết để hướng tới một nền giáo dục toàn diện, nhất là việc giáo dục học sinh cá biệt ở bậc Tiểu học đứng trước một số thực trạng :
a. Thuận lợi – khó khăn.
* Thuận lợi: Trường Tiểu Học …….. Địa bàn dân cư đông kinh tế văn hóa xã hội phát triển mạnh. Nhà trường luôn được sự quan tâm của các cấp, đặc biệt là phụ huynh học sinh. Đa số các em học sinh trong lớp có ý thức tốt trong học tập và rèn luyện. Bản thân tôi đang được trực tiếp giảng dạy học sinh lớp 4 vì vậy tôi có điều kiện áp dụng, trải nghiệm và theo dõi thực tế hiệu quả của đề tài qua các đối tượng học sinh quen thuộc.
* Khó khăn: Học sinh với nhiều đối tượng khác nhau, nhiều hoàn cảnh sống khác nhau, chỗ ở rải rác ở các thôn buôn không tập trung. Một số gia đình không quan tâm đến việc giáo dục con em mà hoàn toàn phó mặc cho nhà trường. Bên cạnh đó nền kinh tế thị trường và xã hội có quá nhiều biến động. Tất cả những vấn đề trên là khó khăn cho việc thực hiện đề tài.
b. Thành công – hạn chế .
* Thành công: Khi áp dụng đề tài “Biện pháp rèn luyện và giáo dục học sinh cá biệt” được đồng nghiệp và học sinh ủng hộ.
Một số đối tượng đã được nhắc đến trong phần thực trạng có sự thay đổi trong quá trình học tập và rèn luyện.
* Hạn chế: Một số giáo viên chưa thực sự hiểu bản chất vấn đề để áp dụng đề tài.
Số lượng học sinh chưa thực sự tiếp cận tốt với phương pháp giáo dục của giáo viên.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp:
Từ việc đánh giá thực trạng , nguyên nhân cơ sở lí luận liên quan đến đề tài, đặc biệt với đối tượng là học sinh lớp 4 cụ thể là lớp 4D3 do tôi trực tiếp giảng dạy tôi xin đề xuất một số nội dung và cách thức thực hiện giải pháp biện pháp như sau:
Tôi sớm tìm hiểu và nắm được tình hình học sinh của lớp mình ngay từ đầu năm nhận lớp. Hiểu được từng đối tượng học sinh như: tính tình, sở thích,…và hoàn cảnh gia đình của mỗi em. Từ đó để có kế hoạch dạy học và giáo dục một cách cụ thể.
Sự nhẹ nhàng ân cần quan tâm sẽ giúp giáo viên tiếp cận vối các em, hiểu rõ nguyên nhân hơn để tìm cách tháo gỡ những vướng mắc từ phía các em cũng như gia đình đưa ra biện pháp hưu hiệu để thay đổi sự phát triển nhân cách mới cho từng học sinh.
Giáo viên không nên xúc phạm đến học sinh, gặp gỡ riêng để tâm sự với các em về cách nghĩ và sự mong muốn của mình từ các em.
Quan tâm giúp đỡ là vấn đề quyết định của người giáo viên trong việc rèn luyện học sinh cá biệt. Tạo lòng tin cho các em không đem những điều tâm sự của các em ra làm trò đùa vui cười trước lớp.
Quán triệt sự kì thị giữa học sinh trong lớp với các em, tạo cho các em môi trường tin yêu.
Tạo sự tin tưởng cho học sinh chia sẻ với các em những vấn đề các em gặp rắc rối ở gia đình và xã hội bên ngoài.
Thường xuyên chấm chữa bài để nắm bắt kết quả học tập của học sinh, kịp thời tuyên dương khen thưởng.
Nắm thông tin cần thiết ở từng giai đoạn để xem xét kết quả và hướng tiến bộ của học sinh cùng bàn bạc với phụ huynh điều chỉnh những tồn tại mà học sinh còn mắc phải.
Giáo viên phải biết động viên khen thưởng – phê bình kịp thời, chính xác sẽ tạo cho học sinh tính hăng say, tích cực tham gia vào các hoạt động của lớp cũng như của nhà trường.
Với những vấn đề trên, nếu giáo viên áp dụng được sẽ rất dễ dàng tiếp cận và tìm hiểu mọi vấn đề phát sinh khi cần thiết. Bởi học sinh cá biệt thường có những biểu hiện chống đối hay biểu hiện “chơi ngông” với những người quan tâm không đúng mức hoặc quá mức tạo cho các em. Bản thân tôi thành công trong vấn đề nhìn nhận để tiếp cận với các em này thực ra các em đáng thương hơn là đáng ghét.
* Về phía học sinh:
Giáo viên tỏ thái độ tin tưởng giao nhiệm vụ cho các em cá biệt về đạo đức, rèn luyện cho học sinh cá biệt về học tập mang tính vừa sức.
Giáo viên khen ngợi học sinh có tiến bộ dù chỉ rất nhỏ nhưng hạn chế tối đa sự chỉ trích,chê bai trước đám đông hay tập thể. Những vấn đề tái phạm hay khiển trách chỉ tâm sự những mong muốn của mình với các em như một người bạn để các em thấy không bị xúc phạm xem đó như vấn đề bí mật và dần dần tự sửa đổi (với học sinh cá biệt sự chỉ trích hay trách phạt trước tập thể không làm hiệu quả điều mong muốn mà chỉ có tác dụng ngược lại).
Không tỏ thái độ thương hại mà người giáo viên cần tỏ thái độ mong muốn sự hợp tác hay giúp đỡ của học sinh cá biệt đó đối với mình.
Giáo dục học sinh trong lớp biết tôn trọng bạn bè.
* Phía gia đình:
Tạo được mối quan hệ gần gũi với phụ huynh học sinh, để từ đó có được thông tin hai chiều giữa phụ huynh học sinh với giáo viên và ngược lại.
Nắm bắt sự chuyển biến của học sinh từ phía gia đình, không nên áp đặt con em theo một chiều hướng bảo thủ,dành thời gian quan tâm chăm sóc con cái nhiều hơn với những đứa trẻ cá biệt về đạo đức cũng như đưa ra giải pháp giúp đỡ trẻ yếu kém trong học tập. Bởi giáo dục là vấn đề của cả gia đình nhà trường và xã hội.
* Các giải pháp chủ yếu:
Trong năm học 2013-2014 tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 4D3 Trường Tiểu học Dlieya. Đây là lớp mà các đối tượng học sinh ở rải rác các thôn, buôn : như thôn Trung Hòa nằm ngay trung tâm xã đối tượng là con gia đình buôn bán nhỏ nhà ở tạm bợ, thuê mướn, thôn Ea Kênh học sinh là dân tộc phía Bắc chuyển vào, Buôn Yun là buôn có hoàn cảnh khó khăn vùng III,chủ yếu là dân tộc Ê đê – bố mẹ đa phần ít học nên không quan tâm đến việc học hành của con cái. Ngoài ra còn có các buôn Yoh, buôn Kmang, buôn Yuk,riêng buôn Ksơr thành phần học sinh cá biệt về đạo đức cao, do ảnh hưởng một số thanh niên lêu lỏng.
Từ những vấn đề trên cần có những giải pháp để uốn nắn:
* Xác định hoàn cảnh, lí do học sinh cá biệt vi phạm xây dựng biện pháp giáo dục:
Xây dựng qui chế lớp học làm tiêu chí cho việc đánh giá cho toàn lớp học, theo dõi và đánh giá khách quan cho từng học sinh tạo tiền đề để học sinh cá biệt cảm nhận sự công bằng của giáo viên, đây là kim chỉ nam cho việc rèn luyện và giáo dục đạo đức cho học sinh nói chung và học sinh cá biệt nói riêng.
Bố trí chổ ngồi hợp lí tạo sự gần gũi giữa học sinh và giáo viên nhờ học sinh khá giỏi hỗ trợ về mặt học tập.
Giao công việc học tập cho các em ở mức vừa phải không quá sức, tạo hứng thú tăng dần cho học sinh. Học sinh tự đánh giá mức độ tiến bộ cho nhau, cải thiện vấn đề tồn tại ở các em.
Điển hình em Nguyễn Thành Lợi: có biểu hiện đầu năm không hợp tác trong học tập, hay bỏ học về giữa buổi và biểu hiện thái độ văng tục,xúc phúc phạm cô giáo. Qua nhiều lần tiếp xúc gia đình em Lợi đưa ra giải pháp vừa cương vừa nhu khuyến khích động viên kịp thời. Đến nay em đã có những biểu hiện tiến bộ không còn những hành vi trên và hòa nhập cùng tập thể xây dựng góp ý trong giờ học.
Em Phạm Thị Anh Đào: lầm lì ít nói có thái độ không hợp tác thường xuyên không làm bài tập hay đưa ra hàng loạt lí do. Gia đình buôn bán ở chợ rất bận rộn việc quan tâm con cái chủ yếu bằng tiền nên việc học của em Đào ngày một yếu hơn. Tiếp xúc với gia đình đưa ra giải pháp. Qua một thời gian rèn luyện cùng sự giúp đỡ của bạn bè trong lớp Đào đã có những biểu hiện tích cực trong học tập, hòa đồng với bạn bè chào hỏi thầy cô và những người lớn tuổi.
Nhóm yếu về học tập:
Đa phần là con dân tộc Ê đê tại chỗ gia đình thuần nông hạn chế về ngôn ngữ học thức hạn chế, là con hộ nghèo, chủ yếu chỉ lo kiếm ăn không quan tâm đến việc dạy dỗ con cái.Thực hiện các biện pháp:
– Giám sát việc học hành của các ở lớp và ở nhà, tổ trưởng kiểm tra sách vở bài tập các em hoàn thành chưa nếu vì chưa hiểu giáo viên giảng lại và giúp đỡ.
– Giao nhiệm vụ cho học sinh khá giỏi giúp đỡ bằng hình thức thảo luận, tranh luận trách sự mặc cảm, tự ti.
– Giáo viên khi giảng bài dành các câu hỏi dễ cho các em yếu để kích thích tích học tập tự lực, khen ngợi kịp thời tạo sự hưng phấn.
Nhóm cá biệt về đạo đức:
– Là các em vừa học yếu vừa mắc khuyết điểm về hành vi.cần đưa ra biện pháp giải quyết:
– Phối hợp với gia đình để các em tránh tiếp xúc nhiều với những bạn không đi học, lêu lỏng những vấn đề xã hội như hút thuốc, uống rượu…
– Cho các em đảm nhiệm vai trò,chức vụ trong lớp đưa các em hòa đồng cùng các bạn để học sinh cảm nhận mọi người tin yêu và cần mình.từ đó các em dần ý thức và tiến bộ.
– Giáo viên tuyên dương khen thưởng kịp thời, cũng như nhắc nhở những vấn đề học sinh chưa tiến bộ trong mỗi trường hợp các em vừa mắc phải đối với học sinh dân tộc tiểu số giáo viên cần giúp các em phân biệt đúng sai. Bởi các em có thể chỉ là những hành vi bắt chước, đua đòi không phân biệt hay dở, đúng sai.
– Đề ra cho mỗi học sinh cá biệt quy chế mới. Sau mỗi tuần sinh hoạt cho học sinh tự đánh giá, học sinh khác nhận xét sự tiến bộ, giáo viên nhận xét lại và nhận định tuyên dương. Từ đó các em tự nhận thức và dần tiến bộ.
– Cùng với ân cần giúp đỡ các em tiến bộ giáo viên cần thể hiện tính cương quyết, dứt khoát nghiêm khắc phê bình những hành vi quá đà hoặc tái phạm, yêu cầu học sinh hứa hẹn về sửa đổi trong thời gian kế tiếp, ghi chép lại như bản cam kết danh dự để học sinh dựa làm tiêu chí phấn đấu.
– Nêu một số gương mặt học sinh cá biệt phấn đấu tốt cho các em làm mục tiêu phấn đấu, qua đó thấy được bản than các em có giá trị cho gia đình cũng như cho xã hội.
* Trong mỗi giờ sinh hoạt mỗi ngày đầu giờ giáo viên giúp đỡ các em tháo gỡ những khó khăn trong học tập (bài tập khó giáo viên giảng lại) tiếp cận gần gũi là vấn đề then chốt trong việc rèn luyện học sinh cá biệt.
Giao nhiệm vụ cho học sinh khá giỏi giúp đỡ các em hòa đồng với bạn bè (thông thường học sinh cá biệt hay bị bạn bè tách rời không tiếp cận hoặc sợ gặp phải phiền phức).
Cùng với ân cần giúp đỡ các em tiến bộ giáo viên cần thể hiện tính cương quyết, dứt khoát nghiêm khắc phê bình những hành vi quá đà hoặc tái phạm, yêu cầu học sinh hứa hẹn về sửa đổi trong thời gian kế tiếp, ghi chép lại như bản cam kết danh dự để học sinh dựa làm tiêu chí phấn đấu.
Nhờ phụ huynh giúp đỡ giám sát hành vi của các em ở nhà, ở môi trường xã hội, giám sát thời gian biểu của học sinh tránh lêu lỏng.
4 Kết quả thu được:
Tính từ đầu năm áp dụng các biện pháp giáo dục nêu trên cho đến cuối học kỳ I năm học ……….., kết quả như sau:
a. Nhóm học sinh cá biệt về học tập:
Đầu năm có 14 em học lực loại yếu, đến hết học kỳ I chỉ còn 4 em chiếm tỉ lệ 12%, giảm 32,4 % so với đầu năm.đa phần các em đã có ý thức học tập, chăm chú nghe giảng, phát biểu trong giờ học, về nhà làm bài và học bài đầy đủ: ..… đến cuối kỳ I đã vươn lên ở mức học trung bình. Đa số các em đã biết thực hiện những phép tính toán cơ bản, đọc thông, viết đúng chính tả.Bên cạnh những tiến bộ vượt bậc vẫn còn những em yếu do tiếp thu chậm viết sai nhiều như em ……
b. Nhóm học sinh cá biệt về đạo đức:
– Đầu năm có 4 em, đến nay không còn em nào thuộc dạng cá biệt về đạo đức. Các em đã biết vâng lời, không còn nói tục, chửi thề tại trường học, không còn tình trạng đánh nhau. Một số em từ là học sinh có đạo đức kém biết chào hỏi thầy cô và người lớn tuổi, không còn hành vi lỗ mãng.
Ví dụ : ……………. không còn thái độ bất kính thầy cô, tham gia nghiêm túc các nội quy của lớp, hòa đồng cùng bạn bè,được bạn bè tín nhiệm và bầu làm tổ trưởng phụ trách việc kiểm tra sách vở của cả tổ.
– …… tiến bộ nhiều trong cách đọc, riêng em Đào viết chính tả tiến bộ vượt bậc.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Trong quá trình giảng dạy nhiều năm cũng như thời gian thực hiện đề tài hơn một học kì ,bản thân tôi tương đối thành công về mặt giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt. Các em có hành vi chưa tốt cơ bản đã tiến bộ rõ rệt,nhận thức đúng trong việc học tập và vui chơi, có tiến bộ trong các buổi học, xung phong phát biểu, trao đổi nói chuyện bạn bè có tính thân thiện và hòa nhã,cải thiện nhiều trong cách viết chính tả, đọc và làm toán. Tuy nhiên, việc giáo dục không phải là điều làm được trong thời gian ngắn mà cả một quá trình cần nhiều thời gian và công sức, phải phối kết hợp nhiều lực lượng và các thành phần cùng tham gia, phải biết kết hợp nhiều phương pháp để giáo dục học sinh. Để các em sẽ là chủ tương lai của đất nước theo lời Bác Hồ: “ Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang, sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ ở công học tập của các cháu”
– Giáo viên chúng ta cần thường xuyên theo dõi, nhắc nhở, làm gương nhằm giúp các em hình thành những thói quen hành vi văn minh trong cuộc sống. Nếu bản thân giáo viên xem nhẹ những việc làm trên thì khó hình thành giáo dục học sinh cá biệt. Cần gắn liền từ gia đình – nhà trường – xã hội một cách hài hòa khắc phục từng bước khó khăn.
– Với đề tài “Biện pháp rèn luyện và giáo dục học sinh cá biệt” tôi hy vọng sẽ góp phần nhỏ vào tiếng nói chung của giáo dục, hy vọng rằng giáo dục địa phương nói riêng và nền giáo dục nói chung sẽ toàn diện hơn…
2. Kiến nghị:
– Mong được sự quan tâm của ban giám hiệu tổ bộ môn.
– Đề tài áp dụng rộng rãi.
– Mong được sự góp ý chân thành của đồng nghiệp để đề tài đạt hiệu quả cao trong quá trình áp dụng vào thực tiễn.
Để đào tạo một con người tương đối hoàn thiện (có kiến thức và phẩm chất đạo đức tốt) tôi mong rằng Ban giám hiệu nhà trường, các cơ quan ban ngành cùng với hội cha mẹ học sinh quan tâm, tạo mọi điều kiện hơn nữa (về cả tinh thần và vật chất) cho chúng tôi thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn.