*Dùng từ không chính xác về cấu tạo:
Khi tiến hành khảo sát việc dùng từ theo đặc điểm cấu tạo, tôi nhận thấy khi dùng từ các em học sinh tiểu học thường dùng từ không chính xác về cấu tạo. Bởi lẽ các em thường liên tưởng đến từ đồng âm, gần âm với các từ vốn có mà thực chất những từ đồng âm, gần âm này lại có nghĩa hoàn toàng trái ngược hay khác hẵn với từ cần biểu đạt:
VD: – Em rất cảm phục lòng cứu nước của Hai Bà Trưng.
Câu này nên sữa đúng bằng cách thay từ “cứu nước” bằng từ “yêu nước”.
Mẹ em làm ăn rất ngon.
Câu này nên sữa đúng bằng cách thay từ “làm ăn” bằng từ “nấu ăn”.
Lỗi phổ biến ở các em học sinh dân tộc Ê-đê.
Hình ảnh ngôi trường mãi mãi in đập trong tâm trí em.
Câu này nên sữa đúng bằng cách thay từ “in đập” bằng từ “in đậm”.
Chúng em khuyên góp tiền để ủng hộ đồng bào bị bão lụt, thiên tai.
Ở đây các em đã nhầm lẫn giữa “khuyên” với “quyên” cũng có thể là lỗi do phát âm sai. “qu” thành “kh”.
* Lỗi dùng sai từ
Ngôn ngữ tiếng Việt có số lượng từ rất phong phú về ngữ nghĩa, vì thế trong khi nói hoặc viết chúng ta phải dùng từ cho chính xác tức là cách dùng từ có lựa chọn, để tìm ra từ đúng nhất, có giá trị nghệ thuật nhất, phù hợp với từ, dụng ý cần diễn đạt. Nhưng trong quá trình giảng dạy, quan sát và khảo sát lỗi dùng từ của học sinh lớp 4,5 và đặc biệt là học sinh dân tộc, ở lớp tôi giảng dạy tôi nhận thấy các em dùng từ sai nghĩa rất phổ biến. Cụ thể là các em thường dùng từ sai về nghĩa biểu vận, hay về nghĩa biểu cảm.
+ Sai về nghĩa biểu vật:
VD:
Mẹ em có dáng người đậm đà, nước da đen láy vì dãi dầu mưa nắng. (thay đen láy bằng đen sạm hoặc ngâm đen vì đen láy không dùng để chỉ nước da mà chỉ dùng để chỉ đôi mắt).
Gió thổi râm ran. (thay từ râm ran bằng tù rì rào).
Bác em có thân hình khổng lồ. (thay từ khổng lồ bằng từ vạm vỡ).
Một từ thường gắn liền với việc miêu tả với một hoặc một số sự vật nhất định. Bởi vậy nếu không có lí do sắc đáng mà di chuyển từ sang chỉ một sự vật mới thì có thể làm nãy sinh lỗi. Mặt khác học sinh tiểu học thường chưa nắm chắc nghĩa biểu vật của từ nên khi đưa vào sử dụng thường rất hay mắc lỗi. Để sữa chữa lỗi này cho học sinh tiểu học, giáo viên nên đưa ra các từ đồng nghĩa nhằm giúp các em phân tích có cơ sở lựa chọn đơn vị từ mang nghĩa biểu vật thích hợp.
VD: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau:
Đạp phải gai Dũng kêu lên với vẽ mặt………….vì đau.
A: nhăn nhó
B: méo mó
C: cau có
D: nhăn nhúm
+ Sai về nghĩa biểu cảm:
Đơn vị từ không chỉ gọi tên và phản ánh sự vật mà còn thể hiện thái độ tình cảm của người nói, người viết trước đối tượng và nội dung đề cập trong câu một từ sẽ thể hiện một trong ba sắc thái đánh giá là tích cực, trung hòa, và tiêu cực. Sai về nghĩa biểu cảm tức là đơn vị từ được đưa ra sử dụng đã thể hiện không chính xác về thái độ, tình cảm của người nói với người nghe và với chính nội dung đề cập. Học sinh tiểu học thường mắc lỗi biểu cảm khi các em dùng từ như sau:
VD:
Nhìn từ xa ngôi trường như một tòa tháp cổ lộng lẫy, nguy nga. (sự so sánh không hợp nghĩa)
Mẹ em ăn nói rất nhỏ nhen nên dễ gây thiện cảm với mọi người. (thay nhỏ nhen bằng nhỏ nhẹ vì nhỏ nhen biểu lộ tính xấu có ý chê).
Gia đình em là một gia đình có tai tiếng nên mọi người mến phục.
Lỗi sai ở đây là các em không phân biệt được nghĩa của hai từ “tai tiếng” với “tiếng tăm”.
+ Lỗi dùng sai từ chỉ quan hệ ngữ pháp
Ở dạng lỗi này thường bộc lộ quan hệ giữa tư duy và ngôn ngữ. Biểu hiện trong trường hợp tư duy không rõ ràng hoặc bị trồng chéo, dẫn đến việc dùng từ chỉ quan hệ không đúng. Qua khảo sát, học sinh tiểu học mắc lỗi này cũng khá phổ biến.
VD:
Tuy nhà xa trường nhưng hôm nào Lan cũng đi học muộn.
Ở đây các em đã không dùng đúng cặp từ chỉ quan hệ để biểu thị nội dung muốn trình bày trong câu văn trên chỉ quan hệ: nguyên nhân- kết quả. Ta thay cặp từ “ Tuy- nhưng”chỉ quan hệ nhượng bộ bằng cặp từ: “ Vì – nên” chỉ quan hệ nguyên nhân – kết quả.
– Tuy vườn nhà em nhỏ bé và không có cây ăn quả.
Học sinh dùng chưa đủ cặp từ chỉ quan hệ “ Tuy – nhưng” Có thể chữa lại câu trên theo hai cách:
Cách 1: Thêm một vế câu và từ chỉ quan hệ đúng cặp.
Cách 2: Nhận xét, câu dùng từ chỉ quan hệ; có thể bỏ từ Tuy để trở thành câu đơn sau:
Vườn nhà em nhỏ bé và không có cây ăn quả.
Nếu xe hỏng nhưng em vẫn đến lớp đúng giờ.
Câu trên ta có thể chữa lại theo hai cách:
Cách 1: Chỉnh lại cặp quan hệ từ Tuy …. Nhưng.( Tuy xe hỏng nhưng em vẫn đến lớp đúng giờ.)
Cách 2: thay từ nhưng bằng từ thì, thay từ vẫn bằng từ bằng từ không. ( Nếu xe hỏng thì em không đến lớp.)
Khắc phục lỗi này rất phúc tạp, bởi nó liên quan đến nhận thức đến dòng suy nghĩ của người viết. Muốn nhận diện được lỗi là phải nắm bắt đúng tư tưởng của người viết muốn diễn đạt. Theo đó, chữa về từ ngữ đồng thời cũng là uốn nắn về tư duy. Ở dạng lỗi này ta có thể rèn luyện cho học sinh sử dụng đúng các cặp từ bằng các bài tập, chẳng hạn:
1/ Điền vế câu vào chỗ chấm để có câu ghép đúng:
Vì……………………….nên………………..
Tuy……………………..nhưng……………..
Nếu …………………….thì…………………
Chẳng những………….mà còn……………..
…………….càng………càng………………
+ Lỗi dùng từ dư thừa, lặp lại:
Biểu hiện của lỗi dạng này là sự lặp lại nhiều lần một số từ ngữ nào đómà chúng hoàn toàn không tham dự vào thông tin câu. Học sinh hay mắc lỗi này bởi vốn từ cảu các em còn ít ỏi, không biết sử dụng từ đồng nghĩa, gần nghĩa, hay cách diễn đạt khác để thay thế cho những đơn vị từ xuất hiện trước đó. Dẫn đến việc dùng từ dư thừa, lặp lại khá phổ biến làm cho câu văn gây cảm giác đơn điệu , lủng củng, nhàm chán.
VD: – Gia đình em đặt cho chú chó là chú Mi- sa vì gia đình em ai cũng thích cái tên đó.
( Ta sửa câu trên bằng bỏ bớt một số từ dư thừa, lặp lại như sau: Gia đình em ai cũng thích cái tên Mi- sa và đã thống nhất lấy tên này đặt cho chú chó.)
Lúa không chăm sóc kịp thời, lúa sẽ giảm năng suất.
Từ lúa được lặp lại hai lần nên làm cho câu văn lủng củng. Ta nên sửa lại: (Không được chăm sóc kịp thời, lúa sẽ giảm năng suất.)
Mùa hè nào cũng vậy, cứ hè đến là em lại về quê ngoại nghỉ hè.
Ở câu này ta nên loại bỏ bớt một số dư thừa và rườm rà. Câu trên nên sửa như sau:( Cứ đến hè là em lại về quê ngoại.)