Biện pháp xây dựng vườn rau sạch cho trẻ ở trường Mẫu giáo
I.1 / Lý do chọn đề tài
Bác Hồ kính yêu đã căn dặn chúng ta rằng:
“Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan”.
Đúng vậy. Để trẻ phát triển toàn diện trẻ cần được ăn, ngủ, học hành, vui chơi có giờ giấc, có khoa học. Với trẻ bán trú thì sức lớn của một đứa trẻ phụ thuộc nhiều vào chế độ dinh dưỡng và giờ giấc sinh hoạt ở trường. Đặc biệt là chế độ dinh dưỡng. Dinh dưỡng là nhu cầu sồng hàng ngày của con người. Trẻ em cần dinh dưỡng để phát triển thể lực và trí lực. Dinh dưỡng quyết định sự tồn tại và phát triển của cơ thể. Ở trường Mẫu giáo Hoa Sen chúng tôi các chế độ ăn uống được BGH rất quan tâm. Các khẩu phần ăn của trẻ đã được tính toán đảm bảo nguyên tắc cân bằng dinh dưỡng. Thực đơn được lên thay đổi theo mùa. Mà một chế độ ăn uống khoa học không thể thiếu rau xanh. Rau xanh- sạch là nguồn cung cấp các vitamin, giúp hấp thu các dưỡng chất khác, rau xanh- sạch và hoa quả tươi sạch có khả năng ngăn chặn nguy cơ mắc các bệnh ung thư, tim mạch…vì thế nguồn rau xanh được BGH chọn lựa nhà cung cấp và ký kết hợp đồng rõ ràng. Nhưng các loại rau mua, rau đặt hiện nay có nguy cơ nhiễm độc cao. Các vụ ngộ độc thực phẩm từ nguồn rau ngày càng gia tăng. Vấn đề rau an toàn đã và đang trở thành mỗi quan tâm của toàn xã hội trong vài năm trở lại đây. Các hoạt chất có trong thuốc kích thích sinh trưởng dùng cho các loại rau, củ, quả khi vào cơ thể thì tác hại trước mắt là gây ngộ độc thực phẩm và khi các chất độc hại này ngấm dần vào cơ thể người ăn có thể dẫn đến các bệnh nan y như ung thư…. Hậu quả của rau bẩn gây ra là vô cùng to lớn, bởi thực trạng báo động về vệ sinh an toàn thực phẩm và những tác hại của rau không an toàn đối với sức khỏe của chúng ta. Theo tôi để công tác chăm sóc sức khỏe trẻ tốt. Ngoài việc bổ sung thực phẩm đủ thì bổ sung thực phẩm sạch cũng đặc biệt quan trọng. Vì chính thực phẩm tác động lâu dài đến sức khỏe con người.
Vậy rau sạch tìm ở đâu? Sản xuất rau sạch như thế nào? Câu hỏi này đã được giải quyết qua các chuyên đề chăm sóc sức khỏe dinh dưỡng mà chúng ta đã được tập huấn ở các buổi Vệ sinh an toàn thực phẩm do huyện tổ chức và lý thuyết đó cũng được chúng ta tìm hiểu qua báo chí, qua truyền hình nhưng trong quá trình chăm sóc trẻ các đồng chí đã thực hiện được chưa? Còn tôi trong những năm tổ chức lớp bán trú cho trẻ tôi lại băn khoăn nỗi khát khao mong muốn trẻ phát triển toàn diện và an toàn đã thôi thúc tôi. Muốn có rau sạch đơn giản nhất là ta phối kết hợp với nhà trường, các bậc phụ huynh tăng gia cải thiện đời sống cho trẻ bằng cách trồng vườn rau sạch tại trường, làm mô hình vườn ,ao, chuồng tại gia cung cấp thực phẩm để trẻ có thêm nguồn rau chứa nhiều chất dinh dưỡng vừa không mất nhiều tiền vừa có đủ dinh dưỡng lại an toàn cho trẻ. Tôi đã thực hiện rất thành công chiến lược làm vườn rau sạch cho trẻ ở trường mầm non. Nay tôi viết sáng kiến “ Biện pháp xây dựng vườn rau sạch cho trẻ ở trường Mầm Non ra đây cho nhưng chị em trong ngành tham khảo. Chúng ta hãy vì nền giáo dục của mầm non hãy tạo nền tảng vững chắc cho chặng đường khôn lớn của trẻ các bạn nhé .
- Nội dung và cách thực hiện các biện pháp giải pháp
Biện pháp 1: Tuyên truyền với phụ huynh về nhu cầu rau sạch, và bổ sung rau sạch đúng cách cho trẻ.
+ Nội dung : Tuyên truyền để phối kết hợp với phụ huynh trồng rau sạch cho trẻ ở trường MN.
+ Cách thực hiện
Cũng như những gì tôi nêu trên lý do tôi chọn đề tài này để nghiên cứu là trong suốt 15 năm trong ngành tôi phát hiện nhu cầu bổ sung rau sạch trong bữa hàng ngày để đáp ứng nhu cầu chất xơ cho bé yêu là yếu tố cần thiết và không kếm phần quan trọng với sự khôn lớn của trẻ. Muốn bổ sung rau sạch cho trẻ chúng ta tìm nguồn cung cấp rau ở đâu? Trong một chuyến du lịch học tập kinh nghiệm tại tỉnh Đà Nẵng tôi rất ấn tượng với mô hình trồng rau sạch ở trường bạn trở về trường tôi bắt tay vào công cuộc trồng rau sạch tại trường tôi. Ngay từ đầu thàng 8 tôi đã lên kế hoạch, tham mưu với BGH và được sự đồng ý. Tôi đã đưa ý kiến ra buổi họp hội đồng vận động chị em kết hợp tất cả các lớp cùng thực hiện. Tôi thiết nghĩ muốn có rau sạch đủ cung cấp cho trẻ chúng ta phải kết hợp giữa nhà trường, gia đình Bao gồm hiệu quả trong và hiệu quả ngoài. Vì vậy chúng ta nên phối hợp nhịp nhàng với bố, mẹ trẻ, với các tổ chức xã hội khác như đoàn viên thanh niên nơi trẻ sinh sống. Vậy phối kết hợp như thế nào tôi xin chia sẻ với các bạn một vài kinh nghiệm mà tôi đã gặt hái nhiều thành công trong việc trồng rau sạch tại trường mầm non đảm bảo rau sạch đủ cung cấp cho trẻ tại trường.
– Tuyên truyền vận động phụ huynh bằng mọi hình thức: Muồn phụ huynh tham gia trông rau sạch cho học sinh của chúng ta ở trong suốt năm học thì chúng ta phải tuyên truyền họ, để họ biết tác dụng của rau trong đời sống của trẻ. Để tiện nhất cho việc tuyên truyền ngay từ đầu năm tôi đã lên kế hoạch tuyên truyền vào thời điểm nào, với ai thì phù hợp và hình thức tuyên truyền như thế nào. Sau khi lên kế hoạch tôi bám sát kế hoạch và thực hiện tuyên truyền. Các đồng chí ạ việc tuyên truyền xem ra không mấy khó khăn nhưng nếu tuyên truyền qua loa bằng lời liệu chúng ta có đủ thời gian tuyên truyền, có đủ sức thuyết phục phụ huynh không, việc tuyên truyền có đem đến cho chúng ta kết quả như mong muốn không? Với tôi đó cũng là điều tôi trăn trở. Tôi đã tham khảo các ý kiến của đồng nghiệp và đã nhận được những ý kiến rất bổ ích. Đó là tuyên truyền bằng các hình thức khác nhau:
+ Tuyên truyền bằng văn bản: Trước tiên chúng ta hãy viết hết tất cả những ý nghĩa của việc bổ sung rau sạch cho trẻ. Giúp phụ huynh biết được tầm quan trọng của rau đối với sự hình thành và phát triển thể chất trẻ. Cho họ biết đối với độ tuổi trẻ mầm non không nên chỉ cho cháu ăn nhiều thịt, cá… mà phải cân bằng các loại thực phẩm bổ sung rau xanh như thế cháu sẽ hấp thu tốt các chất dinh dưỡng. Sự phát triển của cơ thể trẻ sẽ cân đối đáp ứng yêu cầu về cân nặng và chiều cao của viện dinh dưỡng quốc gia.
+ Xây dựng góc Tuyên truyền: Góc tuyên truyền phải được để vị trí thuận lợi, dễ quan sát tốt nhất là đặt ở hành lang trước của lớp để gây được sự chú ý của phụ huynh, góc tuyên truyền được trang trí hài hòa, sinh động, thu hút sự chú ý của mọi người.
VD: Hình ảnh rau xanh cung cấp các chất dinh dưỡng cho trẻ như: Rau muống, rau cải, rau mồng tơi… cung cấp vitamin c, e cho trẻ. Bí xanh, bí đỏ, cà chua cung cấp vitamin a, d cho trẻ…Để duy trì được sự quan tâm theo dõi của các bậc phụ huynh thì giáo viên phải đa dạng hóa các hình ảnh tuyên truyền làm nổi bật nội dung và những kiến thức nuôi dạy trẻ khoa học, cách phòng chống suy dinh dưỡng, béo phì bổ sung chất xơ từ rau xanh giúp hệ tiêu hóa làm việc tốt để hấp thu các chất dinh dưỡng khác như Protêin, Lipit, Gluxit .
Chúng ta cần xây dựng các câu khẩu hiệu ở bảng tuyên truyền cho phụ huynh biết thêm như khẩu hiệu “Ăn thiếu rau như ốm đau thiếu thuốc”. “ Hãy ăn rau hữu cơ vì sức khỏe của bạn, vì hạnh phúc của gia đình, vì một thế giới xanh là sức khỏe bền vững”. “ Sức khỏe bạn thế nào là do thức ăn bạn dùng”. “ Rau xanh bẩn mà bạn vẫn ăn hàng ngày là thủ phạm gây ung thư lớn nhất ”“ Rau sạch an toàn, cả ngàn người ưa chuộng”. Mưa dầm thấm lâu, với biện pháp này số phụ huynh tham gia trồng rau sạch cho trẻ ngày một nhiều hơn. Số lượng rau xanh ngày một đa dạng hơn đấy các đồng chí ạ.
+ Tuyên truyền trực tiếp: Trong buổi họp phụ huynh ngoài việc nêu tình hình chung của lớp, báo cáo kết quả học tập, đạo đức, ý thức lao động của các em giáo viên nên đưa ra các hình thức tổ chức tốt một bữa ăn cho trẻ. Các ý tưởng tổ chức tuyên truyền về tác hại của rau nhiễm bẩn và tác dụng của rau sạch phải có dữ liệu, có hình ảnh, video mang tình thuyết phục phụ huynh để họ cũng có mong muốn như chúng ta là làm thế nào cho con, em họ phát triển tốt nhất. Họ sẽ tham gia, ủng hộ nhiệt tình chúng ta trong việc trồng rau sạch cho trẻ ở trường Mầm Non. Thực hiện tốt công tác chăm sóc, giáo dục trẻ.
– Tuyên truyền với chính quyền địa phương nơi mình công tác:
Để rau sạch không bị gián đoạn Sau 3 tháng hè thì với hình thức tuyên truyền này này tôi đã rất thành công. Tôi đưa các văn bản có nội dung tuyên truyền đến với các đồng chí bí thư chi đoàn xã, thôn, buôn để cùng hợp tác tổ chức các buổi lao động gây quỹ sinh hoạt đoàn như: Đào xới đất, trồng rau cung cấp cho trường. Tuyên truyền vào thời điểm nào ư. Đó chính là vào tháng 6 hàng năm khi mà cái nắng hè oi ả trải dài trên mọi miên quê. Khi mà chú ve ra rả gọi hè vè, cũng là lúc cánh trường tạm kép lại. Vào buổi gặp mặt phụ huynh, học sinh nhà trường và địa phương cuối năm học, cũng là lúc thuận tiện cho việc bàn giao cơ sở vật chất cho địa phương. Các đồng chí hãy đưa nội dung trông rau sạch cung cấp cho trường đến các đồng chí cán bộ đoàn để họ phối hợp với bảo vệ trường, trồng, chăm sóc rau vào dịp hè . Hình thức này mang ý nghĩa cao, vừa gây quỹ sinh hoạt đoàn, mà khi học sinh tựu trường nguồn rau xanh cũng đã đến kỳ thu hoạch kịp thời cung cấp cho trẻ ở trường chúng ta ngay từ đầu năm học.
Biện pháp 2: Chọn không gian trồng phù hợp với từng loại rau.
+ Nội dung : Xác định môi trường sống của các loại rau, củ, quả chọn không gian trồng rau.
+ Cách thực hiện:
– Dù trồng rau hay quả để mục đích đạt hiểu quả tốt hơn thì người trồng cũng cần tìm hiểu nhu cầu lớn lên và phát triển, đơm hoa kết quả của các loại rau. Cần chọn không gian phù hợp quy hoạch trồng rau có khoa học. Trường tôi diện tích đất rộng rãi. Nhà ăn, sân chơi cho trẻ, vườn hoa cây cảnh đã được quy hoạch xong nhưng vẫn còn đất quy hoạch để mở rộng phòng học, xây nhà để xe… do điều kiện hiện nay chưa có nguồn kinh phí xây dựng đám đất đó vẫn còn để trống. Tôi đã đề xuất với hiệu trưởng xây dựng vườn rau sạch ở những khoảng đất trống là phù hợp nhất. nhưng khoảng đất nào phù hợp với rau gì đó là điều nan giải. Tôi cùng một số chị em trong trường lên mạng bắt đầu chiến lược tìm hiểu môi trường sống của các loại rau, quả. Qua các thông tin, các video do các kỹ sư nông nghiệp tư vẫn chúng tôi chọn không gian xây dựng vườn rau sạch rất có khoa học. Chúng tôi đã biết trồng xen canh các loại rau quả vừa tiết kiệm diện tích vừa phù hợp cho các loại rau bổ sung dinh dưỡng lẫn nhau cùng phát triển. Sau đây là kinh nghiệm chọn không gian trồng phù hợp với từng loại rau mời các bạn cùng tham khảo.
Với các loại rau muống ( rau muống cạn), các loại rau cải ( Cải cay, cải ngọt, cải thảo, bắp cải, xúp lơ… chúng ta chọn khoảng đất trống to hơn rào chè cẩn thận, đào xới và vun trồng. để tránh bớt gió đập nát lá rau. Vì rau ngót chịu hạn và chịu gió tốt nên khoảng không gian xung quanh hàng rào chúng tôi dâm trồng các hàng cây rau ngót là phù hợp nhất. Lớn lên rau ngót vừa chắn gió cho các rau khác vừa thu hoạch rau nấu canh cho trẻ rất mát và bổ dưỡng. Với rau mồng tơi thân rau là dây leo chúng ta vận dụng hàng rào để gieo hạt. Khi gieo cần có khoảng cách 5m một bụi để đủ không gian cho cây leo tránh leo chồng chéo lên nhau lá cây sẽ nhỏ. Với các loại đậu đỗ( đậu côve, đậu đũa…) cũng là cây thân leo. Tôi trồng xen canh bên cạnh các luống rau cải, rau muống đậu leo trên cao, cải muống mọc dưới thấp như vậy cùng một lúc ta có thể đa dạng nguồn rau xanh sạch cho trẻ. Với các loại rau ăn quả khác như bầu, bí xanh, bí đỏ, mướp chúng ta chọn địa điểm trồng là bãi đất rộng. Vì là thân bò nên khi trồng có thể cho rau bò dọc bở tường của nhà trường. Với các loại rau ăn hoa như rau thiên lý, rau điên điển chúng tôi cũng triển khai trồng tại trường. Nhưng mỗi loại phải trồng ở không gian khác nhau. Rau thiên lý thân cây leo, chịu nắng hạn, chúng tôi trồng ngay trước bồn hoa của lớp, làm giàn cho cây leo, nhờ sự chăm sóc tận tình của các GV, NV, và phụ huynh cây mọc nhanh vùn vụt, ra hoa vừa làm mát sân trường, hoa nở đẹp, hương thơm thoang thoảng vừa hái ăn được rất tuyệt vời. còn rau điền điển là rau ăn hoa, rất bổ dưỡng môi trường sống của nó là những nơi ẩm ướt nên tôi chọn đám đất gần nước để tiện tưới thường xuyên hơn… với biện pháp lựa chọn không gian phù hợp với từng loại rau tôi đã đa dạng hóa nguồn rau. Đảm bảo xanh, sạch, bổ dưỡng cung cấp đủ lượng rau cho trẻ ở trường mầm non.
Biện pháp 3: Kinh nghiệm trong việc tổ chức trồng rau sạch cho trẻ ở trường Mầm Non…
Khi trồng rau sạch ở trường Mầm Non tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm sau: Sau khi tuyên truyền được sự thống nhất cao của các bậc phụ huynh và ngoài việc lựa chọn không gian trồng phù hợp với từng loại rau tôi đã bắt tay ngay vào việc trồng rau cho trẻ ở trường mầm non. Trước hết tôi tìm hiểu giống cây phù hợp theo mùa để gieo trồng đạt hiệu quả hơn. những người trồng rau muốn tổ chức trồng rau thành công cần chú ý tới các mặt sau:
– Về thời gian. Nên tổ chức trồng rau suốt năm học. Giáo viên các lớp tổ chức phối hợp với phụ huynh trồng rau bắt đầu từ đầu năm học để kịp thời cung cấp rau sạch cho trẻ. Trong hè nên tham mưu với nhà trường phối hợp với các tổ chức như đoàn viên thanh niên xã bắt đầu trồng từ ngày15 tháng 6 để khi trẻ tựu trường đã có nguồn rau sạch bán cho nhà trường gây quỹ hoạt động.
– Về không gian trồng rau: Trường mẫu giáo Hoa Sen có đất trống rộng nên rất thuận tiện cho các lớp trồng rau. Để tiện cho việc chăm sóc các giáo viên thỏa thuận chia đất cho các lớp. Vườn rau lớp nào thì giáo viên lớp đó chịu trách nhiệm phối hợp với phụ huynh lớp mình để trồng và chăm sóc.
– Tìm hiểu và học tập cách chăm sóc cho từng loại rau: Nên tìm các tư liệu trên mạng, trên báo để hiểu quy trình trồng rau và chăm sóc các loại rau, củ, quả đúng cách đây là điều kiện không thể thiếu để trồng rau an toàn gắn bó với môi trường xanh, sạch đẹp tại cơ sở trường mầm non
– Lựa chọn rau trồng phù hợp theo mùa vụ: Khi tổ chức trồng rau trong nhà trường thì tự thân đã có tính mục đích. Nhưng không đơn thuần dừng lại ở mục đích cứ có rau là được. Mà trồng rau phải đảm bảo, an toàn, vệ sinh thực phẩm. rau phải đảm bảo sạch, không hóa chất. Không sâu bệnh và không phải rau nào cũng có thể đưa vào trồng quanh năm. Chúng ta phải chọn lọc trồng rau phù hợp với mùa để rau phát triển tốt. Ví dụ: các loại rau dễ dập nát ta nên chọn trồng trong mùa nắng như rau ăn hoa thiên lý, rau bầu. Rau ăn lá như mồng tơi, rau muống, các loại rau cải, rau ngót… những loại rau ưa thời tiết lạnh thì chọn trồng vào mùa mưa như các loại rau cải ăn bông: Rau cải bắp, cải thảo, xúp lơ… và các loại rau ăn củ như xu hào, cà
rốt thì bông rau và củ rau rất to.
. III. Kết luận- kiến nghị
III.1 Kết luận
Qua biện pháp xây dựng vườn rau sạch ở trường mầm non tuổi đã đạt được kết quả như mong đợi tôi rút ra kết luận như sau:
Giáo viên cần có trách nhiệm chăm sóc giáo dục trẻ với tấm lòng cô giáo như mẹ hiền mong cho con ngày một tiến bộ thì bất cứ một cô giáo nào cũng không ngừng, không nghỉ tìm tòi sáng tạo ra nhiều cách thức để dúp trẻ mạnh khỏe. Đảm bảo để trẻ tập trung học hành vui chơi thỏa mãn nhu cầu khôn lớn của trẻ. Muốn nhìn trẻ phát triển toàn diện theo tôi chúng ta cần tìm ra nhiều biện pháp, phương pháp bổ sung dinh dưỡng an toàn cho trẻ. Bên cạnh đó cần xây dựng nhiều biện pháp giáo dục hay mới lạ cuốn hút trẻ để hình thành thói quen ham mê khám phá khoa học, phát triển ngôn ngữ, trí tuệ. Như vậy chúng ta đã góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ và đó cùng chính là thành công lớn lao nhất trong sự nghiệp trồng người của chúng ta .