Các bài tập, trò chơi bổ trợ nội dung nhảy xa đạt hiệu quả cao

– Bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm rèn luyện sức mạnh tốc độ như:

+ Xuất phát cao – chạy 30m.

+ Chạy 30m tốc độ cao

+ Chạy biến tốc.

+ Chạy đạp sau 30m

+ Xuất phát cao chạy đuổi

– Bài tập phát triển sức mạnh bột phát nhằm rèn luyện sức mạnh bột phát trong kĩ thuật giậm nhảy

+ Đá lăng.

+ Bật xa tại chỗ

+ Bật cao tại chỗ

+ Bật đổi chân trước sau.

+ Bật co gối

+ Đứng lên ngồi xuống liên tục bằng 2 chân và bằng chân giậm nhảy.

+ Bật cóc 15m

+ Lò cò nhanh một chân 30m

+ Ngồi xổm di chuyển

+ Nhảy dây đơn.

– Các bài tập kết hợp giữa sức mạnh tốc độ với sức mạnh bột phát như:

+ Đà 1-3 bước giậm nhảy đá lăng.

+ Chạy đà 5-7 bước giậm nhảy bước bộ trên không.

+ Chạy đà 3-5 bước giậm nhảy tay chạm vật trên cao.

+ Chạy đà – giậm nhảy vượt chướng ngại vật.

+ Chạy đà – giậm nhảy đầu chạm vật trên cao.

– Ngoài ra cần có các bài tập để bổ trợ thêm kĩ thuật từng giai đoạn cụ thể

   * Hình thức tập luyện: Tùy từng nội dung bài tập để giáo viên lựa chọn hình thức tập luyện phù hơp, cũng không nên cho tập luyện một cách rập khuôn, máy móc như vậy học sinh sẽ chán nản mà giáo viên phải  sáng tạo .Tổ chức tập luyện với nhiều hình thức khác nhau để tạo hứng thú cho học sinh và xen kẽ hợp lí với việc học kĩ thuật bằng cách phân nhóm quay vòng nhằm tăng lượng vận động cho các em.

Ví dụ 1 : +Khi cho HS tập nội dung “Bật đổi chân trước sau” thì Gv có thể cho học sinh đứng ở đội hình khởi động bật tại chỗ, cũng có thể tăng thêm độ khó ,lực bật và lượng vận động bằng cách cho học sinh bật thay đổi chân luân phiên ( 1chân  trên bậc tam cấp, 1 chân ở dưới sân) ở bậc tam cấp của trường vì thực tế đa số các trường đều có bậc tam cấp.

 Ví dụ 2: + Hay khi cho HS tập nội dung “lò cò” thì Gv có thể cho học sinh đứng ở đội hình khởi động lò cò tại chỗ và lò cò di chuyển toàn lớp theo đội hình động, cũng có thể tăng thêm độ khó và lực bật và lượng vận động bằng cách cho từng hàng lò cò lên xuống ở bậc tam cấp của trường . Riêng đối với bồi dưỡng học sinh giỏi thì cho học sinh gắn thêm phụ tải vào chân giậm nhảy( như kẹp chì) rồi lò cò lên xuống ở bậc tam cấp v.v…

Ví dụ 3 :+ Khi cho học sinh thực hiện :“Chạy đà – giậm nhảy vượt chướng ngại vật”. Giáo viên  có thể  sử dụng bục cao 30-40cm làm chướng ngại vật đặt trước vạch giậm nhảy cho học sinh chạy đà lần lượt thực hiện .

   Ngoài ra chúng ta cũng có thể sử dụng cách khác là giáo viên dùng dây thun kết lại thành dây dài rồi buộc lại cho 2 học sinh đứng ở 2 bên hố cách ván giậm nhảy khoảng 1m và để dây cao dưới gối, rồi yêu cầu học sinh lần lượt chạy đà – giậm nhảy và thu chân vượt qua dây đó rồi tiếp đất. Đối với bài tập này mang tính sáng tạo và rất có hiệu quả vì nó vừa bổ trợ cho giai đoạn chạy đà, giai đoạn giậm nhảy, hình thành được tư thế “ngồi” xổm trên không cho học sinh và với bài tập này học sinh rất thích thú thử sức mình và phát huy hết khả năng.

Ví dụ 4: Khi cho học sinh thực hiện :“Chạy đà – giậm nhảy đầu chạm vật trên cao” Trong thực tế giáo viên thường hay sử dụng bóng treo lên cao rồi cho học sinh thực hiện đánh đầu nhưng bài tập này hiệu quả chưa cao vì khi đánh đầu vào bóng thì sự dao động của bóng lớn nên đợi cho bóng dừng người tiếp theo mới được thực hiện nên rất mất thời gian. Hơn nưa đối với học sinh nữ thì việc giậm nhảy rồi đánh đầu vào bóng các em rất sợ đau nên không giám bật cao. Vì vậy giáo viên có thể sử dụng cục xốp hoặc là dây ruy băng kim tuyến, dây bao để buộc lại thành chùm treo lên cao. Khi các em thực hiện đánh đầu các vật đó ít bị dao động và đặc biệt là không đau, vì thế tính hiệu quả sẽ cao hơn….

 * HÌNH THỨC TỔ CHỨC DƯỚI DẠNG TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG:

    Ở trong SGV thể dục lớp 6,7 ta thấy rằng các trò chơi vận động để phát triển sức mạnh của chân thì tương đối nhiều như:

* Trò chơi “Khéo vướng chân”

* Trò chơi: “Nhảy vào vòng tròn tiếp sức”

* Trò chơi: “Nhảy ô tiếp sức”

* Trò chơi:  “Lò cò chọi gà”

* Trò chơi: “Nhảy cừu”…

  Nhưng đến lớp 8,9 thì trò chơi không có mà chỉ mang tính lặp lại của lớp 6,7điều này làm cho học sinh kém phần hứng thú. Chúng ta phải khẳng định rằng từ khi đổi mới phương pháp giáo dục thì  tất cả các bộ môn học hầu như đều phát huy được tính tích cực của học sinh, Đặc biệt là bộ môn thể dục . Phương pháp tổ chức dưới dạng trò chơi vận động và thi đấu mang lại hiệu quả thiết thực vì nó làm cho học sinh hứng thú học tập hơn. Các em được thoải mái hơn “Học mà chơi, chơi mà học”,được trổ tài thi đua với bạn bè, qua đó các em được lĩnh hội tri thức, phát triển thể lực, trí lực. Đáp ứng được mục tiêu giáo dục đề ra và quan trọng là đại được tiêu chí “xây dụng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Vì thế trong dạy học môn Thể dục nói chung và nhảy xa nói riêng, thì để tránh sự nhàm chán trong phương pháp tổ chức trò chơi vận động thì người giáo viên phải sáng tạo để cải biên các trò chơi, đem lại sự hào hứng cho học sinh. Chúng ta có thể “cải biên các bài tập bổ trợ trên dưới dạng trò chơi  vận động” hợp lí để làm sao các em tập luyện và chơi một cách thoải mái nhất. Thông qua các trò chơi đó vừa phát triển tố chât thể lực, vừa giáo dục đạo đức, hoàn thiện nhân cách cho học sinh. Các trò chơi tôi đã sưu tầm và sáng tạo ra mà tôi thường sử dụng để phát triển sức mạnh của chân và bổ trợ kĩ thuật như sau:

Ví dụ 1 :Khi cho học sinh tập bổ trợ nội dung “bật cóc hoặc lò cò” thì ta nên tổ chức dưới dạng: Trò chơi:  “Bật cóc tiếp sức” và  Trò chơi: “Lò cò tiếp sức”

  Trũ chơi 1:  “Bật cóc tiếp sức

– Chuẩn bị : Kẻ vạch xuất phát và vạch đích cách nhau 8- 10m. Có thể thay vạch đích bằng 2 – 4 lá cờ nhỏ (tương đương với số tổ học sinh trong lớp), hàng nọ cách hàng kia 1,5 – 2m. Tập hợp học sinh trong lớp thành 4 hàng dọc sau vạch xuất phát, các tổ có số ngưòi bằng nhau.

– Cách chơi : Khi có lệnh, các em số 1 của mỗi hàng bật cúc đến chạm vạch đớch, quay về vạch xuất phát chạm tay bạn số 2 (sau đú về xếp vào cuối hàng), số 2 nhanh chúng thực hiện như số 1 và cứ lần lượt như vậy cho đến hết, hàng nào xong trước, ít phạm qui là thắng cuộc.

* Các trường hợp phạm quy :

+ Xuất phát trước lệnh hoặc trước khi chạm tay bạn chơi trước mình.

+ Không đến chạm vạch đích.

+ Không đến chạm vạch đích.

Trò chơi 2: “Lò cò tiếp sức”: Hình thức chơi như trên nhưng thay nội dung bật cóc bằng nội dung lò cò:

– Chuẩn bị : Kẻ vạch xuất phát và vạch đích cách nhau 10 – 12m. Có thể thay vạch đích bằng 2 – 4 lá cờ nhỏ, hàng nọ cách hàng kia 1,5 – 2m. Tập hợp học sinh trong lớp thành 4 hàng dọc sau vạch xuất phát, các tổ có số ngưòi bằng nhau.

– Cách chơi : Khi có lệnh chơi , các em số 1 của mỗi hàng lũ cũ đến chạm vạch đích, quay về vạch xuất phát chạm tay bạn số 2 và về xếp vào cuối hàng, số 2 lại thực hiện như số 1 và cứ lần lượt như vậy cho đến hết, hàng nào xong trước, ít phạm qui là thắng cuộc.

Ngoài ra củng với 2 trò chơi “Lò  cò tiếp sức” và “Bật cóc tiếp sức” trên chúng ta có thể tổ chức theo hình thức khác như “tiếp sức chuyển vật” hoặc tổ chức theo đội hình khác để tránh lặp lại như sau:

– Chuẩn bị: Chia lớp thành 2 đội chơi, mỗi đội 2 hàng( có số người và giới tính ngang bằng nhau) Đứng đối diện nhau cách nhau khoảng 15-20m.

– Cách Chơi: Khi có lệnh bắt đầu thì 2 em số 1 của 2 đội nhanh chóng di chuyển sang chạm tay hoặc trao vật tiếp sức cho em số một của hàng đứng đối diện là dội mình, lúc đó em này tiếp tục di chuyển ngược lại chạm tay hoặc trao vật tiếp sức  cho bạn số 2 của đội mình. Cứ tiếp tục như vậy cho đến em cuối cùng. Kết thúc trò chơi đội nào có số người đứng cuối về trước( không phạm quy) là đội thắng cuôc.

* Lưu ý: Những em đã thực hiện xong lần lượt về xếp ở cuối hàng mình sao cho thật ngay ngắn.

 Ví Dụ 2: Khi cho học sinh tập bổ trợ chạy tăng tốc hay xuất phát cao chạy 20-30m bổ trợ cho kĩ thuật chạy đà thì chúng ta nên tổ chức thành trò chơi : “Xuất phát cao –chạy đuổi”. Khi các em có sự thi đua nhau, thực hiện hết mình thì sức nhanh sẽ phát triển hiệu quả hơn.

*Trò chơi : “Xuất phát cao –chạy đuổi”: Trò chơi này bổ trợ tốt cho kĩ thuật chạy đà

– – Chuẩn bị : : như hình vẽ

 – Cách chơi : : Cho 2-4 em đứng ở vạch xuất phát 1 (VXP1) và 2-4 em đứng ở vạch xuất phát 2 (VXP2).Hai vạch xuất phát này cách nhau 1m- 2m. Khi có hiệu lệnh thực hiện xuất phát cao- chạy đuổi nhau sao cho bạn ở hàng sau chạm được vào người bạn chạy ở phía trước (trong khoảng giới hạn 30m-40m ) là thắng cuộc.

Ví dụ 3: Trò Chơi « Vượt sông cá sấu » :Sáng tạo ra trò chơi này nhằm phát huy tốt thành tích nhảy xa của học sinh :

* Chuẩn bị : Hố nhảy xới cát lên, san bằng. Sau đó kẻ vạch giới hạn khoảng cách hai bờ sông là ván giậm nhảy và đường kẻ ngang ở hố. Chia lớp thành 2-4 đội có số người và giới tính ngang bằng nhau.

* Cách chơi : Cho từng đội thi lần lượt từng em chạy đà giậm nhảy và vượt qua sông (Các em phải thực hiện vượt sông bằng cách giậm đúng ván giậm nhảy và vượt qua được vạch giới hạn quy định gọi là qua sông) .Kết thúc cuộc chơi đội nào có số người qua sông được nhiều hơn là đội đó thắng cuộc.

* Trường hợp phạm quy( không qua sông được là) :+Giậm nhảy vượt quá ván giậm nhảy.

+Tiếp đất chưa đạt đến vạch dưới hạn quy định hoặc đã vượt qua được vạch giới hạn nhưng bị ngã lùi lại đằng sau vạch.

* Lưu ý : – Để tăng thêm độ khó và hứng thú của trò chơi GV tăng dần vạch giới hạn ở hố làm cho lòng sông rộng ra.

– Khi kẻ vạch trên hố cát, học sinh thực hiện nhiều mất dấu nên khó xác định chính xác, vì vậy giáo viên có thể dùng dây thun đã kết thành dây dài. Cho 2 học sinh đứng 2 đầu giậm dây sát mặt đất để làm vạch giới hạn.

Ví dụ 4 : Trò chơi: «  Vượt chướng ngại vật » : Đối với trò chơi này rất có hiệu quả vì nó vừa bổ trợ cho giai đoạn chạy đà, giai đoạn giậm nhảy, hình thành được tư thế “ngồi” xổm trên không cho học sinh và với trò chơi này kích thích được hứng thú của học sinh.

* Chuẩn bị : Hố cát san phẳng . Chuẩn bị một sợi dây thun đã kết thành sợi dài và thắt 2 đầu lại với nhau. Sau đó Chia lớp thành 2-4 đội có số người và giới tính ngang bằng nhau. Cử 2 học sinh đứng 2 bên hố cách ván giậm nhảy khoảng 1,2-1,5m, luồn 2 chân vào trong sợi rồi đặt sơi thun cao ngang dưới gối( sao cho dây bắc ngang hố).

* Cách chơi : Cho từng đội thi lần lượt từng em chạy đà giậm nhảy mạnh và sau đó thu chân hình thành giống tư thế ngồi xổm trên không để vượt qua dây đó rồi tiếp đất  .Kết thúc cuộc chơi đội nào có số người Vượt qua chướng ngại vật đó nhiều hơn là đội đó thắng cuộc.

* Trường hợp phạm quy : +Giậm nhảy vượt quá ván giậm nhảy hoặc không vượt qua được chướng ngại vật.

Ngoài các trò chơi trên chúng ta cũng có thể áp dụng các trò chơi đối với dây mà đề tài trước phần luyện sức bền tôi đã nghiên cứu và nó cũng có hiệu quả rất tốt cho bổ trợ phần nhảy xa vì nó giúp phát tiển tốt sức mạnh của chân. Các trò chơi đó như sau :

1) Thi nhảy dây tiếp sức vòng tròn :

   – Chuẩn bị: Mỗi đội có 1 sội dây dài 5-6m .Chia lớp thành 4-6 đội , mỗi đội GV cử ra 1 em làm trọng tài giám sát  .Các đội tự cử ra 2 người quay dây.

   – Cách chơi:Khi có lệnh thì các em ở mỗi đội lần lượt vào dây nhảy  sao cho lúc nào trong dây củng có 2 người ,vì vậy nên cứ người thứ 3 chạy vào nhảy thì người thứ nhất ra khỏi dây chạy vòng về đứng cuối hàng để thực hiện lượt nhảy tiếp theo.Cả 4 đội đều thực hiện đồng loạt như trên trong thời gian 5-7 phút .Kết thúc đội nào có số người ít bị vướng dây và ít phạm quy là thắng cuộc (Trong quá trình nhảy giáo viên nên yêu cầu cử người quay dây thay để tất cả học sinh đều được thực hiện)

– Trường hợp phạm quy:+Bắt đầu trước lệnh của giáo viên

+Trong dây có 3 người cùng nhảy

+Nhảy không theo thứ tự và chạy tắt đường không theo vòng tròn.

2) Thi nhảy dây tiếp sức theo vòng số 8:

– Chuẩn bị và cách chơi :đều như trò chơi trên nhưng khi người số 3 vào dây thì người số 1 chạy ra khỏi dây thay vì chạy theo vòng tròn về cuối hàng thì lại chạy về đứng ở phía đối diện để chuẩn bị vào lượt 2 theo hướng ngược lại:                                                     

    3) Thi nhảy dây đơn bền :

– Chuẩn bị : Mỗi em 1 sợi dây đơn ,chia lớp thành 4 đội đúng thành 4 hàng  cách nhau khoảng 2 -3m.

– Cách chơi: Khi có lệnh thì tất cả các học sinh đồng loạt quay dây nhảy liên tục trong 3-5 phút .Kết thúc đội nào có số người vướng dây nhiều là thua.

* Trường hợp phạm quy:

– Nhảy không theo hiệu lệnh.

– Dừng lại không nhảy.

– Nhảy lên hàng của đội khác để làm cho đội bạn củng vướng dây…

* Trên đây là một số bài tập bổ trợ và trò chơi nhằm bổ trợ cho nội dung nhảy xa đạt hiệu quả cho học sinh khối 8,9. Tuy nhiên để dạy dạy nhảy xa có thành tích cao thì ngoài các bài tập bổ trợ, giáo viên cần lưu ý giảng dạy thật tốt phần kĩ thuật.

Copyright 2019 © Kinh nghiệm dạy học | Thiết kế bởi Web Bách Thắng