Các năng lực cần hình thành và phát triển trong dạy học Lịch sử tiểu học

Các năng lực cần hình thành và phát triển trong dạy học Lịch sử tiểu học.

1. Năng lực tự chủ và tự học:

 
Nội dung Biểu hiện
Về mục tiêu học tập Ghi nhớ được nhiệm vụ, yêu cầu cần đạt do giáo viên đưa ra để thực hiện
Về kế hoạch học tập Biết tự lập thời gian biểu hằng ngày
Thực hiện kế hoạch – Tự làm theo thời gian biểu hằng ngày.
– Tự vận dụng các cách học theo hướng dẫn và giải quyết các nhiệm vụ, yêu cầu của giáo viên.
Đánh giá và điều chỉnh cách học – Biết nhận ra sai sót và tự sửa chữa sai sót trong bài làm qua nhận xét của giáo viên.
– Mạnh dạn hỏi thầy, cô và người khác khi chưa hiểu bài.

2. Năng lực giao tiếp và hợp tác.

 
Nội dung Biểu hiện
Về giao tiếp – Sử dụng trôi chảy Tiếng việt.
– Nhận ra được mục đích của giao tiếp.
– Tập trung chú ý khi giao tiếp.
– Diễn đạt rõ ràng ý kiến của mình khi giao tiếp.
Về hợp tác – Thích sự trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập.
– Biết làm việc theo nhóm, biết được trách nhiệm của mình trong nhóm.
– Biết chia sẻ suy nghĩ với bạn.
– Biết lắng nghe ý kiến của bạn, của thầy cô.
– Tự tin khi đưa ra ý kiến của mình.
Biết cùng các bạn xây dựng ý tưởng trong công việc giải quyết nhiệm vụ học tập và báo cáo sản phẩm của nhóm.

3. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:

 
Nội dung Biểu hiện
Phát hiện vấn đề Nêu thắc mắc, câu hỏi đơn giản trong học tập và quan sát cuộc sống xung quanh
Giải quyết vấn đề – Nếu được ý kiến của mình về cách thức giải quyết thắc mắc, câu hỏi đơn giản theo sự hướng dẫn.
– Biết tìm kiếm thông tin để giải quyết vấn đề.
– Bước đầu biết phân tích, tổng hợp, so sánh thông tin.
– Biết đưa ra ý kiến nhận xét, đánh giá.

CÁC NĂNG LỰC MÔN HỌC CẦN HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ

4. Năng lực nhận thức lịch sử:

 
Nội dung Biểu hiện
Tri giác tài liệu sự kiện, hình dung, tưởng tượng, nhớ (tái hiện lịch sử) – Nêu tên, kể về các nhân vật lịch sử quan trọng.
– Trình bày, mô tả được các sự kiện, hiện tượng lịch sử quan trọng đã diễn ra.
Tư duy lịch sử Nhận xét, giải thích được kết quả của các sự kiện, hiện tượng lịch sử.

5. Năng lực tìm tòi khám phá lịch sử – Tìm hiểu lịch sử:

 
Nội dung Biểu hiện
Phát hiện vấn đề lịch sử Nêu thắc mắc, câu hỏi đơn giản về sự kiện, nhân vật lịch sử.
Thu thập thông tin để giải quyết – Quan sát, tra cứu tài liệu học tập (Sách giáo khoa, tư liệu), đọc kí hiệu bản đồ…ở mức độ đơn giản.
– Ghi lại những dữ liệu thu thập được ở mức đơn giản.
Nhận xét, đánh giá, rút kết luận Nêu được ý kiến phân tích, so sánh, đánh giá đơn giản về sự kiện, hiện tượng lịch sử.

6. Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.

 
Nội dung Biểu hiện
Vận dụng kiến thức vào thực hành bộ môn Biết sử dụng đồ dùng trực quan ở mức độ đơn giản (Tô màu bản đồ, lập bảng so sánh, điền vào ô trống trong sơ đồ…)
Vận dụng kiến thức cũ hiểu kiến thức mới – Tái hiện kiến thức cũ.
– So sánh với kiến thức mới.
– Rút kết luận (ở mức đơn giản).
Vận dụng kiến thức thực tế vào cuộc sống – Rút kinh nghiệm, bài học của sự kiện, hiện tượng lịch sử ở mức đơn giản.
– Sưu tầm tranh ảnh, tài liệu về sự kiện lịch sử.
– Đề xuất được ý tưởng và thực hiện một số hành động bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa, …
Trình bày quan điểm của bản thân về vấn đề lịch sử Nêu được ý kiến cá nhân khi đánh giá một sự kiện, hiện tượng lịch sử ở mức đơn giản

Xem thêm:

5 phẩm chất và 10 năng lực của học sinh.

Hướng dẫn viết biện pháp giáo dục dự thi giáo viên giỏi.

Hướng dẫn soạn giáo án lớp 1 theo chương trình sách giáo khoa mới.

 

Copyright 2019 © Kinh nghiệm dạy học | Thiết kế bởi Web Bách Thắng