Cách để có giấc ngủ sâu, ngủ ngon giấc

Cách để có giấc ngủ sâu, ngủ ngon giấc

Giấc ngủ có vai trò quan trọng đối với sức khỏe và cuộc sống của con người nhưng ngủ như thế nào cho đúng cách, nói như y học cổ truyền phương Đông là hợp phép dưỡng sinh, là điều không phải ai cũng tường tận. Dưới đây là các cách dưỡng sinh giấc ngủ, giúp bạn có giấc ngủ thật sâu, ngon giấc.

Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây để có giấc ngủ ngon không chỉ phục hồi sức khỏe mà còn có tác dụng nhất định trong việc phòng và chữa bệnh.

Chuẩn bị trước khi ngủ

Giường phải có độ cứng thích hợp, nếu cứng quá thì  khó có giấc ngủ ngon, khi ngủ dậy toàn thân sẽ đau nhức, nhất là với người có tuổi và mắc bệnh về xương khớp. Nếu giường quá mềm lại dễ làm cho xương sống ở trạng thái cong, cơ quan nội tạng dễ bị chèn ép hoặc bị kéo căng ra nên giấc ngủ sẽ không sâu. Giường ngủ phải kê theo hướng Nam Bắc, khi ngủ đầu hướng về phía Bắc, chân hướng về phía Nam mới không phải chịu ảnh hưởng của địa từ. Gối ngủ cũng phải có độ mềm và chiều cao phù hợp, tốt nhất là dày chừng 10cm. Để có một giấc ngủ tốt, chăn gối phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, thơm tho.

Chọn tư thế ngủ phù hợp

Tư thế ngủ hợp sinh lý nhất là nằm nghiêng về bên phải, thân thể co tự nhiên. Tuy nhiên, cũng cần lựa chọn tư thế ngủ tùy theo bệnh lý, ví như người bị bệnh tim nên nằm nghiêng bên phải là tốt nhất để tránh tim bị ép xuống. Người bị tăng huyết áp nên gối cao vừa phải để tránh bị đau phần ngực. Người bị bệnh phổi ngoài việc gối cao vừa phải còn cần thường xuyên thay đổi tư thế nằm sao cho có lợi cho việc bài trừ chất đờm. Những người mắc bệnh dạ dày và bệnh gan khi ngủ tốt nhất nên nằm nghiêng sang bên trái. Người bị đau các khớp nên cố gắng tránh tư thế đè ép gây đau nhiều cho chi thể bị bệnh. Nói tóm lại, lựa chọn tư thế ngủ phù hợp không những có lợi cho việc chữa trị bệnh tật và phục hồi sức khỏe mà còn có tác dụng hỗ trợ cho việc ngủ ngon.

Ngủ sâu, ngủ ngon giấcNgủ đủ thời gian và đúng cách giúp phục hồi sức khỏe và phòng, tránh bệnh tật.

Thời gian ngủ đủ

Ngủ phải đủ thời gian, nếu ngủ thiếu sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, hiệu quả công việc sẽ suy giảm. Nhưng ngủ quá nhiều cũng làm cho độ linh hoạt của cơ thể kém đi gây ra phản ứng chậm chạp do vỏ đại não bị ức chế trong thời gian dài. Hai tình huống này đều gây cản trở cho công việc hàng ngày, đương nhiên cũng rất có hại cho cơ thể. Phép dưỡng sinh học Đông y cho rằng: “Ngủ như ăn uống, không ăn quá no” và chủ trương “Không nên dậy muộn, không nên ngủ nhiều”. Sinh lý học hiện đại cho rằng, một chu trình ngủ tồn tại hai pha là ngủ có giấc mơ và ngủ không có giấc mơ, kéo dài khoảng 90 phút. Các nghiên cứu về giấc ngủ đã rút ra kết luận: bình quân thời gian ngủ của người trưởng thành trong 1 ngày là 7,5 giờ, tức là 5 chu kỳ ngủ. Kết quả nghiên cứu thống kê cho thấy, ngủ ít và ngủ nhiều đều ảnh hưởng tới tuổi thọ, những người ngủ trung bình 7-8 giờ/ngày thì tuổi thọ thường cao hơn.

Môi trường ngủ hợp chuẩn

Ngủ ngon hay không có liên quan mật thiết với môi trường ngủ. Để có giấc ngủ ngon, nhiệt độ trong phòng cần vừa phải, khoảng 18-200C là tốt nhất, đảm bảo yên tĩnh, không có hoặc giảm tiếng ồn ở mức tối thiểu, phòng ngủ cần hơi tối, không bị ảnh hưởng bởi bức xạ điện từ, độ ẩm trung bình, có độ thông thoáng phù hợp, nên mở cửa sổ khi ngủ.

Copyright 2019 © Kinh nghiệm dạy học | Thiết kế bởi Web Bách Thắng