Chó đẻ răng cưa có tác dụng gì ? Tìm hiểu về cây chó đẻ răng cưa

Cây chó đẻ răng cưa là cây gì

Tên khoa học của cây chó đẻ răng cưa là Phyllanthus urinaria L., Họ Thầu dầu – Euphorbiaceae hay nhiều người gọi cây chó đẻ răng cưa là Chó đẻ thân xanh; Diệp hạ châu trắng.

Tại sao lại có tên là “Cây chó đẻ răng cưa”

Ngày xưa, người ta thường thấy loài chó sau khi đẻ con thường tìm ăn loại cây này, cộng với hình thù lá giống răng cưa nên mới được gọi tên như vậy.

Đặc điểm thực vật và phân bố của cây chó đẻ răng cưa

Cây chó đẻ răng cưa là cây thảo, cao 40cm, lá mỏng màu lục, mốc mặt dưới, mọc so le như một lá kép với nhiều lá chét. Hoa đơn, xanh nhạt, nhỏ. Quả nang hình cầu, đường kính khoảng 2mm, mọc thành hàng dọc cành nên có tên “Diệp hạ châu”, mọc dưới lá, mỗi quả có 3 mảnh vỏ, trong mỗi mảnh chứa 2 hạt nhỏ hình tam giác.

Chó đẻ răng cưa mọc hoang dại khắp nơi trong các vùng, ven bờ ruộng, nương rẫy… ngày nay cây được trồng với số lượng lớn để làm nguyên liệu chế biến thuốc.

Cây chó đẻ răng cưa có mấy loại?

Dựa vào những đặc điểm chính, có thể phân thành 3 loại chính sau:

Cây chó đẻ thân xanh: Có lá màu xanh nhạt, mỏng và ngắn hơn bình thường, cành ít phân nhánh và ngắn, khi nhai có vị đắng nên còn được gọi là diệp hạ châu đắng. So với 2 loại kia, loại này có dược tính mạnh nhất.

Cây chó đẻ xanh đậm: Loại này có lá màu xanh đậm, to, thưa và rời rạc, chóp nhọn hơn 2 loại kia và không được dùng làm thuốc.

Cây chó đẻ thân đỏ: Loại này có thân màu hanh đỏ, đậm hơn ở thân dưới, lá dài và dày hơn loại thân xanh nhưng có dược tính kém hơn nên cũng không được trồng nhiều.

Cách trồng cây chó đẻ răng cưa 

Cách trồng: cây chó đẻ răng cưa được trồng bằng hạt, khi 3/4 số cây có hoa quả, là thời điểm thu hoạch tốt nhất. Tiến hành cắt cả cây, để chừa lại 20cm gốc để các mầm ngủ nhanh tái sinh.

Bộ phận sử dụng diệp hạ châu: lá, cành, hạt

Cách chế biến cây chó đẻ răng cưa:Đem cây đã thu hoạch về phơi khô, khi phơi lót 1 tấm ni lông mỏng bên dưới để tránh làm mất hạt, qua vài nắng, bẻ thử thấy cành khô giòn là được. Tách lấy hạt làm giống, hoặc làm dược liệu, lá và cành dùng để làm thuốc.

Tác dụng của cây chó đẻ răng cưa lá rộng

Cây có vị đắng, ngọt, mát, là sát trùng, tiêu viêm mụn nhọt, vết sưng do côn trùng đốt; lợi tiểu tiện, bảo vệ gan, điều hòa kinh nguyệt, lợi sữa, chữa ỉa chảy, viêm ruột.

Cách dùng: Dạng tươi 40 – 80g/ lần, dùng nhiều ngày đến khi khỏi hẳn bệnh mà không sợ bị độc. Dùng khô 40g, sắc uống ngày 3 lần.

Một số bài thuốc sử dụng cây diệp hạ châu

Chữa viêm gan cấp hoặc mãn mức độ vừa và nhẹ, xét nghiệm HbsAg (+): cây chó đẻ răng cưa 40g, chua ngút 15g, cỏ nhọ nồi 15g, nước 3 bát (600ml) sắc lấy 1 bát (200ml), chia làm 3 lần uống trong ngày, điều trị nhiều đợt đến khi khỏi bệnh.

Chữa xơ gan cổ trướng thể nặng: cây chó đẻ răng cưa đắng sao khô 100g sắc nước 3 lần. Trộn chung nước sắc, thêm 150g đường, đun sôi cho tan đường, chia nhiều lần uống trong ngày (thuốc rất đắng), liệu trình 30-40 ngày. Khẩu phần hàng ngày phải hạn chế muối, tăng đạm (thịt, cá, trứng, đậu phụ).

Cây chó đẻ răng cưa có phá thai được không?

Vì đâu lại có cách làm này?

Theo các chuyên gia, cây chó đẻ có chứa hợp chất có tác dụng kích thích các cơ trơn và mạch máu ở tử cung co thắt. Vì thế nó không tốt cho bà bầu. Thậm chí nếu sử dụng quá nhiều trong 3 tháng đầu thì cây chó đẻ gây sảy thai, thai dị tật,… Lợi dụng điều này nhiều chị em đã sử dụng cây chó đẻ với mong muốn phá thai.

Phá thai bằng cây chó đẻ có an toàn hay không?

Dù cây chó đẻ có thể khiến sảy thai, nhưng điều này không đồng nghĩa với việc chị em có thể áp dụng để phá thai. Bởi cho đến ngày nay, vẫn chưa có bất kỳ căn cứ khoa học nào chứng minh về tính xác thực của thông tin này.

Nếu chị em tự ý áp dụng thì có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

– Sót thai, sót nhau.

– Thai dị tật.

– Nhiễm trùng.

– Băng huyết.

– Vô sinh.

Tóm lại, có thể nhận thấy rằng phá thai bằng cây chó đẻ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, đe dọa đến sức khỏe và tính mạng chị em. Chính vì vậy, tốt nhất chị em không nên áp dụng theo cách này. Hay bất kỳ cây thuốc phá thai nào khác như: rau ngót, chùm ngây, rau sam, ngải cứu,…

Cây chó đẻ có tác dụng giảm cân không?

Theo nghiên cứu, trong thành phần của cây chó đẻ có chứa một số loại enzym và các hoạt chất như hyllanthine, hypophyllanthine, alkaloids và flavonoids… khi hấp thụ vào cơ thể tạo cảm giác no lâu, hạn chế cơm thèm ăn và thúc đẩy đào thải mỡ ra ngoài bằng đường bài tiết. Ngoài ra, các hoạt chất này còn được chứng minh có hiệu quả rất tốt trong việc điều trị những chứng bệnh về gan, cao huyết áp…

Với những đặc tính này, nhiều năm gần đây, nhiều chị em lựa chọn phương pháp giảm cân bằng cây chó đẻ. Đây được coi là phương pháp vừa an toàn, lành tính với giá thành phải chăng, dễ dàng chế biến và sử dụng.

Giảm cân bằng cây chó đẻ như thế nào?

Mỗi ngày, sử dụng khoảng 100 gr cây chó đẻ đã được phơi khô rửa thật sạch đem sắc với 2l nước uống. Để sử dụng cây chó đẻ giúp giảm cân hiệu quả, nên kiên trì sử sử dụng loại nước này mỗi ngày trong khoảng 20 – 30 ngày, bạn sẽ thấy hiệu quả bất ngờ. Nhiều nghiên cứu cho thấy đã có người giảm được từ 2 – 3 kg sau khi uống cây cây chó đẻ giảm cân.

Tuy nhiên, các bác sĩ cũng khuyến cáo rằng không nên sử dụng cây chó đẻ giúp giảm cân trong một thời gian dài. Bởi đây là loại cây có tính mát, dễ gây ra tình trạng lạnh bụng, khó chịu nếu sử dụng quá liều lượng, sử dụng liên tục. Thậm chí có nhiều nguồn tin cho rằng cây chó đẻ gây vô sinh nếu sử dụng để giảm cân. Tuy nhiên đây là kết luận hoàn toàn không có căn cứ và được các nhà khoa học Ấn Độ chứng minh thực sự.

Copyright 2019 © Kinh nghiệm dạy học | Thiết kế bởi Web Bách Thắng