Công Đoàn phối hợp với Nhà trường trong việc nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn ở trường
I.1. Lý do chọn đề tài.
Như chúng ta đã biết trong các hoạt động của nhà trường thì hoạt động Dạy và Học là hoạt động trung tâm, nó quyết định chất lượng đào tạo và lý do tồn tại của nhà trường, chất lượng là vấn đề nóng bỏng được toàn Ngành và toàn xã hội quan tâm, chất lượng chuyên môn trong nhà trường nó có tính chất quyết định “Thương hiệu” của trường đó.
Với mục tiêu lớn lao như vậy đòi hỏi người Hiệu trưởng phải có phương pháp, hình thức tổ chức quản lý, biết phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nhà trường đặc biệt là tổ chức kề cạnh, tổ chức Công Đoàn để tạo bầu không khí sư phạm thống nhất nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của tập thể để đảm bảo cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ tập thể ”.
Xuất phát từ những lý do trên, hơn nữa trong thời gian công tác tại trường tiểu học …………với vai trò là Chủ tịch Công đoàn trường đã giúp cho tôi có cơ sở lý luận và kinh nghiệm trong công tác của mình. Trên tinh thần đo tôi đã chọn đề tài : “Công Đoàn phối hợp với Nhà trường trong việc nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn ở trường” nhằm góp phần thực hiện tốt công tác quản lý chuyên môn cùng nhau góp sức chung vai đưa chất lượng Dạy –Học của nhà trường ngày càng phát triển
- Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp:
- Nhà trường phối hợp với Công đoàn để nâng cao nhận thức cho GV-CBVC
Cứ vào đầu năm học hoặc các buổi họp hội đồng, họp chuyên môn Hiệu trưởng phối hợp thảo luận với Công đoàn đưa ra những nội dung biện pháp nhằm nêu cao nhận thức cho CB-GV để các đồng chí trong hội đồng sư phạm nắm chắc những chức năng nhiệm vụ của họ cùng thực hiện công tác có hiệu quả. Hiệu trưởng phải xác định những nhiệm vụ ưu tiên, những nhiệm vụ trọng tâm trong năm học là gì, những công việc nào cần lưu ý Qua đó Công đoàn là người đốc thúc, động viên khích lệ viên chức trong trường thực hiện.
- Nhà trường phối hợp với Công đoàn để phân công giáo viên
Mỗi một đơn vị, mỗi một trường học có những đặc điểm riêng vì vậy khi phân công giáo viên phụ trách khối lớp nào Hiệu trưởng cần phối kết hợp với Công đoàn để nắm rõ những tâm tư nguyện vọng, hoàn cảnh gia đình và cũng cần dựa vào sự nhìn nhận của hiệu trưởng qua hiệu quả công tác của năm học trước để phân công công tác chuyên môn cho phù hợp. Từ đó tạo sự thoải mái, phấn khởi an tâm công tác. Thực tế tại trường em sau khi bàn bạc với Công đoàn Hiệu trưởng phát phiếu thăm dò nguyện vọng của từng cá nhân sau đó mở cuộc họp liên tịch (có các thành phần như: Bí thư chi bộ,CTCĐ, PHT, bí thư chi đoàn, 2 GV Đại diện giáo viên giỏi ) Cuộc họp phân tích từng nguyện vọng của giáo viên và dựa vào năng lực chuyên môn thực sự của giáo viên đó các tiêu chí được cân nhắc cẩn thận,phân tích những ưu nhược và cuối cùng là sự quyết định sáng suốt của hiệu trưởng điều này hết sức quan trọng và cần thiết vì nó liên quan trực tiếp và quyết định sự thành công cũng như chất lượng giáo dục của nhà trường.
Chính vì lẽ đó người hiệu trưởng phải phối hợp với Công đoàn họp lấy ý kiến, nắm bắt thông tin, tâm tư nguyện vọng,điều kiện hoàn cảnh chất lượng dạy học của giáo viên từ nhiều góc độ khác nhau từ học sinh, từ phụ huynh học sinh làm cơ sở cho việc bố trí sắp xếp hợp lý với trình độ chuyên môn, tạo tiền đề thúc đẩy giáo viên nhiệt tình trong công tác, là điều kiện phát huy tính sáng tạo tích cực đem lại hiệu quả giảng dạy thực chất.
Sản phẩm của thầy chính là chất lượng của trò lấy chất lượng hiệu quả làm mục tiêu hàng đầu. Sau khi tham khảo ý kiến và được sự phối hợp rất đồng thuận của công đoàn, hiệu trưởng ra quyết định phân công chuyên môn cho tất cả thành viên trong hội đồng sư phạm của nhà trường 100% giáo viên tán thành vui vẻ phấn khởi nhận nhiệm vụ được giao.
- Nhà trường phối hợp với Công đoàn tham gia xây dựng và thực hiện kế hoạch nhà trường
Hàng năm cứ vào đầu tháng 9 Hiệu trưởng phối hợp với Công đoàn tổ chức hội nghị viên chức nhằm mục đích phát động đến cán bộ viên chức phát huy tính dân chủ quyền làm chủ tập thể để xây dựng kế hoạch để đề ra biện pháp đạt kết quả cao.
Qua hội nghị viên chức nhằm phát huy sức mạnh tập thể sự phối hợp của các tổ chức trong trường và đặc biệt là tham gia kí kết hợp đồng tập thể của toàn trường xem đó là nghị quyết của cả một năm học. Trình tự khi xây dựng kế họach như sau:
Hiệu trưởng xây dựng bản dự thảo kế hoạch năm học gửi ban chấp hành công đoàn vào đầu tháng 9 để cho tất cả công đoàn viên tham gia đóng góp xây dựng về chỉ tiêu biện pháp thực hiện làm thế nào để có bản kế hoạch mang lại tính khả thi. Qua đó cũng động viên khích lệ công đoàn viên đăng kí các danh hiệu thi đua, thực hiện các chỉ tiêu để hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học.
- Tổ chức phong trào thi đua “Hai Tốt ” các phong trào quần chúng và các hoạt động chuyên môn khác
Tháng 10/1961 Bác Hồ đã ra chỉ thị thi đua trong ngành Giáo dục là thi đua dạy thật tốt, học thật tốt, gọi tắt là phong trào thi đua “Hai tốt”
Khái niệm Dạy tốt – học tốt có liên quan chặt chẽ tới phương pháp dạy và phương pháp học. Đổi mới phương pháp dạy học thể hiện mối liên hệ hữu cơ giữa đổi mới dạy và đổi mới học, nhằm nâng cao trình độ chuyên mơn, vững vàng về tay nghề, bản lĩnh về chính trị để đạt kết qủa tốt hơn.
Chính vì vậy Hiệu trưởng phối hợp với công đoàn phát độâng phong trào thi đua “ Hai Tốt: Tiếp tục phát huy kết quả thành tích đạt được của những năm học trước và truyền thống thi đua “Thi đua là yêu nước –Yêu nước thì phải thi đua ” Do vậy hàng năm toàn trường tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Hai tốt”, nỗ lực phấn đấu thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ nhằm nâng cao “Giáo dục toàn diện, đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng – Hiệu quả thực chất ”,lập thành tích cao chào mừng các ngày lễ lớn trong năm. Mỗi CB- GV-CNV phải nêu cao tinh thần tự giác, gương mẫu sáng tạo trong công tác và học tập, tất cả học sinh thông qua mỗi đợt thi đua rèn cho các em đạo đức, ý thức tư cách trong học tập và sinh hoạt. Nâng cao tình cảm cho mỗi học sinh đối với trường lớp tình cảm thầy trò và bạn bè. Đó chính là Thực hiện tốt cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” và cũng chính là thực hiện tốt chủ đề của năm học “Năm ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới quản lý giáo dục ,xây dựng trường học thân thiện ,học sinh tích cực ”
Hiệu trưởng và chủ tịch công đoàn thay mặt cho hội đồng thi đua phát động phong trào Thi đua “Dạy tốt –Học tốt ” thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ năm học cụ thể sau :
Đợt 1: Từ ngày 11/08/2014 đến ngày 30/11/2014 thực hiện kí cam kết các cuộc vận động. Các tổ phối hợp tổ chức khảo sát chất lượng học sinh, nói chuyện chuyên đề về phương pháp dạy học. Hội giảng tiết dạy giỏi toàn trường trong tháng 10, hiệu trưởng phối hợp CĐ chỉ đạo phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn chọn ở mỗi tổ khối những tiết đặc sắc hội giảng cho toàn trường dự học tập rút kinh nghiệm. Bàn về ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng daỵ. Thi giáo án vàng-Bài giảng điện tử ,Tổ chức thi làm đồ dùng dạy học trong tháng 11. Với chủ đề “ Thi đua lập thành tích chào mừng năm học mới “Năm ứng dụng công nghệ thông tin,Trường học thân thiện,học sinh tích cực ”và ngày thành lập hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam 20/10” ; “Kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11”
Đợt 2: Từ ngày 01/12/2014 -> 30/02/2015 Tổ chức thi kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh chính xác công bằng, khách quan, Sơ kết học kì I Thi giáo viên dạy giỏi cấp trường chọn cử GV dự thi cấp huyện và qua đó cũng đúc rút kinh nghiệm trong hoạt động Dạy –Học. Với Chủ đề Thi đua lập thành tích chào mừng “ Kỷ niệm ngày quốc phòng toàn dân 22/12 và ngày “ thành lập Đảng cộng sản Việt Nam 03/2”
Đợt 3: Từ ngày 01/03/2015 -> 31/03/2015 Phối hợp với ban thanh tra nhân dân tổ thanh tra nhà trường tiếp tục khảo sát chất lượng dạy và học. Tổ chức Thi “Viết chữ đẹp-giữ vở sạch ”; Thi “Rung chung vàng” Thi “Trang trí lớp đẹp phát huy tính tích cực học tập của học sinh ”Với Chủ đề : Thi đua lập thành tích chào mừng “Ngày quốc tế phụ nữ 8/3” “Ngày thành lập đoàn 26/3”
Đợt 4 : Từ ngày 01/4/2015 -> 30/5/2015 Thi kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của cả giáo viên và học sinh. Bên cạnh đó Ban giám hiệu phối hợp với Công đoàn chỉ đạo động viên tổ khối trưởng bám sát các chỉ tiêu yêu cầu trong đánh giá xếp loại học sinh, cách đánh giá cho điểm theo định lượng và định tính để chuẩn bị cho công tác tổng kết xếp loại cuối năm. Tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Hai không ” gắn với thực hiện nhiệm vụ năm học. Các tổ hoàn thiện hồ sơ sổ sách tổ chức tổng kết, đánh giá báo cáo với PGD&ĐT để kiểm tra phúc tra danh hiệu thi đua đúng- thực chất. Tổ chức thi kiểm tra và hoàn thành chương trình cuối năm theo từng khối lớp. Với chủ đề Thi đua lập thành tích chào mừng “ Ngày thống nhất đất nước 30/4 “,ngày quốc tế lao động 1/5 và “ Kỷ niệm ngày sinh nhật Bác Hồ 19/5”. Qua phong trào thi đua “Hai tốt ” nhà trường đã cải tiến , đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác QLGD , đẩy mạnh phong trào “Thầy dạy giỏi –Trò học tốt ” đặc biệt hoạt động này đã chú trọng bồi dưỡng phát huy điển hình nhân điển hình tiên tiến trong đơn vị .
- Hiệu trưởng phối hợp với Công đoàn trong việc đánh giá trình độ chuyên môn nghiệp vụ và công tác bồi dưỡng đội ngũ
Việc đánh giá trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên hết sức cần thiết. Vì chỉ có xây dựng mà không kiểm tra đánh giá thì coi như không hoàn thành nhiệm vụ của người quản lý. Vì có như vậy ta mới phát huy tối đa những ưu điểm và khắc phục những tồn tại, ta thấy rằng sản phẩm của thầy chính là chất lượng của trò, qua học trò và qua giờ dạy trên lớp ta biết được cách truyền đạt kiến thức, phương pháp hình thức tổ chức Dạy –Học của thầy có đạt hiệu quả hay không ? Từ đó có biện pháp tư vấn thúc đẩy giúp giáo viên nhìn nhận mình có ưu khuyết điểm nào để có hướng khắc phục, khi kiểm tra cần có sự tham gia cuả Công đoàn đặc biệt là của ban thanh tra nhân dân có như vậy sẽ tạo được sự đánh giá khách quan, công bằng vì thanh tra nhân dân có thể giám sát công tác kiểm tra của hiệu trưởng. Kiểm tra không phải là “Bới lông tìm vết ” mà là để người tốt phát huy những ưu điểm những mặt tích cực còn người yếu thì cần khắc phục những hạn chế và cố gắng thêm, cùng nhau phát triển cùng nhau nâng cao chất lượng Dạy và Học.
Việc bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ được bản thân hiệu trưởng và Công đoàn trường rất quan tâm luôn tạo mọi điều kiện thuân lợi cho anh em cán bộ tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ: trong những năm gần đây trường đã có rất nhiều đ/c tham gia học các lớp trên chuẩn như các lớp Cao đẳng, Đại học. Để làm gương hiệu trưởng vả chủ tịch công đoàn là người tiên phong đầu tiên trong việc học (Hiệu trưởng đã tốt nghiệp Đại học năm……,chủ tịch công đoàn tốt nghiệp 2012) Không những thế tất cả các thành viên trong trường còn tham gia rất tích cực lớp Bồi dường thường xuyên, tham gia dự các chuyên đề của huyện, cụm tổ chức đặc biệt là các đợt tập huấn dành cho trẻ khó khăn, tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc…
Đối với giáo viên giỏi các cấp: việc dự giờ nhằm khẳng định sự vững vàng và thành thạo về phương pháp, thao tác sư phạm, hiệu quả về tiết dạy. Các giáo viên về dự giờ chủ yếu học hỏi kinh nghiệm, khi gĩp ý phân tích cái hay, vận dụng hợp lý lơgíc, cách khai thác nội dung bài dạy, xử lý tình huống sư phạm…
Việc bồi dưỡng trong những năm gần đây được Hiệu trưởng phối hợp với Công đoàn đưa ra biện pháp rất hay là cứ theo cặp để hỗ trợ chuyên môn cho nhau Ví dụ người “giỏi kèm người yếu” “người khá với người trung bình”.
- Hiệu trưởng phối hợp với Công đoàn trong việc nâng cao quản lý cho Tổ trưởng tổ chuyên môn -Tổ trưởng tổ công đoàn
Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trường học là một yêu cầu bức thiết hiện nay. Để có chất lượng giáo dục tốt không có cách nào khác là phải nâng cao năng lực bộ máy quản lý trường học. Tổ trưởng chuyên môn cũng là tổ trưởng tổ công đoàn là mắt xích quan trọng trong hệ thống quản lý trường học nói chung và quản lý chất lượng nói riêng.
Xuất phát từ tình hình thực tế tại trường, để điều chỉnh bộ máy quản lý trường học hoạt động thống nhất; đảm bảo hiệu quả chất lượng công việc, chất lượng giáo dục, nhằm ổn định trường học. Hiệu trưởng phối hợp với công đoàn đưa ra một quy trình tổ chức làm việc thống nhất có hiệu quả cho đội ngũ Tổ – Khối trưởng thông qua công tác thực tiễn. Quy trình này áp dụng tại thực tế công việc hàng ngày; qua công việc thực tế góp phần bồi dưỡng năng lực làm việc, cho đội ngũ Tổ – Khối trưởng nhằm tạo cho họ một cách nhìn khi đứng trước công việc phải làm.
Đa số Tổ – Khối trưởng chưa qua đào tạo nghiệp vụ quản lý, trách nhiệm phạm vi hẹp, kiêm nhiệm, do đó không tránh khỏi tính rập khuôn máy móc, thiếu chủ động, thậm chí tính đại khái, tùy tiện trong điều hành công tác tổ khối là điều khó tránh khỏi.
Bất cứ ai đứng trước một công việc nào đó, mà người Hiệu trưởng cũng vậy. Trước một công việc phải đưa ra một quy trình nhất định để thực hiện công việc: Xây dựng mục tiêu kế hoạch – Biện pháp tổ chức thực hiện kế hoạch – Kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch.
Trong xây dựng kế hoạch, vai trò của Tổ khối trưởng được thể hiện rõ khả năng, tầm nhìn của mình về lượng hóa công việc của Tổ – khối, khả năng tổ chức, điều hành thực hiện cho đơn vị Tổ – Khối mình trong trường học. Vai trò của Tổ khối trưởng là một mắt xích quan trọng trong quy trình điều hành quản lý.
Tổ trưởng, tổ chức thống nhất biện pháp thực hiện đưa ra cho tổ, trên cơ sở nhiệm vụ cụ thể của tổ và Tổ trưởng lượng hóa được các bước công việc, giao cho từng thành viên trong tổ. Trên cơ sở đó nếu phát sinh sự việc khó khăn, vướng mắc trong tổ, Tổ trưởng đề ra giải pháp giải quyết cho Tổ – Khối mình; nếu công việc, sự việc vượt quá chức năng của mình thì lấy ý kiến tổ trình lên BGH hoặc BCH Công đoàn xem xét cụ thể có kế hoạch chỉ đạo bổ sung để tháo gỡ; hoặc BGH,BCH công đoàn trực tiếp xem xét tháo gỡ giải quyết sự việc.
- Hiệu trưởng phối hợp với Công đoàn thực hiện tốt các cuộc vận động lớn của ngành
Ví dụ hiệu trưởng cùng Công đoàn triển khai và thực hiện cuộc vận động“Hai Không” với 4 nội dung. Từ đó nhằm mục đích phát huy tinh thần làm chủ trong đoàn viên lao động tự giác và thực hiện ba cùng với các cấp quản lý giáo dục.
Vận động CB-GV-CNV-PH- HS trong trường học nghiêm túc kiểm điểm đánh giá xem xét các nội dung trong cuộc vận động đối chiếu với thực trạng. Chủ động phát hiện và đề xuất các giải pháp khắc phục những tiêu cực trong thi cử ,đánh giá xếp loại HS ,đánh giá thi đua khen thưởng, bệnh thành tích trong giáo dục.
Các tổ chủ động xây dựng kế hoạch nội dung phối hợp và hưởng ứng cuộc vận động một cách có hiệu quả ,sát hợp với từng tổ khối của mình góp phần đẩy lùi các tiêu cực ,nâng cao chất lượng giảng dạy và hiệu quả thực chất.
Khẳng định trách nhiệm và sứ mệnh của ngành giáo dục trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Phát huy niềm tự hào “Nghề giáo là nghề cao quý trong các nghề cao quý”.Từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm và kỉ cương của nhà giáo và CBQL trong sự nghiệp giáo dục .
Xác định mục đích, động cơ đúng đắn trong học tập cho HS .Chống gian dối trong học tập ,thi cử, kiểm tra. Làm cho HS có ý chí vươn lên có năng lực thực sự và thành một công dân có ích cho ngày mai .
Tiếp tục đổi mới công tác thi đua khen thưởng ,phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của các thành viên đảm bảo tính công bằng ,dân chủ trong thi đua nhằm tạo điều kiện phát triển cho phong trào thi đua dạy tốt ,học tốt .
Xây dựng nhà trường, Công đoàn cơ sở vững mạnh theo phương châm đúng thực chất và không tách rời kết quả toàn diện của đơn vị .Chú trọng công tác bồi dưỡng cán bộ –GV –CNV ,Uỷ ban kiểm tra công đoàn và ban thanh tra nhân dân, nâng cao năng lực phối hợp giám sát,bản lĩnh và phương pháp đấu tranh các biểu hiện tiêu cực vị thành tích trong giáo viên và cán bộ quản lý ,phối hợp các lược lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường làm tốt công tác tuyên truyền triển khai và thực hiện có hiệu quả cuộc vận động.
Đối với cuộc vận động “Xây dựng môi trường học tập tích cực thân thiện”. Phối hợp với Công đoàn tuyên truyền vận động đến tất cả GV thực hiện tốt những yêu cầu về:
Ví dụ : Môi trường vật chất (phòng học, Góc ngôn ngữ ,Sơ đồ bố trí lớp học Việc sử dụng bảng trong lớp học)
Lớp học phải sạch sẽ, có chỗ ngồi thuận tiện, có nước uống, đồ đạc dễ di chuyển giúp cho giáo viên nhìn và nói chuyện với HS. Phòng học được treo ĐDDH, tranh ảnh minh họa, những bài làm tốt, tranh vẽ đẹp của học sinh, tranh ảnh sưu tầm, các đồ vật do GV và HS sưu tầm…
Luôn xây dựng cảnh quan nhà trường “Xanh -Sạch – Đẹp ” mỗi lớp chi đội trồng và chăm sóc một bồn hoa…
Môi trường tâm lý xã hội (yêu cầu về môi trường tâm lý xã hội –Cách tạo ra môi trường tâm lý xã hội phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học)
Ví dụ: Luôn xây dựng môi trường tâm lý lớp học mà HS cảm thấy được chào đón, được quan tâm và được giúp đỡ. (Khi các em nói sai hay làm sai không bị chê cười mà cần phải khích lệ các em để các em tự tin mạnh dạn trước đám đông). Ở đó HS được tôn trọng, được động viên được tham gia đầy đủ các hoạt động, các trò chơi mà các em yêu thích . Được đối xử bình đẳng, không bị chế nhạo, không bị đe dọa, không bị nhận xét gay gắt, thô bạo, không bị sỉ nhục bắt nạt, …. Qua đó giúp các em phát huy tính tích cực hơn đặc biệt là học sinh dân tộc thiểu số các em cảm thấy được hoà mình vào tập thể lớp học hơn từ đó các em sẽ đi học chuyên cần hơn, sẽ thích học bài hơn.
III 1. Kết luận :
Việc nghiên cứu đề tài : “Công Đoàn phối hợp với Nhà trường trong việc nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn ở trường” là một nội dung tuy không mới nhưng có nhiều yếu tố rất cần được phát huy. Từ việc nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tế về kết quả phong trào “Giỏi việc trường – Đảm việc nhà”, phong trào: “Hai tốt” ở trường tiểu học …………, chúng ta có thể một lần nữa khẳng định rằng: Sự phối hợp giữa nhà trường và Công đoàn về hoạt động chuyên môn có một vai trò, vị trí quan trọng trong công tác hoạt động của tỏ chức Công Đoàn. Tổ chức Công đoàn cơ sở muốn đạt được vững mạnh hay hoàn thành tốt những nhiệm vụ mà Đảng giao phó thì không thể thiếu nội dung phói hợp.
Nâng cao chất lượng chuyên môn cho CB-GV-CNV ở trường tiểu học …………… trong thời gian qua thực sự đã đạt được nhiều thành tựu làm cho tâm lý của cán bộ giáo viên luôn luôn ổn định, yên tâm công tác và tham gia dạy học một cách nhiệt tình, có hiệu quả cao. Đồng thời các phong trào hoạt động tiếp tục được phát huy, ngày càng xuất hiện nhiều giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi các cấp.
Các hoạt động ngày càng được quan tâm hơn. Các giáo viên trong nhà trường ngày càng tiến bộ rõ rệt. Mọi thành viên cùng nhau đồng tâm, gắng sức hướng tới xây dựng một tập thể tiến bộ, đoàn kết. Tạo cho nhà trường một tập thể vững mạnh luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao
Tóm lại, sáng kiến mà bản thân tôi nghiên cứu và đề xuất những biện pháp trong việc nâng cao chất lượng chuyên môn bằng hình thức phối hợp với nhà trường ở trường tiểu học …………… trong giai đoạn hiện nay tuy chưa phải là một sáng kiến hay một biện pháp tối ưu. Nhưng đó là những đề xuất có tính áp dụng thực tế hiện tại, những kinh nghiệm được đúc rút từ lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên, để vấn đề này thực sự phát huy có hiệu quả thì các giải pháp phải được thực thi một cách đồng bộ để góp phần quan trọng vào sự thay đổi diện mạo của trường tiểu học …………… trong sự phát triển giáo dục của nhà trường nói chung, phát triển công tác Công đoàn cơ sở nói riêng.