Cười thả ga với những mẫu truyện cười ngắn.

Cười thả ga với những mẫu truyện cười ngắn.

NHƯỜNG CHỖ

Một cậu bé 6 tuổi khoe với mẹ rằng: 
– Mẹ biết không? Buổi sáng đi xe bus cùng bố con đã nhường chỗ cho một phụ nữ! 

Mẹ cậu khen: 
– Con giỏi lắm, con đã ra dáng một chàng trai rồi đấy! Mẹ rất tự hào về con! Người mẹ mặt tươi rói, rạng ngời hạnh phúc trước đứa con ngoan.

Một lát sau chợt nhớ ra điều gì, người mẹ hỏi: 
– À… con 6 tuổi không phải mua vé mà cũng có ghế ngồi ư? 
– Dạ không, không phải ghế. Trước đó con ngồi trên đùi bố!

TỨ CHỨNG NAN Y..

Xiển làm thuốc. cho nên vua thường vời vào kinh chữa bệnh. Một hôm, vua đang nô đùa cùng bầy cung phi, thì thấy Xiển bước vào. Vua ngạc nhin hỏi có việc gì. Xiển đáp:

– Hạ thần nghe nói Hoàng thượng mắc phải bốn bệnh hiểm nghèo mà sách gọi là “tứ chứng nan y”, nên vội vàng vào thăm Hoàng thượng.

Vua khó chịu nói:

– Thiên hạ ác miệng nói càn như vậy, chứ lâu nay Trẫm vẫn khỏe mạnh, có việc gì đâu! À thế “tứ chứng nan y” là những bệnh gì?

Xiển tâu: – Dạ “tứ chứng nan y” họ nói đó là què, mù, câm điếc.

Vua nổi giận:

– Ðộc ác đến mức ấy là cùng! Trẫm mà biết kẻ nào bịa chuyện phao đồn ra đầu tiên thì Trẫm sẽ cắt lưỡi chứ không tha!

Xiển nói:

– Hạ thần nghe thiên hạ đồn như vậy. Bây giờ mới biết là sai. Nhưng nghĩ cho kỹ, thì lại thấy là có nguyên do cả đấy ạ!

Vua hỏi: – Nguyên do như thế nào?

Xiển giả bộ rụt rè: – Xin Hoàng thượng tha tội kẻ hạ thần mới dám nói.

Vùa bằng lòng. Xiển nói:

– Thiên hạ thấy Hoàng thượng suốt năm chỉ quanh quẩn trong cung điện nên họ lầm tưởng là ngài què. Nước sắp mất mà Hoàng thượng vẫn ung dung vui thú, nên họ lầm tưởng là ngài mù. Trước cảnh núi sông bị quân giặc dày xéo mà Hoàng thượng cứ ngồi im, nên họ tưởng là ngài câm. Khắp nơi người ta đều kêu Hoàng thượng là kẻ hèn yếu, khiếp nhược nhưng ngài vẫn làm ngơ ký hòa ước hàng giặc, nên họn lầm tưởng là ngài điếc.

Vua biết Xiển chửi mình, tức uất người nhưng không đủ lý lẽ để bắt tội được.

BỨC THƯ TÌNH ĐẦU TIÊN

Em! 
Đây là câu đầu tiên anh viết dành cho em. Kế đến, anh viết cho em câu thứ hai. Anh muốn nói với em rằng, câu này anh viết đã là câu thứ ba rồi đó!

Em à, em có biết câu em đang đọc đã là câu thứ tư rồi không? Vậy mà anh vẫn không thể bắt đầu câu chuyện ở câu thứ năm này. Anh hy vọng sẽ nói được điều muốn nói với em ở câu thứ sáu, nhưng sao thấy khó mở lời quá, hẹn em ở câu thứ bảy nha. Mà thôi, đợi thư xuống dòng, anh sẽ tâm sự với em được nhiều hơn.

Em ơi, em có biết giờ đã là câu thứ mấy rồi không? Anh dạo này trí nhớ kém quá nên không thể đếm nhiều được. Nếu anh không nhầm thì đã là câu thứ mười rồi. Nếu đúng thế thì khi anh chấm hết câu này cũng là lúc anh chuyển sang câu thứ mười hai rồi đó. Anh dự định sẽ nói điều muốn nói ra ở đây, nhưng cứ sợ em không đủ bình tĩnh, nên anh đành để nó ở câu sau nữa.

Em à! Em vẫn đang đọc bức thư của anh đó chứ? Điều anh muốn nói với em là hãy kiên nhẫn đọc câu kế tiếp. Cũng sắp hết giấy rồi nên anh sẽ nói ngay thôi. Nếu em vẫn tin anh, hãy đọc thêm câu này nữa. Anh không muốn làm mất thêm thời gian của em, nên anh sẽ cho em biết ngay bây giờ. Em à, anh muốn nói là… là… em hãy đọc lại lá thư này và trả lời anh ngay, em nhé!

Rất mong thư của em!

BỐ AI GIỎI HƠN?

Ba cậu bé nói chuyện với nhau. Cậu bé thứ nhất nói: “Bố tớ chạy nhanh nhất. Ông bắn một mũi tên và chạy về đích trước nó”. 

Cậu thứ hai: – Bố tớ là thợ săn, ông bắn nhầm một phát súng vào bạn săn, sau đó còn kịp chạy đến kéo ông kia tránh viên đạn.

Cậu bé thứ ba nghe xong, bĩu môi nói: – Bố tớ là một nhân viên Nhà nước. Ông hết giờ làm việc lúc 5h chiều và về đến nhà lúc 4h15. 

NHẤT BÊN TRỌNG, NHẤT BÊN KHINH..

Một anh thờ mộc hay chữ vào làm cho nhà một ông quan hưu trí. Ông quan thấy anh ta lanh lợi, nói năng hoạt bát, mới hỏi:

– Trước kia anh có học hành được chữ gì không?  Anh ta trả lời:

– Bẩm có ạ!  Ông quan liền chỉ con ngựa bạch quí của mình đang đứng ăn ở góc sân, bảo:

– Anh thử làm bài thơ vịnh con ngựa xem, hay thì ta sẽ thưởng.  Anh thợ mộc ứng khẩu đọc:

Bạch mã mao như tuyết (Ngựa trắng lông như tuyết) Tứ túc cương như thiết (Bốn chân cứng như sắt) Tướng công kỵ bạch mã (Ngài cưỡi ngựa trắng) Bạch mã tẩu như phi (Ngựa trắng chạy như bay)  Quan gật gù khen hay, rồi thưởng cho một thúng thóc, một quan tiền.

Anh thợ ra về, gánh bên thúng thóc, bên đồ lề, thất bên nặng bên nhẹ, liền nói chữ: “Nhất bên trọng, nhất bên khinh”. Quan nghe nói liền cho thêm một thúng thóc nữa để gánh cho cân.  Anh ta về nhà kể lại câu chuyện cho mọi người nghe.

Có anh hàng xóm, dốt đặc cán mai, nhưng thấy được lắm tiền, lắm thóc như thế, nổi tính tham, liền bảo anh thợ mộc dạy cho bài thơ và câu nói chữ nọ. Học thuộc rồi, anh ta cũng sắp một đôi quang gánh và một ít dụng cụ vào dinh quan xin việc.  Quan cũng hỏi như lần trước và anh này hí hửng đáp mình là học trò. Quan nhìn ra sân, thất bà cụ quét sân bèn bảo anh ta làm thơ vịnh bà cụ. Anh này đã hơi lúng túng, vì chỉ thuộc mỗi bài thơ vịnh con ngựa, bây giờ biết vịnh bà cụ thế nào? Nhưng đã trót thì phải trét cũng ứng khẩu đọc:

Bà cụ mao như tuyết…  Quan gật đầu: – ừ, được đấy!  Nghe quan khen, anh ta vững bụng đọc tiếp:  Tứ túc cương như thiết.  Quan cau mày:

– ý hơi ép, nhưng cũng tạm được, ngâm tiếp đi!  Mừng quá, anh này đọc một mạch:  Tướng công kỵ bà cụ, Bà cụ tẩu như phi.  Quan nghe xong giận quá, quát người nhà nọc ra đánh cho ba mươi roi vào mông. Ðứng dậy anh ta vừa xoa vừa nói: “Nhất bên trọng, nhất bên khinh”. Quan nghe nói liền bảo đánh thêm ba mươi roi nữa và lưng cho cân.

Nguồn: http://www.truyencuoihay.vn

Xem thêm:
Sinh viên – Những câu tỏ tình bá đạo nhất
Bà mẹ gặp rắc rối chỉ vì con ….quá vâng lời.
Làm thế nào để hỏi được tuổi phụ nữ

 

Copyright 2019 © Kinh nghiệm dạy học | Thiết kế bởi Web Bách Thắng