Đánh giá sự phát triển ở lĩnh vực thể chất và nhận thức của trẻ 4 – 5 tuổi

Đánh giá sự phát triển ở lĩnh vực thể chất và nhận thức của trẻ 4 – 5 tuổi

I.1. Lý do chọn đề tài:

      Trẻ em trong  độ tuổi mầm non đang ở trong thời kỳ thích tìm tòi, khám phá và ham học hỏi. Đó chính là lý do mà ngành học mầm non đã nắm bắt được và đưa vào những hoạt động bổ ích giúp thỏa mãn các nhu cầu của trẻ. Qua các hoạt động này, trẻ nhận thức được rất nhiều điều lý thú trong cuộc sống và  đó cũng là cơ sở giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt. Một  trong những công việc góp phần  không nhỏ trong việc giáo dục trẻ đó chính là việc lập kế hoạch giáo dục của người giáo viên. Hiện nay trong xu thế đổi mới toàn diện về mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục ở các cấp học, thì vấn đề cấp thiết đặt ra trong thực tiễn giáo dục là phải đổi mới phương pháp dạy học trong ngành giáo dục mầm non vì đây là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Từ ngàn xưa cho đến ngày nay, từ trẻ đến già ở độ tuổi con người cũng tham gia hoạt động vui chơi. Vì vậy, trò chơi là một trò để giải trí và giải tỏa được những lo toan trong cuộc sống, để thư giản tinh thần mang lại niềm vui cho con người và hơn lúc nào hết đối với trẻ nhỏ tuổi mẫu giáo, có vị trí quan trọng hơn giúp trể giải trí một cách mạnh mẽ vì nó thâm nhập một cách dễ dàng vào thế giới tình cảm.

Đối với trẻ mẫu giáo “chơi mà học, học mà chơi” là hoạt động tuy không phải là hoạt động chủ đạo mà nó giữ vị trí đặc biệt trong quá trình dạy học mần non,là quá trình phát triển có hệ thống,có mục đích, có kế hoạch năng lực nhận thức của trẻ trang bị cho trẻ hệ thống tri thức sơ đẳng, hình thành kỹ năng kya xảo tương ứng, quá trình phát triển của trẻ trải qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn đều có những yêu cầu mới về sinh lý tâm lý, xã hội mà trẻ phải thích ứng sự phát triển của giai đoạn trước là tiền đề cho giai đoạn phát triển về sau, tuổi mẫu giáo rất nhạy cảm với tác động bên ngoài nếu chăm sóc trể chu đáo sẽ có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển. Ngược lại những sai lầm trong giáo dục trẻ thì khó mà sửa chữa được. Trẻ mẫu giáo nếu được chăm sóc tốt thì sẽ dễ dàng thích ứng với hoạt động học tập và cuộc sống ở trường.

  Chính vì lí do này để đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục hiện nay mà tôi đã chọn và nghiên cứu đề tài  “Đánh giá sự phát triển ở lĩnh vực thể chất và nhận thức của trẻ 4 – 5 tuổi” làm sáng kiến kinh nghiệm năm.

  1. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp:

Sau đây tôi xin trình bày đánh giá sự phát triển ở lĩnh vực thể chất và nhận thức của trẻ 4 – 5 tuổi:

b.1. Đánh giá trẻ về nội dung phát triển thể chất.

  • Trẻ có thẻ xếp chồng các khối lên nhau?
  • Mô tả quá trình quan sát : ( quay phim, chụp hình)

 – Trẻ lấy các khối bằng tay phải, sau đó dùng hai tay để chồng lần lượt các khối lên nhau. Trẻ thực hiện một cách kiên trì theo yêu cầu của cô.

  • Phân tích kết quả:

      – Yêu cầu 1: Xếp chồng các khối gỗ hình vuông giống nhau.

     Trẻ lần lược thực hiện và xếp chồng được 8 khối vuông theo mặt đứng.

 – Yêu cầu 2 : Xếp chồng các khối gỗ khác nhau ( vuông, tròn , tam giác, vòng cung)

     Với rổ khối cô chuẩn bị, trẻ quan sát một lúc rồi lựa chọn khối.

     Trẻ xếp chồng lần lượt 6 khối chữ nhật lớn rồi đến 3 khối chữ nhật nhỏ lên nhau.

   → Điều đó chứng minh vận động tinh của trẻ phát triển tốt.

  • Trẻ có vận dụng được khả năng xếp chồng vào thực tế?
  • Mô tả quá trình quan sát:

         – Yêu cầu của cô : “ con hãy xếp chồng các khối lên nhau tạo thành hình ngôi nhà!’’

         -Với chiếc rổ chứa các khối cô chuẩn bị, trẻ sẽ bắt tay vào lựa chọn các khối để thực hiện.Trẻ sẽ lấy 1 hình vuông đặt ra ngoài làm thân nhà và tiếp sau đó trẻ lấy hình tam giác đặt lên trên làm mái nhà.Một số trẻ sẽ lấy 3-4 hình chữ nhật đặt chồng lên nhau và đặt hình tam giác lên trên sẽ được ngôi nhà cao tầng.

  • Phân tích kết quả:

          – Theo yêu cầu đối với trẻ là xếp được hình ngôi nhà với 4 khối chữ nhật hoặc hình vuông và hình tam giác.

→ Khả năng vận dụng kĩ năng xếp chồng các khối vào thực tế của trẻ tốt.

  • Bài tập do giáo viên thiết kế: Đánh giá kĩ năng xếp chồng các hình khối lên nhau.
  • Bước 1: Xác định nhiệm vụ

Đánh giá kĩ năng xếp chồng các hình khối của trẻ MG 4-5 tuổi bằng cách sử dụng các khối xốp bitis

  • Bước 2: Xác định các kĩ năng cần đánh giá

  Kĩ năng xếp chồng các khối lên nhau

  • Bước 3: Xác định mức độ chất lượng các kiến thức cần đánh giá
  • Xếp chồng các khối giống nhau
  • Xếp chồng các khối khác nhau
  • Vận dụng kĩ năng xếp chồng vào thực tế
  1. Chuẩn bị:
  • 2 rổ khối : 1 rổ đựng một loại hình khối, 1 rổ đựng nhiều khối khác nhau (vuông, trụ , tam giác …)
  1. Thực hiện :
  • Cô đặt rổ đựng 1 rổ đựng 1 loại hình khối trước mặt trẻ và nói “con hãy xếp chồng các hình khối này lên nhau cho cô?’’

       Trẻ thực hiện : lần lươt xếp chồng các khối lên nhau một cách cẩn thẩn và xếp được 6 khối.

  • Cô đặt lên bàn rổ đựng các loại khối khác nhau trước mặt trẻ và yêu cầu trẻ thực hiện : trẻ quan sát rổ khối rồi lựa chọn ra 2 loại khối chữ nhật lớn và nhỏ rồi lần lượt chồng khối lớn trước , rồi đến khối nhỏ sau.Trẻ xếp được 9 khối: 6 khối lớn và 3 khối nhỏ.
  • Cùng với rổ khối gồm nhiều loại khối khác nhau, cô yêu cầu trẻ: “ với những khối này các con hãy xếp chồng các khối tạo thành hình ngôi nhà cho cô?’’

  Trẻ thực hiện: trẻ lựa chọn và xếp thành hình ngôi nhà của cô với 6 khối chữ nhật lớn và một khối tam giác hoặc 1 khối vuông và 1 khối tam giác.

  1. Đánh giá

–   Trẻ xếp chồng được cứ 1 hình chồng lên nhau, không đổ được 1 điểm.

        Tổng điểm ở mức độ 1 là 9 điểm → Trẻ đạt được 8 điểm

  • Trẻ xếp chồng được các khối lên nhau từ 2 loại khối khác nhau trở lên được 1 điểm; xếp thêm cứ 1 khối sẽ được cộng thêm 1 điểm

        Tổng điểm ở mức độ 2 là 1 điểm → Trẻ đạt được tổng là 9 điểm.

  • Trẻ vận dụng được kĩ năng xếp chồng tạo thành sản phẩm được 1 điểm; và cứ xếp 1 khối được 1 điểm

          Tổng điểm ở mức độ 3 là 10 điểm→ Trẻ dạt được 7 điểm

  • Vậy điểm tối đa trẻ đạt được là 24 điểm
  • Trẻ đạt được 22→29 điểm; Giỏi
  • Trẻ đạt được 14→21 điểm; Khá

     *   Trẻ đạt được 06→13 điểm; TB

     *   Trẻ đạt được     < 6    điểm; Yếu

Kết quả trẻ đạt được là 24/29 điểm→ Trẻ đạt loại giỏi

  • Trẻ sử dụng bút màu để vẽ:
    • Mô tả quá trình quan sát:

– Trẻ cầm bút sáp bằng tay phải, tay trái giữ tờ giấy nằm yên

– Trẻ dùng bút sáp màu nâu để vẽ 1 hình vuông làm thân ngôi nhà: đầu tiên trẻ vẽ các đường thẳng làm khung ngôi nhà, sau đó lần lượt vẽ hình tam giác phía trên làm mái nhà, các ô vuông nhỏ trong ô vuông lớn làm của sổ và một hình chữ nhật ở giữa để làm cửa chính.

– Trẻ dùng bút sáp :

          * màu đỏ để  tô màu mái nhà.

          * màu xanh để tô màu cửa sổ.

 * màu tím tô màu của chính.

           * màu vàng để tô thân nhà.

  • Phân tích kết quả
  • Trẻ cầm bút bằng tay phải, tay cầm bút chắc , tay để sát mặt bàn, cổ tay linh hoạt→ Trẻ biết cách cầm bút.
  • Trẻ vẽ 1 hình vuông khép kín làm thân ngôi nhà, sau đó lần lượt vẽ mái nhà, các ô cửa sổ, cửa chính lần lượt→ kĩ năng vẽ và óc sáng tạo của trẻ tôt.
  • Trẻ biết sử dụng các bút sáp màu khác nhau để tô các bộ phận ngôi nhà khác nhau→ khả năng phân biệt và cách sử dụng màu sắc của trẻ tốt.
  • Trẻ vẽ và tô hoàn thành sản phẩm, tô màu không bị lem ra ngoài→ kĩ năng tô màu của trẻ , và có sự kiên nhẫn cao.

b.2. Đánh giá trẻ về lĩnh vực nhận thức.

  • Đánh giá kiến thức về hình dạng:

  –  Bước 1: Xác định nhiệm vụ: Đánh giá kiến thức về hình dạng của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi bằng cách sử dụng các mảnh màu có các hình dạng khác nhau( vuông, tròn, chữ nhật..)

  –  Bước 2 : Xác định kiến thức cần đánh giá: Kiến thức về hình tròn , hình vuông, hình tam giác.

  –  Bước 3 : Xác định mức độ kiến thức cần đánh giá

  • Chỉ ra được các hình tròn , hình vuông, hình tam giác trong các hình được đưa ra.
  • Gọi tên được các hình tròn, hình vuông, hình tam giác
  • Tìm được các thẻ hình, đồ vật có dạng hình vuông, hình tròn, hình tam giác trong rổ thẻ hình.
  • Bước 4: Thiết kế bài tập đánh giá
  1. Chuẩn bị: 6 mảnh màu có dạng hình tròn, hình vuông, hình tam giác có kích thước khác nhau.
  2. Thực hiện:
  • Cô bày 6 mảnh màu trên bàn trước mặt trẻ và cô hỏi : con hãy chỉ cho cô đâu là hình tròn( hình vuông, hình tam giác)?
  • Sau đó , cô đưa hình tròn lên và hỏi trẻ đây là hình gì?( hình vuông, hình tam giác).
  • Tiếp đến cô đưa ra 1 rổ đựng các thẻ hình các đồ vật có các dạng hình vuông, tròn , tam giác và đặt câu hỏi : “ con hãy tìm trong rổ những vật có dạng hình vuông( hình tròn, hình tam giác ) và gắn lên bảng cho cô’’
  1. Đánh giá
  • Trẻ chỉ ra được các hình theo yêu cầu 3/3 hình được 3 điểm→ tổng điểm ở mức độ 1 là 3 điểm.
  • Trẻ gọi đúng tên các hình cô đưa ra : 3 hình được 3 điểm→ tổng điểm ở mức độ 2 là 3 điểm.
  • Trẻ tìm được thẻ hình các đồ vật có dạng hình giống với các hình tương ứng.

              Dạng hình tròn: 3 hình được 3 điểm

              Dạng hình vuông: 4 hình được 4 điểm

              Dạng hình tam giác : 3 hình được 3 điểm

   →Tổng điểm ở mức độ 3 là 10 điểm

  • Trẻ đạt 15-16 điểm→ Trẻ giỏi
  • Trẻ đạt 12-14 điểm→ Trẻ khá
  • Trẻ đạt 10-12 điểm→ Trẻ TB
  • Trẻ đạt < 10 điểm→ Trẻ Yếu

   → Kết quả đạt được 16/16 điểm→ Trẻ đạt loại giỏi.

  • So sánh 2 đối tượng về kích thước.

* Bước 1: Xác định nhiệm vụ đánh giá :

– Đánh giá kiến thức ,so sánh 2 đối tượng về kích thước: lớn- bé, cao – thấp, dài – ngắn.

* Bước 2: Xác định kiến thức cần đánh giá

– So sánh được kích thước lớn – bé, cao – thấp, dài- ngắn của 2 đối tượng bất kì.

* Bước 3: Xác định mức độ chất lượng của các kiến thức cần đánh giá.

– Mức độ 1: Trẻ chỉ được vật cao hơn- thấp hơn, lớn hơn- bé hơn, ngắn hơn- dài hơn theo yêu cầu của người đánh giá.

– Mức độ 2: Trả lời được câu hỏi có 2-3 thuật ngữ toán học : “ Vật này dài hơn hay ngắn hơn vật kia”

– Mức độ 3: Trả lời được câu hỏi tư duy : “ Chiều dài của vật này như thế nào so với vật kia ?’’

* Bước 4: Thiết kế bài tập đánh giá:

 – Bài tập 1: Chỉ được vật dài hơn- ngắn hơn, cao hơn- thấp hơn, lớn hơn-bé hơn theo yêu cầu của người đánh giá.

  1. a) chuẩn bị: 2 cây bút chì .2 khối chữ nhật màu xanh- đỏ có kích thước cao -thấp , dài -ngắn khác nhau.
  2. b) Thực hiện:

  – Lần 1: Cô đặt 2 cây bút chì màu xanh và màu vàng ( 1 dài , 1 ngắn ) ra bàn và hỏi trẻ : “ con hãy chỉ cho cô cây bút chì dài hơn? “

Trẻ trả lời :  “thưa cô: cây bút màu xanh”

 – Lần 2 : Cô đặt 2 khối chữ nhật màu đỏ- tím nằm dài trên bàn và hỏi trẻ : “ con hãy chỉ cho cô khối màu nào dài hơn?

            Trẻ trả lời : “thưa cô khối màu đỏ’.

 – Lần 3 : Cô dựng 2 khối chữ nhật đỏ , tím lên bàn có kích thước khác nhau và hỏi trẻ : “ con hãy chỉ cho cô khối chữ nhật màu nào thấp hơn”

   Trẻ trả lời : “thưa cô khối màu tím’’

c)Đánh giá :

– Mỗi lần trẻ trả lời đúng được 1 điểm.Điểm tối đa của phần này là 3 điểm.

– Bé Bảo Anh được 3 điểm.

* Bài tập 2 : Trả lời câu hỏi có từ 2-3 thuật ngữ toán học : “ vật này dài hơn hay ngắn hơn vật kia?”

  1. a) Chuẩn bị:

  – 2 hộp quà vàng – đỏ có kích thước lớn-bé , 2 lọ hoa có kích thước cao-thấp, 2  cây thước đỏ – vàng có kích thước  dài ngắn khác nhau.

  1. b) Thực hiện :

  – Lần 1 : cô đặt 2 hộp quà vàng – đỏ trên bàn và hỏi trẻ : “ Con thấy hộp quà màu vàng này lớn hơn hay bé hơn hộp quà màu đỏ màu đỏ?”

     Trẻ trả lời : “thưa cô hộp quà màu vàng lớn hơn hộp màu đỏ”.

 – Lần 2 : Cô đặt 2 cây thước đỏ- hồng lên bàn và hỏi trẻ : “ con thấy cây thước màu hồng dài hơn hay ngắn hơn cây thước màu đỏ?

  Trẻ trả lời: “thưa cô cây thước màu hồng dài hơn cây thước màu đỏ”

 – Lần 3 : Cô đặt 2 lọ hoa , 1 cao , 1 thấp trên bàn và hỏi trẻ : “ con thấy lọ hoa hồng thấp hơn hay cao hơn lọ hoa cúc?’’

   Trẻ trả lời : “thưa cô lọ hoa  hồng cao hơn lo hoa cúc.”

c)Đánh giá :

– Mỗi lần trẻ trả lời đúng trẻ sẽ được 1 điểm.Điểm tối đa của phần này là 3 điểm.

– Bé Tâm trả lời đúng và rất tốt phần này bé được 3 điểm.

* Bài tập 3 : Trả lời câu hỏi không có thuật ngữ toán học: “ chiều dài vật này như thế nào so với vật kia?”

  1. a) Chuẩn bị :

– 2 búp bê to – nhỏ , 2 cây thước dài – ngắn , 2 cây xanh cao – thấp.

  1. b) Thực hiện:

  – Lần 1 : cô đặt 2 con búp bê to – nhỏ ( vàng – đỏ )trên bàn và hỏi trẻ : “ Con thấy búp bê chị như thế nào so với búp bê em?”

       Trẻ trả lời : búp bê chị to hơn búp bê em.

– Lần 2 : Cô đặt 2 cây xanh ,1 cao , 1 thấp trên bàn và hỏi trẻ : “ con thấy chiều cao của cây dừa như thế nào với cây táo ?”

   Trẻ trả lời : “thưa cô: cây dừa cao hơn cây táo.”

  • Lần 3 : Cô đặt 2 cây thước đỏ- vàng lên bàn và hỏi trẻ : “ con thấy chiều dài thước màu vàng như thế nào so với thước màu đỏ?”

Trẻ trả lời : “thưa cô cây thước màu vàng dài hơn ”

c)Đánh giá :

– Mỗi lần trẻ trả lời đúng trẻ sẽ được 1 điểm.Điểm tối đa của phần này là 3 điểm.

– Bé Bảo Anh trả lời đúng và rất tốt phần này bé được 3 điểm.

Kết quả đánh giá :

Tổng số điểm bé Bảo Anh đạt được là 9 điểm.

  • Bé có nhận thức tốt về cách so sánh 2 đối tượng và hiểu được các dạng câu hỏi mà cô đặt ra từ đơn giản đến phức tạp, tư câu hỏi chỉ có 1 thuật ngữ toán học cho đến câu hỏi có từ 2-3 thuật ngữ toán học rồi đến câu hỏi không có thuật ngữ toán học.

III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.

III.1. KẾT LUẬN

    Những điểm mạnh của trẻ trong quá trình đánh giá

  • Về thể chất:
  • Ở lớp mầm trẻ chỉ vẽ được các vòng tròn khép kín, đầu lớp chồi chỉ là những đường thẳng đơn giản nhưng bé Tâm đã vẽ được các đường thẳng ghép với nhau để được các bộ phận ngôi nhà và chọn nhiều nàu để tô nhiều bộ phận ngôi nhà.
  • Với nhiều trẻ tô màu còn lem ra ngoài , nghuệch ngoạc nhưng bé Tâm tô màu rất đẹp không bị lem ra ngoài, đều màu..
  • Bé cầm bút để vẽ tốt, cầm được các khối màu xếp chồng lên nhau tạo thành ngôi nhà nhiều tầng..
    • Kết luận: Các kĩ năng vận động tinh của trẻ rất tốt , sự phối hợp vận động mắt và tay tốt.
      • Nhận thức :
    • Qua việc thiết kế bài tập để đánh giá kiến thức của trẻ ban đầu về toán như kĩ năng so sánh kích thước của 2 đối tượng chúng tôi thấy:

+ Trẻ so sánh kích thước lớn – bé, cao – thấp, dài – ngắn của 2 đối tượng rất tốt, hiểu và trả lời tốt các câu hỏi có từ 1-3 thuật ngữ toán học và câu hỏi không có thuật ngữ toán học.

+ Bé có khả năng phản xạ nhạy bén , tư duy nhanh nhẹn , hiểu và giải quyết được các yêu cầu của cô.

+ Làm và hoàn thành tốt các bài tập mà cô đưa ra…

  • Kết luận:Khả năng nhận thức của bé phát triển rất tốt, lối tư duy cao và có sáng tạo, nhanh nhẹn…

Bấm vào đây để tải về

Copyright 2019 © Kinh nghiệm dạy học | Thiết kế bởi Web Bách Thắng