Dạy học từ láy ở trường tiểu học trên cơ sở khảo sát sách tiếng Việt

Dạy học từ láy ở trường tiểu học trên cơ sở khảo sát sách tiếng Việt.

  1. CƠ SỞ LÝ LUẬN

1) Lý do chọn đề tài :

Vai trò của từ trong hệ thống ngôn ngữ quy định tầm quan trọng của việc dạy từ ngữ ở tiểu học. Không có một vốn từ  đầy đủ thì không thể nắm ngôn ngữ như một phương tiện giao tiếp. Việc học từ ở tiểu học sẽ tạo cho học sinh năng lực từ ngữ, giúp học sinh nắm tiếng mẹ đẻ, tạo điều kiện để học tập những cấp học tiếp theo và phát triển toàn diện. Vốn từ  của học sinh càng giàu bao nhiêu thì khả năng lựa chọn từ càng lớn, càng chính xác, sự trình bày tư tưởng, tình cảm càng rõ ràng, sâu sắc bấy nhiêu. Vì vậy số lượng từ, tính đa dạng, tính năng động của từ được xem là điều kiện quan trọng hàng đầu để phát triển ngôn ngữ. Cũng chính vì vậy, ở tiểu học, từ ngữ không chỉ được dạy trong tất cả các phân môn tiếng Việt mà nó còn được dạy trong tất cả các tiết học của các môn khác như Toán, Tự nhiên xã hội,…. Ở đâu có dạy nghĩa từ, dạy sử dụng từ, thì ở đó dạy từ ngữ.

Từ những mục đích giáo dục trên, việc dạy học phân môn “Luyện từ và câu” trong môn Tiếng Việt đóng vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống ngôn ngữ. đây là sự kết hợp của hai phân môn riêng biệt đó là Từ ngữ, Ngữ pháp trong chương trình tiểu học trước đây. Nó phù hợp với yêu cầu giáo dục trong giai đoạn mới, thể hiện được quan điểm dạy học mới là gắn liền những kiến thức về lý thuyết ngôn ngữ với việc đưa chúng vào hiện thực sử dụng gắn lý thuyết với thực hành. Nội dung chương trình của phân môn luyện từ và câu ở tiểu học rất phong phú và đa dạng. Phân môn này có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về tiếng Việt như từ loại, loại từ, cụm từ, câu, đoạn văn,… và cấu trúc của chúng nhằm giúp học sinh có hiểu biết về ý nghĩa tiếng Việt và sử dụng tiếng Việt trong trình bày văn bản nói hoặc viết.

Dạy học từ láy ở tiểu học nói chung, ở lớp 3 nói riêng là một trong những nội dung quan trọng nhằm cung cấp cho học sinh có những hiểu biết cơ bản về các kiểu từ của tiếng Việt. Từ láy là một loại từ của từ phức, là sản phẩm của phương thức láy. Khi học từ láy, học sinh được tiếp thu thêm những kiến thức phong phú và đa dạng của tiếng Việt.

Vậy từ láy được đưa vào trong chương trình lớp 3 như thế nào? Có mấy kiểu từ láy được giảng dạy ở lớp 3?,v.v… đó chính là những câu hỏi đa thôi thúc tôi lựa chọn đề tài :“Dạy học từ láy ở trường tiểu học trên cơ sở khảo sát sách tiếng Việt và đối tượng học sinh lớp 3”  để làm nội dung nghiên cứu báo cáo tốt nghiệp cuối khoá.

2/ Ý nghĩa của đề tài :

Dạy học từ láy ở lớp 3 nghĩa là dạy học sinh hiểu thế nào là từ láy, có mấy kiểu từ láy, sử dụng từ khi nào, mục đích của việc dùng từ láy trong văn bản. Những khái niệm này sẽ giúp học sinh nắm về từ láy một cách sâu sắc và biết sử dụng từ láy trong khi nói hoặc viết một cách có ý thức.

Đề tài :“Dạy học từ láy ở trường tiểu học trên cơ sở khảo sát sách tiếng Việt và đối tượng học sinh lớp 3” là một nội dung nhằm nghiên cứu về từ láy được giảng dạy trong chương trình lớp 3 ở tiểu học. Thống kê và phân loại các loại từ láy được sử dụng trong chương trình đồng thời khảo sát việc sử dụng từ láy của học sinh trong trình bày văn bản (viết văn). Để từ đó có những cơ sở ban đầu cho việc đánh giá việc dạy từ loại ở lớp 3 và đưa ra những ý kiến kiến đề xuất có tính khả thi trong việc dạy từ láy cho học sinh lớp 3 nói riêng ở tiểu học nói chung.

3/ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :

  1. a) Đối tượng nghiên cứu :

– Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tìm biểu về nội dung chương trình dạy từ láy ở lớp 3 trong sách giáo khoa hiện hành.

– Khảo sát thực tế học sinh lớp 3 trường tiểu học ……………, sử dụng từ láy trong trình bày văn bản viết (tập làm văn).

b/ Phạm vi nghiên cứu:

Với thời gian nghiên cứu còn hạn chế, kiến thức của bản thân chưa sâu nên đề tài chỉ nghiên cứu trong phạm vi trường tiểu học ……………,

4/ Phương pháp nghiên cứu.

  1. Phương pháp thống kê: là một trong những phương pháp cơ bản của đề tài nhằm thống kê các kiểu từ láy được đưa vào giảng dạy trong chương trình lớp 3.
  2. Phương pháp phân loại : Dựa trên những số liệu đã được thống kê, tôi sử dụng phương pháp này nhằm phân loại các nhóm của từ láy để xác định và phân tích đề tài.
  3. Phương pháp phân tích, tổng hợp :Sau khi có những cơ sở của nội dung đề tài từ khảo sát, thống kê. Tôi tiến hành phân tích, tổng hợp các yếu tố trong nội dung yêu cầu của đề tài và trình bày những đề xuất, kiến nghị phù hợp với nội dung nghiên cứu.

Ngoài ra tôi còn sử dụng thêm một số phương pháp khác để bổ sung cho quá trình nghiên cứu của đề tài.

 

THỰC TẾ DẠY VÀ HỌC VỀ TỪ LÁY

I/ Khảo sát từ láy trong sách giáo khoa tiếng Việt lớp 3 :

1) Thống kê số lượng các từ láy trong sách giáo khoa tiếng Việt lớp 3:

Trong chương trình sách giáo khoa tiếng Việt 3 gồm có 6 phân môn, trong đó nội dung của phân môn kể chuyện được lấy từ phân môn tập đọc. Còn lại các môn các có nội dung độc lập, riêng một số trường hợp có sử dụng lại một số đoạn văn hoặc cả bài lấy từ phân môn tập đọc. Số lượng từ láy được đưa vào các phân môn như sau :

* Môn tập đọc :

TT Tên bài Các từ láy được sử dụng Số lượng
1 Cậu bé thông minh Om sòm 1
2 Hai bàn tay em Hồng hồng, giăng giăng 2
3 Cô giáo tí hon Nhịp nhịp, ríu rít, núng nính, mân mê, khúc khích 5
4 Chiếc áo len Lất phất, phụng phịu, bối rối, thì thào 4
5 Quạt cho bà ngủ Thiu thiu, lim dim 2
6 Người mẹ Khẩn khoản, lã chã 2
7 Mẹ vắng nhà ngày bão Thao thức 1
8 Ông ngoại Loang lổ 1
9 Cuộc họp của chữ viết lấm tấm 1
10 Bài tập làm văn Thỉnh thoảng, ngắn ngủi, vất vả, lia lịa 4
11 Ngày khai trường Hớn hở, gióng giả 2
12 Nhớ lại buổi đầu đi học Nao nức, mơn man, nảy nở, quang đãng, bỡ ngỡ, ngập ngừng 6
13 Trận bóng dưới lòng đường Ríu rít, ấm áp 2
14 Những chiếc chuông reo Lanh canh, ấm áp, náo nức 3
15 Giọng quê hương Vui vẻ, lúng túng, lẳng lặng, bùi ngùi 4
16 Đất quý đất yêu Trồng trọt, thiêng liêng 2
17 Vẽ quê hương Bát ngát. 1
18 Chõ bánh khúc của dì tôi Long lanh, lấp ló, xinh xắn, hăng hắc 4
19 Nắng phương nam Ríu rít, lòng vòng, rạo rực, nhao nhao, tủm tỉm, sửng sốt, xoắn xuýt, hớn hở, rung rinh 9
20 Cảnh đẹp non sông Quanh quanh, sừng sững, bát ngát, lóng lánh 4
21 Luôn nghĩ đến miền nam Hóm hỉnh, mãi mãi 2
22 Vàm cỏ đông Tha thiết, phe phẩy, chơi vơi, ăm ắp 4
23 Cửa tùng Rì rào, mênh mông, 2
24 Người liên lạc nhỏ Nhanh nhẹn, lững thững, lù lù 3
25 Hũ bạc của người cha Dành dụm, vất vả, làm lụng 3
26 Nhà bố ở Sừng sững, chót vót 2
27 Đôi bạn San sát, nườm nượp, lấp lánh, san sát, lăn tăn, vùng vẫy, lướt thướt, ngần ngại. 8
28 Về quê ngoại Quên quên, nhớ nhớ, ríu rít, êm đềm 4
29 Ba điều ước Tấp nập, bồng bềnh, 2
30 Mồ côi xử kiện Lạch cạch 1
31 Anh đom đóm Long lanh 1
32 Âm thanh thành phố Rền rĩ, lách cách, ầm ầm 3
33 Hai bà trưng Rùng rùng, cuồn cuộn 2
34 Bộ đội về làng Tưng bừng, hớn hở, xôn xao, tâm tình 4
35 Ơû lại với chiến khu Dịu dàng, thiếu thốn, rực rỡ 3
36 Trên đường mòn Hồ Chí Minh Lù lù, lúp xúp 2
37 Ông tổ nghề thêu Lẩm nhẩm, ung dung, mày mò 3
38 Bàn tay cô giáo Cong cong, rì rào 2
39 Nhà bác học và bà cụ Ùn ùn, thùm thụp, móm mém 3
40 Cái cầu Xa xa 1
41 Nhà ảo thuật Lỉnh kỉnh 1
42 Em vẽ Bác hồ Nhè nhẹ 1
43 Chương trình xiếc đặc sắc Dí dỏm, Khéo léo 2
44 Đối đáp với vua Vùng vẫy, leo lẻo, lâu la, chang chang 4
45 Tiếng đàn Trắng trẻo, trong trẻo 2
46 Hội vật Dồn dập, chậm chạp, xoay xoay, giục giã, nhễ nhại, nhẹ nhàng. 6
47 Hội đua voi ở tây nguyên Lầm lì, chậm chạp, khéo léo 3
48 Sự tích lễ hội chữ đồng tử Lưa thưa, bàng hoàng 2
49 Đi hội chùa hương Nườm nượp, xúng xính, bổi hổi 3
50 Rước đèn ông sao Bập bùng, thỉnh thoảng 2
51 Cuộc chạy đua trong rừng Ung dung, rần rần, vướng vướng, lung lay, tập tễnh, thảng thốt. 6
52 Cùng vui chơi Xanh xanh, quanh quanh 2
53 Buổi học thể dục Hồng hộc, chật vật, khuyến khích 3
54 Bé thành phi công Cuồn cuộn 1
55 Gặp gỡ ở lúc-xăm-bua Lần lượt, mù mịt, lưu luyến, tấp nập. 4
56 Một mái nhà chung Rập rình, rực rỡ 2
57 Ngọn lửa olimpic Tưng bừng 1
58 Bác sĩ Y-éc-xanh Băn khoăn, tưởng tượng 2
59 Bài hát trồng cây Lay lay 1
60 Con cò Bát ngát, lâng lâng, bì bõm, chầm chậm, là là, nhẹ nhàng, dễ dãi, thong thả, 8
61 Người đi săn và con vượn Nhẹ nhàng, lẳng lặng 2
62 Mè hoa lượng sóng Lim dim 1
63 Mặt trời xanh của tôi Ào ào 1
64 Quà của đồng nội Phảng phất, bát ngát, mộc mạc 3
65 Sự tích chú cuội cung trăng Tươi tỉnh, lừng lững 2
66 Mưa Lũ lượt, lật đật, tí tách 3
67 Trên con tàu vũ trụ Nhẹ nhàng, rực rỡ 2
185

* Chính tả :

TT Tên bài Các từ láy được sử dụng Số lượng
1 Chơi chuyền Mềm mại 1
2 Chị em Lim dim 1
3 Gió heo may Dìu dịu 1
4 Nhớ bé ngoan Miệt mài, mải mê, ngọt ngào 3
5 Quê hương ruột thịt Oa oa 1
6 Tiếng hò trên sông Nhè nhẹ, lơ lửng 2
7 Chiều trên sông hương Lạ lùng, lanh canh 2
8 Đêm trăng trên hồ Tây Mênh mông, hây hẩy, rập rình, lơ thơ, ngào ngạt, nhảy nhót, nhăn nheo, ngon ngọt 8
9 Nghe nhạc Mải miết, réo rắt 2
10 Em thương Run run 1
11 Khói chiều Chiều chiều, nhẹ nhàng, chiều chiều 3
12 Suối Ngập ngừng, mênh mông 2
13 Hạt mưa Ào ào 1
14 Thì thầm Thì thầm, mênh mông, thầm thì 3
15 Dòng suối thức Thậm thình 1
32

* Các môn còn lại:

TT LT&C, TLV, Tập viết Các từ láy được sử dụng Số lượng
1 Luyện từ và câu Đỡ đần, ngoan ngoãn, xao xuyến, phất phơ, vẻ vang, 5
2 Tập viết Rảnh rang, dịu dàng 2
3 Luyện từ và câu học hành, rực rỡ, li ti, hăng hắc 4
4 Luyện từ và câu Bướng bỉnh, dại dột, ào ào, lặc lè, nhẩn nha, mượt mà 6
5 Luyện từ và câu Bùi ngùi, vênh vênh, lênh khênh 3
6 Luyện từ và câu Đưa đò, ùm ùm, bát ngát, long lanh 4
7 Luyện từ và câu Bồng bềnh, huyên thuyên, ngoan ngoãn, chăm chỉ, lặng lẽ, dìu dịu 6
8 Tập viết Quanh quanh 1
9 Luyện từ và câu Xao xuyến 1
10 Luyện từ và câu Hả hê 1
11 Tập làm văn Nâng niu 1
12 Luyện từ và câu Lơ lửng, ríu rít, lầm lì, miệt mài, ngọt ngào, đủng đỉnh, sung sướng, xôn xao, rỗi rãi, phất phơ, thì thầm 11
13 Tập viết Rì rầm 1
14 Luyện từ và câu Run run, lù lù, tăm tắp 3
15 Tập viết Học hành, mải miết, lim dim 3
52

Như vậy qua kết quả khảo sát từ sách giáo khoa tiếng Việt lớp 3 cho ta thấy số lượng từ láy được đưa vào trong các phân môn là tương đối nhiều. Cụ thể :

* Phân môn tập đọc có : 185 từ láy.

* Phân môn chính tả có : 32 từ láy.

* Phân môn Luyện từ và câu, tập viết, tập làm văn có : 52 từ láy.

Tổng số từ láy được đưa vào trong chương trình môn tiếng Việt lớp 3 gồm có tất cả 269 từ láy. Đây là một số lượng không nhỏ có trong các nội dung của chương trình.

Xét về số lượng thì có 269 từ láy được đưa vào trong chương trình của sách tiếng Việt lớp 3. nhưng xét về cấu tạo thì trong 269 từ láy đó cũng có rất nhiều từ láy được lặp lại nhiều lần

2/ Phân loại các kiểu từ láy có trong sách tiếng Việt 3:

Các từ láy được sử dụng Láy âm Láy vần Láy có tiếng gốc
Om sòm 1
Hồng hồng, giăng giăng 2
Nhịp nhịp, ríu rít, núng nính, mân mê, khúc khích 4 1
Lất phất, phụng phịu, bối rối, thì thào 2 2
Thiu thiu, lim dim 2
Khẩn khoản, lã chã 1 1
Thao thức 1
Loang lổ 1
lấm tấm 1
Thỉnh thoảng, ngắn ngủi, vất vả, lia lịa 3 1
Hớn hở, gióng giả 2
Nao nức, mơn man, nảy nở, quang đãng, bỡ ngỡ, ngập ngừng 4 2
Ríu rít, ấm áp 2
Lanh canh, ấm áp, náo nức 2 1
Vui vẻ, lúng túng, lẳng lặng, bùi ngùi 1 3
Trồng trọt, thiêng liêng 1 1
Bát ngát. 1
Long lanh, lấp ló, xinh xắn, hăng hắc 4
Ríu rít, lòng vòng, rạo rực, nhao nhao, tủm tỉm, sửng sốt, xoắn xuýt, hớn hở, rung rinh 7 1 1
Quanh quanh, sừng sững, bát ngát, lóng lánh 1 2 1
Hóm hỉnh, mãi mãi 1 1
Tha thiết, phe phẩy, chơi vơi, ăm ắp 3 1
Rì rào, mênh mông, 2
Nhanh nhẹn, lững thững, lù lù 1 1 1
Dành dụm, vất vả, làm lụng 3
Sừng sững, chót vót 1 1
San sát, nườm nượp, lấp lánh, san sát, lăn tăn, vùng vẫy, lướt thướt, ngần ngại. 6 2
Quên quên, nhớ nhớ, ríu rít, êm đềm 1 1 2
Tấp nập, bồng bềnh, 1 1
Lạch cạch 1
Long lanh 1
Rền rĩ, lách cách, ầm ầm 1 1 1
Rùng rùng, cuồn cuộn 1 1
Tưng bừng, hớn hở, xôn xao, tâm tình 3 1
Dịu dàng, thiếu thốn, rực rỡ 3
Lù lù, lúp xúp 1 1
Lẩm nhẩm, ung dung, mày mò 1 2
Cong cong, rì rào 1 1
Ùn ùn, thùm thụp, móm mém 2 1
Xa xa 1
Lỉnh kỉnh 1
Nhè nhẹ 1
Dí dỏm, Khéo léo 1 1
Vùng vẫy, leo lẻo, lâu la, chang chang 3 1
Trắng trẻo, trong trẻo 2
Dồn dập, chậm chạp, xoay xoay, giục giã, nhễ nhại, nhẹ nhàng. 5 1
Lầm lì, chậm chạp, khéo léo 2 1
Lưa thưa, bàng hoàng 2
Nườm nượp, xúng xính, bổi hổi 2 1
Bập bùng, thỉnh thoảng 2
Ung dung, rần rần, vướng vướng, lung lay, tập tễnh, thảng thốt. 3 1 2
Xanh xanh, quanh quanh 2
Hồng hộc, chật vật, khuyến khích, 2 1
Cuồn cuộn 1
Lần lượt, mù mịt, lưu luyến, tấp nập. 3 1
Rập rình, rực rỡ 2
Tưng bừng 1
Băn khoăn, tưởng tượng 1 1
Lay lay 1
Bát ngát, lâng lâng, bì bõm, chầm chậm, là là, nhẹ nhàng, dễ dãi, thong thả 5 1 2
Nhẹ nhàng, lẳng lặng 2
Lim dim 1
Ào ào 1
Phảng phất, bát ngát, mộc mạc 2 1
Tươi tỉnh, lừng lững 2
Lũ lượt, lật đật, tí tách 2 1
Nhẹ nhàng, rực rỡ 2
Mềm mại 1
Lim dim 1
Dìu dịu 1
Miệt mài, mải mê, ngọt ngào 3
Oa oa 1
Nhè nhẹ, lơ lửng 2
Lạ lùng, lanh canh 1 1
Mênh mông, hây hẩy, rập rình, lơ thơ, ngào ngạt, nhảy nhót, nhăn nheo, ngon ngọt 6 2
Mải miết, réo rắt 2
Run run 1
Chiều chiều, nhẹ nhàng, chiều chiều 1 2
Ngập ngừng, mênh mông 2
Ào ào 1
Thì thầm, mênh mông, thầm thì 3
Thậm thình 1
Đỡ đần, ngoan ngoãn, xao xuyến, phất phơ, vẻ vang, 5    
Rảnh rang, dịu dàng 2
học hành, rực rỡ, li ti, hăng hắc 3 1
Bướng bỉnh, dại dột, ào ào, lặc lè, nhẩn nha, mượt mà 5 1
Bùi ngùi, vênh vênh, lênh khênh 2 1
Đưa đò, ùm ùm, bát ngát, long lanh 2 1 1
Bồng bềnh, huyên thuyên, ngoan ngoãn, chăm chỉ, lặng lẽ, dìu dịu 5 1
Quanh quanh 1
Xao xuyến 1
Hả hê 1
Nâng niu 1
Lơ lửng, ríu rít, lầm lì, miệt mài, ngọt ngào, đủng đỉnh, sung sướng, xôn xao, rỗi rãi, phất phơ, thì thầm 11
Rì rầm 1
Run run, lù lù, tăm tắp 1 2
Học hành, mải miết, lim dim 2 1
175 56 36

Như vậy dựa trên bang tổng hợp đã được phân loại các nhóm của từ láy cho ta thấy rằng : Trong 3 nhóm được phân loại thì số lượng từ láy âm đầu có số lượng chiếm lớn nhất (175 từ); tiếp đến là số lượng từ láy vần (56) từ. Còn số lượng từ láy toàn bộ hay còn gọi là từ láy có tiếng gốc thì chiếm số lượng không nhiều, chỉ có 36 từ thôi. Cụ thể là :

* Láy âm: 175 từ.

* Láy vần: 56 từ.

*Láy có tiếng gốc: 36 từ

3/ Nhận xét về cách giải nghĩa một số từ láy trong sách giáo khoa tiếng Việt lớp 3:

Trong các từ láy được đưa vào trong sách giáo khoa môn tiếng Việt lớp 3, đã có một số từ láy được giải nghĩa. Những từ láy này chủ yếu là các từ có trong phân môn tập đọc. Còn các phân môn khác thì không được giải nghĩa.

Việc giải nghĩa một số từ láy trong phân môn Tập đọc của sách giáo khoa tiếng Việt 3 là tương đối chính xác. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số từ giải nghĩa chưa thật sát nghĩa với từ được giải nghĩa. Chẳng hạn:

– Từ “gióng giả” trong bài “Ngày khai trường” (trang 49-Tập 1) được sách giáo khoa giải nghĩa là vang lên từng hồi giục giã. Cách giải nghĩa như thế này thì chưa sát nghĩa với từ. Mà cần giải nghĩa cụ thể hơn : gióng giả là tiếng vang giòn giã, thể hiện tinh dứt khoát trong âm thanh

– Từ “chật vật” trong bài đọc “Buổi học thể dục” (sách TV3 trang 89-Tập 2) đã giải nghĩa : chật vật là làm một việc mất rất nhiều công sức vì gặp nhiều khó khăn. Nghĩa của từ này chỉ chính xác trong bài đọc này, còn nếu xét về góc độ rộng hơn thì chưa thật chính xác. Mà từ này cân giải nghĩa là : chật vật là sự bó hẹp, khó khăn không có khoảng trống.

4/ khảo sát việc sử dụng từ láy của học sinh ở trường tiểu học …………… – huyện Cư M’gar:

Trường tiểu học …………… là một đơn vị được thành lập khá lâu, với hơn 500 học sinh, trong đó có học sinh người Kinh và học sinh thuộc đồng bào dân tộc thiểu số.

Trường có một đội ngũ giáo viên khoẻ, trẻ, tâm huyết với nghề nghiệp, có trình độ nghiệp vụ vững vàng. Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm, đầu tư đến chất lượng học tập của học sinh. Do đó chất lượng đại trà của nhà trường luôn chất lượng cao trong các năm học.

Dựa trên nội dung nghiên cứu của đề tài, để có những lý luận sát thực cho việc đánh giá phân tích chất lượng học tập môn tiếng Việt nói chung ở lớp 3, kiến thức hiểu viết và sử dụng từ láy trong trình bày văn bản của học sinh lớp 3 nói riêng. Được sự nhất trí của ban giám hiệu nhà trường, giáo viên chủ nhiệm lớp 3A, tôi đã tiến hành khảo sát thực tế việc hiểu biết và sử dụng từ láy của học sinh bằng hình thức cho các em làm một đoạn văn.

Đề bài : “Em hãy viết một đoạn văn ngắn 5-7 câu miêu tả con gà trống nhà em, trong đó có sử dụng một số từ láy để miêu tả”.

Sau khi học sinh làm bài xong, tôi đã tiến hành tổng hợp chấm điểm và đưa ra kết quả đánh giá như sau:

* Số học sinh tham gia thực nghiệm : 28 em (14 em học sinh dân tộc Ê đê)

– Số học sinh biết sử dụng từ láy để miêu tả 25 em.

– Số học sinh chưa biết sử dụng từ láy trong miêu tả : 03 em

– Số học sinh biết sử dụng đúng các từ láy trong bài : 21 em

– Số học sinh biết sử dụng nhưng còn sai sót các từ láy trong bài : 04 em

Sau đây là một số ví dụ minh hoạ :

* Bài làm của em Hồ thị Mỹ Hạnh như sau :

Chú gà trống nhà em nhìn vóc dáng to cao, khoẻ khoắn với những bước đi chắc nịch của chú, ai xem cũng phải trầm trồ khen ngợi. Chú khoác trên mình chiếc áo lông sặc sỡ bởi nhiều màu. Đôi chân to khoẻ với hai cái cựa sắc nhọn được chú thể hiện qua những nhát bới rác kiếm mồi lia lịa. Với chiếc đầu tròn tròn cộng với chiếc mào đỏ rực trông chú thật oai phong. Dưới chiếc mũ đỏ rực ấy là hai “hạt ngọc” sáng lấp lánh luôn đung đưa theo nhịp mổ kiếm mồi. Vất vả nhất là chiếc mỏ xinh xinh của chú luôn phải làm việc. Mỗi khi chú cúi xuống kiếm mồi thì chiếc đuôi của chú lại vổng lên lắc lư theo nhịp y như những khóm lau buộc vào nhau đung đưa trong gió. Thỉnh thoảng chú lại ngừng làm việc để ngửng lên quan sát như muốn kiếm bạn hiền. Nhìn ngắm chú cả hồi lâu mà em không chán.

Đây là bài làm của em Hạnh, em là một học sinh giỏi do đó với cách miêu tả rất độc đáo và gây được ấn tượng sâu. Đặc biệt em đã biết sử dụng những từ láy rất hay, hợp lý làm cho đoạn văn miêu tả có chất lượng cao. Em đã biết kết hợp nhiều lịa từ láy khác nhau như láy âm (khoẻ khoắn, trầm trồ, mạnh mẽ,…), láy vần (lia lịa,…), láy toàn bộ (tròn tròn, xinh xinh,…). Điều đó chứng tỏ rằng em Mỹ Hạnh đã nắm được cơ bản về các kiểu từ láy.

* Bài làm của em H’ Hoa Niê Kdăm như sau :

Nhà em có một con gà trống rất to. Nó có bộ lông mượt mà rất đẹp. Đôi chân của nó to khoẻ cuồn cuộn. Mỗi khi bới rác kiếm mồi đôi chân ấy làm rác bay tung toé. Cái mào của nó thì đỏ rực, cặp mắt sánh long lanh. Nó thương đi kiêm mồ cùng với cả đàn. Thỉnh thoảng nó lại nhảy lên cây cà phê cất tiếng gáy to dõng dạc. Em rất thích con gà trống nhà em. Nó như là người bạn thân của em

Như vậy qua bài làm của em học sinh H’ Hoa, ta thấy rằng bài viết của em đa biết sử dụng khá nhiều từ láy để miêu tả con gà trống làm cho bài văn thêm sinh động hẳn lên. Em đã biết sử dụng một số từ láy âm để miêu tả hình dáng và hoạt động của con gà (long lanh, thỉnh thoảng,…)

Nhưng bên cạnh đó trong quá trình sử dụng em vẫn còn mắc lỗi là sử dụng một số từ láy chưa hợp lý về nghĩa như tả đôi chân con gà mà em dùng từ “Cuồn cuộn” thì chưa đạt. Điều này cũng dễ hiểu bởi em H’ Hoa là học sinh đồng bào dân tộc thiểu số nên vốn ngôn ngữ tiếng Việt còn nghèo nàn, chưa nắm bắt được hết những ngôn từ (từ láy và một số dạng từ khác) đã học trong chương trình. Nhưng đây cũng là điều rất đáng khen cho em H’ Hoa, em đã có sự tiến bộ rõ rệt trong việc sử dụng từ láy để miêu tả.

Từ láy là một thể loại rất khó và phức tạp, trong khi đó học sinh lớp 3 là lứa tuổi còn hồn nhiên, ngây thơ, vốn từ nghèo nàn, đa số các em thường bắt chước cô, thầy giáo để làm theo chú tính suy luận chưa cao.

 

KẾT LUẬN

 

1) Kết luận của đề tài :

Qua kết quả khảo sát từ thực tế việc dạy và học từ láy ở lớp 3, trường tiểu học …………… và quá trình tự tìm tòi nghiên cứu tài liệu về việc sử dụng từ láy trong các bài học của môn tiếng Việt, tôi nhận thấy rằng việc dạy từ láy cho học sinh lớp 3 nói riêng, học sinh tiểu học nói chung là một công việc không hề đơn giản bởi vốn từ ngữ của của đất nước ta vô cùng phong phú, nghĩa của từ cũng đa dạng rất phức tạp. Bên cạnh đó, đối tượng học sinh tiểu học còn ngây thơ, vốn từ các em còn nghèo nàn, sự tiếp thu về kiến thức từ vựng, ngữ pháp còn có nhiều bất cập. Mặt khác đối với giáo viên tiểu học, vốn từ ngữ cũng còn hạn chế chủ yếu là dựa vào vốn từ trong sách giáo khoa. Đồng thời các phương pháp dạy học theo hình thức đổi mới dưới dạng lấy học sinh làm trung tâm thì giáo viên và học sinh cũng còn bỡ ngỡ. Đó chính là những nguyên nhân chính dẫn đến việc dạy và học từ láy ở lớp 3 trong trường tiểu học cho học sinh còn nhiều vấn đề cần phải xem xét một cách cụ thể hơn.

Mặt khác đối tượng học sinh lớp 3 còn quá nhỏ, trong khi đó số lượng từ láy được đưa vào sách giáo khoa là tương đối nhiều. Số lượng từ láy trong sách giáo khoa được giải nghĩa còn quá ít, trong kho đó giáo viên đa số dạy thường chỉ bám sát sách thiết kế bài dạy đồng thời một số từ láy được giải nghĩa trong sách giáo khoa chưa sát với thực tế của học sinh dẫn đến nhiều khi sử dụng từ láy của các em còn thiếu chính xác do các em hiểu nghĩa về từ .

Từ đó chúng tôi mạnh dạn đề cập đến những biện pháp thực hiện có tính khả thi và nêu lên trong đề tài. Tuy nhiên đó chỉ là những ý kiến đóng góp qua học tập nghiên cứu kết hợp với kinh nghiệm giảng dạy của bản thân sau một thời gian công tác trong trường tiểu học. Việc tổ chức dạy học bằng phương pháp nào cho đạt hiệu quả cao không phải là chuyện đơn giản chỉ nói qua lý thuyết mà cần phải có thời gian cũng như kinh nghiệm giảng dạy cộng với sự tìm tòi học hỏi không ngừng của người giáo viên thì hiệu quả của tiết dạy mới được nâng cao, chất lượng giáo dục mới đáp ứng được mục tiêu  của ngành giáo dục. Giáo viên không phải là người là hoàn hảo, nhưng cũng đóng một vai trò chủ đạo trong việc tiếp thu kiến thức của học sinh. Chính vì thế người giáo viên phải biết tìm tòi học hỏi không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu giảng dạy và nhịp độ phát triển của thời đại

  1. Đề xuất kiến nghị :

1) Đối với nhà trường :

 – Cần tổ chức thêm những buổi tập huấn về việc nâng cao chất lượng dạy – học môn tiếng Việt để giáo viên kịp thời bổ sung những phương pháp và biện pháp tổ chức dạy học mới nâng cao hiệu quả của tiết dạy.

– Tăng cường công tác kiểm tra chuyên môn để nắm bắt thực tế giảng dạy của giáo viên nhằm bổ sung, giúp đỡ cho giáo viên khắc phục những thiếu sót trong quá trình giảng dạy.

– Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho giáo viên tham gia các lớp học chuyên đề, bồi dưỡng.v.v… để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cũng như nắm bắt đầy đủ các phương pháp , các hình thức tổ chức dạy học mới đáp ứng yêu cầu của nền giáo dục nước nhà trong giai đoạn hiện nay

2) Đối với giáo viên :

– Cần tích cực tham gia tập huấn nhiều về những hình thức cũng như phương pháp dạy học để củng cố trình độ nghiệp vụ của bản thân.

– Cần tăng cường tìm hiểu nhiều hơn về các hệ thống từ loại, loại từ của tiếng Việt ở các sách tham khảo, tài liệu để làm vốn ngôn ngữ cho mình.

– Quan tâm nhiều hơn đến học sinh trong lớp mình trực tiếp giảng dạy, thường xuyên theo dõi chất lượng học tập của các em, nhằm tìm ra những sai sót để có biện pháp uốn nắn kịp thời giúp cho các em có kiến thức cũng như tinh thần để học tốt môn khác.

– Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức trong nhà trường để thường xuyên tổ chức các hoạt động vui chơi, học tập cho học sinh như “Em yêu tiếng việt”, “câu lạc bộ tiếng Việt”,… nhằm cung cấp thêm cho học sinh ngôn ngữ và vốn từ để các em ngày càng hiểu về tiếng Việt hơn (đặc biệt chú ý đến số học sinh đồng bào dân tộc thiểu số, bởi các em phải tiếp xúc với 2 ngôn ngữ)

 

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Lê Hữu Tỉnh (số 1/1994) Hệ thống mở của từ vựng với việc dạy từ ở tiểu học. Tạp chí NCGD
  2. Nhiều tác giả (năm 2005) – Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên cho GVTH chu kỳ (2003 – 2007). Nhà xuất bản giáo dục
  3. Nhiều tác giả (2006). Sách giáo viên, sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 3 Nhà xuất bản giáo dục.
  4. TS Lê Phương Nga – PGS.TS Nguyễn Trí. Phương pháp dạy học Tiếng Việt tập 1, 2. NXB Đại học sư phạm.
  5. TS Lê Phương Nga (số 8/1994) – Tìm hiểu vốn từ của học sinh tiểu học. Tạp chí NCGD
  6. TS Lê Phương Nga (số 1/1998) – Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng từ ngữ cho học sinh tiểu học: Các dạng bài tập và những vấn đề cần lưu ý.

BẤM VÀO ĐÂY ĐỂ TẢI FILE WORD

 

Copyright 2019 © Kinh nghiệm dạy học | Thiết kế bởi Web Bách Thắng