Đẩy lùi sỏi thận – ngăn chặn suy thận

Bệnh sỏi thận thường không gây ra triệu chứng rõ ràng cho đến khi bệnh tiến triển đến giai đoạn nguy hiểm. Nhiều người chỉ tình cờ phát hiện bệnh khi đi khám sức khỏe định kỳ hay bệnh đã xuất hiện biến chứng. Thế nên, thường xuyên kiểm tra sức khỏe và đi khám ngay khi nhận thấy bất kỳ triệu chứng thất thường nào để có cách điều trị ngăn ngừa ảnh hưởng xấu

Tại sao sỏi thận lại gây ra suy thận

Sỏi thận là tình trạng tích tụ, lắng đọng của các hợp chất như canxi, oxalat, muối urat, natri, cystine hay phốt pho có trong nước tiểu; lâu ngày những cặn này kết tủa tạo thành sỏi. Thực tế những chất cặn này được tìm thấy nhiều ở trong nước tiểu, nhưng với nồng độ thấp và chúng thường dễ dàng thoát ra ngoài theo đường tiểu.

Nếu những viên sỏi nhỏ có thể tự ra ngoài theo đường nước tiểu mà không gây nên triệu chứng gì. Thì những viên lớn hơn vẫn di chuyển được theo dòng nước tiểu nhưng gây đau đớn và chảy máu đường tiết niệu, chúng bị mắc lại ở những chỗ hẹp của niệu quản, gây viêm tắc niệu quản, bí tiểu.

Còn những viên sỏi có bề mặt xù xì, lởm chởm, sắc nhọn lại dễ làm tổn thương thận và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, gây viêm nhiễm đường tiết niệu. Người bệnh thường bị đau lưng, đái buốt, đái dắt, đái đục. Trường hợp sỏi xuất hiện ở cả hai bên thận kết hợp với đường tiểu bị viêm nhiễm nặng sẽ khiến chức năng thận bị suy giảm và dẫn đến suy thận.

Chính vì thế việc trị sỏi thận ngay khi phát hiện nhằm hạn chế nguy cơ bệnh phát triển thành suy thận là điều cần thiết.

Ảnh hưởng của suy thận đến sức khỏe

Suy thận là trạng thái suy giảm chức năng của thận, trong đó bao gồm chức năng bài tiết lượng nước dư thừa trong cơ thể và bài tiết chất độc trong cơ thể do quá trình trao đổi chất gây nên, chúng còn kéo theo sự suy giảm chức năng sản xuất một vài hoocmon do thận sinh ra.

Suy thận gây rất nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh như:

– Suy thận gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh như: mệt mỏi, ăn kém ngon, chuột rút… do chất thải tích tụ trong máu. Người bệnh còn bị ngứa ngáy, khó ngủ, chân tay bồn chồn, xương yếu, vấn đề về khớp và trầm cảm.

– Gây ra các bệnh cao huyết áp, suy tim, nhồi máu cơ tim, viêm loét dạ dày.

– Giảm sức khỏe sinh sản và tình dục, gây vô sinh, giảm tuổi thọ.

– Đặc biệt, khi khả năng thanh lọc các chất của thận chỉ còn 5-10% thì lúc này thận của bạn đã bước vào giai đoạn cuối và cần phải chạy lọc thận nhân tạo hoặc ghép thận để duy trì sự sống.

Bệnh suy thận không chỉ trực tiếp đến sức khỏe người bệnh, gây nguy hiểm đến tính mạng mà chúng còn khiến tinh thần người bệnh trở nên sa sút. Bởi thế, việc ngăn ngừa các nguy cơ dẫn đến bệnh suy thận cần nên thực hiện.

Cách nào ngăn suy thận khi bị sỏi thận

Để trị sỏi thận đầu tiên bạn cần đi khám sức khỏe nhằm kiểm tra chính xác tình trạng bệnh hiện giờ của mình, sau đó chọn cách trị thích hợp.

Thay đổi chế độ ăn uống, tập luyện và bỏ dần những thói quen xấu khiến sỏi hình thành không thể bỏ qua.

– Uống nước nhiều hơn: Mỗi ngày bạn nên uống từ 2-3 lít nước nhằm hạn chế sự kết tủa của các chất và đẩy một phần sỏi nhỏ ra ngoài.

– Hạn chế thực phẩm chứa nhiều oxalat như: đậu nành, đậu phộng, trà đen, bia đen, socola, củ cải, táo, mận, hành tây….

– Ăn nhiều rau xanh: chất xơ trong rau xanh giúp tiêu hóa nhanh, ngăn ngừa sự ứ đọng các chất có trong ruột, giảm thiểu sự tái hấp thụ oxalat từ ruột hạn chế sỏi niệu quản hình thành.

Copyright 2019 © Kinh nghiệm dạy học | Thiết kế bởi Web Bách Thắng