Đề thi số 5 – Môn GDCD

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2017

BÀI THI: MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN

(Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề)

 

Câu 1:  Pháp luật là những quy tắc xử sự chung. do……………….và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước.

A.  nhà nước ban hành
B.  các cơ quan có thẩm quyền  ban hành
C.  Quốc hội ban hành
D. đươc hình thành từ các chuẩn mực đạo đức xã hội

 

Câu 2: Pháp luật xã hội chủ nghĩa mang bản chất của

A. Nhân dân lao động
B. Giai cấp tiến bô
C.  Giai cấp cầm quyền
D. Giai cấp công nhân

 

Câu3: Pháp luật được hình thành trên cơ sở các :

A. Quan  điểm chính trị
B. Quan hệ kinh tế – xã hội
C. Quy tắc xử sự trong đời sống xã hội
D. Quan hệ chính trị – đạo đức

 

Câu 4: Theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 vi phạm hình sự là những hành vi

A. nguy hiểm cho xã hội.
B. cực kì nguy hiểm cho xã hội.
C. đặc biệt nguy hiểm cho xã hội.
D. rất nguy hiểm cho xã hội.

 

Câu 5: Vi phạm dân sự là những hành vi xâm phạm tới

A. quan hệ kinh tế và quan hệ tình cảm
B. quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân
C. quan hệ sở hửu và quan hệ gia đình
D. quan hệ tài sản và quan hệ gia đình.

 

Câu 6: Người nào tuy có điều kiện mà không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, dẩn đến hậu quả người đó chết, thì:

A. Vi phạm dân sự
B. Vi phạm hình sự
C. Vi phạm hành chính
D. Vi phạm kỉ luật

 

Câu 7: Không tố giác tội phạm là hành vi:

A. Không hành động
B. Hành động
C. Che giấu
D. Đồng phạm

 

Câu 8: Cơ sở sản xuất kinh doanh chế biến thực phẩm xây dựng  cơ sở hạ tầng thu gom và xử lý chất thải theo tiêu chuẩn môi trường. Việc làm của cơ sở sản xuất kinh doanh trên là gì?

A. Thực hiện pháp luật
B. Sử dụng pháp luật
C. Thi hành pháp luật
D. Tuân thủ pháp luật

 

Câu 9: Cửa hàng dịch cụ internet mở cửa cho sử dụng dịch vụ sau 11h đêm. Cửa hàng đó đã vi phạm pháp luật gì?

A. Vi phạm hình sự
B. Vi phạm hành chính
C. Vi phạm dân sự
D. Vi phạm kỉ luật

 

Câu 10: H ( 16 tuổi) điều khiển xe gắn máy đi đường ngược chiều, va vào xe Anh B ngã và tử vong. H bị thương phải nằm viện. Theo em trường hợp này xử lí như thế nào?

A. Gia đình anh B tự chịu trách nhiệm.
B. Không xử lí H vì H mới 16 tuỗi
C. Xử phạt hình sự đối với H và buộc H phải bồi thường thiệt hại cho gia đình anh B
D. H bị xử phạt hành chính và bồi thường thiệt hại.

 

Câu 11: Khi công dân vi phạm pháp luật với tính chất và mức độ vi phạm như nhau Trong một hoàn cảnh như nhau thì đều phải chịu trách nhiệm pháp lí :

A.Như nhau
B.Bằng nhau
C.Ngang nhau
D.Có thể khác nhau

  

Câu 12: Bình đẳng trước pháp luật là một trong những………..của công dân

A.Quyền chính đáng
B.Quyền thiêng liêng
C.Quyền cơ bản
D.Quyền hợp pháp

 

Câu 13: Việc bảo đảm thực hiện quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật là trách nhiệm của

A.Nhà nước
B.Nhà nước và xã hội
C.Nhà nước và pháp luật
D.Nhà nước và công dân

 

Câu 14: Người lao động là người ít nhất……….có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động

A.Đủ 15 tuổi
B.Đủ 16 tuổi
C.Đủ 17 tuổi
D.Đủ 18 tuổi

 

Câu 15: Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và phải……..theo quy định của pháp luật

A.Thực hiện nghĩa vụ
B.Bị trừng trị
C.Bị xử lí
D.Chịu trách nhiệm

 

Câu 16: Bình đẳng giữa người lao động và người sử dụng lao động được thể hiện rõ nét nhất thông qua

A.Tiền lương
B.Chế độ làm việc
C.Hợp đồng lao động
D. Việc làm

 

Câu 17: Mọi doanh nghiệp đều có quyền tư chủ đăng kí kinh doanh trong những ngành nghề…………..khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật

A. Mà mình lựa chọn
B.Mà pháp luật không cấm
C.Phù hợp
D.Khác nhau

 

Câu 18: M (16 tuổi)  con trưởng công an Bộ giao thông điều khiển xe moto vào đường ngược chiều, đâm vào anh N bị thương nặng phải nhập viện. Trong trường hợp này anh M phải chịu trách nhiệm pháp lý không:?

A.  M không chịu trách nhiệm pháp lí vì Bố  M là trưởng công an.
B.  M không chịu trách nhiệm pháp lí vì M mới 16 tuổi
C.  M phải chịu  trách nhiệm pháp lí về mọi hành vi của mình gây ra.
D. M chỉ bồi thường thiệt hại vì  M mới 16 tuổi.

 

Câu 19: Tình trạng bạo lực trong gia đình mà nạn nhân thường là phụ nữ và trẻ em là vấn đề đang được quan tâm ở nhiều quốc gia, trong đố có Việt Nam. Đây là biểu hiện của bất bình đẳng trong

A. quan hệ giữa vợ và chồng.
B. quan hệ tài sản.
C. quan hệ tình cảm giữa vợ và chồng
D. quan hệ nhân thân

 

Câu 20:  Anh X làm việc ở công ty Y, vì công việc gia đình nên Anh X phải xin nghỉ phép 2 ngày để giải quyết, hết phép anh X không đến công ty được vì Mẹ anh bị đau phải nhập viện nên Anh chỉ gọi điện  cho giám đốc, hôm sau anh đi làm lại thì nhận được thông báo bị đuổi việc, vì lí do  nghỉ không có phép. Trong trường hợp này anh X cần phải làm gì để bảo vệ quyền lợi cho mình. ?

A. Anh X kiện giám đốc công ty Y.
B. Anh X căn cứ vào Hiến pháp  pháp luật để bảo vệ.
C. Anh X căn cứ vào hợp đồng lao động để bảo vệ.
D. Anh X dựa vào Bộ luật lao động để bảo vệ.

 

Câu 21: Nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong hợp tác giao lưu giữa các dân tộc:

A. Các bên cùng có lợi
B. Bình đẳng
C. Đoàn kết giữa các dân tộc
D. Tôn trọng lợi ích của các dân tộc thiểu số

 

Câu 22: Tôn giáo được biểu hiện:

A. Qua các đạo khác nhau
B. Qua các tín ngưỡng
C. Qua các hình thức tín ngưỡng có tổ chức
D. Qua các hình thức lễ nghi

 

Câu 23: Công dân Việt Nam thuộc bất kì dân tộc nào đang sinh sống trên đất nước Việt nam đều được hưởng….ngang nhau.

A. quyền
B. nhũng lợi ích.
C. quyền và nghiã vụ
D. Cả A và B

 

Câu 24: Các quyền tự do cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp và Luật qui định mối quan hệ cơ bản giữa

A. Công dân với pháp luật
B. Nhà nước với pháp luật
C. Nhà nước với công dân
D. Công dân với Nhà nước và pháp luật

 

Câu 25: Quyền bất khả xâm phạm được ghi nhận tại điều 71 Hiến pháp 1992 là

A. Quyền tự do nhất
B. Quyền tự do cơ bản nhất
C. Quyền tự do quan trọng nhất
D. Quyền tự do cần thiết nhất

 

Câu 26: Xúc phạm người khác trước mặt nhiều người là vi phạm quyền

A. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân
B. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân
C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân
D. Bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

 

Câu 27: Tự tiện khám chỗ ở của công dân là vi phạm quyền

A. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân
B. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân
C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân
D. Bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

 

Câu 28: Thời hạn tạm giữ người theo thủ tục hành chính không được quá…giờ kể từ thời điểm vi phạm.

A. 8 giờ
B. 10 giơ
C. 11 giờ
D. 12 giờ

 

Câu 29: “Hình thức dân chủ với những qui chế, thiết chế để nhân dân thảo luận, biểu quyết tham gia trực tiếp quyết định công việc của cộng đồng, của Nhà nước.” là

A. Hình thức dân chủ trực tiếp
B. Hình thức dân chủ gián tiếp
C. Hình thức dân chủ tập trung
D. Hình thức dân chủ xã hội chủ nghĩa

 

Câu 30: “Hình thức dân chủ với những qui chế, thiết chế để nhân dân bầu ra những người đại diện của mình quyết định các công việc chung của cộng đồng, của Nhà nước.” là

A. Hình thức dân chủ trực tiếp
B. Hình thức dân chủ gián tiếp
C. Hình thức dân chủ tập trung
D. Hình thức dân chủ xã hội chủ nghĩa

 

Câu 31: Trong quá trình bầu cử, việc mỗi lá phiếu đều có giá trị như nhau thể hiện nguyên tắc nào trong bầu cử ?

A. Phổ thông.
B. Bình đẳng.
C.Trực tiếp.
D. Bỏ phiếu kín.

 

Câu 32: Quyền khiếu nại, tố cáo là công cụ để nhân dân thực hiện dân chủ là một nội dung thuộc

A. Ý nghĩa quyền khiếu nại, tố cáo
B. Nôị dung quyền khiếu nại, tố cáo
C. Khái niệm quyền khiếu nại, tố cáo
D. Bình đẳng trong thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo

 

Câu 33: Về cơ bản, qui trình giải quyết khiếu nại, tố cáo đựoc thực hiện theo

A. 1 bước
B. 2 bước
C. 3 bước
D. 4 bước

 

Câu 34: Trong quy định của pháp luật về quyền tố cáo, đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật mà công dân có thể tố cáo là

A. cá nhân.
B. cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
C. tổ chức.
D. bất cứ cơ quan, tổ chức nào.

 

Câu 35: Mục đích của khiếu nại là nhằm

A. khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại.
B. ngăn chặn vi phạm pháp luật.
C. ngăn chặn nhũng hành vi xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước.
D. bảo vệ Nhà nước và pháp luật.

 

Câu 36: Chị M bị buộc thôi việc trong thời gian đang nuôi con 8 tháng tuổi. Chị M cần căn cứ vào quyền nào của công dân để bảo vệ mình?

A. Quyền bình đẳng.
B. Quyền dân chủ.
C. Quyền tố cáo.
D. Quyền khiếu nại.

 

Câu 37: Khi nhìn thấy kẻ gian đột nhập vào nhà hàng xóm, T đã báo ngay cho cơ quan công an. T đã thực hiện quyền nào của công dân?

A. Quyền khiếu nại.
B. Quyền tố cáo.
C. Quyền tự do ngôn luận.
D. Quyền nhân thân.

 

Câu 38: Quyền học tập của công dân được quy định trong

A. Hiến pháp và pháp luật.
B. các văn bản quy phạm pháp luật.
C. Hiến pháp và Luật Giáo dục.
D. Luật Giáo dục.

Câu 39: Quan điểm nào dưới đây là sai khi nói về quyền học tập của công dân?

A. Quyền học tập không hạn chế.
B. Quyền học bất cứ ngành, nghề nào.
C. Quyền học thường xuyên, học suốt đời.
D. Quyền học tập khi có sự đồng ý của các cơ quan có thẩm quyền.

 

Câu 40: Việc mở trường trung học phổ thông chuyên ở nước ta hiện nay nhằm

A. bảo đảm tính nhân văn trong giáo dục.
B. bảo đảm công bằng trong giáo dục.
C. đào tạo chuyên gia kỹ thuật cho đất nước.
D. bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.

————————————- Hết ————————————-

Đáp án tham khảo

Câu 1 – A Câu 21 – B
Câu 2 – D Câu 22 – C
Câu 3 – C Câu 23 – C
Câu 4 – A Câu 24 – D
Câu 5 – B Câu 25 – B
Cau 6  – B Câu 26 – C
Câu 7 – A Câu 27 – D
Câu 8 – C Câu 28 – D
Câu 9 – B Câu 29 – A
Câu 10 – C Câu 30 – B
Câu 11 – A Câu 31 – B
Câu 12 – C Câu 32 – A
Câu 13 – D Câu 33 – D
Câu 14 – A Câu 34 – D
Câu 15 – C Câu 35 – A
Câu 16 – C Câu 36 – D
Câu 17 – B Câu 37 – B
Câu 18 – C Câu 38 – C
Câu 19 – D Câu 39 – D
Câu 20 – D Câu 40 – D

Copyright 2019 © Kinh nghiệm dạy học | Thiết kế bởi Web Bách Thắng