Giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp

Giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp

I.1. Lí do chọn đề tài:

       Đất nước đang không ngừng phát triển, hội nhập với WTO, phát triển kinh doanh thương mại, công nghiệp hóa nông thôn. Ở vùng nông thôn đang xây dựng đề án phát triển nông thôn mới.

       Để ứng phó và có biện pháp xử lí rác thải công nghiệp, biến đổi khí hậu môi trường. Trường học là một trong những tác nhân về giáo dục và bảo vệ môi trường. Tất cả các trường học đều hướng tới xây dựng trường chuẩn quốc gia. Trong đó có phong trào xây dựng “ Trường học thân thiện – học sinh tích cực”. Phong trào làm trường lớp xanh, sạch, đẹp. Giữ gìn vệ sinh trong và ngoài lớp học, cảnh quan môi trường. Giáo viên và học sinh xem ngôi trường như ngôi nhà thứ hai của mình.       

       Cuộc sống có đẹp hay không phụ thuộc vào nơi mà chúng ta đang sinh sống : Đó chính là nhà ở, xóm làng, trường học, cộng đồng, thành phố, đất nước, khu vực hay rộng hơn là Trái Đất. Giữ cho môi trường ở những nơi đó trong sạch và xanh tươi là trách nhiệm của mọi người, vì mỗi người đều đóng vai trò quan trọng và có ý thức trong việc bảo vệ môi trường. Nếu mỗi người đều đóng góp những hành động đúng và những lẽ phải cho môi trường, thì nơi ở của chúng ta sẽ được giữ gìn và cuộc sống của chúng ta sẽ tốt đẹp lên nhiều.

       Bản thân tôi là một giáo viên chủ nhiệm, luôn luôn gần gũi với các em hằng ngày, hằng giờ, tôi muốn góp sức nhỏ bé của mình giáo dục một thế hệ trẻ có lòng yêu quê hương, đất nước, giữ gìn màu xanh của cuộc sống, có cuộc sống trong lành thanh bình trên làng quê thân yêu của các em. Để công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong nhà trường thực sự mang lại hiệu quả cao như mong muốn cần bắt đầu từ những việc làm, hành động nhỏ nhất. Chẳng hạn như làm tốt công việc trồng và chăm sóc cây xanh, vệ sinh trong và ngoài lớp học luôn luôn sạch sẽ trước và sau mỗi buổi học… Mỗi thầy cô giáo đang trực tiếp giảng dạy hằng ngày cần giúp các em có lượng kiến thức nhất định để góp phần bảo vệ môi trường với chủ đề “Vì màu xanh cuộc sống ” ngày một tốt đẹp hơn. Chính vì vậy tôi mạnh dạn đưa ra ý tưởng chọn đề tài “ Giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp”. Tôi muốn qua đề tài này đúc rút ra một số kinh nghiệm đồng thời cũng là dịp có điều kiện trao đổi với bạn bè đồng nghiệp nhằm tìm ra hướng đúng đắn nhất trong việc giáo dục học sinh.

       Để hoàn thiện đề tài này, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn thầy Huỳnh Bốn hiệu trưởng nhà trường, cô Huỳnh Thị Thảo phó hiệu trưởng, cùng với các anh chị em giáo viên trong trường.

  1. Nội dung và cách thực hiện giải pháp, biện pháp:

   – Trong năm học 2014 – 2015 tôi đã áp dụng thực hiện các biện pháp sau:

   + Biện pháp 1:

  – Công tác chủ nhiệm : Giáo viên chủ nhiệm là người có một vai trò rất lớn trong việc giảng dạy cũng như việc góp phần hình thành nhân cách cho các em học sinh. Chính vì thế, để cho việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp đạt kết quả thì người giáo viên chủ nhiệm phải có kế hoạch và các biện pháp giáo dục. Cho nên ngay từ buổi đầu của năm học, tôi đã lập ra một kế hoạch cụ thể như sau : Tôi chia lớp làm năm nhóm, bầu nhóm trưởng và bầu các ban. Chủ tịch hội đồng, phó chủ tịch kết hợp với nhau làm việc, giúp tôi quản lí lớp.

   Tôi phát cho ban cán sự lớp mỗi em một quyển sổ. Tôi hướng dẫn để các em theo dõi và ghi lại những vi phạm của từng bạn về các mặt chuyên cần, những chuẩn mực đạo đức, những vi phạm về môi trường. Đầu năm học giáo viên cùng với học sinh xây dựng nội quy lớp học để từ đó học sinh sẽ áp dụng nội quy và thực hiện trong cả quá trình học và hoạt động ngoài giờ lên lớp, để từ đó tôi có những hình thức sử lí kịp thời nhằm giúp học sinh thực hiện tốt 5 nhiệm vụ của người học sinh trong nhà trường Tiểu học. Sau cuối mỗi tuần ban cán sự lớp sẽ báo cáo với giáo viên chủ nhiệm kết quả của từng công việc được giao. Đồng thời tuyên dương những em thực hiện tốt kịp thời để động viên kích lệ, Bên cạnh đó cũng nhắc nhở các em chưa có ý thức giữ vệ sinh chung của trường, của lớp. Đầu năm học tôi đã cho các em dọn dẹp và sắp xếp đồ dùng trong lớp gọn gàng, ngăn nắp ( dụng cụ học tập, sách vở, giá dép,…) trồng cây xanh trước lớp, chia tổ để chăm sóc và tưới cây, lau chùi cửa sổ, bàn ghế hằng ngày, trực nhật quét dọn lớp học vào buổi sáng, buổi chiều.

   Tôi mua hai giỏ rác để các em bỏ rác ( Một thùng đựng rác phân hủy, một thùng đựng rác không phân hủy)

   Trong từng môn học, giờ học tôi lồng ghép ý thức bảo vệ môi trường nhằm giúp học sinh biết sống hòa hợp, gần gũi với thiên nhiên, biết yêu quý thiên nhiên, gia đình, lớp học, biết quan tâm đến môi trường xung quanh, môi trường cộng đồng nơi em sinh sống. Từ đó học sinh có thói quen, hành vi đúng trong việc bảo vệ môi trường.

    + Biện pháp 2: Giúp học sinh biết phân loại rác thải:

     – Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường có thể sử dụng bằng nhiều cách khác nhau. Và tôi đặc biệt chú trọng đến việc phân loại rác thải.Chúng ta chia rác thải ra làm hai loại, một loại phân hủy trong môi trường tự nhiên: rác thải hữu cơ là những chất phân hủy được trong đất như thức ăn thừa, lá cây, củ quả, rơm rạ, giấy loại, xác súc vật… Một loại rác thải thứ hai không  phân hủy trong môi trường tự nhiên là rác thải vô cơ như:  Bịch ni lông, vỏ chai nhựa hay thủy tinh, thùng giấy carton, kim loại, cao su…

       Tôi cho đặt ở ngoài lớp hai thùng rác, một thùng bỏ rác phân hủy, một thùng bỏ rác khó phân hủy. Học sinh trong lớp sẽ bỏ rác vào hai thùng này. Các nhóm trưởng sẽ theo dõi xem bạn nào chưa có ý thức bỏ rác đúng nơi  quy định.

    Cứ mỗi ngày vào cuối tiết học, tổ trực nhật hôm đó sẽ mang thùng rác phân hủy đó đổ vào hố rác của vườn trường để làm phân xanh, bón phân cho vườn bồn trong trường.

    Còn rác không phân hủy được tôi cho các em lựa trở lại một lần nữa, những chai nhựa, giấy vụn, thùng giấy,… được giữ lại nộp kế hoạch nhỏ. Riêng các loại rác còn lại thì đem đổ vào thùng rác lớn của nhà trường để chở đi đổ đúng nơi quy định.

   + Biện pháp 3: Giáo dục học sinh biết giữ vệ sinh lớp học, cảnh quang sân trường:

   *Trong lớp học :

     Trong lớp học có một số chậu cây cảnh tạo không gian “xanh”  và cũng tạo ý thức bảo quản chăm sóc cho học sinh, trước lớp học có một bồn hoa tôi động

   viên các em tự tìm các loại hoa sau đó mang đến lớp rồi trồng và chăm sóc.

    Mỗi tuần tôi phân công mỗi tổ trực nhật. Tổ trưởng sẽ phân công nhiệm vụ cho từng thành viên, quét lớp, chăm sóc cây cảnh, lau chùi cửa sổ, cửa lớp, sắp xếp bàn ghế ngay ngắn, gọn gàng, ngăn nắp.

    Trước tiên, giáo viên cần hướng dẫn học sinh biết cách làm vệ sinh để đảm bảo vừa sạch, vừa an toàn cho sức khỏe. Khi quét lớp cần tắt quạt  để lớp quét được sạch và đỡ bụi. Khi lau cửa, lau bảng hoặc lau bàn ghế phải dùng khăn ướt, vắt cho ráo rồi mới lau. Sau đó dùng khăn khô lau lại. Làm như vậy vừa làm sạch bàn ghế vừa không bụi ảnh hưởng đến sức khỏe học sinh.

   Giáo viên phân công cho các nhóm làm vệ sinh lớp học hằng ngày. Mỗi nhóm trực một tuần, nhóm trưởng sẽ phân công cho các bạn trong nhóm làm việc như: quét lớp, lau bàn ghế, lau cửa sổ, lau bảng, lau nền nhà, xách nước tưới hoa, cây cảnh,… Và mỗi tuần giáo viên tổ chức cho học sinh cả lớp làm tổng vệ sinh lớp học một lần nữa như: quét mạng nhện, lau cửa sổ, nền nhà,…

    Để học sinh có ý thức giữ gìn vệ sinh lớp học, trước hết giáo viên phải là người gương mẫu thực hiện vệ sinh lớp học. Phải cùng tham gia với học sinh khi tổ chức cho học sinh làm tổng vệ sinh lớp học để tạo sự hòa đồng, thân thiện với học sinh.

   Thường xuyên giáo dục học sinh ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp thông qua các bài học nói về vệ sinh môi trường, những gương người tốt việc tốt, đồng thời biểu dương trước lớp những học sinh đã có ý thức tự giác trong việc giữ gìn vệ sinh trường lớp để động viên khuyến kích các em và cả lớp noi theo.

     Ngoài việc sắp xếp, trang trí phòng học, giáo viên sưu tầm một số tranh ảnh thiên nhiên đẹp để trang trí cho lớp học thêm đẹp. Ngoài ra còn có bảng nội quy lớp học, góc khéo tay. Các mảng trang trí này cần được sắp xếp một cách hợp lí, hài hòa… Ở góc khéo tay giáo viên cho học sinh trưng bày những sản phẩm của mình như bài văn hay, chữ đẹp, các sản phẩm đẹp của môn Kĩ thuật, Mĩ thuật,… Giáo viên cần khuyến khích học sinh vẽ những bài vẽ về bảo vệ môi trường để vừa trang  trí lớp học đẹp, vừa có tích tuyên truyền để học sinh ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường.

    Bàn ghế, đồ dùng trong phòng học sắp xếp gọn gàng, thuận tiên cho việc sinh hoạt, đi lại, sử dụng  của giáo viên và học sinh. Sắp xếp sao cho cân đối. Học sinh đến lớp phải mặc đồng phục theo quy định, đầu tóc gọn gang, sạch sẽ.

*Ngoài sân trường:

       Lớp học sạch sẽ, thoáng mát sẽ tạo sự hứng thú cho các em học tập tốt hơn. Bên cạnh đó, sân trường cũng là nơi diễn ra các hoạt động vui chơi, giải trí của các em trong giờ ra chơi. Nơi đây lúc nào cũng xanh, sạch, đẹp. Xung quanh sân trường  có các bồn hoa, chậu cảnh, ghế đá đặt dưới gốc cây bóng mát để các em ngồi nghỉ giải lao. Để gìn giữ cảnh quang trường học, ngay từ khi đại hội liên đội, thầy Tổng phụ trách đội đã đưa ra  bảng thi đua, căn cứ vào những vi phạm: nói tục, bẻ cành cây, vứt rác, đi chân không,… đội cờ đỏ sẽ ghi tên và trừ điểm. Nếu trong ngày mà học sinh vi phạm, đội cờ đỏ nhắc nhở. Căn cứ vào đó, tôi sẽ có hướng xử lí kịp thời.

    + Biện pháp 4: Giáo dục học sinh biết giữ vệ sinh khi đi tiểu tiện:

       Hằng ngày, các em đều đi vệ sinh. Vậy làm thế nào để các em hiểu rằng giữ vệ sinh cá nhân cũng chính là góp phần giữ vệ sinh môi trường. Tôi nhắc nhở các em phải đi tiểu tiện đúng nơi quy định, đi xong dội nước, rửa tay bằng xà phòng và nước sạch sau khi đi vệ sinh đúng theo quy định.

   + Biện pháp 5: Giáo dục học sinh biết giữ gìn nguồn nước:

   Hệ thống nước bơm từ giếng lên bồn dùng để lau nhà, rửa tay chân, tưới cây,…Tôi nhắc các em không tự ý xả nước khi không cần thiết. Sử dụng điện nước phải biết tiết kiệm. Tôi lập một đội theo dõi của lớp cùng kết hợp với ban cán sự lớp thường xuyên theo dõi những vi phạm về việc giữ vệ sinh môi trường nước.

    + Biện pháp 6: Giáo dục học sinh giữ gìn vệ sinh nhà ở:

    Ngôi nhà chính là nơi các em được nghỉ ngơi bên gia đình, vì vậy ngôi nhà của các em phải luôn gọn gàng, ngăn nắp. Ông cha ta có câu :” Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm”. Vì vậy tôi cũng thường xuyên trao đổi với  phụ huynh để tìm hiểu về tính tình, lối sống ở nhà của các em. Qua đó, tôi khuyên các em mỗi ngày nên có lối sống ngăn nắp, dọn dẹp nhà ở gọn gàng, góc học tập đồ dùng học tập sắp xếp có khoa học, bỏ rác đúng nơi quy định…, vào những ngày nghỉ học.

    + Biện pháp 7: Lồng ghép giáo dục ý thức bảo vệ môi trường vào từng tiết học:

     –  Giúp học sinh có ý thức bảo vệ môi trường qua các môn học, bài học như môn Chính tả, bài: Luật Bảo vệ môi trường. Giúp các em thấy được phải biết khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên ở mọi lúc, mọi nơi. Giúp các em hiểu về vai trò của môi trường tự nhiên đối với đời sống con người qua môn Khoa học, Bài 33: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên; Bài 34: Môi trường tự nhiên có vai trò gì đối với cuộc sống con người? Bài 35: Con người tác động đến môi trường như thế nào? Bài 36: Chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường? Các em sẽ thấy được giá trị của môi trường thiên nhiên đối với cuộc sống con người.         

    Lớp học xanh, sạch, đẹp phần nào sẽ tạo nên một không gian thoáng đãng cho các em khi ngồi học. Bên cạnh đó, nhằm nhắc nhở các em có ý thức tiết kiệm điện, ngay cửa ra vào lớp tôi gián khẩu hiệu: “ Ra khỏi phòng nhớ tắt điện”. Nhờ vậy khi ra sân tập thể dục, giờ ra chơi, tiết học tin, lúc ra về, lớp tôi ít xảy ra tình trạng học sinh quên tắt điện.

     Việc giáo dục cho các em biết vệ sinh cho lớp học, phần nào giáo viên đã lôi cuốn học sinh đến lớp có ý thức và yêu thích lao động hơn. Tạo cho các em có thói quen trở thành một kỹ năng cần có của người học sinh.

   Ví dụ:

       Em Nhàn, Hồng Vi, Hiền,… rất có ý thức giữ vệ sinh lớp học của mình. Sau

mỗi buổi học, bao giờ em cũng sắp xếp lại bàn ghế, quét dọn lại lớp học, cất dụng cụ làm vệ sinh vào lớp rồi mới ra về.

       Em Cao Vi luôn cùng với các bạn nam tưới cây, nhặt lá, nhổ cỏ ở bồn hoa mà không chờ đến phiên mình trực nhật.

       Em Tân thường xuyên chú ý tắt  điện sau mỗi ngày tan học.     

    Những học sinh có ý thức như nêu trên được lớp bình chọn và đề nghị nhà trường, Đội cuối năm học tuyên dương khen thưởng.

   III.1.Kết luận:

   Trong năm học 2014 – 2015cùng với việc đổi mới nội dung và phương pháp dạy học. Nội dung dạy học được lồng ghép giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường cũng cần được quan tâm đúng mức bố trí trong chương trình học ngay từ lớp 1. Vì ở lứa tuổi này các em rất thích tiếp xúc với cuộc sống xung quanh.Tìm hiểu môi trường xung quanh. Để giúp cho các em có những kiến thức và kĩ năng thực hành ý thức bảo vệ môi trường phù hợp với khả năng của mình , điều quan trọng đầu tiên là giáo viên phải luôn làm gương cho các em noi theo, luôn có ý thức hướng dẫn các em kiên trì không được gián đoạn. Trên cơ sở đó giáo dục các em biết yêu quý, gần gũi với môi trường và đánh giá các hành vi tốt, xấu của con người trong việc bảo vệ môi trường. Đặc biệt qua giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh cũng là để nhắc nhở người lớn và đánh thức họ biết bảo vệ môi trường sống cho con em mình cũng như bảo vệ môi trường sống an toàn, sạch sẽ, lành mạnh và phong phú. Vì vậy giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ môi trường là vấn đề rất quan trọng và cấp bách.

       Cảnh quan khuôn viên trường đang từng bước hoàn thiện, có khoa học.

       Ngoài sân trường: Nhà trường được hội phụ huynh học sinh biếu tặng trồng hàng cây lưu niệm. Hằng ngày học sinh toàn trường chăm sóc cây xanh tốt hơn.

      Trong lớp học:  Các lớp học đều trang trí đẹp phù hợp với lứa tuổi, có góc học tập, góc thiên nhiên tạo cảnh quan thoáng đãng cho học sinh có tinh thần học tập

      Bàn ghế chuẩn theo quy định của bộ y tế, phù hợp với lứa tuổi học sinh.

      Phòng học đủ ánh sáng, sạch sẽ, thoáng mát.

      Học sinh biết giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Đến trường mang trang phục gọn gàng, đúng quy định. Giáo viên và học sinh yêu trường, yêu lớp. Coi trường là ngôi nhà thứ hai của mình.

    Phụ huynh luôn quan tâm, chăm lo có ý thức đến việc học tập và bảo vệ môi trường của con em mình.  

Bấm vào đây để tải về

 

 

 

 

Copyright 2019 © Kinh nghiệm dạy học | Thiết kế bởi Web Bách Thắng