Giáo dục học sinh tiểu học hiểu biết thêm về biển – đảo việt nam
I.1.Lý do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết trong những năm trước đây và hiện tại bây giờ Đảng ta luôn coi trọng việc giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển cả Đức – Trí – Thể – Mĩ trang bị cho học sinh đầy đủ hành trang trí tuệ để học sinh bước vào đời trở thành những công dân có ích cho đất nước. Trong điều kiện kinh tế mở cựa như hiện nay việc giáo dục học sinh biết về chủ quyền biển, đảo là phần lớn trách nhiệm không thể thiếu ở các trường phổ thông, đặc biệt ở đây tôi đang nói đối tượng học sinh là tiểu học, các em còn nhỏ việc nhận thức và hiểu biết vẫn còn hạn chế. Chính vì vậy chúng ta cần phải có những định hướng đúng đắn về cách tư duy, nhìn nhận, đánh giá vấn đề một cách hết sức cụ thể, thuyết phục, cần phải tăng cường mở rộng giáo dục về hải phận chủ quyền biển đảo cho học sinh trường. Hơn ai hết các thầy cô giáo là những người trực tiếp giáo dục các em, chúng ta không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn truyền lại cho thế hệ sau tình yêu thắm thiết đối với những vùng biển, đảo của Tổ quốc thân yêu. Chúng ta giúp cho các em xác định được tình yêu lớn nhất cao cả và thiêng liêng nhất là tình yêu Tổ quốc, tình yêu dân tộc, yêu chuộng hòa bình, tự do. Các em cần ý thức được rằng các em học không chỉ để lập thân, lập nghiệp mà còn vì tình yêu quê hương đất nước thôi thúc trong lòng .
Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp – biện pháp:
– Vận dụng linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học: Tổ chức dạy học theo hướng phát huy tích cực chủ động là mấu chốt của vấn đề đổi mới. Vì vậy, khi giáo dạy lồng ghép về biển đảo, giáo viên cần kết hợp các hình thức tổ chức dạy học: như dạy học theo nhóm, dạy học cá nhân, hoạt động cặp đôi, hoạt động chung cả lớp, hoạt động cộng đồng, thảo luận, trò chơi quan sát tranh ảnh hoặc chiếu phim có hình ảnh liên quan về biển và đảo việt nam.
– Chuẩn bị tiết dạy: Hiệu quả của một tiết dạy về biển đảo phụ thuộc rất lớn vào công tác chuẩn bị của giáo viên. Vì vậy, trước khi lên lớp giáo viên cần chuẩn bị tiết dạy cho thật chu đáo và có chất lượng, thể hiện rõ kế hoạch của thầy trò và dự kiến các tình huống có thể xảy ra, giáo viên phải chuẩn kĩ về kiến thức, chuẩn bị đồ dùng dạy học cho giáo viên và học sinh, xây dựng hệ thống câu hỏi, dẫn dắt học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức mới, hay xây dựng trò chơi học tập cho các tiết học, giúp học sinh củng cố, khắc sâu kiến thức của bài học.
– Các hoạt động dạy học: Các hoạt động dạy ngoài giờ lên lớp về biển đảo ở trường tiểu học giúp học sinh yêu mến quê hương đất nước.
Ví dụ đặt câu hỏi : Em nào có thể cho cô biết những tỉnh nào có biển ? học sinh thay nhau trả lời.
– Tổ chức nhiều hoạt động phong trào cho các em tham gia sinh hoạt : Cụ thể cho các em thi nhau kể chuyện về biển đảo, hoặc thi hát các bài hát về biển nhằm giáo dục cho các em nhận thức rõ về tầm quan trọng của biển và đảo.
– Trong các cuộc thi do nhà trường hay đội tổ chức cho các em thì giáo viên cần chuẩn bị tốt về các hình ảnh, nội dung phù hợp.
– Giáo viên là người gần gũi với học sinh nhất bảm sát lớp hiểu rõ đặc điểm tâm sinh lý của từng học sinh từ đó giúp các em hoàn thành bài học về biển đảo.
– Yêu cầu giáo viên trong khi dạy nên cố gắng làm sao trong giờ học cho học sinh hoạt động càng nhiều càng tốt.
– Là giáo viên chủ nhiệm tôi luôn có mặt động viên, nhắc nhở học sinh tham gia đầy đủ. Trong các hoạt động của Đội giáo viên không thường tham gia, và những lớp như thế các em tham gia không tích cực, thành tích không cao
Tôi còn phối hợp với phụ huynh trong việc giáo dục cho học sinh thông qua hoạt động ứng dụng nhằm giúp học sinh học tốt, bên cạnh đó việc giáo dục học sinh hiểu biết về quê hương biển đảo
Thực tế trước khi học bài tập đọc tôi đã cho học sinh lớp 4 tôi chủ nhiệm tôi đã đặt câu hỏi: Việc bảo vệ tài nguyên biển và môi trường biển, đảo có quan trọng không?
* Số liệu trước khi khảo sát:
Tổng số học sinh | Quan trọng | % | Không quan trọng | % |
29 | 17 | 58,6% | 12 | 41,4% |
* Số liệu sau khi học xong bài:
Tổng số học sinh | Quan trọng | % | Không quan trọng | % |
29 | 25 | 86,2% | 4 | 13,8% |
– Vừa qua trường kết hợp với đội tổ chức rung chuông vàng cho học sinh từ khối 1 đến khối 5 chủ đề tìm hiểu về môi trường biển đảo chủ quyền đất nước.
Nội dung, đối tượng dự thi và hình thức tổ chức.
a – Đối tượng dự thi: học sinh khối lớp 1,2,3,4,5.
b – Hình thức tổ chức: khối 1+2+3 thi riêng , khối 4+5 thi chung.
c – Hệ thống câu hỏi, liên quan về biển đảo Việt Nam từ khối lớp 1 đến khối lớp 5.
d – Thể lệ cuộc thi: Các thí sinh dự thi sẽ ngồi theo số thứ tự từ1 đến hết, đây chính là số báo danh của thí sinh.
– Thí sinh vào sàn thi đấu chỉ được mang theo số báo danh, bảng con, phấn hoặc bút lông.
– Mỗi câu hỏi suy nghĩ và trả lời trong 10 giây, nếu học sinh trả lời sai tự động rời khỏi sàn thi đấu.
– Người chiến thắng là người rời khỏi sàn thi đấu cuối cùng.
e – Giải thưởng: Dành cho thí sinh ở 5 khối.
05 giải nhất/05 khối, 05 giải nhì/05 khối, 05 giải ba/05 khối và 05 giải phụ dành cho khán giả ở 05 khối.
g – Thời gian và địa điểm: 7giờ 30 phút ngày 20-12-2014 tại sân trường tiểu học Võ Thị Sáu.
Trước khi hội thi băt đầu tôi có đặt câu hỏi cho từng khối lớp để kiểm tra việc hiểu biết của các em về biển đảo như thế nào thực tế cho thấy rằng:
khối 1
Tổng số | biết biển – đảo | % | Chưa biết biển – đảo | % |
96 | 40 | 41,6% | 56 | 58,4% |
Khối 2
Tổng số | biết biển – đảo | % | Chưa biết biển – đảo | % |
102 | 60 | 58,8% | 42 | 37,2% |
Khối 3
Tổng số | biết biển – đảo | % | Chưa biết biển – đảo | % |
98 | 55 | 56,1% | 43 | 43,9% |
Khối 4+5
Tổng số | biết biển – đảo | % | Chưa biết biển – đảo | % |
212 | 156 | 73,5 | 56 | 26,5 |
Sau khi tổ chức xong tôi hỏi lại các em thì thu được kết quả như sau:
khối 1
Tổng số | biết biển – đảo | % | Chưa biết biển – đảo | % |
96 | 70 | 72,9% | 26 | 26,1% |
Khối 2
Tổng số | biết biển – đảo | % | Chưa biết biển – đảo | % |
102 | 85 | 83,3% | 17 | 16,7% |
Khối 3
Tổng số | biết biển – đảo | % | Chưa biết biển – đảo | % |
98 | 75 | 76,5% | 23 | 23,5% |
Khối 4+5
Tổng số | biết biển – đảo | % | Chưa biết biển – đảo | % |
212 | 190 | 89,6% | 22 | 9,4% |
Nhìn vào bảng số liệu trắc nghiệm ta thấy được thông qua cuộc thi rung chuông vàng, học sinh ở các khối lớp hiểu biết về biển đảo tăng lên rõ rệt, qua đây nhằm giáo dục các em tình yêu quê hương đất nước, yêu quí chủ quyền biển đảo Việt Nam của chúng ta.,
Kết thúc hội thi thành công tốt đẹp, ở các khối lớp đã tìm ra các giải nhất , nhì và
<Học sinh đạt giải nhất rung chuông vàng khối 1>
Qua việc tổ chức hoạt động ngoaị khoá, rung chuông vàng cho học sinh tôi nhân thấy rằng các em rất thích thú, khi chưa tổ chức thi thì rất nhiều em hầu hêt các khối lớp có thể nói chưa hình dung được biển như thế nào? đảo ra sao. Nhưng sau cuộc thi các em đã nắm được , hình dung được biển đảo các em thêm yêu biển đảo thêm yêu quê hương đất nước.
– Giáo viên có tích hợp qua các tiết học chương trình địa phương theo chủ đề biển đảo để giới thiệu cho các em làm quen trước ,sau đó trong tiết học giáo viên khéo léo dẫn dắt để các em lĩnh hội những tư tưởng tình cảm về tình yêu quê hương,tình yêu biển đảo .
.Trong các tiết học giáo viên có thể cho các em đọc những bài thơ hay viết về biển đảo Việt Nam ,hoặc một số lời bình về những bài thơ đó .Sau đó yêu cầu các em tập làm những bài thơ viết về biển đảo ,về các chiến sĩ đang ngày đêm canh giữ biển trời của Tổ Quốc .
III. Phần kết luận, kiến nghị
III.1 Kết luận
Trên đây là kết quả đã đạt được của đề tài đã áp dụng ở trường tôi trong năm học này việc lồng ghép và giáo dục học sinh hiểu biết thêm về biển, đảo thông qua các môn học chính khoá và các hoạt động ngoại khoá, việc đầu tiên đòi hỏi là một người giáo viên phải có kiến thức sâu và rộng về biển đảo, giáo viên không những phải nắm chắc nội dung mà cần biết cách vận dụng hợp lí khi lồng ghép biển, đảo vào trong bài học, kết hợp giáo dục các em hiểu biết về môi trường biển và hải đảo vận dụng các phương pháp giáo dục một cách linh hoạt và thực hiện nghiêm túc, phải giáo dục học sinh một cách thường xuyên, tạo cơ hội để các em được tham gia các hoạt động liên quan vè biển, đảo.
Là một người giáo viên giảng dạy bậc tiểu học tôi nhận ra một điều thật quan trọng trong công việc của mình là cần phải giáo dục cho các em ngay từ lúc lớp1 để các em biết được và hình dung ra được biển là như thế nào và đảo ra sao, đặc biệt càng lên các lớp trên càng giáo dục các em kĩ hơn về tầm quan trọng của biển, đảo đối với đời sống của con người. Đó là nền tảng giúp cho các em có sự hiểu biết về đất nước, bảo vệ và phát triển bền vững biển và hải đảo Việt Nam.