Kinh nghiệm dạy chính tả lớp 2 cho học sinh đồng bào dân tộc Ê Đê

Kinh nghiệm dạy chính tả lớp 2 cho học sinh đồng bào dân tộc Ê Đê

  1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

           Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, đa ngôn ngữ, đa văn hóa, tức ngôn ngữ chính thức, ngôn ngữ giáo dục, văn hóa tất cả các dân tộc, thành phần của quốc gia. trong đó sử dụng tiếng Việt làm ngôn ngữ giao tiếp chung. Cho nên, phổ biến rộng rãi tiếng Việt trong các dân tộc Việt Nam là hết sức cần thiết. Sự gắn kết của cộng đồng được tạo dựng trên cơ sở sự gắn kết về văn hóa và ngôn ngữ. Khoảng cách về ngôn ngữ và văn hóa là một rào cản lớn cho khối đại đoàn kết các dân tộc anh em. Vì vậy thông thạo tiếng nói, chữ viết chung là cơ sở các cá nhân trong cộng đồng gắn bó và đoàn kết chặt chẽ thành một khối thống nhất. Xuất phát từ bối cảnh đất nước hiện nay, trên cơ sở đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước về vấn đề ngôn ngữ dân tộc, hơn lúc nào hết dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số là vô cùng bức thiết và quan trọng.

       “Giáo dục tiểu học được thực hiện bằng tiếng Việt.

         Các dân tộc thiểu số có quyền sử dụng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình cùng với Tiếng Việt để thực hiện giáo dục Tiểu học”.

                  (Trích chương I của Luật phổ cập giáo dục Tiểu học 1991)

         Trong hệ thống giáo dục quốc dân bậc tiểu học là bậc học quan trọng nhất, đây được coi là bậc học nền tảng hình thành nhân cách cho học sinh. Để thực hiện mục tiêu của Nghị quyết Trung ương 2 là: “Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện bậc Tiểu học là mục tiêu phát triển giáo dục bậc Tiểu học từ nay đến năm 2020” thì trách nhiệm hàng đầu được là những người làm công tác giáo dục nói chung và những người dạy Tiểu học nói riêng. Trong nhà trường Tiểu học, mỗi môn học đều góp phần hình thành và phát triển nhân cách, trong đó môn Tiếng việt đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển toàn diện, nó được coi là môn học công cụ để học tốt các môn khác. Không giống với các môn học khác, môn Tiếng việt có nhiều phân môn có quan hệ chặt chẽ, bổ sung kiến thức cho nhau trong đó có phân môn chính tả. Các em phải viết đúng chính tả mới có thể làm tốt tất cả các môn học khác. Do đó muốn học tốt tất cả các môn học khác thì phải học tốt phân môn Chính tả. Vì vậy ngay từ bậc tiểu học cần rèn cho học sinh tất cả các kĩ năng để viết đúng, viết đẹp. Trong tất cả các kĩ năng, kĩ năng viết đối với học sinh tiểu học đóng một vai trò quan trọng trong việc giao tiếp cũng như học tập. Viết đúng sẽ tạo cho các em học tốt môn Tiếng Việt và các môn học khác, làm cơ sở cho các em học lên lớp trên. Vì vậy việc rèn kĩ năng viết chính tả cho học sinh Tiểu học phải được tiến hành thường xuyên, liên tục. Bởi  chữ viết vô cùng quan trọng trong cuộc sống của loài người. Trong  giáo dục, trẻ em thường bắt đầu quá trình học tập bằng việc học chữ mới có phương tiện để học Tiếng Việt và học các môn học khác. Trẻ không biết chữ không có điều kiện tiếp xúc ngôn ngữ, không thể tiếp thu tri thức văn hóa, khoa học một cách bình thường.

        Như chúng ta đã biết, mặc dầu giữa các địa phương vẫn có sự khác nhau đáng kể trong phát âm, các âm tiết Tiếng Việt nói chung đều có một chuẩn chính tả thống nhất. Tuy nhiên một số học sinh ở các vùng miền vẫn phát âm lôn xộn giữa các âm như ch/tr; x/s; r/d/gi; l/n … và các vần như ưu/ui; ươu/iêu…Đặc biệt  học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số thì viết chính tả còn sai nhiều lỗi. Việc học Tiếng Việt gặp nhiều khó khăn. Các em nói tiếng của dân tộc mình nhưng khi đi học các em phải học tiếng Việt. Do ngôn ngữ khác nhau nên việc tiếp thu bài có nhiều hạn chế.

       Khác với lớp 1 học sinh chỉ viết chính tả tập chép. Lên lớp 2, mỗi tuần học sinh được học 2 tiết chính tả. Ở học kì I mỗi tuần đều có 1 tiết chính tả tập chép và 1 tiết chính tả nghe – viết. Sang học kì II, các tuần 20,22,24,28 và từ tuần 30 cho đến hết năm học thì cả hai tiết đều là chính tả nghe – viết. Vậy làm thế nào để dạy tiết chính tả ở lớp 2 nói chung và chính tả ở lớp 2 cho học sinh đồng bào dân tộc Ê Đê nói riêng đạt kết quả tốt? Đây là điều mà tôi trăn trở nhất trong những năm qua. Bản thân tôi từ ngày ra trường đến nay đã 28 năm công tác và cũng là nhiều năm trực tiếp giảng dạy lớp 2 tại địa bàn học sinh là  đồng bào dân tộc Ê Đê, mặc dù thời gian giảng dạy khá dài, kinh nghiệm nhiều nhưng tôi vẫn không ngừng nghiên cứu để trong quá trình giảng dạy và học hỏi đồng nghiệp để rút ra được một số kinh nghiệm khi dạy phân môn chính tả lớp 2. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài “ Kinh nghiệm dạy chính tả lớp 2 cho học sinh đồng bào dân tộc Ê Đê”. Đề tài nhằm phản ánh thực trạng dạy môn chính tả cho học sinh dân tộc Ê Đê ở trường tiểu học. Phân tích những yếu tố có tính khả thi và đưa ra một số biện pháp, giải pháp nhằm giúp học sinh người dân tộc Ê Đê viết chính tả tốt hơn.

        2- Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp.

  1.         1-     Đơn vị trung tâm của chính tả là “tiếng”

        Muốn viết đúng, viết đẹp chính tả nghe- viết cần biết các mẹo nhớ chính tả. Ví dụ : các vật dụng trong gia đình thường bắt đầu bằng ch không phải tr: Chăn, chạn(tủ đựng thức ăn) chai, chén…

  1. 2- Các bộ phận của “tiếng”

         Trong tiếng Việt, các tiếng (còn gọi là âm tiết) có rất nhiều dạng khác nhau. Ở dạng đầy đủ, mỗi tiếng gồm có ba bộ phận: âm đầu – vần – thanh điệu. Bộ phận vần lại được chia thành: âm đệm, âm chính  âm cuối. Ví dụ: chữ hoàn gồm âm đầu hay phụ âm đầu h, vần oan, thanh điệu sắc (dấu huyền).

          Tôi điều tra và nắm được sự nhận thức của từng em rồi tìm phương pháp  bồi dưỡng, sửa cho các em bằng cách cho viết nhiều lần, hướng dẫn cách chấm, phẩy đúng chỗ. Cứ thế nhiều lần em sẽ tiến bộ trông thấy.

          Việc rèn kỹ năng viết đòi hỏi người giáo viên phải tỉ mỉ, không được buông thả. Tôi hướng dẫn từng các em nhìn giáo viên viết mẫu. Nghe cô hướng dẫn cách viết. Cứ thế dẫn dắt các em cách viết từng chữ, từng dòng và cả bài như vậy các em sẽ tiến bộ rõ rệt. Giáo viên phải động viên kịp thời bằng nhiều hình thức khen các em. “Hôm nay các em viết tốt lắm”. Bằng những lời khen, khích lệ cũng một phần giúp các em hứng thú và học ngày càng tốt hơn.

       Nhiệm vụ cơ bản của phân môn chính tả

  Giúp học sinh nắm vững các quy tác chính tả và hình thành kĩ năng viết đúng chính tả. Kết hợp luyện tập viết đúng chính tả với rèn luyện kĩ năng nghe, luyện phát âm, củng cố nghĩa từ, trau dồi về ngữ pháp tiếng Việt.

     Bồi dưỡng một số đức tính, thái dộ, tác phong cần thiết trong công việc như tính cẩn thận, chính xác, óc thẩm mĩ…

    Định hướng phương pháp dạy chính tả

    Củng cố các quy tắc chính tả đã học từ lớp 1 và quy tắc viết hoa học ở lớp 2. thường xuyên luyện viết các vần khó trong giờ dạy chính tả và trong các phân môn khác.

   Chuẩn bị viết chính tả: trước khi cho học sinh viết chính tả, giáo viên cần dự kiến đúng các lỗi chính tả hay mắc của học sinh dân tộc thiểu số. Những lỗi đó cần được hướng dẫn chu đáo theo cách: cho học sinh viết bảng con những tiếng có phụ âm, có vần, có dấu thanh dễ lẫn trước khi viết bằng bút vào vở. trước khi cho học sinh viết vào bảng con, cần phân tích âm vần và cho học sinh vừa nhìn chữ viết, vừa phát âm nhiều lần.

   Việc chữa bài, nhận xét cần đi liền với luyện tập chữa lỗi. Gặp trường hợp có học sinh lặp lại một loại lỗi nhiều lần hoặc nhiều học sinh cùng mắc một loại lỗi, giáo viên cần có biện pháp luyện tập thêm. Giáo viên có thể tự soạn những đoạn văn trong đó tiếng hay viết sai được lặp lại nhiều lần để cho học sinh luyện viết.

   Khi luyện tập chính tả, âm, vần, dấu thanh cần chọn những bài tập phù hợp với học sinh dân tộc thiểu số. Nếu những bài tập trong sách giáo khoa không phù hợp cho việc luyện viết chính tả cho học sinh dân tộc thiểu số lớp mình phụ trách thì cần tự biên soạn những bài luyện tập khác.

   Lập kế hoạch dạy chính tả cho từng nhóm đối tượng học sinh. kế hoạch cần được xây dựng đầu tháng trên cơ sở khảo sát đầy đủ các loại lỗi chính tả học sinh thường mắc. Dựa vào kế hoạch này, giáo viên lần lượt biên soạn những bài luyện tập chính tả bổ sung cho nội dung dạy chính tả trên lớp. khi thiết kế các bài tập chính tả nên dựa vào các mô hình bài tập chính tả trong sách giáo khoa.

         Các giải pháp:

         –  Đối với học sinh dân tộc thiểu số việc dạy học nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh đạt chuẩn kiến thức kĩ năng. Việc dạy viết cho các em là vô cùng quan trọng. Viết đúng thì các em mới thấy được nội dung của bài viết.

         – Trong quá trình dạy chính tả, tôi thường xuyên dẫn dắt học sinh chiếm lĩnh các qui tắc chính tả và ghi nhớ để áp dụng vào việc viết chính tả. Tôi luôn quan tâm tới việc rèn cho học sinh viết đúng chính tả, viết đẹp, viết đúng quy trình liền mạch. Trước khi viết bài giáo viên cho học sinh viết bảng con các chữ thường viết sai và chữ khó, giáo viên cùng với học sinh nhận xét sữa sai, học sinh đọc lại các chữ đó. Chú ý các chữ viết hoa trong bài. Bài tập chính tả là một phần quan trọng cung cấp cho học sinh vấn đề viết đúng lỗi chính tả, tùy theo lỗi sai sót của học sinh trong bài viết giáo viên chọn bài tập cho học sinh thực hành, bài còn lại cho các em làm ở nhà. Dạy phân môn chính tả ngoài tranh minh hoạ nội dung bài học giáo viên còn cần phải sưu tầm thêm các loại tranh ảnh hỗ trợ cho bài học .

         * Tiết tập chép:  

         Tập chép đối với học sinh lớp 2 tương đối dê nên các em cần cố gắng chép tật đúng các từ. Không để sai sót từ nào.                               

    * Tiết nghe viết.

    Đây là tiết khó khăn nhất đối với học sinh phải đảm bảo câu đúng, dùng từ ngữ chính xác, trình bày sạch đẹp rành mạch, rõ ràng. Ở tiết này giáo viên cần tạo ra không khí hào hứng cho các em.

 (Giáo viên và học sinh cùng theo dõi để phát hiện? ñuùng hay chưa chính xác, từ đó giáo viên cùng học sinh sửa cho hoàn chỉnh hơn).

          – Để tiết viết đạt hiệu quả cao, lời nhắc nhở dặn dò của giáo viên trước lúc viết cũng rất quan trọng. Yêu cầu thực hiện theo đúng các bước trong tiết viết bài.

Giáo viên chuẩn bị công phu từ lúc soạn giáo án cụ thể cho tiết nghe viết. Khi hướng dẫn học sinh viết chính tả trên lớp đòi hỏi giáo viên phải quan tâm tới từng học sinh. Không chỉ ngồi trên bàn giáo viên đọc cho các em viết mà cần xuống tân từng em để theo dõi học sinh viết tốc độ nhanh hay chậm. Qua đó, học sinh có ý thức viết trình bày bài ngày càng tiến bộ và có kết quả cao hơn. Đến khi kiểm tra bài, thống kê lỗi, nhận xét khái quát về bài làm…

           Các biện pháp cụ thể:

         Sau đây là phương pháp của tôi trong khi dạy tiết chính tả.

          Phương pháp 1: Phương pháp quan sát:

    – Ngoài những sổ sách do nhà trường quy định, giáo viên có thêm một quyển sổ ghi chép những điều quan sát, nhận xét từng học sinh trong lớp. Trong cuốn sổ này, giáo viên ghi chép những điểm mạnh và những điểm còn yếu của học sinh mà giáo viên quan sát được hằng ngày, để từ đó có cái nhìn khái quát về việc viết chính tả của học sinh. Từ đó giáo viên lập kế hoạch dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh. Làm sao để tất cả các em đều viết chính tả tốt.

        Phương pháp 2: Phương pháp phân tích – tổng hợp

   – Qua những ghi chép cá nhân của giáo viên và những số liệu thống kê, giáo viên xử ký những thông tin ấy bằng cách phân tích, tổng hợp những mẫu lời nói thu thập được từ phía học sinh. Từ đó có thể có sự đánh giá sát thực hơn về tình trạng học sinh. Giáo viên tiến hành phân nhóm đối tượng học sinh theo các nhóm sau:

  1. Nhóm học sinh viết đúng, viết đẹp. Đây chính là những nhóm trưởng, những học sinh này thường tự giác học bài nên giáo viên chú ý tuyên dương kịp thời để các em càng cố gắng hơn trong học tập. Bên cạnh cũng nhắc nhở các em viết cẩn thận, không ồn ào gây mất trật tự làm ảnh hưởng tới các bạn khác. Các em phải viết nắn nót và trình bày đẹp. Viết đúng mẫu chữ quy định.                            
  2. Nhóm học sinh viết đúng, viết nhanh nhưng chưa đẹp, mặc dù các em viết bài nhanh nhưng chữ viết lại cẩu thả, sai về độ cao, độ rộng. Tôi hướng dẫn các em cách viết đúng, viết đẹp. Kết hợp trong các giờ tập viết để rèn chữ cho các em. Ngoài ra trong các giờ học khác tôi cũng nhắc nhở các em về việc rèn chữ, giữ vở. Tuy viết nhanh nhưng chữ còn cẩu thả, Tranh thủ viết bài cho nhanh để chơi.là không nên. Cần cố gắng luện viết cẩn thận bởi “ Nét chữ, nết người”.
  3. Nhóm học sinh viết sai nhiều và tốc độ viết còn chậm, Ngồi viết không đúng tư thế. Tôi thường cho các em viết lại những chữ mình thường viết sai để các em nhớ mà sửa chữa. Sửa lại tư thế ngồi cho các em. Tôi luôn chú ý cả 3 đối tượng học sinh nhưng đặc biệt chú ý nhất là nhóm những em viết sai nhiều và tốc độ chậm. Ngoài ra tôi còn phân công các bạn trong nhóm giúp đỡ lẫn nhau. Sự tương trợ lẫn nhau trong quá trình học tập của học sinh là việc làm hết sức bổ ích và mang tính khả quan. Như ta từng nói: “Học thày không tày học bạn’. Sự phấn khích trong qua trình học tập, đua thầy, đua bạn sẽ giúp các em tiến bộ hơn. Nhóm viết sai nhiều.

        Phương pháp 3: Phương pháp trực quan hành động :

  • Là phương pháp dựa trên quy trình nắm bắt ngôn ngữ tự nhiên khi học sinh học một ngôn ngữ mới, bao gồm nghe và phản ứng của cơ thể theo sự chỉ dẫn của ngôn ngữ mới qua Nghe-quan sát- làm.
  • Phương pháp trực quan hành động thích hợp với các lớp đầu cấp tiểu học hư lớp 1, lớp 2. (có thể sử dụng khi học những từ chỉ khái niêm đơn giản).
  • Các bước thực hiện Phương pháp trực quan hành động:

+  Sử dụng cơ thể thể hiện hành động: VD:  Giảng từ “nhảy” giáo viên có thể làm động tác nhảy.

+   Sử dụng đồ vật kèm hành động: Cho các em quan sát mô hình và nêu tên các đồ vật, những hành động của con người.

     –   Sử dụng tranh vẽ:                                             

     Giáo viên sử dụng tranh vẽ để cho học sinh quan sát tranh và trả lời được các câu hỏi của giáo viên về các bài tập chính tả. Từ các bài tập này giáo viên nhấn mạnh các từ mà các em thường viết sai, phải sửa lại cho đúng. Khắc phục lỗi cơ bản của học sinh Ê đê là nói, viết không có dấu.

Ví dụ: Nhà sàn ( không viết nha san)

          Phong cảnh( không viết phong canh)

         Cây chuối( không viết cây chuôi)….

–   Sử dụng câu chuyện VD: kể về ngày hội Tây Nguyên chú ý cách dùng từ của học sinh để kịp thời sửa chữa nếu có sai sót.

–   Yếu tố trực quan cần sinh động.

–    Sự thể hiện hành động cần chính xác.

–    Việc lựa chọn loại trực quan hành động phải phù hợp.

              Phương pháp 3: Phương pháp thực hành luyện tập:

    Với phương pháp này, học sinh thường xuyên được thực hành luyện tập “viết” trong tất cả các tiết học Tiếng Việt và các tiết học khác.

Tôi chú ý lựa chọn các loại âm, vần địa phương thường phát âm sai để học sinh phát hiện và sửa lại cho chính xác. Đa số học sinh trong lớp tôi chủ nhiệm các em thường viết sai 1/n, phát âm sai dấu hỏi, dấu ngã, dấu nặng hoặc nói không có dấu. Do đó trong phần bài tập chính tả tôi lựa chọn những từ ngữ có âm đầu 1/n và từ ngữ có chứa dấu hỏi, ngã, nặng để các em viết tốt hơn. Bên cạnh đó, tuỳ theo nội dung của bài học, tôi đưa ra những trò chơi giúp hoạt động vừa học vừa vui chơi cho thoải mái.

Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi

1.Trò chơi điền ô chữ, gọi thuyền, chim bay – cò bay, đố về con vật, cây cối…

  1. Thi hát nối tiếp, thi đọc thơ, vè, thi múa có lời hát đệm …)
  2. Thi trưng bày góc nghệ thuật, đố nhau luật chính tả …)
  3. Sưu tầm các trang phục, món ăn dân tộc, các loại rau quả ở địa phương, tham gia lễ hội dân tộc, trò chơi dân gian…

 5.Vệ sinh lớp học, trường học, đường làng, bảo vệ và chăm sóc cây tại những nơi công cộng…

  1. Thi viết nhanh và đúng

– Cho học sinh viết các từ có vần hoặc thanh theo yêu cầu vào bảng con để lần lượt từng người trong nhóm đổi cho nhau để kiểm tra chéo. Nhóm cử ra một người theo dõi và đánh giá, hoặc cả nhóm cùng nghe và thống nhất đánh giá kết quả viết của bạn theo tiêu chuẩn: viết đúng, viết đẹp.

– Chơi xong để chọn ra các bạn đạt giải nhất, nhì, ba. Cả nhóm có thể bình chọn để tuyên dương bạn nào sưu tầm( hoặc tự nghĩ ra) được nhiều câu hay, có nhiều tiếng mang cặp âm đầu, vần, thanh dễ lẫn.

  1. Phân biệt các tiếng có âm đầu dễ lẫn
  2. Phân biệt 1/n:

Ông bà nội, lạnh, lạ.

                       Lên bảng , nên người, ấm no , lo lắng.

  1. Phân biệt ch/tr

                    Con trai, cái chai, trồng cây, chồng bát.

Phân biệt ai/ay

Ai, chai, dẻo dai, đất đai, mái, hái trái, ngày mai, … Dạy, máy bay, rau đay,

Ngay, chạy, hay,..

 

  1. Phân biệt ui/uy
ui

núi, dúi, túi, múi bưởi, cúi xuống, lúi húi, …

uy

tàu thủy, tủy, hủy, quý, tùy, truy, …

  1. Phân biệt ng/ngh

                               Người cha, con nghé, suy nghĩ, ngon miệng.

  1. Phân biệt at/ac

– Bãi cát, các con, lười nhác, nhút nhát.Phân biệt ai/ay

  1. Đọc phân biệt các  tiếng có thanh dễ lẫn(Thanh hỏi/ thanh ngã)

Kiến cánh vỡ tổ bay ra

Bão táp mưa sa gần tới

Muốn cho lúa nảy bông to

Cày sâu, bừa , phân gio cho nhiều

                – Thanh hỏi:  bảo, nảy, nghỉ, bưởi, chỉ, thủ thỉ, lửa, ngủ, mải,vẻ, ấp ủ, để.

                – Thanh ngã: cũng, cỗ, đã, mỗi.

           1 – KẾT LUẬN

  Môn Tiếng Việt môn học chủ lực ở cấp tiểu học, có học tốt môn này mới mong có thể học tốt các môn học khác. Đặc biệt phân môn chính tả cần phải chú trọng nhiều nhất để học sinh đồng bào Ê đê viết đúng, diễn đạt được suy nghĩ của mình bằng lời văn.Vì thế khi học sinh gặp những lỗi sai trong đọc, viết, giáo viên cần nhẹ nhàng từng bước để khắc phục cho các em, tránh nóng vội, áp đặt sẽ làm học sinh chóng chán. Giáo viên cần lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với điều kiện thực tế của học sinh trong lớp. Biết vận dụng và phối hợp các phương pháp dạy học một cách linh hoạt thì hiệu quả của tiết học sẽ đạt được mục tiêu. Để học sinh hiểu được phương pháp dạy cho học sinh hiểu bài thì không thể khẳng định ở một phương pháp nào đó được mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, người giáo viên cần chú ý tới từng đối tượng học sinh để có phương pháp dạy phù hợp.

         Học sinh lớp tôi đã có kỹ năng đọc, viết Tiếng Việt khá hơn, nhưng một số em còn mắc một số lỗi trong phát âm, trong đọc và viết Tiếng Việt. Tôi vẫn thường xuyên cho học sinh mình giao lưu với bạn bè bằng tiếng Việt để các em thành thạo hơn trong nói, viết Tiếng việt.

      Dạy chính tả cho học sinh lớp 2 là dạy cho các em chìa khóa để các em học tốt các môn học khác.

     Mỗi giáo viên, đặc biệt là những giáo viên đang trực tiếp giảng dạy tại các trường có học sinh là dân tộc Ê đê cần có phương pháp dạy phù hợp với đối tượng học sinh của mình để các em viết đúng chính tả.

Bấm vào đây để tải về

 

 

 

 

 

Copyright 2019 © Kinh nghiệm dạy học | Thiết kế bởi Web Bách Thắng