Kinh nghiệm giáo dục lễ giáo cho trẻ 5 tuổi

Cô giáo phải gương mẫu trong việc làm và sinh hoạt hàng ngày.  

Bao giờ củng vậy, tôi đến lớp trước giờ học 30 phút để quét giọn sạch sẽ. thông thoáng phòng học, sắp xếp bàn ghế, đồ dùng đồ chơi cho gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ. Nên thời gian đón trẻ tôi không bận công việc gì khác vì vậy tôi có thời gian để đón trẻ chu đáo và có thời gian trò chuyện với trẻ cũng như với phụ huynh. Ví dụ hỏi trẻ “ Con đi học con có thưa bố, mẹ đi học không con?…)

Tổ chức cho trẻ sinh hoạt đúng theo kế hoạch trong ngày, thực hiện giờ nào việc ấy, tôi luôn giám sát trẻ ( kể cả trong lúc trẻ chơi) để kip thời uống nắn hành vi giao tiếp nói năng… không để trẻ chơi tự do mà không có sự giám sát của cô sẻ làm mất đi nề nếp thói quen tốt của trẻ. Một việc hết sức quan trọng của cô giáo trong  việc giáo dục lễ giáo cho trẻ là giáo viên phải thật sự yêu thương, quan tâm chăm sóc, dạy dổ trẻ, tôi không đánh mắng doạ nạt trẻ mà tạo cho trẻ cảm giác an toàn, tin tưởng và tạo được bầu không khi thân mật giữa cô và trẻ. Tôi luôn đối xử công bằng vô tư với các cháu, xưng hô với trẻ là cô, gọi trẻ là cháu hoặc con không bao giờ xưng hô mầy tao. Đặt biệt là tôi rất tôn trọng trẻ, lắng nghe ý kiến của trẻ, không lấn át, hoặc cắt ngang lời của trẻ. Khi hỏi trẻ, chào lại trẻ tôi thường nói, chào trọn câu để cháu học tập. Ví dụ: Cô chào tất cả các cháu. Khi trẻ làm giúp việc gì thì tôi thường cảm ơn khen ngợi trẻ.

Đối với các bậc phụ huynh và đồng nghiệp, tôi thường nói năng niềm nở, hoà nhả, thân mật, không nói năng tục tĩu, xưng hô mày tao trước mặt trẻ. Tôi thường đến lớp với trang phục gọn gàn sạch sẽ. Như vậy muốn trẻ có được những hành vi tốt thì trước hết cô giáo phải là người mẩu mực đễ trẻ noi theo.

Xây dựng môi trường sự phạm văn minh, sạch đẹp, ngăn nắp trật tự

Môi trường cũng là một vấn đề hết sức quan trọng, để giáo dục lễ giáo cho trẻ. Vì thế tôi luôn trang trí trường lớp sạch đẹp, theo từng chủ điểm. Tôi thường trang trí tranh ảnh,bài thơ mang tính chất giáo dục lễ giáo. Xây dựng góc lễ giáo ở lớp .Tranh thủ những gìờ rảnh rỗi, tôi cùng trẽ đến xem và cùng trò chuyện về nội dung bức tranh và tôi mở phim, hình ảnh có nội dung nói về lễ giáo trên phần mềm(pp) cho trẻ xem đồng thời kết hợp giáo dục lễ giáo cho trẻ. Ví du: Bạn nhỏ biếu quà cho bà bằng mấy tay? bạn nhỏ đang làm gì trước khi đi học?. Theo con để thể hiện sự hiếu thảo với bà, sau khi ăn cơm xong con phải làm gì? Bạn nhỏ làm gì trước khi ăn? Tại sao phải rửa tay trước khi ăn?… Bên cạnh trang trí lớp tôi sắp xếp đồ dùng đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp và luôn nhắc nhở cháu sau khi chơi xong các con nhớ sắp xếp đồ chơi đúng nơi quy định.

Giáo dục lễ giáo cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi, trong các hoạt động hàng ngày của trẻ. 

+ Tổ chức hoạt động chung: Trong giờ hoạt động chung tôi thường chọn bài hát, bài thơ phù hợp theo chủ đề đưa vào dạy cháu.

Ví dụ: * Chủ điểm: Trường mầm non tôi chọn bài thơ “ Nghe lời cô giáo ”

*Chủ điểm: Gia đình tôi chọn bài thơ “ Lời chào ”, bài hát “ mẹ và cô”

          Ngoài những bài hát, bài thơ, câu chuyện có nội dung giáo dục lễ giáo, tôi còn lồng ghép lễ giáo vào các môn học khác như : khám phá khoa học, tạo hình ..

          + Hoạt động góc: Ngoài việc giáo dục lễ giáo cho trẻ ở tiết học thông qua hoạt động vui chơi tôi thường tập trẻ hành vi ứng xử với người lớn, bạn bè. Ví dụ: Qua trò chơi đóng vai theo chủ đề “Gia đình”. Tôi tập cho trẻ thể hiện được vai bố, mẹ, con biết cách ứng xử, xưng hô với những người trong gia đình. Qua trò chơi bán hàng tôi tập trẻ chào, hỏi xưng hô lịch sự, văn hoá.

         + Một trong những biện pháp tốt nhất đễ nâng cao chất lượng học tập nói chung và giáo dục lễ giáo cho trẻ nói riêng là trẻ có điều kiện học tập trong mọi lúc mọi nơi mà không thấy nhàm chán. Trong giờ đón trả trẻ, tôi luôn nhắc nhở trẻ chào bố mẹ và ra đường gặp người lớn vòng tay cuí đầu chào, những khi có khách đến phải chào khách không được nói chuyện ồn ào, muốn đi qua trước mặt khách phải hơi cúi người. Hằng ngày tôi thường tập trẻ có thói quen giữ gìn vệ sinh môi trường: không khạc nhỗ, vứt giấy, võ kẹo, võ chuối bừa bải. Ví dụ: tôi hỏi trẻ cháu có được khạc nhổ xuống sàn nhà không? nếu khạc nhổ trong lớp thì sẽ như thế nào? hoặc con có được vứt võ chuối xuống sàn nhà không? nếu dẩm phải võ chuối thì điêù gì sẽ xảy ra? Tôi thường xuyên cho trẻ vệ sinh cá nhân: rửa mặt mũi tay chân, đầu tóc gọn gàng sạch sẽ, nhắc nhở cháu về nhà vệ sinh trước và sau khi ăn và giúp đở bố mẹ chăm sóc vật nuôi cây trồng… Cô gợi ý: ngày mai thứ 7 con ở nhà sẽ làm gì để giúp đở bố mẹ? Vào đầu buổi học mổi ngày tôi thường hỏi trẻ hôm qua bạn nào đi học về có chào bố mẹ, ông bà, giơ tay cho cô xem. Nếu các con đi học về có khách ở nhà mình thì các con phải làm gì? Trẻ trả lời xong tôi tuyên dương trẻ, tôi kết hợp giáo dục cho cả lớp chào hỏi khi có khách đến nhà. Trong những lúc dạo chơi cùng trẻ tôi thường giáo dục trẻ yêu quý, giữ gìn và bảo vệ những cây cảnh (không ngắt lá bẻ cành, ngắt hoa ở vườn hoa công viên..)

Nêu gương, khen ngợi:

          Cuối mổi ngày tôi thường tổ chức cho trẻ “ Nêu gương” Qua những tấm gương tốt của các bạn hoặc của các nhân vật trong các câu chuyện để  động viên trẻ bắt chước những việc làm tốt. Khi nêu gương tôi không nêu một cách chung chung, đại khái, qua loa. Ví dụ: Hôm nay bạn Hân tốt, bạn Hoà tốt … mà tôi nêu lên được việc làm tôt của ban để thúc đẩy trẻ có hành động tốt. Ví dụ: Hôm nay Hoà thấy bạn Dung ngã đã đở bạn Dung dậy hoặc hôm nay bạn Ly nhặt được cục tẩy củ bạn Năm đã mang trả lại cho bạn. Qua sự việc đó giáo dục trẻ “ Nhặt được của rơi trả lại người đánh mất ” song song với việc nêu gương tốt tôi thường khen ngợi những trẻ làm việc tốt vì trẻ rất thích được động viên khuyến khích. Tuy nhiên, nếu trẻ làm sai tôi thường tỏ thái độ không đồng tình, yêu cầu trẻ phải nghiêm túc sửa chửa. Ví dụ: Cháu A đánh cháu B tôi tỏ thái độ nghiêm túc bắt cháu A phải xin lổi bạn và hứa không bao giớ đánh bạn nửa.

Kết hợp chặt chẻ giữa  nhà trường và gia đình trong việc giáo dục lễ giáo cho trẻ.

          Vào đầu năm học tôi đã lập kế hoạch nội dung giáo dục lễ giáo cho trẻ, sau đó tôi cùng với ban giám hiệu nhà trường thông nhất về nội dung giáo dục lễ giáo cho trẻ.

          Họp phụ huynh trao đổi, thông báo với các bậc cha, mẹ về nội dung giáo dục lễ giáo theo kế hoạch đã đề ra. Nhắc nhở phụ huynh: Bố mẹ phải thật sự gương mẩu về mọi mặt để cho trẻ noi theo., không mắt những sai phạm làm ảnh hưởng xâú đến con cái như: Nói tục, chưởi bới, cờ bạc, đánh nhau… Thường xuyên gần gủi bảo ban, dạy dổ con cái ngoan ngoãn  lễ phép. Tạo cơ hội để cho trẻ làm một số việc vừa sức của trẻ như quét nhà, tưới cây, cho gà ăn và thường xuyên nhắc trẻ đi thưa về trình, chào khách đến nhà… để trẻ có thói quen nhất định về lể giáo. Sau đó tôi mở một tiếc dạy minh hoạ để phụ huynh dự. Tôi chọn bài thơ có nội dung giaó dục lễ giáo để dạy.

         Tôi thường xuyên trao đổi với phụ hynh khi phụ huynh đưa đón trẻ củng như phê vào sổ liên lạc hằng tháng về việc tiến bộ lễ giáo của trẻ cho phụ huynh để các bật phụ huynh nhận thức được giáo dục lễ giáo rất quan trọng  đối với trẻ.

          Tôi  kết hợp với chi hội phụ nữ mà thôn tôi dạy để cùng tham gia một số nội dung về giáo dục lễ giáo cho trẻ em trong các buổi sinh hoạt như: 8/3,20/10…

để các mẹ có thêm nhiều kiến thức giáo dục lễ giáo cho con em mình tốt hơn.

Copyright 2019 © Kinh nghiệm dạy học | Thiết kế bởi Web Bách Thắng