1/Phân loại học sinh:
Trong quá trình giảng dạy tôi thường xuyên theo dõi, điều tra để phân loại học sinh trong lớp, thường là năm loại: Giỏi – khá – trung bình – yếu – kém, từ đó có những yêu cầu khác nhau, vận dụng phương pháp dạy học đối với từng loại, mức độ khó, dễ thích hợp cho từng loại trong đàm thoại, trong tập dợt nghiên cứu và yêu cầu bài tập ở nhà.
Với các em học sinh yếu kém toán không nắm được kỹ năng và kiến thức cơ bản, trước tiên là tìm ra các nguyên nhân yếu, kém toán của các em là do năng lực về môn toán có hạn hay vì hoàn cảnh gia đình không có điều kiện học tập hay về tình cảm còn vướng mắc… nên chưa yên tâm, chưa tập trung tư tưởng để học tập, hay vì ham chơi, vì yêu thích hoạt động khác nên chưa chú tâm vào học toán…để từ đó có những biện pháp giáo dục thích hợp, kịp thời.
- Về soạn bài:
Chuẩn bị chu đáo phần soạn bài đặc biệt là hệ thống câu hỏi, câu hỏi gợi ý, tìm giảng giải những ý trọng tâm trong khái niệm, định lí, tính chất, đề bài…ví dụ sự khác nhau giữa “chia hết” và “chia hết cho”, “ điểm nằm giữa” và “trung đểm” có sự giống nhau và khác nhau như thế nào ? … có khi dùng lời giảng gắn với đời sống thực tế hàng ngày để các em dễ nhớ, dễ hiểu.
Ví dụ:
Khi học bài cộng, trừ hai số nguyên cùng dấu, khác dấu thì các em rất hay làm sai, nhiều em học lên lớp7, lớp8, lớp9 mà cũng chưa biết cộng, trừ hai số nguyên cùng dấu, khác dấu cho nên khi nói về dấu âm, dấu dương thì ngoài cách nói như trong sách giáo khoa tôi có thể nói thêm như sau:
Ta xem số tiền mình có là số mang dấu dương, số tiền mình nợ là số mang dấu âm, từ đó học sinh dễ hiểu và dễ tính đúng kết quả hơn, chẳng hạn:
6 + 3 = 9 (cũng như có sáu đồng thêm ba đồng là có chín đồng)
6 + (-3) = 3 (có sáu đồng đem trả nợ ba đồng còn lại ba đồng)
(-6) + 3 = (-3) (nợ sáu đồng đem trả nợ ba đồng còn nợ ba đồng)
(-6) + (-3) = (-9) (nợ sáu đồng, nợ thêm ba đồng thành nợ chín đồng)
Có thể sưu tầm các bài thơ về toán học để lồng ghép thích hợp trong bài soạn để khi dạy học các em thấy dễ nhớ, dễ hiểu:
Ví dụ:
“Diện tích tam giác dễ thôi
Chiều cao nhân đáy chia đôi là thành”
“Muốn tính chu vi hình vuông
Lấy cạnh nhân 4 lệ thường nhớ ghi
Diện tích hình vuông khó gì
Lấy cạnh nhân cạnh sai đi đường nào
Chu vi chữ nhật làm sao ?
Lấy dài và rộng cộng vào nhân đôi”
“Muốn tính diện tích hình thang
Đáy lớn, đáy bé ta mang cộng vào
Thế rồi nhân với đường cao
Chia đôi lấy nữa thế nào cũng ra”…
Hay bài tính về tỉ số lượng giác:
“Sin đi học (sin = đối/huyền)
Cô sin không hư (cos = kề/huyền)
Tang đoàn kết (Tan = đối/kề)
Cô tang kết đoàn” (Cotan = kề/đối)
3.Về giảng dạy:
Khi được nhà trường phân công lớp dạy tôi theo dõi và xếp loại thành năm đối tượng học sinh và xem những em yếu kém là do mất căn bản kiến thức nào, ở lớp nào, có thuộc bảng cửu chương, các phép tính cộng trừ nhân chia số nguyên, phân số, các công thức tính lũy thừa…có nắm vững khái niệm, định nghĩa, định lí, tính chất như: điểm nằm giữa, trung điểm, các góc so le trong, đồng vị, các đường trong tam giác… Nếu không nắm được những tính chất ấy thì không thể vẽ hình, chứng minh được. Em nào chưa nắm được phần nào yêu cầu bắt buộc phải học kỹ lí thuyết phần đó, phải nhận biết được mối liên hệ chặt chẽ giữa kiến thức cũ và mới… có thể yêu cầu các em tự soạn lại những kiến thức đã học mà các em chưa thuộc để các em nhớ lại bổ sung chổ hổng.
Ví dụ:
Nói về góc thì cần nắm được các khái niệm về góc (góc nhọn, góc vuông, góc tù, góc bẹt, góc so le trong, góc đồng vị…) và hiểu kỹ nó.
Khi giảng dạy tôi tìm cách giảng mà các em thấy gần gủ dể hiểu nhất đặc biệt là những em học yếu cũng có thể hiểu được bài ngay và biết vận dụng làm bài tập chẳng hạn khi dạy về cách cộng các “Đơn thức đồng dạng” thì tôi đưa ra ví dụ để học sinh làm như sau:
2 cái bút + 5 cái bút = ? cái bút. Các em học sinh sẽ hiểu và trả lời ngay được là:
2 cái bút + 5 cái bút = 7 cái bút.
Nếu ta đặt số cái bút là x thì ta có:
2x + 5x = ?
Tương tự ví dụ trên học sinh dễ dàng trả lời được
2x + 5x = 7x.
Giáo viên nói: Ta thấy 2x và 5x là hai đơn thức đồng dạng, khi cộng hai đơn thức đồng dạng này ta lấy hệ số 2 của đơn thức 2x cộng với hệ số 5 của đơn thức 5x còn phần biến giữ nguyên thì được kết quả là 7x (cũng là đơn thức đồng dạng với hai đơn thức ban đầu): 2x + 5x = (2+5)x = 7x
Lấy tiếp ví dụ:
2xyz + 5xyz = ?
2xyz + (-5xyz) = ?
Học sinh áp dụng theo ví dụ trên trả lời được:
2xyz + 5xyz = 7xyz hoặc 2xyz + 5xyz = (2+5)xyz = 7xyz
2xyz + (-5xyz) = -3xyz hoặc 2xyz + (-5xyz) = (2+(-5))xyz = -3xyz
Vậy qua các ví dụ trên các em hãy cho biết muốn cộng hay trừ các đơn thức đồng dạng ta đã làm như thế nào ? học sinh sẽ thấy dễ hiểu bài và tự nêu lên được quy tắc. sau khi học sinh nêu lên được quy tắc, giáo viên nói thêm: Trong sách giáo khoa chỉ lấy ví dụ và nêu quy tắc về cộng (trừ) hai đơn thức đồng dạng nhưng ta có thể áp dụng quy tắc này khi cộng (trừ) nhiều đơn thức đồng dạng.
Ví dụ:
3xy + 6xy + 5xy = 14xy hoặc 3xy + 6xy + 5xy =(3+6+5)xy = 14xy
7xy + 4xy – 9xy = 2xy hoặc 7xy + 4xy – 9xy = (7+4-9)xy =2xy
Nên đưa ra ví dụ để học sinh khắc sâu được kiến thức như:
3xy + 5xyz = ?
Học sinh có thể trả lời kết quả trên là 8xy hoặc 8xyz, …nhưng các kết quả trên đều sai. Giáo viên hỏi học sinh: 3xy và 5xyz có phải là hai đơn thức đồng dạng không? Thì học sinh hiểu và trả lời ngay được là 3xy và 5xyz không phải là hai đơn thức đồng dạng vì chúng không có chung phần biến.
Giáo viên nói: như vậy các em đã cộng hai đơn thức không đồng dạng là không
thể cộng được, chúng ta chỉ cộng (trừ) các đơn thức đồng dạng được với nhau. Từ đó giáo viên nhắc nhở để củng cố khắc sâu kiến thức cho học sinh về khái niệm đơn thức đồng dạng củng như quy tắc cộng (trừ) các đơn thức đồng dạng.
Trong quá trình giảng dạy tôi luôn đưa ra những ví dụ áp dụng ngay các công thức để các em khắc sâu vận dụng kiến thức, phấn khởi vì làm được bài tạo đà vươn tới những bài khó hơn.
Kịp thời tuyên dương những em yếu kém có biểu hiện tiến bộ dù là nhỏ giúp các em tự tin khả năng của mình từ đó cố gắng hứng thú học hơn.
Không chê, không xem thường miệt thị các em yếu khi nói sai, làm bài sai mà có biện pháp giúp đỡ kịp thời để các em kịp thời sữa chữa những sai lầm tránh ăn sâu vào tiềm thức của các em.
Ví dụ: có học sinh giải phương trình:
3 : 2x = 1
2x = -2
x = 2 : 2 = 1
Tôi hỏi vì sao em viết được 2x = -2 ? Thì em học sinh trả lời “vì khi chuyển số 3 từ vế bên trái sang vế bên phải ta phải đổi dấu của nó”. Nếu không theo dõi kỹ mà cho là đúng sau hai lần đổi dấu thì các em hiểu cách làm đúng như trên thật là tai hại (cách làm trên hoàn toàn sai).
Tôi thường nhắc các em nhớ câu nói của New Tơn: “Nếu bạn không nắm vững lí thuyết mà vội đi vào thực hành thì chẳng khác gì một thủy thủ trên một con tàu giữa biển khơi mà không có bánh lái”.
4.Đề kiểm tra:
Đề kiểm tra khi ra cho học sinh yếu kém thì các phép tính phải dễ dàng, các con số trong các phép toán phải đơn g
- Hướng dẫn học ngoài giờ:
Ngoài việc người thầy quan tâm giúp đỡ đến đối tượng học sinh yếu kém còn tổ chức các nhóm học tập, đôi bạn học tập để các em tự giúp đỡ lẫn nhau, khuyên những em học khá giỏi giúp đỡ những em yếu kém: Chỉ cho người khác tức là mình học lại một cách vững chắc hơn và tạo ra tình bạn tuổi thơ thêm sâu sắc. Từ đó lớp học sẽ gắn bó đoàn kết, yêu thương nhau hơn để cùng vươn tới tiếp thu giải quyết những kiến thức những bài toán khó hơn.
6.Bồi dưỡng đón trước:
Tức là dạy trọng điểm của chương trình trước khi bước vào năm học mới. “Dạy cá biệt trước khi dạy đồng loạt” tạo cho các em có thế chủ động vững tin để các em có hứng thú nhưng không ỷ lại “có đà” vươn lên bằng chính sức lực của mình.
Cho những em yếu kém những câu hướng dẫn hoặc những bài toán phụ giúp các em có hướng làm bài tương đối khó đã ra chung cho lớp.
Với những suy nghĩ và cách làm trên tôi đã giúp nhiều em bị hổng kiến thức môn toán đã nắm bắt một cách logic kiến thức môn toán, tiếp tục học lên lớp trên mà trước đó các em tỏ ra sợ hoặc chán nản môn toán như các em học sinh: chu thành nguyên, em H sam Mlô, em H Nghin ê ban, H Cha ly, H Hriăng… và các em đã lấy lại được thăng bằng mà trước đó các em cho rằng không thể học được môn toán.
Tóm lại môn toán là môn học đòi hỏi sự vận động trí não, tư duy nhiều và mối liên quan giữa lớp trước và lớp sau. Không thể bỏ qua kiến thức toán lớp dưới mà có thể tiếp thu toán lớp trên được. do đó nếu hổng , nếu thiếu thì phải bù.
Nhiều em sợ kém chán môn toán, học yếu toán dẫn đến học yếu các môn lý, hóa…là do bị hổng kiến thức. Bởi vậy người thầy giáo hãy vì tình thương và trách nhiệm mà tìm cách nâng cao các em từ yếu kém lên trung bình, khá …để các em tự tin, yêu môn toán ra sức vươn lên tiếp thu các kiến thức khoa học của loài người, tiếp tục là những công dân tốt của đất nước. Muốn vậy người thầy giáo nên:
Đầu tư vào việc soạn giảng với tinh thần tình thương trách nhiệm.
Thường xuyên kiểm tra theo dõi phân loại học sinh để có phương pháp giảng dạy phù hợp từng đối tượng học sinh, tìm ra chổ hổng và giúp các em bù chổ hổng, yêu cầu các em học thuộc lí thuyết vận dụng được các bài toán áp dụng trực tiếp công thức liên hệ, hệ thống các kiến thức cũ và mới.
Trong hè nên bồi dưỡng đón trước, dạy cá biệt trước khi dạy đồng loạt cho những em yếu kém.
Phân tổ nhóm đôi bạn giúp nhau trong học tập.
Lấy những ví dụ cụ thể gần gũi thực tế dễ hiểu, dễ áp dụng của bài toán trong thực tế đời sống.
Hệ thống câu hỏi soạn giảng cho đầy đủ các đối tượng học sinh. Không tỏ ra khó chịu miệt thị các em yếu toán mà giúp đỡ tận tình, động viên kịp thời khi thấy các em có cố gắng tiến bộ.
Có những câu hỏi gợi ý cho những bài toán khó mà các em không tự làm được.
Tạo ra tình huống buộc tất cả học sinh suy nghĩ rồi cùng nhau giải quyết không áp đặt kiến thức.
Xử lí công bằng đối với học sinh, không tỏ ra dễ dãi bênh vực những em khá giỏi, ghét bỏ khó chịu đối với những em yếu kém …