Mức độ khám phá hình thành biểu tượng thông qua các hoạt động chung là một trong những nội dung cơ bản để trẻ phát triển trí tuệ từ trước đến nay. Tuy vậy những nội dung này chưa mang lại kết quả cao, chưa phát huy ở trẻ tính tích cực, sáng tạo và thói quen tự khám phá ở trẻ còn thụ động trong các tiết làm quen khám phá khoa học, trẻ chưa cố gắng suy nghĩ để trả lời câu hỏi của cô khi khảo sát, các tiết học chưa đem lại hiệu quả cao. Đây là thực trạng chung của lớp mà chúng tôi quan sát, khảo sát khi cho trẻ làm quen “ khám phá hình thành biểu tượng về các loại rau, củ, quả cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi” thông qua các hoạt động chung, cũng như cho trẻ trải nghiệm thực tế tại vườn rau của nhà trường.
Phương pháp cho trẻ khám phá còn cứng nhắc, chưa đồng loạt trong quá trình tổ chức cho trẻ làm quen với khám phá khoa học nói chung và đề tài “khám phá hình thành biểu tượng về các loại rau, củ, quả cho trẻ mẫu giáo 5 – 6” nói riêng. giáo viên thường tổ chức cho trẻ chơi nhằm đạt được một số kĩ năng theo yêu cầu trong bài học, cũng như các chỉ số đưa ra nhằm đánh giá mức độ phát triển chung cho trẻ 5 – 6 tuổi theo bộ chuẩn đưa ra, trong khi dạy giáo viên thường chú ý đến kết quả để dạy trẻ, để nhận xét đánh giá mà chưa chú ý đến quá trình hoạt động, cách giải quyết để qua đó có biện pháp tác động tích cực đối với trẻ.
Đối với trẻ : Vẫn còn nhiều trẻ nhận dạng các thuộc tính của các loại rau, củ, quả còn chậm chưa được thành thạo nhanh nhẹn, chưa tích cực tham gia vào các hoạt động, các cháu còn phát âm chưa rõ ràng, sử dụng cấu trúc câu để trả lời còn hạn chế, cháu còn trả lời từng từ, nguyên nhân là trẻ chưa thành thạo tiếng phổ thông do trẻ ở trường mẫu giáo Hoa B`Lang – Xã Ea Hồ – Huyện Krông Năng là 98% các cháu là dân tộc tại chỗ, các cháu đến trường chưa qua học tập tại các lớp mầm, chồi.
Trong thời gian xây dựng nghiên cứu đề tài “Khám phá hình thành biểu tượng về các loại rau, củ, quả cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi” tôi phải thường xuyên nghiên cứu tài liệu, tham khảo các chuyên đề một cách đầy đủ, lắng nghe ý kiến đóng góp từ đó áp dụng những đổi mới vào các hoạt động chung một cách kịp thời.
Trong quá trình thực hiện trên cơ sở nắm chắc phương pháp lý luận và từ đó tạo điều kiện trong thực tiễn dạy học ở trường mầm non vào chương trình đổi mới hiện nay đó là dạy học theo hướng tích hợp với các bộ môn học, lấy trẻ làm trung tâm, cô giáo đóng vai trò là người hướng dẫn. Để đạt được kết quả như mong muốn không thể ngày một ngày hai mà cần có thời gian để thực hiện và rút kinh nghiệm, tổng kết lại qua quá trình thực hiện của chương trình đổi mới hiện nay.
Độ tuổi mẫu giáo lớn là giai đoạn cuối cùng của trẻ ở lứa tuổi mầm non, tức là lứa tuổi sắp đến trường phổ thông. Ở giai đoạn này những cấu tạo tâm lý đặc trưng của con người đã được hình thành và đã hoàn thiện hơn. Đặc biệt là trong độ tuổi mẫu giáo lớn vẫn tiếp tục phát triển mạnh với sự giáo dục của người lớn, những chức năng tâm lý đó sẽ được hoàn thiện về mọi phương diện của hoạt động tâm lý như (nhận thức, tình cảm, ý trí) để hoàn thành việc xây dựng những cơ sở ban đầu nhân cách của con người mới biết sử dụng thuần thục Tiếng Việt trong sinh hoạt hàng ngày thì cần phải nắm vững ngữ âm, ngữ điệu, vốn từ… của Tiếng Việt. Khi xác định ý thức và tính chủ động trong hoạt động tâm lý sẽ xuất hiện kiểu tư duy trực quan hình tượng mới, tư duy trực quan so sánh và những yếu tố kiểu tư duy lôgíc.