- Trò chơi: “Nhiều hơn, ít hơn”
* Mục đích:
– Học sinh biết so sánh số lượng của các nhóm đồ vật;
– Biết sử dụng từ “nhiều hơn”, “ít hơn” trong khi chơi;
– Rèn tính nhanh nhẹn, chín xác trong khi làm bài tập.
* Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị sẵn các tấm bìa, mỗi tấm bìa vẽ sẵn một số hình, số lượng hình ở mỗi tấm bìa khác nhau.
* Hình thức tổ chức: Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm.
* Cách tiến hành: Giáo viên đưa hai nhóm đối tượng có số lượng khác nhau,
các nhóm nhìn nhanh và nêu nhanh nhóm đồ vật nào có số lượng nhiều hơn, nhóm đồ vật nào có số lượng ít hơn.
Ví dụ: Giáo viên đưa tấm bìa vẽ: một bên có 4 bông hoa, một bên có 2 cái lá (cách vẽ tương ứng 1 – 1. Minh họa bằng hình vẽ dưới đây), Học sinh nhìn nhanh, nêu nhanh xem hoa nhiều hơn lá hay lá nhiều hơn hoa, …
* Tổng kết cuộc chơi: Nhóm nào có số người nêu nhanh và đúng nhiều thì nhóm đó thắng cuộc.
Nhóm thắng cuộc được cả lớp thưởng cho một tràng pháo tay hoan hô.
II- Các số đến 10: Ở phần này, tôi chia thành hai giai đoạn như sau:
- Các số 1, 2, 3, 4, 5:
- Trò chơi: “Em tên gì?”
* Mục đích: Củng cố về nhận biết số lượng các nhóm không quá 5 đồ vật, đồng thời bước đầu rèn luyện trí nhớ và khả năng suy luận logic cho học sinh.
* Chuẩn bị: 5 dải ruy băng trên đó có vẽ 1, 2, 3, 4, 5 hình quả dâu tây.
* Hình thức tổ chức:
– Chọn ra một đội 5 học sinh theo tinh thần xung phong, nên lấy ở một tổ đại diện để thi đua giữa các tổ.
* Cách tiến hành:
– Khi bắt đầu trò chơi, giáo viên buộc quanh đầu mỗi em một dải ruy băng. Trong thời gian ngắn nhất, các em phải đếm số dâu tây trên mũ của 4 bạn kia và nhanh chóng đoán ra trên mũ của mình có mấy quả dâu tây. Nếu đoán được trên mũ của mình có 3 quả dâu tây, thì em đó nói: “Tôi là quả dâu tây thứ 3 ”.
* Tổng kết trò chơi:
– Người đoán đầu tiên được 3 điểm
– Người đoán thứ hai được 2 điểm
– Người đoán ba được 1 điểm
– Hai người còn lại sẽ không được tính điểm
Sau lần chơi thứ nhất, giáo viên đổi mũ và các em chơi tiếp. Chơi đến khoảng 3 lần thì tổng kết xem tổ nào thắng.
² Chú ý: Giáo viên có thể để mỗi em chỉ chơi 1 lần, sau 5 lần chơi thì được 3 em có số điểm cao nhất để chơi với nhau và chọn ra nhà vô địch luôn giới thiệu đúng tên của mình.
- Trò chơi: “Xây nhà”
* Mục đích: Củng cố thực hành so sánh các số trong phạm vi 5, đồng thời rèn luyện tính nhanh nhẹn, đồng đội cho học sinh.
* Chuẩn bị:
– Vẽ 3 ngôi nhà trên 3 tờ giấy hình bên:
* Hình thức tổ chức:– Bút dạ màu (3 chiếc)
– Chia lớp thành 3 đội chơi ( số đội có thể thay
đổi cho phù hợp với số học sinh của lớp)
* Cách tiến hành:
– Mỗi tổ sẽ được nhận một ngôi nhà và một chiếc
bút dạ màu. Các em sẽ chuyền tay nhau ngôi nhà từ đầu
đến cuối tổ. Mỗi em khi cầm được ngôi nhà phải nghĩ ra một số để điền vào một ô trống ở hai bên cột có dấu >, <, =; mỗi số các em điền sẽ là một viên gạch xây nhà. Mỗi em chỉ được điền một lần. Các em có 5 phút để xây. Khi ngôi nhà đến tay bạn cuối cùng thì em đó phải nhanh chóng mang ngôi nhà của mình dán lên bảng.
* Tổng kết trò chơi:
– Tổ nào điền đúng và nhanh nhất tổ đó thắng cuộc.
- b) Các số 6, 7, 8, 9, 10:
- Trò chơi thi vẽ đẹp:
* Mục đích: Củng cố thứ tự các số trong phạm vi 10, đồng thời rèn luyện kỹ năng ghi nhớ, óc quan sát, tinh thần đồng đội cho học sinh.
* Chuẩn bị:
– ba tấm bìa trên đó có đánh số từ 1 đến 10 theo một thứ tự nào đó để khi nối các điểm lại sẽ được hình một con vật, đồ vật,…
– Hai chiếc bút dạ to.
* Hình thức tổ chức:
– Chia lớp thành các đội chơi, tùy theo số lượng tranh mà giáo viên chuẩn bị được.
* Cách tiến hành:
– Phát cho mỗi tổ một hình. Sau hiệu lệnh của cô giáo các tổ sẽ thảo luận để nối các điểm với nhau theo thứ tự từ 1 đến 10.
* Tổng kết trò chơi:
– Hết thời gian tổ nào hoạt thành đúng, đẹp thì dành phần thắng.
- Trò chơi: “Thi vượt dốc”
* Mục đích: Củng cố về so sánh và sắp xếp các số trong phạm vi 10, đồng thời rèn luyện tính nhanh nhẹn, đồng đội cho học sinh.
* Chuẩn bị:
– Vẽ sẵn trên giấy khổ lớn hình vẽ dưới đây:
– 10 miếng bìa nhỏ, trong 5 miếng viết dấu “>”, 1 miếng viết dấu “=”, 4 miếng viết dấu “<”.
– Chọn 2 học sinh theo tinh thần xung phong, các học sinh còn lại cổ vũ và giám sát 2 đội chơi.
* Hình thức tổ chức:
* Cách tiến hành:
– Mỗi bạn chơi phải chọn miếng bìa có dấu thích hợp (<, >, =) gắn vào các ô trống trên mỗi bậc thang của hình vẽ để lên được dốc.
* Tổng kết trò chơi:
– Bạn nào lên được đỉnh dốc trước là bạn thắng cuộc.
– Nếu bạn leo lên đỉnh dốc trước mà điền dấu không đúng hết thì ta tính số bậc điền đúng của hai bạn để lựa chọn.
Bạn thắng cuộc được các bạn thưởng cho một tràng pháo tay. Bạn thua cuộc phải hát hoặc múa tặng cả lớp một bài.
Sau mỗi lần chơi, giáo viên có thể thay đổi các số trên hình vẽ để các em được thay nhau chơi (khoảng 2 đến 3 lần).
* Lưu ý: Trò chơi này có thể áp dụng chơi trong nhiều bài học với nội dung khác nhau ( so sánh và sắp xếp các số theo thứ tự trong phạm vi 100) với việc ta chỉ
cần thay các số ở hình vẽ bằng các số khác phù hợp với bài học.
III – Phép cộng, phép trừ trong phạm vi 10, 100:
- Trò chơi: “Dẫn ngựa về chuồng”
* Mục đích:
– Củng cố, khắc sâu kiến thức về các phép cộng, trừ trong phạm vi 10.
– Rèn luyện tính nhanh nhẹn, chính xác cho các em.
* Chuẩn bị:
– Vẽ sẵn trên giấy khổ lớn 2 hình vẽ dưới đây:
* Hình thức tổ chức:
– Theo nhóm (các nhóm có số người tham gia bằng nhau)
* Cách tiến hành:
– Phiếu học tập cho cả lớp
– Giáo viên chuẩn bị sẵn giấy khổ lớn hoặc ở bảng (một lượt chơi gồm 2 nhóm) ghi sẵn phần bài tập. Sau đó phổ biến cách chơi, các nhóm có số người tham gia chơi sẽ chuẩn bị. Khi nghe hô “Bắt đầu!” thì lần lượt mỗi em trong nhóm “Dẫn một con ngựa về chuồng” (nối một phép tính với kết quả đúng).
* Tổng kết trò chơi:
– Trong vòng 5 phút, nhóm nào dẫn được ngựa về chuồng nhiều nhất và không dẫn nhầm ngựa là đội thắng cuộc. Con ngựa nào bị dẫn nhầm sẽ không được tính, đồng thời bị trừ đi một con ngựa ở tổng số các con ngựa dẫn đúng về chuồng.
- Trò chơi “Ong tìm hoa”
* Mục đích:
– Củng cố, khắc sâu kiến thức về các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 10.
– Rèn luyện kỹ năng tính toán ghi nhớ và tinh thần đồng đội.
* Chuẩn bị:
– Giáo viên chuẩn bị:
+ 15 chú ong trên mình có ghi các phép tính, mặt sau gắn nam châm;
+ 3 bông hoa năm cánh, mỗi bông một màu, trên mỗi cành hoa ghi các số như sau, mặt sau gắn nam châm. ( được minh họa như hình dưới đây)
* Hình thức tổ chức:
– Theo tổ (mỗi tổ cử 5 bạn đại diện tham gia chơi).
* Cách tiến hành:
– Giáo viên chia bảng làm 3 phần, mỗi tổ một phần. Gắn ở mỗi phần một bông hoa và 5 chú ong xung quanh, không theo trật tự nào, đồng thời giới thiệu trò chơi:
“Cô có 3 bông hoa trên mỗi cánh hoa là kết quả của các phép tính cùng những chú ong thợ chở các phép tính đi tìm kết quả của mình, nhưng các chú ong không biết phải tìm thế nào, con hãy giúp các chú ong nhé!”
– Đại diện 3 tổ xếp thành ba hàng. Khi nghe hiệu lệnh: “Bắt đầu!” thì lần lượt từng em chạy lên lấy một chú ong và gắn vào một cánh hoa sao cho số trên cánh hoa
là kết quả của phép tính mà chú ong đó chở. Bạn thứ nhất gắn xong chạy về chỗ thì
bạn thứ hai mới được tiếp tục. Trong vòng 5 phút, đội nào gắn đúng và nhanh nhất là
đội thắng cuộc.
* Lưu ý:
– Sau khi học sinh chơi xong, giáo viên nhận xét đánh giá cuộc chơi và hỏi thêm:
+ Tại sao chú ong không tìm được đường về nhà?
+ Muốn chú ong này tìm được đường về nhà thì phải thay đổi số cánh hoa như thế nào? Số trên cánh hoa là số mấy?
* Tổng kết trò chơi:
– Trong vòng 5 phút nhóm nào tìm đúng hoa cho mỗi chú ong và không bi tìm nhầm là đội thắng cuộc. Chú ong nào tìm nhầm hoa sẽ không được tính, đồng thời bị trừ đi 1 chú ong ở tổng số các chú ong tìm đúng cánh hoa.
- Trò chơi: “ Em là người thợ xây”
* Mục đích:
– Củng cố bản cộng, trừ trong phạm vi 10.
– Rèn tính nhanh nhẹn, chính xác và tinh thần đồng đội cho các em.
* Chuẩn bị:
– 4 tờ bìa lớn, trên mỗi tờ bìa vẽ hình 1 ngôi nhà. Ngôi nhà được chia thành nhiều phần khác nhau, mỗi phần được ghi một phép tính và bên phải ngôi nhà là phần quy định cách tô màu
* Hình thức tổ chức:
– Chia lớp thành 4 đội chơi (số đội có thể thay đổi tùy theo số lượng học sinh trong lớp)
* Cách tiến hành:
– Giáo viên phát cho mỗi đội 1 tấm bìa có hình vẽ như trên, các em sẽ chuyền tay nhau từ đầu đến cuối đội của mình. Mỗi em khi nhận được ngôi nhà có quyền tô 1 ô trên ngôi nhà. Làm như thế cho đến người cuối cùng.
* Tổng kết trò chơi:
– Trong vòng 5 phút đội nào tô màu đúng nhất sẽ thắng. Nếu các đội có kết quả tô như nhau, đội nào xong trước sẽ thắng.
* Lưu ý: Giáo viên có thể thay hình ngôi nhà bằng các hình ngộ nghĩnh khác và thay trên trò chơi cho phù hợp, chẳng hạn: “ Em tập làm họa sĩ”. Và trò chơi này cũng có thể áp dụng cho nhiều bài học với nội dung khác nhau (cộng, trừ các số trong phạm vi 100) với việc ta chỉ cần thay các phép tính và các kết quả khác phù hợp là được.
- Trò chơi: “ Ghép hình”
* Mục đích:
– Luyện tập, củng cố kỹ năng làm tính cộng, trừ nhẩm trong phạm vi 10.
– Rèn tính nhanh nhẹn, chính xác và tinh thần đồng đội cho các em.
* Chuẩn bị:
– 18 tờ bìa nhỏ hình vuông, chia thành 2 bộ và mặt sau có gắn nam châm.
* Hình thức tổ chức:
– Giáo viên chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm từ 4 – 5 em.
* Cách tiến hành:
– Giáo viên phát cho mỗi nhóm 9 tấm bìa đã chuẩn bị như trên.
Các nhóm thi đua ghép phép tính với kết quả đúng, chẳng hạn như:
* Tổng kết trò chơi:
– Trong vòng 5 phút, đội nào ghép thành 1 hình vuông đúng và nhanh nhất sẽ
thắng.
* Chú ý: Giáo viên có thể tạo nên những tấm bìa nhỏ như hình (1) trong trò chơi này như sau:
+ Trên tấm bìa to hình vuông, giáo viên kẻ thành các ô vuông và viết các số, phép tính như hình (3)
+ Sau đó cắt thành 9 hình vuông nhỏ như hình (1)
+ Giáo viên có thể thay đổi các số, phép tính để tổ chức trò chơi ở nhiều bài dạy cộng, trừ trong phạm vi 100 đều hợp lý.
- Trò chơi: “Kết bạn”
* Mục đích:
– Luyện tập về tính nhẩm, tính nhanh các phép tính cộng, trừ (không nhớ) trong phạm vi 100.
– Luyện tinh mắt và khả năng suy luận logic cho học sinh.
* Chuẩn bị:
– 9 chiếc thẻ hình chữ nhật, kích thước 10 x 15 cm, có dây đeo. Trên thẻ có ghi các phép tính chia làm 3 nhóm, các phép tính cùng nhóm là các phép tính có kết quả giống nhau.
* Hình thức tổ chức:
– Chọn ra 9 em theo tinh thần xung phong.
* Cách tiến hành:
– Giáo viên phát cho mỗi học sinh một thẻ, học sinh đeo thẻ của mình trước ngực, mặt có phép tính quay ra ngoài. Mỗi em nhẩm tính các phép tính trên các thẻ
của bạn và của mình. Khi nghe hiệu lệnh: “Kết bạn” các em phải nhanh chóng tìm bạn nào có cùng kết quả với mình thì kết thành một nhóm.
*Tổng kết trò chơi:
– Giáo viên cùng học sinh cả lớp phân thắng thua:
– Nhóm nào tập hợp nhanh hơn và đúng thì được khen. Cá nhân nào tính sai và đứng sai nhóm thì phải hát một bài tặng cả lớp.
- Trò chơi: “Tìm nhà”
* Mục đích:
– Củng cố cách đọc các số tròn chục và khả năng suy luận logic cho học sinh.
* Chuẩn bị:
– 18 tờ bìa cở 13 x 20 cm, trong đó: 9 tờ bìa ghi các số tròn chục: 10, 20, …,90; 9 tờ bìa còn lại ghi cách đọc các số tròn chục.
* Hình thức tổ chức:
– Chọn ra 18 em theo tinh thần xung phong.
* Cách tiến hành:
– Giáo viên đeo trước ngực 9 em cách đọc số và cho đứng ở các vị trí khác nhau trong lớp để làm nhà. 9 em còn lại đeo vào sau lưng mỗi em 1 tờ bìa có ghi các số tròn chục. (Các em này chỉ nhìn được số mà bạn mình đeo, không nhìn được số của mình)
– Cho các em đeo số quan sát nhau, nhìn số của bạn trong 2 phút để đoán được số đeo của mình.
– Khi nghe hiệu lệnh: “Về nhà”, các em đeo số phải tìm được đúng nhà có ghi cách đọc số mình đeo
* Tổng kết trò chơi:
– Giáo viên cùng cả lớp phân thắng thua
– 3 em về nhà đầu tiên là người đạt giải nhất, nhì, ba.
- ĐẠI LƯỢNG VÀ ĐO ĐẠI LƯỢNG
- Trò chơi: “Tàu hỏa chạy”
* Mục đích:
– Hình thành biểu tượng xăng-ti-mét
* Chuẩn bị:
– Mỗi học sinh có một cây thước có vạch cm và một cây bút chì.
* Hình thức tổ chức:
– Cả lớp
* Cách tiến hành:
– Cho học sinh di chuyển chậm đầu bút chì từ vạch số 0 đến vạch số 1 giả làm tàu hỏa chạy, miệng kêu “xình xịch, xình xịch”, khi đến vạch số 1 coi như là “Ga”, “Tàu” dừng lại một chút hú còi “Tu, tu, tu….”. Sau đó lại di chuyển đến vạch số 2, …. Và cứ thế tiếp tục đến vạch quy định.
Khi chơi giáo viên dùng thước gõ nhẹ hoặc dùng lời nói để điều khiển cho tàu chạy và hú còi nhỏ, tránh làm ảnh hưởng tới lớp khác.
* Tổng kết trò chơi:
– Nhận xét trò chơi; lưu ý học sinh di chuyển bút đúng độ dài cm qui định.
- Trò chơi “Thứ mấy? Ngày mấy? Tháng mấy?”
* Mục đích:
Rèn luyện kỹ năng diễn đạt ngày trong tuần, ngày trong tháng, tên tháng được ứng dụng trong đời sống.
* Chuẩn bị:
– Giáoviên chuẩn bị 3 bảng kẻ sẵn.
* Hình thức tổ chức:
– Thi đua theo tổ học tập, mỗi tổ cử 5 bạn chơi theo hình thức tiếp sức.
* Cách tiến hành:
– Khi giáo viên bắt đầu tính giờ thì treo 3 bảng đã kẻ sẵn và yêu cầu đại diện mỗi tổ lần lượt lên điền thông tin theo từng hàng cho hoàn chỉnh trong vòng 5-7 phút.
* Tổng kết trò chơi:
– Nếu đội nào xong trước và điền đúng hết các hàng thì thắng cuộc. Học sinh ở dưới chỉ cổ vũ không được nhắc, nếu tổ nào có bạn nhắc bài thì tổ đó bị trừ điểm. Bạn ở trên chưa về chỗ thì bạn ở dưới không được lên, nếu không cũng bị trừ điểm.
CÁC YẾU TỐ HÌNH HỌC
- Trò chơi: “Ai nhanh hơn”
* Mục đích:
– Khắc sâu biểu tượng hình vuông, hình tròn, hình tam giác.
– Giúp học sinh nhận ra và nêu đúng tên hình vuông, hình tròn, hình tam giác.
– Nhận ra hình vuông, hình tròn, hình tam giác từ các vật thật.
* Chuẩn bị:
– Một số vật thật, mô hình có mặt là hình vuông, hình tròn, hình tam giác
* Hình thức tổ chức:
– Chọn 3 đội chơi theo tinh thần xung phong, mỗi đội 5 em
* Cách tiến hành:
– Giáo viên để tất cả các vật thật, các mô hình đã chuẩn bị vào một cái hộp
– Gọi 3 đội được chọn lên làm nhiệm vụ
+ Đội 1 chọn hình vuông
+ Đội 2 chọn hình tròn
+ Đội 3 chọn hình tam giác
– 3 đội thi đua chọn nhanh các hình theo nhiệm vụ được giao. Trong vòng 5 phút đội nào lấy được nhiều đồ vật hơn và không lấy nhầm hình là đội thắng cuộc.
Vật nào lấy nhầm sẽ không được tính, đồng thời bị trừ đi 1 vật ở tổng số các vật
lấy được.
* Tổng kết trò chơi:
Giáo viên cùng học sinh cả lớp phân thắng thua:
+ Đội thắng cuộc được cả lớp trưởng cho tràng pháo tay hoan hô.
+ Đội thua cuộc sẽ phải hát tặng lớp một bài.
- GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN
- Trò chơi: “Cùng lập bài toán”
* Mục đích:
– Rèn luyện kỹ năng lập đề bài toán dựa trên những thông tin đã cho.
* Chuẩn bi:
– Giáo viên chuẩn bị 3 bức tranh, 3 tờ giấy và 3 bút dạ màu.
* Hình thức tổ chức:
– Chọn 3 đội chơi theo tinh thần xung phong, mỗi đội 4 – 5 em.
* Cách tiến hành:
– Giáo viên phát cho mỗi nhóm 1 bức tranh, 1 tờ giấy và 1 bút dạ, yêu cầu các nhóm nhìn tranh của nhóm mình rồi viết những thông của bài toán vào giấy
– Khi giáo viên hô: “Bắt đầu” thì các nhóm nhìn tranh của nhóm mình rồi viết những thông tin của bài toán vào giấy. Nhóm nào viết xong thì đem bài nộp lên nộp cho cô giáo. Sau đó giáo viên gọi đại diện của mỗi nhóm nêu bài toán theo tranh vẽ của nhóm mình.
* Tổng kết trò chơi:
– Nhóm nào điền đúng thông tin và nêu được bài toán là nhóm thắng cuộc.
- Trò chơi: “Tìm nhà vô địch”
* Mục đích:
– Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu tóm tắt đề toán và giải bài toán có lời văn
* Chuẩn bị:
– Giáo viên viết sẵn lên tờ giấy kẻ ô li 3 bài toán có lời văn.
– Photo làm 2 bản cho 2 đội, đặt úp xuống theo hàng ngang để học sinh không nhìn thấy đề bài trước khi tính giờ.
* Hình thức tổ chức:
– Chọn 2 đội chơi theo tinh thần xung phong, mỗi đội 3 em.
– Hai đội đứng hàng ngang theo các bài đã được xếp theo thứ tự.
* Các tiến hành:
– Khi giáo viên hô: “Bắt đầu!” thì tất cả 3 học sinh của mỗi đội lật tờ giấy lên, đọc kỹ và nhanh chóng giải bài toán. Học sinh nào làm xong thì nộp bài cho giáo viên rồi về chỗ ngồi, giáo viên đánh dấu những bài nộp trước thời gian quy định. Hết giờ nếu học sinh của đội nào còn viết tiếp là phạm quy và không được tính điểm.
* Tổng kết trò chơi:
– Mỗi bài giải đúng được 10 điểm. Mỗi bài nộp trước thời gian cho phép thì
được cộng thêm 1 điểm.
– Đội có tổng số điểm nhiều nhất là đội vô địch.