Hỗ trợ hệ tiêu hóa
Gừng có tác dụng kích thích tiết dịch dạ dày, thúc đẩy hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả hơn. Thêm vào đó, gừng còn giúp chữa trị chứng đầy hơi, nặng bụng, đau bụng,…
Phòng bệnh sỏi mật
Trong gừng có chứa gingerol – chất có khả năng làm giảm sự hình thành sỏi mật.
Phòng chống bệnh tim mạch
Gừng kích thích tuần hoàn máu, kích thích thần kinh tim, giãn mạch, phòng chống hiệu quả bệnh tim mạch.
Giảm đau và kháng viêm
Gừng không có tác dụng giảm đau ngay lập tức, cần phải dùng thường xuyên, lâu dài để gừng phát huy tác dụng giảm đau. Ngoài ra, gừng còn có khả năng điều trị viêm lợi, viêm nha chu, giảm cơn đau bụng do kinh nguyệt.
Xoa dịu cảm mạo
Người xưa có thuyết cho rằng gừng trị cảm mạo, mỗi khi bị cảm mạo người ta thường dùng gừng chế biến điều trị, hiệu quả thấy rõ.
Một số cách ăn gừng
– Cắt lát mỏng gừng đã gọt vỏ. Ngậm lát gừng trong miệng từ 10 đến 30 phút để cho mùi gừng thơm, nồng khắp khoang miệng, mũi.
– Pha trà gừng ấm cùng với mật ong và một ít nước cốt chanh để thưởng thức vào buổi sáng.
– Khi nấu bữa ăn sáng, bạn cũng có thể cho thêm một vài lát gừng vào súp, nước luộc rau.
Một số điều cần lưu ý khi ăn gừng
– Không ăn gừng vào buổi tối: Tuy gừng là thực phẩm có lợi cho sức khỏe, nhưng nếu sử dụng sai thời điểm sẽ đem lại các tác dụng không mong muốn, đặc biệt khi dùng gừng vào buổi tối.
Buổi tối là thời điểm cơ thể cần nghỉ ngơi, do bản thân gừng có tính cay, nóng nên sẽ khiến cơ thể nóng lên, kích thích các cơ quan trong cơ thể hoạt động. Điều này khiến cơ thể không được nghỉ ngơi, gây khó chịu, khó đi vào giấc ngủ.
– Người bị táo bón không nên ăn gừng: Táo bón đa số thuộc về nóng đường ruột, lúc này nếu lạm dụng gừng sẽ khiến bệnh nặng thêm.