Lồng ghép dạy về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo qua các môn học lớp 4

Lồng ghép dạy về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo qua các môn học lớp 4

PHẦN MỞ ĐẦU

I.1  Lí do chọn đề tài

Là con rồng cháu tiên thì ai nấy đều biết đến câu thành ngữ: “Đất nước ta rừng vàng biển bạc”. Đó là câu thành ngữ chỉ sự giàu có, trù phú của nước ta về tài nguyên thiên nhiên, thể hiện lòng tự hào, niềm yêu quý với của cải non sông, gấm vóc của dân tộc Việt Nam mà ông trời đã ban tặng. Tài nguyên thiên nhiên nước ta rất đa dạng và phong phú, nhất là tài nguyên biển. Là công dân của đất nước Việt Nam, chúng ta phải biết quý trọng, giữ gìn, sử dụng và khai thác một cách hợp lí để tài nguyên thiên nhiên không bị cạn kiệt, đúng với nghĩa của câu thành ngữ trên.

Trong những năm gần đây môi trường biển đang dần bị hủy diệt do ý thức của người dân. Tệ nạn xả rác thải không đúng quy định làm ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm bầu khí quyển. Nạn chặt phá rừng bừa bãi gây ra những trận lũ kinh hoàng mà tử thần đem lại không chỉ người dân vùng biển mà người dân trong cả nước đã phải gồng mình gánh chịu.

Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng đau thương đó? Nguyên nhân chính là sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của người dân chỉ vì lợi nhuận kinh tế trước mắt mà họ hủy diệt tài nguyên rừng, làm ô nhiễm nguồn nước. Chính vì thế hiểu biết về tài nguyên môi trường biển và hải đảo và giáo dục bảo vệ tài nguyên môi trường biển và hải đảo là vấn đề nóng bỏng hiện nay mà Đảng và Nhà nước ta quan tâm. Muốn giảm bớt được hậu quả bi thương mà người dân hàng năm phải gánh chịu do biến đổi khí hậu để lại thì ngay từ bây giờ, ngay từ hôm nay bản thân là người “ươm mầm gieo các hạt giống” tôi phải có trách nhiệm với hạt giống của mình nên ngay từ đầu năm học tôi đã lựa chọn đề tài:Lồng ghép dạy về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo qua các môn học lớp 4”.

I.2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài

Hiện nay tại nơi tôi đang sống và làm việc ý thức bảo vệ môi trường của các em còn rất kém. Các em sống ở miền núi Tây Nguyên nên những hình ảnh về biển và hải đảo khá xa lạ đối với các em. Tôi mong muốn các em luôn biết đến đất nước Việt Nam không chỉ có phần đất liền nơi các em đang sống mà còn có vùng trời biển cả và hải đảo bao la nơi cả Tổ quốc cùng nhau hướng về, chung tay bảo vệ. Nhờ đó các em sẽ có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường nơi các em sống và cùng nhau góp một phần nhỏ vào việc bảo vệ môi trường biển và hải đảo. Là một giáo viên tiểu học trực tiếp giảng dạy, đặt nền tảng đầu tiên cho thế hệ tương lai của đất nước. Tôi nhận ra một điều quan trọng trong công việc của mình là phải giáo dục cho các em ngay từ bậc tiểu học hiểu được ý thức và lợi ích của việc bảo vệ môi trường, đặc biệt là môi trường biển và hải đảo. Điều này vô cùng quan trọng đối với các em sau này, xây dựng một nền tảng cho sự hiểu biết về đất nước, bảo vệ và phát triển bền vững biển và hải đảo Việt Nam. Nhận thức rõ được điều này tôi đã lựa chọn đề tài:“Một số kinh nghiệm giúp giáo viên dạy học hiệu quả tài nguyên môi trường biển và hải đảo cho học sinh lớp 4”.

 I.3. Đối tượng nghiên cứu

Trong năm học 2013- 2014 là năm học đầu tiên ngành giáo dục đưa chương trình dạy lồng ghép bảo vệ môi trường biển và hải đảo vào các môn học trong nhà trường.  Nhằm nâng cao kiến thức về môi trường biển và hải đảo cho học sinh. Vì vậy tôi quyết định chọn học sinh lớp 4 trường tiểu học Krông Năng, huyện Krông Năng, tỉnh Đăk Lăk làm đối tượng nghiên cứu.

I.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

Học sinh ở Tây Nguyên có đặc thù là học sinh vùng cao cho nên khi nói đến môi trường biển và hải đảo thì các em thấy xa vời hoang tưởng, khó liên hệ, kết nối, lại càng khó khăn hơn để học sinh hiểu về những hậu quả về biến đổi khí hậu từ môi trường biển thì lại càng khó hơn. Do đó tôi đã chọn nội dung giáo dục môi trường biển và hải đảo để tích hợp lồng ghép vào trong chương trình học để các em thấy rõ nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu và những thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra.

I.5  Phương pháp nghiên cứu

Để đề tài này đạt kết quả cao tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:

–  Đọc và phân tích tài liệu.

– Xem kĩ sách giáo khoa có nội dung lồng ghép tích hợp.

– Sưu tầm các tranh ảnh về biển, đảo Việt Nam.

– Phương pháp nghiên cứu lý luận.

– Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.

– Phương pháp quan sát.

– Phương pháp điều tra.

– Phương pháp đàm thoại.

– Phương pháp thực hành.

– Phương pháp tổng hợp phân tích.

PHẦN NỘI DUNG

1. Cơ sở lý luận

Môi trường là yếu tố quan trọng đối với đời sống của con người, nó quyết định đến sự thành bại trong đời sống sản xuất của mỗi người dân Việt Nam. Vì vậy mỗi học sinh Việt Nam khi đang ngồi trên ghế nhà trường phải hiểu biết được việc bảo vệ môi trường biển đảo là vấn đề rất cần thiết trong đời sống hiện nay. Hiểu được sự ô nhiễm môi trường gây ra do sự biến đổi khí hậu, ảnh hưởng nặng nề đến đời sống và sự phát triển của mỗi con người. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy, tôi luôn cung cấp cho học sinh những hiểu biết ban đầu về môi trường: Môi trường tự nhiên, môi trường xã hội – mối quan hệ giữa môi trường và con người, sự ô nhiễm môi trường biển và hải đảo và cách khắc phục tình trạng này. Qua đó hình thành cho các em thói quen, kĩ năng hành động và các hành vi phù hợp với môi trường, hình thành nhân cách cho học sinh ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, góp một phần nhỏ vào việc bảo vệ môi trường biển và hải đảo, chống biến đổi khí hậu.

2. Thực trạng

Qua nhiều năm công tác ở Trường Tiểu học …… và trao đổi với các đồng nghiệp của mình tôi có những nhận xét về thực trạng dạy học như sau:

a.Thuận lợi, khó khăn

Thuận lợi:

Trường tiểu học ….. là một trường nằm trên địa bàn …., chỉ có một điểm trường chính. Trường lại nằm gần đường giao thông, thuận lợi cho việc đến trường của học sinh. Được sự quan tâm của chính quyền địa phương, phụ huynh học sinh ủng hộ, ban giám hiệu giúp đỡ tạo mọi điều kiện nên cơ sở vật chất khá đầy đủ, môi trường lớp học khang trang, thoáng mát. Đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm, tâm huyết với nghề, đa số học sinh chăm ngoan, lễ phép với người lớn, vâng lời thầy cô.   

Khó khăn:

Học sinh trong trường đa số là học sinh dân tộc tại chỗ, chiếm 75 % ( dân tộc Ê-đê ), do vậy trình độ dân trí thấp, gia đình gặp nhiều khó khăn về đời sống kinh tế, cho nên một số em chưa được sự quan tâm đến việc học từ cha mẹ học sinh, vẫn còn tình trạng phó mặc cho thầy cô và nhà trường. Một số học sinh nhà ở xa trường, điều kiện phương tiện đi lại còn khó khăn dẫn đến các em đi học không đều đặn.

 3. GIẢI PHÁP BIỆN PHÁP

  1. Mục tiêu của giải pháp biện pháp

Để dạy học hiệu quả phần tài nguyên môi trường, biển và hải đảo qua các môn học lớp 4, người giáo viên cần phải xây dựng đúng bài, nội dung tích hợp phù hợp để rút ra phương pháp thích hợp đối với từng môn học, bài học với yêu cầu mà học sinh cần đạt, để từ đó truyền thụ cho đối tượng học sinh mình dạy sao cho đạt ngắn gọn và dễ hiểu nhất.

Hiện tại từ năm học … của chương trình tiểu học Bộ giáo dục – đào tạo đã yêu cầu bậc tiểu học dạy lồng ghép vào một số môn học nhưng một số giáo viên dạy lồng ghép sử dụng phương pháp tích hợp chưa sát thực với nội dung bài học, phương pháp tích hợp khó hiểu nên hiệu quả thu được còn hạn chế.

Năm nay tôi trực tiếp giảng dạy tại trường tiểu học …. qua gần một năm dạy lồng ghép phần môi trường biển đảo trong từng môn học, bằng kinh nghiệm thực tế của lớp, bằng sự tìm tòi suy nghĩ và sáng tạo tôi đã áp dụng và tìm ra một số phương pháp tích hợp cho từng môn học dựa vào một số vấn đề sau:

– Hiểu được tầm quan trọng của nội dung tích hợp trong từng môn học.

– Giáo viên đưa ra phương pháp tích hợp hợp lí trong từng thời điểm diễn ra hoạt động.

– Khi lồng ghép các hoạt động có nội dung giáo dục về tài nguyên môi trường biển đảo giáo viên phải nghiên cứu kĩ lựa chọn phương pháp tích hợp hợp lí, tự nhiên giúp các em hình thành thái độ, thói quen và kĩ năng sống tích cực.  

  1. Nội dung và cách thực hiện giải pháp biện pháp.

b.1. Cách trình bày.

   – Môn học.

   – Bài học.

   – Nội dung tích hợp.

   – Phương pháp tích hợp.

Muốn nắm bắt số lượng học sinh hiểu biết nội dung lồng ghép môi trường biển và hải đảo trong các môn học. Trước khi lồng ghép giáo viên đưa ra một số câu hỏi:

   – Các em đã thấy biển và hải đảo chưa?

   – Tác dụng của môi trường biển và hải đảo có lợi gì đối với đời sống con người?

   – Khi lồng ghép môi trường biển và hải đảo trong các môn học các em có yêu quê hương và tự hào về đất nước mình hơn không?

   – Ở lứa tuổi các em phải làm gì để bảo vệ môi trường biển và hải đảo để không bị ô nhiễm?

Kết quả ban đầu là:

…..

b.2. Cách thực hiện dạy lồng ghép tài nguyên, môi trường biển và hải đảo ở các phân môn.

 MÔN ĐẠO ĐỨC

          Đối với phân môn đạo đức nội dung lồng ghép tài nguyên, môi trường biển và hải đảo tôi đã tập trung chủ yếu giáo dục cho học sinh biết yêu quê hương, vùng biển, hải đảo của đất nước. Từ tình yêu đó khơi dậy cho các em ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của biển đảo, biết bảo vệ các di sản văn hóa phi vật thể của biển quê hương, Tổ quốc Việt Nam.

Xây dựng kế hoạch tích hợp nôi dung vào từng bài học cụ thể.

Bài dạy:  Biết bày tỏ ý kiến.

Nội dung tích hợp:

– Biết bày tỏ, chia sẻ với mọi người xung quanh về giữ gìn, bảo vệ tài nguyên, môi trường, biển đảo Việt Nam.

– Vận động mọi người biết quan tâm giữ gìn bảo vệ tài nguyên, môi trường biển đảo Việt Nam.

Phương pháp tích hợp:

– Xem hình ảnh về môi trường.

– Khám phá môi trường đối với đời sống con người.

– Đóng vai về sự bày tỏ chia sẻ với mọi người xung quanh.

– Tham gia các phong trào giữ gìn môi trường.

– Vẽ tranh cổ động.

Ví dụ khi dạy bài:                                   

                                BIẾT BÀY TỎ Ý KIẾN.   ( Tiết 1)

I/ Mục tiêu:     HS  biết được :

– Trẻ em cần phải bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.

– Bước đầu biết bày tỏ ý kiến của bản thân và lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác.

*GDKNS:- Kỹ năng trình bày ý kiến ở gia đình và lớp học. Kỹ năng lắng nghe người khác trình bày ý kiến.

*GDMT: – Biết bày tỏ ý kiến của mình với cha mẹ, với thầy cô với chính quyền địa phương về môi trường sống của em trong gia đình, về môi trường lớp học, về môi trường sống ở cộng đồng: bày tỏ ý kiến về tiết kiệm năng lượng.

      – Có ý thức bảo vệ môi trường tiết kiệm năng lượng, biết lắng nghe và ủng hộ những ý kiến đúng đắn của mọi người về vấn đề môi trường về tiết kiệm năng lượng.

II/ Chuẩn bị:   – Cặp sách, vài bức tranh để học sinh nhận xét phần khởi động.

                         – Thẻ màu (HS).

III/ Hoạt động trên lớp.

                Hoạt động của thầy              Hoạt động của trò
1/ Kiểm tra bài cũ:

2/ Bài mới.

Giới thiệu bài.

HĐ: HS Khởi động.

Gv cho các nhóm cùng quan sát 1cái cặp sách  và một số bức tranh …..

 

 

 

 

– Gv kết luận: Mỗi người có thể có ý kiến khác nhau về cùng sự vật.

HĐ2: Giúp HS thảo luận tình huống.

Gv nêu các tình huống, giao nhiệm vụ cho các nhóm.

 

Gv nhận xét,bổ sung.

– Điều gì xảy ra nếu em không được bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan đến bản thân em, lớp em?

 

 

 

 

Gv theo dõi kết luận:  Trong mọi tình huống, em nên nói rõ để mọi người xung quanh hiểu về khả năng, nhu cầu, mong muốn, ý kiến của em. Điều đó có lợi cho em và cho tất cả mọi người. Nếu em không bày tỏ ý kiến của mình, mọi người sẽ không hiểu và đưa ra những quyết định không phù hợp với nhu cầu, mong muốn của em. Mỗi người, mỗi trẻ em có quyền ý kiến riêng và cần bày tỏ ý kiến riêng của mình.

 HĐ3: Bài tập 1, sgk.

Gv nêu yêu cầu bài tập 1.

Tổ chức cho HS nhận xét.

Gv nhận xét tuyên dương.

Kết luận: Việc làm của bạn Dung là đúng, vì bạn đã biết bày tỏ mong muốn, nguyện vọng của mình. Còn việc làm của bạn Hồng và Khánh là không đúng.

Bài tập 2, sgk.

Gv nêu yêu cầu, hướng dẫn HS bày tỏ thái độ bằng thẻ.

GV lần lượt nêu từng ý kiến.

Gv kết luận từng ý kiến.

Kết luận: Phải lắng nghe và tôn trọng ý kiến người khác. Không phải mọi ý kiến của trẻ em đều được đồng ý nếu nó không phù hợp.

3/ Củng cố, dặn dò:

– Trẻ em có quyền gì?

Có ý thức bảo vệ môi trường: Biết lắng nghe và ủng hộ những ý kiến đúng đắn của mọi người về vấn đề môi trường.

Nhận xét tiết học.

Kiểm tra 3 HS.

 

 

 

HS hoạt động nhóm.

Hs quan sát và nhận xét.

Đại diện các nhóm trình bày nhận xét về cái cặp .

Nhận xét ý kiến của các nhóm có giống nhau không?

 

 

 

HS tham gia trao đổi, chất vấn.

Hs hoạt động nhóm  thảo luận nội dung câu hỏi 1,2 tr/9.

Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác bổ sung.

HS trao đổi cá nhân.

* GDMT: – Các em hãy bày tỏ ý kiến của mình với cha mẹ, với thầy cô với chính quyền địa phương về môi trường sống của em trong gia đình, về môi trường lớp học, về môi trường sống ở cộng đồng.

* GDMT:- Có ý thức bảo vệ môi trường tiết kiệm năng lượng, biết lắng nghe và ủng hộ những ý kiến đúng đắn của mọi người về vấn đề môi trường về tiết kiệm năng lượng.

 

 

HS đọc ghi nhớ.

 

 

 

Hs thảo luận nhóm đổi bài tập 1.

Đại diện các nhóm trình bày.

HS tham gia nhận xét, bổ sung.

 

 

 

 

– Bày tỏ ý kiến.

Hs bày tỏ thái độ bằng thẻ, giải thích lý do.

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhắc nhở học sinh chuẩn bị tiểu phẩm cho tiết 2.

 

                                                         MÔN: KHOA HỌC

Đối với môn khoa học giáo dục các em biết việc khai thác không hợp lí là nguyên nhân chính dẫn đến sự cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển. Giúp học sinh hiểu được sự cần thiết về bảo vệ môi trường biển đảo, yêu quý thiên nhiên, mong muốn bảo vệ môi trường nói chung, môi trường biển và hải đảo nói riêng để hình thành cho các em kĩ năng bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, tham gia một số hoạt động bảo vệ môi trường biển đảo phù hợp với lứa tuổi. 

Xây dựng kế hoạch tích hợp nội dung vào từng bài học cụ thể

Bài dạy: Nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm.

Nội dung tích hợp:

– Liên hệ những lí do gây ô nhiễm nước biển: Rác thải từ đất liền, ô nhiễm do các hoạt động đánh bắt trên biển…

– Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, đặc biệt là môi trường biển.

Phương pháp tích hợp:

– Trò chuyện đối thoại về nguyên nhân của rác thải, cách phân loại rác.

– Hoạt động nhóm về biện pháp khắc phục.

– Tuyên truyền khuyên ngăn mọi người không vứt rác bừa bãi.

Ví dụ khi dạy bài:

NGUYÊN NHÂN LÀM NƯỚC Ô NHIỄM

  1. Mục tiêu:

  – Nêu được một số nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước.

  – Nêu được tác hại của việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm đối với sức khoẻ con người.

* KNS: – Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm.

   – Kĩ năng trình bày thông tin về nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm.

   – Kĩ năng bình luận đánh giá về các hành động gây ô nhiễm nước.

 * Tích hợp BVMT: – Chúng ta nên làm gì để bảo vệ nguồn nước không bị ô nhiễm.

                                 – Có ý thức  bảo vệ nguồn nước.

  1. Các hoạt động trên lớp:
HĐ của thầy

A. KTBC: Nước bị ô nhiễm có những dấu hiệu nào?

B. Dạy bài mới:

GTB:  Nguyên nhân làm ô nhiễm nước, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học này.

HĐ1:  Tìm hiểu nguyên nhân  làm nước bị ô nhiễm .

– Hình nào cho biết nước sông hồ, nước máy … bị nhiễm bẩn.

 

 

+ Nguyên nhân gây nhiễm bẩn được mô tả trong hình đó là gì?

+ Y/C HS liên hệ đến nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm ở địa phương.

BVMT: – Chúng ta nên làm gì để bảo vệ nguồn nước không bị ô nhiễm?

HĐ2: Thảo luận về tác hại của sự ô nhiễm nước.

– Điều gì sẽ xảy ra khi nguồn nước bị ô nhiễm?

BVMT:- Chúng ta có ý thức  bảo vệ nguồn nước, không làm các nguồn nước nơi mình đang sống bị ô nhiểm.

– GV kết luận về tác hại của nguồn nước bị ô nhiễm.

C.Củng cố, dặn dò:

– Chốt  nội dung và nhận xét giờ học.

– Giao việc về nhà.

HĐ của trò

– 2HS nêu miệng

+ HS khác nhận xét

 

 

 

 

 

 – HS quan sát hình 1- 8  SGK.

+Thảo luận theo cặp và nêu được sự ô nhiễm của các nguồn nước: sông, hồ, biển,…

+ Nêu được các nguyên nhân gây ô nhiễm: các nhà máy thải ra, bệnh viện thải ra…

+ HS tự liên hệ

 

+ HS trả lời.

– Đọc mục: Bạn cần biết T55.

 

 

– HS thảo luận theo cặp:

+Gây khó chịu cho những nười sông gần đó: gây bệnh tật, tử vong.

 

+ HS đọc những thông tin có liên quan  trên sách báo.

– HS lắng nghe

– Chuẩn bị bài sau.

MÔN TIẾNG VIỆT

 Đối với môn Tiếng Việt nội dung lồng ghép tài nguyên, môi trường biển và hải đảo tôi đã tập trung giáo dục cho học sinh hiểu biết về các cảnh quan thiên nhiên môi trường biển hải đảo. Giúp các em cảm nhận đầy đủ và sâu sắc nội dung bài học là góp phần giáo dục các em một cách tự nhiên về ý thức bảo vệ môi trường nói chung, bảo vệ môi trường biển đảo nói riêng. Từ đó các em sẽ có nhiều chuyển biến tích cực về tư tưởng, tình cảm và có những hành động tự giác bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo. Quan tâm nhiều hơn đến việc bảo vệ, yêu quý thiên nhiên. Biết chăm sóc và bảo vệ môi trường mà các em đang sinh sống bằng những hành động cụ thể, tham gia ở mức độ phù hợp với lứa tuổi để bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo. Trong quá trình dạy học, giáo viên phải nắm vững những kiến thức về giáo dục tài nguyên môi trường biển đảo, có sự tìm tòi sáng tạo để việc tích hợp diễn ra một cách tự nhiên, không gượng ép để học sinh dễ hiểu, dễ nhớ, hình thành thói quen, thái độ đúng đắn và thân thiện với môi trường.

Người giáo viên phải nắm chắc đặc điểm tâm lí của học sinh để từ đó tìm ra đường đi đúng, tìm ra những phương pháp phù hợp. Khi lên lớp, chúng ta biết tâm lí chung của học sinh tiểu học là luôn muốn khám phá, tìm hiểu điều mới mẻ. Từ đó hình thành và rèn luyện thói quen, óc tư duy sáng tạo. 

Ví dụ khi dạy bài: Chính tả: Trung thu độc lập

Nội dung tích hợp

Liên hệ hình ảnh những con tàu mang cờ đỏ sao vàng giữa biển khơi và hình ảnh anh bộ đội đứng gác bảo vệ Tổ quốc. Qua đó, giáo dục ý thức chủ quyền biển đảo.

Phương pháp tích hợp

Xem tranh về các chủ quyền biển đảo về các cảnh đẹp của quê hương đất nước, từ đó có ý thức bảo vệ giữ gìn.

Đảo Hòn Tằm (Nha Trang)

MÔN: LỊCH SỬ – ĐỊA LÍ

(Phần Địa lý)

          Hiểu được tài nguyên môi trường biển đảo có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, học tập lao động của mỗi người dân chúng ta qua từng bài học, từ đó giáo dục lòng yêu thiên nhiên môi trường biển đảo, ý thức trách nhiệm bảo vệ tài nguyên biển đảo. Hiểu được lợi ích mà tài nguyên môi trường đem lại, những hiện tượng tự nhiên như nắng, mưa, gió, bão, lũ, nguyên nhân và tác hại của nó. Hiểu được các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường tự nhiên. Từ đó các em có biện pháp bảo vệ môi trường mình đang sinh sống một cách hiệu quả.

Ví dụ khi dạy bài: Biển đảo và quần đảo

Nội dung tích hợp

– Biết những đặc điểm chính của biển, hải đảo Việt Nam.

– Biết những nguồn lợi to lớn từ biển, đảo: không khí trong lành, khoáng sản, hải sản, an ninh quốc phòng, phong cảnh đẹp….

– Biết một ngành nghề khai thác tài nguyên biển: nuôi trồng, đánh bắt hải sản, du lịch…

– Biết Hoàng Sa và Trường Sa là hai quần đảo lớn thuộc chủ quyền Việt Nam.

– Giáo dục tình yêu đất nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển, đảo.

Phương pháp tích hợp

  Xem tranh các quần đảo trên đất nước như Trường Sa, Hoàng Sa.

  Biết chia sẻ về chủ quyền biển đảo và có ý thức bảo vệ.

 Đảo Trường Sa

Hiểu được đặc điểm tâm lí của học sinh lớp 4 và lực học của mỗi em từ đó muốn dạy lồng ghép tài nguyên, môi trường biển và hải đảo đạt hiệu quả cao giáo viên không gây áp lực gò ép các em theo hướng dẫn của mình mà luôn phải động viên khuyến khích kịp thời, tạo cho các em sự hứng thú niềm đam mê, để tất cả các em đều hiểu được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường, biển và hải đảo của đất nước mình. Gần một năm thực hiện dạy lồng ghép tài nguyên môi trường biển và hải đảo qua các môn học lớp 4 tôi đã đạt kết quả như mong đợi.

Học sinh hiểu biết nội dung lồng ghép tài nguyên, môi trường biển và hải đảo trong môn học. Học sinh không hiểu biết nội dung lồng ghép tài nguyên, môi trường biển và hải đảo trong môn học.
96 % 4 %
  1. Điều kiện thực hiện giải pháp biện pháp

Dạy lồng ghép tài nguyên môi trường biển, hải đảo Việt Nam đạt hiệu quả có những điều kiện sau:

– Biết được bài dạy nào có nội dung để dạy lồng ghép vấn đề nêu trên.

– Nắm được mục tiêu bài giáo viên cần phải dạy lồng ghép để giáo dục các em tình yêu quê hương đất nước.

– Đưa ra phương pháp dạy lồng ghép nào có hiệu quả, tối ưu nhất để học sinh nắm bắt nội dung nhanh nhất, dễ ghi nhớ nhất.

– Đưa nội dung lồng ghép vào hoạt động nào trong bài dạy cho phù hợp, hợp lí.

– Nắm vững các phương pháp tích hợp để vận dụng vào bài học một cách có hệ thống.

  1. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp

   – Việc lồng ghép tích hợp bảo vệ môi trường biển, hải đảo đã được bộ giáo dục ban hành và được áp dụng trong năm học, trong từng bài học cụ thể. Vì vậy giáo viên cần áp dụng một cách tích cực và đúng chương trình.

  – Tích hợp lồng ghép phải phù hợp với từng bài và bám sát yêu cầu bài học, linh hoạt trong khi lồng ghép.

  – Cần được áp dụng trong từng hoạt động của bài học.

  – Tạo cho học sinh nhiều cơ hội để nắm bắt nội dung bài học một cách chủ động. 

  1. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu.

          Sau khi tổ chức cho học sinh học tập tích hợp bảo vệ môi trường biển và hải đảo qua các bài học bản thân tôi đã rút ra cho mình những bài học bổ ích. Dạy học vừa phải mang tính khoa học vừa phải mang tính nghệ thuật, muốn dạy lồng ghép bảo vệ môi trường biển và hải đảo có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu đào tạo hiện nay của ngành giáo dục, đòi hỏi người giáo viên phải nỗ lực, sáng tạo, không ngừng cải tiến phương pháp dạy học để nâng cao hiệu quả giảng dạy tạo “ Môi trường thân thiện, học sinh tích cực”. Vì vậy để việc lồng ghép tích hợp tốt ở các môn học, người giáo viên cần phải tạo không khí lớp học vui vẻ, nhẹ nhàng, tạo sự hứng thú học tập đối với các em học sinh nói chung và học sinh lớp 4 nói riêng.

II.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu.

          Ở Trường Tiểu học Krông Năng hiện nay nói chung và khối lớp 4 nói riêng với phương pháp dạy học mới kết hợp hình thức tích hợp lồng ghép bảo vệ môi trường biển và hải đảo qua từng bài học đã giúp học sinh học tập tích cực hơn, hiểu biết nhanh hơn, tự giác độc lập sáng tạo, lớp học sôi nổi, học sinh hứng thú tiếp thu kiến thức nhanh chóng.

Số học sinh đạt loại giỏi:              14 %

Số học sinh đạt loại khá:               25 %

Số học sinh đạt loại trung bình:    61 %

 Thành tựu đạt được của đề tài trên đã phổ biến tới tất cả các đồng nghiệp trong nhà trường nói chung và khối lớp 4 nói riêng.

III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

III.1. Kết luận

Việc giúp học sinh lớp 4 học tập tốt bảo vệ môi trường biển, hải đảo đòi hỏi phải có sự cố gắng nỗ lực từ hai phía thầy và trò. Giáo viên là người dẫn dắt các em đến sự tò mò, muốn khám phá, thử sức, còn học sinh là người biết thể hiện qua lời nói, hành động của mình.

Giáo viên nắm bắt được lực học của từng học sinh để từ đó tìm ra phương pháp thích hợp khích lệ động viên kịp thời, từ đó bản thân tôi thấy kết quả học tập của lớp thay đổi rõ rệt, các em đoàn kết, nhanh nhẹn, các giờ giảng dạy học sinh tiếp thu bài chủ động, sáng tạo.

Để làm tốt công tác giáo dục và bảo vệ môi trường trong nhà trường, giáo viên phải nắm chắc chắn nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục tài nguyên môi trường biển và hải đảo, vận dụng các phương pháp giáo dục một cách hợp lí, linh hoạt thực hiện nghiêm túc và thường thường xuyên tạo điều kiện cho học sinh được tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường.

Giáo dục bảo vệ môi trường giáo viên nên lồng ghép bằng các biện pháp cụ thể để bảo vệ môi trường sống hàng ngày cụ thể như việc tiết kiệm năng lượng, nước, giấy, phân loại rác thải thì hiệu quả sẽ tăng lên rất nhiều lần. Học sinh đã có kiến thức, kĩ năng bảo vệ môi trường thì việc lồng ghép bảo vệ môi trường biển và hải đảo sẽ trở nên dễ dàng hơn.

III. 2. Kiến nghị

Để việc dạy lồng ghép tài nguyên, môi trường biển và hải đảo có hiệu quả ngoài các biện pháp trên tôi mong rằng các cấp lãnh đạo quan tâm hơn nữa trong việc mua sắm các trang thiết bị dạy học đầy đủ hơn và phù hợp với nội dung bài học, vùng miền để tạo điều kiện cho giáo viên giảng dạy đạt kết quả cao hơn.

Nhà trường bổ sung máy tính cho các lớp học để giáo viên được áp dụng công nghệ thông tin thường xuyên vào các hoạt động. Đặc biệt là sưu tầm, tìm hiểu các tài liệu về tài nguyên và môi trường biển và hải đảo được dễ dàng. Việc cho học sinh tiếp cận thông tin giáo dục bằng hình ảnh được dễ dàng hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO.

Tài liệu tuyên truyền biển đảo Việt Nam 2013

Tài liệu giáo dục úng phó biến đổi khí hậu trong trường tiểu học

Tài liệu dạy học tích hợp giáo dục tài nguyên, môi trường biển và hải đảo

Sách tham khảo đạo đức lớp 4

Sách tham khảo khoa học lớp 4

Sách tham khảo tiếng việt  lớp 4

Sách tham khảo lịch sử & địa lí  lớp 4

 

BẤM VÀO ĐÂY ĐỂ TẢI FILE WORD

 

Copyright 2019 © Kinh nghiệm dạy học | Thiết kế bởi Web Bách Thắng