Lồng ghép kĩ năng sống vào một số môn học để nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh lớp 4
1. Lí do chọn biện pháp.
Lứa tuổi học sinh tiểu học là lứa tuổi hồn nhiên, vô tư, trong sáng, thích tìm tòi khám phá cái mới, hay bắt chước, đặc biệt là bắt chước những người mà các em yêu quý, thần tượng như các thày cô giáo, các anh chị phụ trách. Việc hình thành các kỹ năng, hành vi và thói quen tích cực cho các em ở lứa tuổi này dễ dàng và thuận lợi hơn nhiều so với cho học sinh ở các cấp học trên. Tuy nhiên, ở lứa tuổi này, các em còn non nớt thiếu nhiều kinh nghiệm sống nên rất dễ dàng bị lạm dụng, bị tổn thương, bị tai nạn thương tích, bị lôi kéo vào các hành vi có hại cho sự phát triển thể chất và tinh thần của các em. Do vậy, việc giáo dục kĩ năng sống (KNS) cho học sinh tiểu học là rất cần thiết và quan trọng đặc biệt.
Mục tiêu của giáo dục phổ thông của Việt Nam đã chuyển từ cung cấp kiến thức là chủ yếu sang hình thành và phát triển những năng lực cần thiết ở người học để đáp ứng sự phát triển và sự nghiệp công nghiệp hóa , hiện đại hóa. Mục tiêu giáo dục của Việt Nam thể hiện mục tiêu giáo dục của thế kỷ 21: Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình. Vì vậy việc giáo dục KNS cho học sinh tiểu học nói riêng và học sinh phổ thông nói chung chính là nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục phổ thông, phù hợp với định hướng đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục phổ thông.
Học sinh tiểu học còn rất non nớt về kinh nghiệm sống, KNS. Nếu không được giáo dục KNS, các em sẽ thiếu mạnh dạn, thiếu tự tin (hoặc hiếu thắng); dễ bị vấp váp trong quan hệ với bạn bè và những người xung quanh; không biết tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ của những người tin cậy khi gặp khó khăn; thiếu khả năng phân tích, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, thường khó khăn, lúng túng, có thể sai lầm trong việc ra quyết định và giải quyết vấn đề, thiếu khả năng tự bảo vệ, do đó các em có thể sẽ bị lạm dụng, bị tổn thương , bị tai thương tích, dễ bị lôi kéo vào những hành vi có hại cho sự phát triển thể chất và tinh thần của các em….
Với mong muốn con em mình tự tin hơn trong giao tiếp, sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và bạn bè, có tư duy toàn diện để sẵn sàng hòa nhập với môi trường mới, suy nghĩ tích cực trong cuộc sống cho nên tôi đã nghiên cứu tìm tòi và quyết định chọn đề tài “Lồng ghép kĩ năng sống vào một số môn học để nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh lớp 4”
2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp.
Biện pháp 1: Xác định rõ nhiệm vụ giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong phân môn Tiếng Việt lớp 4:
Để xác định rõ nhiệm vụ của giáo dục kĩ năng sống giáo viên cần nắm được nội dung giáo dục kĩ năng sống trong môn Tiếng Việt.
* Nội dung giáo dục kĩ năng sống trong sách Tài liệu giáo dục kỹ năng sống môn Tiếng Việt lớp 4.
Biện pháp 2: Nắm được những kĩ năng sống và mức độ kĩ năng cần đạt:
Trong quá trình dạy học giáo viên phải nắm được những kĩ năng sống và mức độ cần đạt của kĩ năng sống được áp dụng trong bài học.
– Nhóm các kĩ năng nhận biết và sống với chính mình, bao gồm các kĩ năng sống cụ thể như:
+ Kĩ năng nhận thức bản thân.
+ Kĩ năng xác định giá trị.
+ Kĩ năng kiểm soát cảm xúc.
+ Kĩ năng ứng phó với căng thẳng.
+ Kĩ năngtìm kiếm sự hỗ trợ.
+ Kĩ năng thể hiện sự tự tin.
– Nhóm các kĩ năng nhận biết và sống với người khác,bao gồm các kĩ năng sống cụ thể như :
+ Kĩ năng giao tiếp.
+ Kĩ năng lắng nghe tích cực.
+ Kĩ năng thể hiện sự thông cảm.
+ Kĩ năng thương lượng.
+ Kĩ năng giải quyết mâu thuẫn.
+ Kĩ năng hợp tác.
– Nhóm các kĩ năng ra quyết định một cách có hiệu quả, bao gồm các kĩ năng sống cụ thể như:
+ Kĩ năng tư duy phê phán.
+ Kĩ năng tư duy sáng tạo.
+ Kĩ năng ra quyết định.
+ Kĩ năng giải quyết vấn đề.
+ Kĩ năng kiên định
+ Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm.
+ Kĩ năng đặt mục tiêu .
+ Kĩ năng quản lí thời gian.
+ Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin.
– Sau khi đã nắm được nội dung các nhóm kĩ năng cần đạt giáo viên cần chọn kĩ năng phù hợp với đối tượng học sinh địa phương mình áp dụng.
* Biện pháp 3: Cần chuẩn bị hệ thống câu hỏi phù hợp vào các bài học cụ thể nhằm giáo dục kỹ năng sống có hiệu quả trong mỗi tiết dạy.
Trong mỗi tiết dạy, hệ thống câu hỏi rất quan trọng trong việc hình thành và giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Chính vì vậy giáo viên cần chuẩn bị kỹ lượng về hệ thống câu hỏi trước khi tổ chức tiết dạy.
‘Ví dụ: Khi dạy bài : “Dế mèn bênh vực kẻ yếu” (Phân môn Tập đọc)
- MỤC TIÊU:
– Đọc đúng các từ: Nhà Trò, tỉ tê, ngắn chùn chùn, thui thủi, xoè, vặt,…
– Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu có giọng đọc phù hợp tính cách của nhân vật (Nhà Trò, Dế Mèn).
– Hiểu nội dung bài (câu chuyện): Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp – bênh vực người yếu.
– Phát hiện được những lời nói, cử chỉ cho thấy tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn; bước đầu biết nhận xét về một nhân vật trong bài. (trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa).
*KNS: – Thể hiện sự cảm thông.
– Xác định giá trị
– Tự nhận thức về bản thân : Giáo dục học sinh không ỷ vào quyền thế để bắt nạt người khác .
- ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
Tranh minh hoạ bài đọc.
Bảng phụ viết sẵn khổ thơ 4 và 5 cần hướng dẫn đọc diễn cảm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:=
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG HỌC SINH |
1 Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: 3. Dạy bài mới: + Giới thiệu bài: + Hướng dẫn học sinh luyện đọc: + Tìm hiểu bài: * Giáo dục: Trong cuộc sống hằng ngày, việc giúp đỡ những người gặp hoạn nạn, khó khăn là việc làm cần thiết đo là tình thương yêu đặc biệt không được dựa vào bản thân để bắt nạt kẻ yếu – Cho HS thảo luận nhóm đôi: KNS: GV nêu câu hỏi: Trên đường đi học về em nhìn thây một bạn lớn tuổi hơn đang doạ nạt một em nhỏ, em sẽ gì? + Đọc diễn cảm: 4. Củng cố: 5. Nhận xét, dặn dò: |
– Hát tập thể
– Học sinh thảo luận và trình bày ý kiến của mình |
Như vậy dựa vào nội dung bài học mà giáo viên có thể linh động và đặt hệ thống các câu hỏi khác nhau để giáo dục kĩ năng sống cho các em như ví dụ nêu ở trên.
Biện pháp 4: Kết hợp giáo dục kĩ năng sống một số hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Dựa vào một số tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp, tôi luôn sử dụng một số kĩ năng sống để lồng ghép vào giáo dục cho các em.
VD: Khi đưa học sinh hoạt đọng ngoài giờ lên lớp bằng hình thức quan sát một số thực vật xung quanh trường học để xác định qua nội dung bài: “Thực vật cần gì để sống”(môn Khoa học, bài 57)
Sau khi quan sát được một số loại thực vật sống ngoài trời có ánh nắng, một số loài sống thiếu ánh nắng,…để học sinh có suy nghĩ đúng về các loài thực vật cần gì để sống. Tôi đã áp dụng Kĩ năng quan sát, so sánh có đối chứng để thấy sự phát triển khác nhau của cây trong những điều kiện khác nhau bằng câu hỏi so sánh như:
– Các em quan sát hai cây hoa kia (một cây sống ngoài có ánh nắng, một cây sống bên trong không có ánh nắng) và nhận xét xem khác nhau chỗ nào?
– Cây nào khỏe hơn? Cây nào yếu hơn.
– Cây khỏe nhờ vào gì? Cây yếu là vì sao?…
Với hệ thống câu hỏi như vậy, tôi đã xây dựng cho các em Kĩ năng quan sát, so sánh có đối chứng để thấy sự phát triển khác nhau của cây trong những điều kiện khác nhau.
Biện pháp 5: Giáo dục kĩ năng sống qua việc tích hợp vào các môn học:
Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh để có hiệu quả, bản thân đã vận dụng vào các môn học, tiết học, nhất là các môn như: Đạo đức, Tự nhiên – xã hội; Toán, …để những tiết học cho sinh được trải nghiệm như trong cuộc sống thực. Để hình thành những kiến thức và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh qua các môn học, người giáo viên cần phải biết vận dụng nhiều phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh như: thực hành trong giao tiếp, thực hành trong hoạt động trò chơi thông qua các phương pháp và giải quyết vấn đề, phương pháp tổ chức hoạt động học nhóm, phương pháp đàm thoại, phương pháp hỏi đáp, tranh luận …Thông qua các hoạt động học tập, học sinh được phát huy trải nghiệm, rèn luyện những kĩ năng hợp tác, bày tỏ ý kiến cá nhân, đóng vai,…học sinh có được cơ hội rèn luyện, thực hành nhiều kĩ năng sống thiết thực.
Như ở môn Đạo đức, để các chuẩn mực về đạo đức, thể hiện tình cảm của chính mình, tạo niềm tin, thói quen của học sinh. Giáo viên phải sử dụng phương pháp dạy học đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Tổ chức cho học sinh thực hành các hoạt động học tập phong phú và đa dạng như: kể chuyện theo tranh; quan sát tranh ảnh, đóng vai theo tiểu phẩm; ứng xử tình huống; hoạt động múa hát, tập làm thơ, vẽ tranh,…Giáo viên cần sử dụng và kết hợp các phương pháp dạy học tích cực như: học theo nhóm, cá nhân,… thông qua đó học sinh được tiếp cận lối sống lành mạnh, biết được các hành vi ứng xử phù hợp với nền văn minh xã hội.
Các kĩ năng để học sinh rèn luyện được phát triển từ dễ đến khó. Sau mỗi bài học, các em biết khám phá, tư duy, và hiểu biết việc nên làm và không nên làm theo suy nghĩ của chính mình. Là một giáo viên, tôi luôn tạo không khí thân thiện, áp dụng việc đổi mới phương pháp tạo điều kiện cho các em mạnh dạn, tự lập, tự khẳng định và phát huy mình hơn qua việc học nhóm.
Ví dụ: Trong môn Đạo đức . Ở bài: TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP ( tiết 1) cần giáo dục kĩ năng sống cho các em như:
Tại hoạt động 4: tôi đã lồng ghép giáo dục kĩ năng sống để giáo dục các em như:
Hoạt động 4: Thảo luận nhóm (bài tập 2 sách giáo khoa)
KNS: – Tự nhận thức về sự trung thực trong học tập của bản thân.
– Bình luận, phê phán những hành vi khơng trung thực trong học tập.
– Làm chủ bản thân trong học tập.
– Các nhóm có cùng sự lựa chọn thảo luận, giải thích lí do sự lựa chọn của mình.
* Sáu là : Dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
Thông qua các phương pháp dạy học tích cực như phương pháp đóng vai, phương pháp nhóm, tôi luôn lồng ghép một cách sáng tạo các kĩ năng sống phù hợp với nội dung bài học để phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh đây là một trong những tác động lớn đến việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
Ví dụ: Khi dạy bài đạo đức: “Biết ơn thầy cô giáo” (tuần 15)
Tôi đã áp dụng một số biện pháp để học sinh ứng dụng kĩ năng lắng nghe lời dạy bảo của thầy cô bằng cách:
– Sau khi cho các nhóm lên bảng dán những câu ca dao nói về lòng biết ơn thầy cô giáo, tôi đã sử dụng một số câu hỏi để phát huy tính sáng tạo của các em và thông qua đó các em biết ứng dụng kĩ năng lắng nghe lời dạy bảo của thầy cô.
– Em đã sưu tầm được câu tục ngữ trên ở đâu?
– Vì sao họ lại viết câu tục ngữ đó vào nơi như thế?
– Thông qua câu tục ngữ này gợi cho em điều gì?
– Em sẽ làm gì sau khi học xong câu tục ngữ trên?
Như vậy với hệ thống câu hỏi dẫn dắt như vậy, tôi đã giúp các em vận dung và thhực hiện tốt hai nhiệm vụ đó là: rèn luyện kĩ năng sống “Biết lắng nghe lời thầy cô giáo” đồng thời giup các em phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong tiết học và qua đó, các em tự tìm hiểu, tư duy nội dung bài tập yêu cầu và trình bày ý kiến của mình trước lớp, được các bạn nhận xét bổ sung để hoàn thành nội dung bài tập.
3. Kết quả đạt được:
Kết quả khảo sát trước khi áp dụng thí điểm đề tài:
Tổng số
học sinh |
Số học sinh có thái độ học tập tốt, giao tiếp lịch sự, dễ gần gũi | Số học sinh có thái độ học tập tốt | Số học sinh học tập ở mức trung bình, thái độ còn thiếu gần gũi |
Kết quả khảo sát sau khi áp dụng thí điểm đề tài:
Tổng số
học sinh |
Số học sinh có thái độ học tập tốt, giao tiếp lịch sự, dễ gần gũi | Số học sinh có thái độ học tập tốt | Số học sinh học tập ở mức trung bình, thái độ còn thiếu gần gũi |
Kết quả thu được từ thành tựu nghiên trên là:
Xử lí được các thông tin, các tình huống chiếm tỉ lệ 100% trong đó Xử lí nhanh và biết thể hiện trách nhiệm của mình chiếm 80% và biết xử lí thông tin nhưng không thấy được trách nhiệm của mình chiếm 20%.
Chất lượng học tập:
Tổng số học sinh | Số học sinh giỏi | Số học sinh khá | Số học sinh trung bình | Số học sinh yếu |
Như vậy kết quả thu được từ quá trình nghiên cứu cho thấy trong giáo dục rất cần rèn kĩ năng sống cho học sinh. Tuy rằng đây không phải là một kết quả tuyết đối nhung là bước đi đúng hướng phù hợp với yêu cầu giao dục hiện nay. Vì thế tôi đang nghiên cứu nâng cao hơn việc xây dựng kĩ năng sống cho các em. mục tiêu cuối cùng là giúp cá em phát triển một cách toàn diện: Đức, Trí, Thể Mỹ.
4. Kết luận :
Rèn luyện kĩ năng sống là một trong những mục tiêu dạy học quan trọng nói chung đối với ngành giáo dục chúng ta trong giai đoạn hiện nay. Nhưng việc tổ chức thành một học cụ thể hoặc đưa vào chương trình dạy học bằng hình thức tổ chức độc lập thì cho đến nay vẫn chưa có hướng dẫn của Bộ giáo dục mà chỉ có triển khai lồng ghép vào trong các môn học. Qua đó giúp học sinh nâng cao ý thức và thái độ trong học tập, trong xây dựng mối quan hệ với bạn bè, thầy cô, gia đình và trong giao tiếp xã hội.
Rèn kĩ năng sống cho học sinh là một nội dung được đông đảo phụ huynh và dư luận quan tâm, bởi đây là một chương trình giáo dục hết sức cần thiết. Nhiều ý kiến cho rằng, các trường học hiện nay đã quá nặng về dạy kiến thức, ít quan tâm đến việc Rèn kĩ năng sống cho học sinh dẫn đến có một bộ phận học sinh trong các trường thiếu hụt hiểu biết về môi trường xung quanh, ứng xử cần thiết trong cuộc sống. Điều này cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến những bất cập trong hành vi, lối sống đạo đức của nhiều học sinh.
Nội dung đề tài “Lồng ghép kĩ năng sống vào một số môn học cho học sinh lớp 4A tại trường tiểu học …… là một minh chứng cụ thể nhất trong việc xử lý giáo dục khi chưa có chương trình và hành động độc lập. Tuy rằng đây chưa phải là một công trình nghiên cứu to lớn hay hoàn hảo về việc rèn kĩ năng sống cho học sinh trong chương trình giáo dục mà chỉ là một sáng kiên nhỏ của giáo viên nhằm góp phần giáo dục học sinh phát triển toàn diện trong lục tiêu giáo dục của ngành. Với những nội dung được trình bày ở trên cho thấy việc lồng ghép kĩ năng sống vào một số môn học là một hình thức tổ chức dạy học sáng tạo, linh động mà mang lại hiệu quả cao hơn. Mong rằng sau này sẽ có nhiều cán bộ, giáo viên có những nghiến cứu cao hơn về lĩnh vực này.
Nội dung nghiện cứu của tôi xin dừng lại đây. Với kiến thức, kình nghiệm cũng như tuổi nghề còn hạn chế sẽ không tránh khỏi những sai sót tỏng đề tài. Rất mong nhận được nhận xét và góp ý chân thành từ hội đồng khoa học và các bạn đồng nghiệp