Một số biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
Trong những năm gần đây, giáo dục luôn không ngừng đổi mới về hình thức, nọi dung phương pháp giáo dục. Dạy học hướng vào học sinh, lấy học sinh làm trung tâm, học sinh chủ động vào các hoạt động một cách thoải mái thì việc dạy trẻ kỹ năng sống là vấn đề then chốt là nền móng là cơ sở để phát huy tối đa hiệu quả giáo dục đặc biệt là trẻ mầm non.
– Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non là một nhiệm vụ đang được ngành giáo dục triển khai và thực hiện trong trường mầm non.Tuỳ theo lứa tuổi, các cháu sẽ được làm quen với các kỹ năng như giao tiếp, thích nghi, khám phá xung quanh, kỹ năng tạo niềm vui, tự bảo vệ mình, kỹ năng làm việc nhóm, và kỹ năng tự quyết một số tình huống phù hợp với lứa tuổi.
Trẻ mầm non là trẻ tư duy trực quan hình ảnh, trẻ rất thích xem hình ảnh mới lạ, những hình ảnh đẹp và sinh động….qua những hình ảnh sinh động sự vật cụ thể giúp trẻ chiếm lĩnh những kiến thức về thế giới xung quanh từ đó trẻ học làm người. Chính vì lẽ đó “Dạy kỹ năng sống cho trẻ” là việc rất cần thiết và vô cùng quan trọng.
Thực hiện phong trào thi đua “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” với yêu cầu học sinh tham gia vào các hoạt động tích cực chủ động sáng tạo.
Trên thực tế cho thấy giáo viên đã được đào tạo ở các trường Sư phạm nên đã thấu hiểu về sự cần thiết phải xây dựng, phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ phù hợp với việc phát triển tâm sinh lý lứa tuổi nhưng trong thực tế hầu hết giáo viên hay chú trọng tới việc rèn nề nếp lớp, nề nếp trẻ để luôn trật tự, yên tĩnh, ngoan ngoãn. Làm thế nào để giúp trẻ sống trong một tập thể đông đúc có nề nếp, ngoan ngoãn hiểu biết mà vẫn hồn nhiên, mạnh dạn, linh hoạt như ở gia đình, nhưng giáo viên chưa chú trọng đến việc dạy “Kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi” nhằm tạo điều kiện cho trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động và mang hiệu quả cao trong việc chăm sóc giáo dục trẻ mẫu giáo.
Trong việc rèn kỹ năng sống cho trẻ để thực hiện tốt phong trào thi đua “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” của trường mẫu giáo … như sau.
- Nội dung và cách thức thực hiện các giải pháp, biện pháp:
*Giải pháp thứ nhất: Tổ chức thực hiện : “Giáo dục kỹ năng sống thông qua giờ đón trẻ”:
Nội dung:
Phần lớn bố mẹ của các cháu làm nông, công nhân, một số cháu là con người đồng bào nên việc quan tâm đến con em còn hạn chế.
Bên cạnh đó một số gia đình ít con cho nên được bố mẹ nuông chiều quá. Một số phụ huynh chưa hiểu về tầm quan trọng của việc dạy “Kỹ năng sống cho trẻ” cho trẻ mầm non.
Thời gian đầu trẻ đến lớp vói thói quen tự do, hay nói leo, trả lời những câu cụt, ra vào lớp tự nhiên không xin phép cô giáo…
- Cách thực hiện:
Qua giờ đón trẻ tôi thường nhắc nhở trẻ phải chào cô khi vào lớp và trao đổi với phụ huynh cách chào cô khi đến lớp và chào bố mẹ khi về nha.
Vì trẻ mới ra lớp cho nên việc chào cô trẻ rất lúng túng, trẻ chào cô những câu. Ví dụ khi cháu đến lớp cháu chỉ nói “chào cô” thì tôi phải nhắc nhở cháu là cháu phải vòng tay lại và nói “ Cháu chào cô ạ”
Ngoài việc dạy cháu chào cô, chào bố mẹ, bạn bè trong lớp cô còn chú trọng đến vviệc dạy cháu tiết kiểm điện, tiết kiệm nước, cô giáo dục cho cháu không được lại gần những nơi xung quanh lớp có điệm, dạy trẻ cách rửa tay, chân song thì phải tất nước, bảo vệ môi trường, như nhặt rác vào thùng rác, tưới nước cho cây cảnh….Cứ như vậy kết quả thật đáng ghi nhận là các cháu tham gia vào hoạt động tích cực, mạnh dạn, tự tin, cứ mỗi sáng đi học cháu nào cũng chạy vào lớp rồi chào cô rất tự tin.
* Giải pháp thư hai: “ Giáo dục kỹ năng sống thông qua tiết học ”:
* Nội dung:
– Để thực hiện tốt các phong trào của ngành phát động nhất là phong trào thi đua
“ Trường học thân thiện, học sinh tích cực” với yêu cầu học sinh tham gia vào các hoạt động tích cực chủ động sáng tạo.
Tâm hồn trẻ thơ tựa như trang giấy trắng, người lớn chúng ta hãy vẽ lên trang giấy trắng đó những gì đẹp đẽ, vui tươi, hồn nhiên nhất. Để hành trang khi trẻ mang vào đời là những điều tốt đẹp, trong sáng có ích xã hội cho đất nước mai sau.
- Cách thực hiện:
Lồng nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ vào các môn học có nhiều ưu thế nhằm hình thành cho trẻ những thói quen, hành vi có văn hoá.
Ví dụ: Qua giờ khám phá khoa học “Cây xanh và môi trường sống”. Cô giáo đàm thoại về cây xanh: Cây xanh để làm gì? Cây xanh có ích lợi như thế nào? Muốn có nhiều cây xanh chúng ta phải làm gì?
Qua đó cô giáo giáo dục kỹ năng sống cho trẻ không ngắt ngọn bỏ cành, mà phải biết bảo vệ chăm sóc cây xanh để cây cho ta nhiều ích lợi.
Đối với giờ học phát triển thể chất:
Cô giáo dục trẻ siêng năng tập thể dục, tập đều đặn giúp cơ thể khoẻ mạnh, phải biết nhường nhịn cho các bạn cùng chơi, không xô đẩy nhau.
Đối với giờ học tạo hình “Vẽ đồ chơi trong sân trường”
Cô đàm thoại về đồ chơi mà thường ngày các cháu đều chời.
Giáo dục trẻ về những đồ chơi hàng ngày mà các cháu thường chơi, phải biết giữ gìn những đồ chơi, chơi không chen lấn, phải biết chơi chung với nhau.
+ Giờ học Làm quen chữ cái:
Nhắc nhở cháu ngồi ngay ngắn, khi có giờ học tô chữ cái cô nhắc cháu tô cho đẹp, không lem ra ngoài, tô xong cất đồ dùng gọn gàng, ngăn nắp, biết giữ gìn và bảo quản đồ dùng.
Qua giờ làm quen văn học: Ví dụ: câu chuyện: “ Chú dê đen” giáo dục kỹ năng sống cho trẻ về mạnh mẽ của chú “Dê Đen” còn sự yếu ớt của chú “Dê Trắng” sẽ bị kể mạnh hơn bắt nạt.
Giáo dục cho trẻ phải mạnh mẽ dũng cảm, dạy cháu yêu cái thiện, ghét cái ác, hình thành cho trẻ lòng nhân ái đối với mọi người xung quanh.
Gìơ học âm nhạc: Dạy trẻ các bài hát về chủ đề.
Thông qua đó giáo dục kỹ năng sống cho trẻ khi nhận hoặc nhận vật gì từ người lớn thì phải biết lấy bằng hai tay, khi nhận thì nói lời cảm ơn.
Sau một thời gian thực hiện những thói quen về kỹ năng sông cho trẻ chất lượng học sinh trong trường tăng rõ rệt, trẻ biết chào hỏi, biết nói lời cảm ơn, xin lỗi, yêu mến cô giáo, đoàn kết với bạn bè, tôi rất vui mừng và pấn khợi.
Giải pháp thư ba: “Giáo dục kỹ năng sống qua hoạt động vui chơi”
Để thực hiện phong trào thi đua “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”
Đối với trẻ lứa tuổi này trẻ học mà chơi, chơi mà học, trong giờ vui chơi trẻ được thực hành trải nghiệm nhiều vai chơi khác nhau trong cuộc sống của người lớn, tôi tiến hành lồng giáo dục “ Kỹ năng sống cho trẻ” vào vui chơi, qua đó trẻ được đối thoại những câu chào hỏi lễ phép, câu cảm ơn, xin lỗi, trao nhận bằng hai tay, tôi theo dõi quan sát lắng nghe để kịp thời uốn nắn trẻ khi có biểu hiện chưa chuẩn mực. Qua đó giúp trẻ thành thói quen hành vi văn minh trong giáo tiếp.
Vi dụ: Qua trò chơi phân vai.
Trẻ nhập vào các vai chơi một cách hứng thú và hiệu quả.
Qua hoạt động vui chơi cháu mạnh dạn hơn, thành thảo dần trong giao tiếp, trong ứng xử, chào hỏi đối với mọi người xung quanh mình.
Trong khi chơi trẻ không nói những câu trổng, câu cụt, câu què. Trẻ biết nói và trả lời đầy đủ câu, biết xưng hô chuẩn mực.
Tù kết quả có được như vậy tôi tiếp tục áp dụng.
*Giải pháp thứ tư: “Giáo dục kỹ năng sống mọi lúc, mọi nơi”
Giờ đón trẻ hoặc trả trẻ tôi rất ân cần và chuẩn mực trong xưng hô với bố mẹ trẻ, tôi nhắc trẻ đến lớp chào cô, sau đó chào tạm biệt bố mẹ để vào lớp học.
Trong giờ chơi tự do, hay giờ lao động, sinh hoạt ngoài trời nếu cháu làm việc gì sai đối với ban, với cô thì phải biết xin lỗi, xin lỗi bạn, ai cho gì thì phải nhận bằng hai tay và nói lời cảm ơn.
Giờ chơi cháu đoàn kết với bạn bè, không tranh giành đồ chơi.
Giờ dạo chơi sinh hoạt ngoài chời.
Ví dụ: Tham quan vườn hoa của nhà trường, cô giáo dục trẻ cháu chăm sóc các loại rau và ích lợi từ rau.
Giáo dục cháu kính trọng, yêu những người lao động. Giáo dục cháu giữ gìn vệ sinh môi trường, vệ sinh lớp, biết đoàn kết, giúp đỡ bạn bè, mọi người xung quanh…
*Giải pháp thứ năm: “Giáo dục kỹ năng sống ở các góc tuyên truyền”
Góc lễ giáo của lớp không thể thiếu đay là biển pháp rất hữu hiệu đối với chuyên đề kỹ năng sống bởi lẽ trẻ có đặc điểm dễ nhớ nhưng lại mau quen. Song, trẻ được trực quan bằng hình ảnh gương tốt hoặc qua thơ.
Từng tháng tôi lên kế hoạch có yêu cầu nội dung cao hơn, góc lễ giáo thường để ngoài cửa sổ để phụ huynh dễ nhìn, biết được kế hoạch chăm sóc của nhà trường để có hướng nhắc nhở con cái.
Ở góc này tôi sưu tầm những tranh ảnh có nội dung lễ giáo dán vào cho trẻ xem, kèm theo nội dung phù hợp với hình ảnh, thời gian rảnh tôi đến xem và trò chuyện, đàm thoại với trẻ những hành vi văn minh.
Hàng tháng tôi lên kế hoạch chủ đê lễ giáo và thay tranh ảnh bài thơ có nọi dung phù hợp với từng tháng.
Ngoài ra tôi còn sưu tầm tranh truyện, sách báo nhi đồng có hìmh ảnh và nội dung đẹp làm album có nội dung và hình ảnh phù hợp với trẻ, để đến giờ hoạt động góc trẻ về góc học tập có thể mở ra xem.
Đối với góc tuyên truyền tôi cũng dành một góc để tuyên truyền về kỹ năng sống cho phụ huynh nắm, từ đó phụ huynh sẽ chú trọng đối việc giáo dục kỹ năng sông cho trẻ lúc ở nhà.
Giải pháp thứ sáu: “Giáo dục kỹ năng sống ở trong lớp học”
Để thực hiện tốt phong trào thi đua xây dựng “trường học thân thiện, học sinh tích cực”
Thì việc tạo cảnh quan sư phạm trong phòng học, môi trường xung quanh cũng là một chuyên đề mà tôi chú trọng trong năm học này. Tôi luôn chú ý tạo cảnh quan sư phạm trong phòng học , đồ đùng, đồ chơi được sắp sếp gọn gàng, ngăn nắp, từng góc riêng biệt mỗi kể góc tôi đều làm mới, để hấp dẫn trẻ, tạo cảm giác thích thú luôn mong muốn được sắp xếp ngăn nắp. Đặc biệt là góc thiên nhiên được trang trí và trồng nhiều cây xanh, để mỗi
ngày trẻ có thể tự mình chắm sóc xanh, giáo dục trẻ biết yêu cái đẹp. Qua hoạt động này kích thích trẻ yêu lao động, tạo tình cảm của trẻ với thế giới tự nhiên, gần gũi và thân mật, đã trở thành thói quen ở trẻ.
Để tạo cảnh quan sân trường, trước giờ học tôi thường cho trẻ nhặt rác, lá cây để tạo môi trường sạch đẹp. Còn đối với kệ góc đồ chơi đầu tuần tôi thường tổ chức cho trẻ thi đua lau don, sắp xếp đồ chơi gọn gàng. Nhờ vậy qua mỗi lần tổ chức hoạt động vui chơi xong thu dọn đồ chơi gọn gàng và ngăn nắp.
*Giải pháp thứ bảy: Phối hợp với phụ huynh.
Để thực hiện tốt được phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” Trong buổi họp phụ huynh đầu năm tôi mạnh dạn trao đổi với phụ huynh về tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng sống đối với trẻ mẫu giáo. Trẻ có thể đối xử thô bạo đối với bạn sau một đoạn phim hành động, hay trẻ có những lời nói không hay đối với bố, mẹ, khi không đồng ý cho trẻ chơi điện tử . Để phụ huynh nhận thức ý nghĩa của vấn đề để cùng nhà trường giáo dục trẻ.
Phần lớn các bậc phụ huynh làm nghề nông nên họ ít quan tâm đến con cái mình, qua các buổi họp phụ huynh tôi luôn phổ biến và tuyên truyền cách nuôi dạy con theo khoa học và cách giáo dục kỹ năng sống đối với trẻ lúc ở nhà. Phụ huynh phải luôn mẫu mực trong giao tiếp ở nhà để trẻ noi theo. Đồng thời nhắc nhở cháu trong giao tiếp với bạn bè, người lớn.
Tôi luôn trao đổi với phụ huynh hàng tháng qua sổ liên lạc vê sự tiến bộ của các cháu để phụ huyn kịp thời nắm bắc. Qua thời gian sau trẻ tiếp bọ trong giao tiếp nhờ sự giáo dục bằng phương châm “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.
Cô gương mẫu chuẩn mực.
Ở lứa tuỏi này trẻ luôn thích được cô yêu thương, gần gũi, mọi hành vi của co được trẻ lưu tâm . Vì vậy cô luôn chuẩn mực trong lúc giao tiếp với người lớn, với trẻ không có tiếng quát tháo, xưng hô nhẹ nhàng bằng cô và cháu, giờ đón trả trẻ tôi luôn ân cần dịu dàng thương yêu trẻ, khiêm tốn lịch sự trong giao tiếp với phụ huynh, cháu hỏi gì tôi trả lời rõ ràng, gon gàng tôn trọng lời nói của trẻ, lắng nghe ý kiến của trẻ.
Tôi hứa điều gì với trẻ là thực hiện đúng lời hứa, nếu trẻ có lời không hay tôi nhẹ nhàng góp ý và khuyến khích trẻ tránh sai phạm lần sau. Tuyệt đối không chạm lòng tự ái của trẻ hoặc làm trẻ phải sợ hãi lo lắng.Tác phong quần áo tôi luôn chú ý ăn mặc đẹp, lịch sự, cô thực sự là tấm gương sáng cho học sinh noi theo hay cô là mẹ hiền.
Thực hiện tốt việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” theo chỉ thị của bộ chính trị. Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.”
Tuyệt đối không vi phạm đạo đức nhà giáo, luôn luôn mang trên mình hành trang “ Tất cả vì học sinh thân yêu” Sau những biện pháp tôi nghiên cứu và thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Trẻ biết giữ gin, cất, sắp xếp đồ chơi theo quy định: 98%
– Biết giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường
– Biết nhường nhịn giúp đỡ bạn.
– Trẻ mạnh dạn trong giao tiếp.
– Trẻ ngoan hơn, lễ phép hơn, trẻ được hình thành những htói quen vệ sinh văn minh, biết chào hỏi khi có khách đến, biểttao nhận bằng hai tay, biết quan tâm giúp đỡ bạn bè, cô giáo, bố mẹ, không nói tục, đánh bạn, kính trọng cô giáo và người lớn.
– Từ những biện pháp đã áp dụng tôi đã rút ra nhiều bài học cho bản thân, giao viên phải luôn tìm tòi sáng tạo, sưu tầm tranh ảnh, thơ ca, hò vè để góc lễ giáo và thư viện của bé ngày càng phong phú hơn, tôi thay đổi theo từng chủ đề để tạo sự mới lạ hấp dẫn trẻ.
Các tiết học có lồng ghép kỹ năng sống dưới dạng nhiều hình thức.
Phải thường xuyên thực hiện giờ nêu gương và kể chuyện hàng tuần hoặc tổ chức văn nghệ để động viên tinh thần.
Gia đình của trẻ thực sự là mái ấm đầy tình thương, bố mẹ là tấm gương sáng và mẫu mực về hành vi, chăm sóc, tinh thần trách nhiệm đối với trẻ.
– Cô giáo phải thực sự là tấm gương sáng để trẻ noi theo, luôn giàu tình yêu thương, luôn thận trọng trong mọi hành vi của mình.