Một số biện pháp tốt nhất gây hứng thú cho trẻ khi học khám phá khoa học

Một số biện pháp tốt nhất gây hứng thú cho trẻ khi học khám phá khoa học

  1. Lý do chọn đề tài

Cùng với sự phát triển không ngừng của ngành giáo dục trong cả nước nói chung và ngành giáo dục bậc học mầm non nói riêng, đã có nhiều vượt bậc về số lượng trường lớp cũng như chất lượng dạy và học ngày một nâng cao.

Giáo dục mầm non là  bậc giáo dục mở đầu trong hệ thống giáo dục.  Trẻ ở lứa tuổi mầm non là thời kỳ mà sự tăng trưởng về cơ thể và phát triển về trí tuệ, tình cảm, xã hội… diễn ra rất nhanh. Có thể nói đây là giai đoạn đặt nền móng đầu tiên quan trọng nhất của nhân cách con người. Nếu không làm tốt việc chăm sóc, giáo dục trẻ trong những năm này thì việc giáo dục lại hết sức khó khăn, phức tạp. Hiện nay cả nước đang quan tâm tới giáo dục mầm non,đây là nền tảng cho sự phát triển sau này, như Bác Hồ đã nói “Mẫu giáo tốt mở đầu nền giáo dục tốt”. Chính vì thế ngành học mầm non luôn đòi hỏi đổi mới phương pháp giáo dục, theo chuyên đề có xu hướng mở rộng vốn kiến thức của trẻ phù hợp với các lứa tuổi, đây là thời điểm mấu chốt và quan trọng nhất, thời điểm này tất cả mọi việc đếu bắt đầu: bắt đầu ăn, bắt đầu nói, bắt đầu nghe, nhìn và vận động bằng đôi chân, đôi tay của mình, bắt đầu có sự tìm tòi khám phá, có sự tò mò muốn hiểu biết. “Khám phá khoa học” là một trong những môn học quan trọng nhằm giáo dục toàn diện cho trẻ trong trường mầm non.

Trẻ được làm quen với khám phá khoa học là  giúp trẻ rèn luyện và phát triển quá trình tâm lý,củng cố tri thức và mở rộng sự hiểu biết của trẻ về sự vật và các hiện tượng thiên nhiên, xã hội xung quanh trẻ. Cho trẻ làm quen với môn  khám phá khoa học” sẽ kích thích và phát triển tính tò mò ham hiểu biết của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ được tìm hiểu khám phá những điều mới lạ gần gũi xung quanh trẻ. Giúp trẻ sống hòa mình, gần gũi với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và có ý thức bảo vệ môi trường đó.….  

Tuổi mầm non là thời kỳ rất nhạy cảm với mọi tác động bên ngoài, do đó trong việc giáo dục người lớn có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển của trẻ. Những thế giới khách quan xung quanh thật là bao la rộng lớn như vậy, có biết bao điều mới lạ hấp dẫn và còn có bao điều lạ lẫm khó hiếu, trẻ tò mò muốn biết, muốn được khám phá, cho nên giáo dục mầm non góp phần không nhỏ vào việc giáo dục trẻ. trách nhiệm nặng nề và cao cả ấy tất cả thuộc về cô giáo mầm non tạo nên nền tảng vững chắc, là chặng đường khôn lớn của trẻ. Ở lứa tuổi này “cái nảy sảy cái ung” chính vì vậy sự nhạy cảm và có trách nhiệm cao là yêu cầu không thể thiếu trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, cô giáo phải rất linh hoạt, nhạy bén kịp thời, có năng lực và có tính chủ động sáng tạo.

Vì vậy cho trẻ làm quen môn khám phá khoa học mang lại cho trẻ nguồn biểu tượng vô cùng phong phú, đa dạng,sinh động, đầy hấp dẫn với trẻ thơ. Thế giới  xung quanh sinh động là vậy, thích thú là vậy, vì thế trẻ luôn có niềm khao khát khám phá, tìm hiểu về chúng.

Cho trẻ làm quen môn khám phá khoa học sẽ cung cấp vốn hiểu biết những gì xung quanh mình,từ môi trường tự nhiên (cỏ cây hoa lá, chim muông…) đến môi trường xã hội như (công việc của mỗi người trong xã hội,mối quan hệ của con người với nhau…) và trẻ hiểu biết về chính bản thân mình. Nói tóm lại cho trẻ làm quen với  môn khám phá khoa học là trẻ được làm quen, được khám phá, được tìm tòi  tất cả những gì xung quanh trẻ. Vì vậy nếu giáo viên không quan tâm tạo điều kiện học tập cho trẻ, không sáng tạo trong việc tổ chức, nhằm cho trẻ hứng thú, tập trung chú ý vào tiết học thì hiệu quả không được cao. Bởi vậy cô giáo phải linh hoạt, phải có những thủ thuật tạo sự bất ngờ, tạo sự hứng thú để trẻ tập trung và có sự tò mò muốn biết thì tiết dạy mới đạt kết quả cao.  

Với tầm quan trọng như vậy tôi đã suy nghĩ bằng mọi cách tìm ra những biện pháp tốt nhất gây hứng thú cho trẻ khi học khám phá khoa học để áp dụng vào việc dạy và học cho trẻ lớp lá  3 tôi đang chủ nhiệm.            

2 Nội dung và cách thực hiện các giải pháp, biện pháp

– Các hình thức tổ chức : Dạo chơi, sinh hoạt hàng ngày, tổ chức hoạt động ở các góc,các tiết học.

– Các phương pháp chính : Quan sát, đàm thoại, trò chuyện, đọc thơ, kể chuyện, xem tranh ảnh, mô hình.

– Thời gian thực hiện : tùy theo nội dung khả năng của trẻ, điều kiện cụ thể, có thể thực hiện trong 2-3 ngày hoặc một tuần.

– Quá trình thực hiện : Cần cho trẻ phát hiện thấy sự đa dạng, phong phú và các mối liên hệ tác động qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sự vật hiện tượng trong môi trường.  Khi cho trẻ quan sát giáo viên cần lưu ý liên hệ với những kiến thức, kinh nghiệm đã có của trẻ, khơi gợi ở trẻ những tình cảm tích cực, thái độ đúng đắn với môi trường

* Dạo chơi : Với các nội dung về: Thực vật,động vật, phương tiện giao thông, thiên nhiên vô sinh, hiện tượng thiên nhiên hay một số hoạt động của con người (Lao động của người lớn trong trường mầm non, công việc của cô chú công nhân,công việc của các bác nông dân,của thợ xây, của người bán hàng … ) Trong các buổi dạo chơi, cô giáo giúp trẻ quan sát và đàm thoại nhằm khơi gợi hứng thú, kích thích tính tò mò, ham hiểu biết của trẻ, đồng thời cung cấp kiến thức cho trẻ về đối tượng đó.

* Đối với các nội dung về xã hội như hoạt động, lao động của con người,các công trình công cộng.  Về chủ đề ngành nghề, giao thông hoặc về quê hương đất nước giáo viên có thể tổ chức đi tham quan ở gần hay xa trường trong khoảng thời gian thích hợp.

* Trong sinh hoạt hàng ngày : Giáo viên tích cực trò chuyện thảo luận trao đổi, kết hợp xem tranh ảnh,băng hình với từng trẻ hoặc để trẻ tự trò chuyện với nhau. Trong vệ sinh chăm sóc giáo viên có thể đọc thơ, chuyện để thu hút trẻ vào công việc như chuẩn bị bàn ăn, ngủ, dọn dẹp.

* Cô trò chuyện với trẻ đặc biệt chú ý tới những trẻ yếu kém, nhằm bổ sung kiến thức và mở rộng tầm hiểu biết cho trẻ khá giỏi. tạo tình huống để các nhóm trẻ trò chuyện với nhau về những nội dung đã được làm quen nhằm cũng cố,mở rộng kiến thức.

* Xem tranh ảnh, mô hình, băng hình : Tạo điều kiện cho các nhóm và cá nhân trẻ xen tranh, ảnh, mô hình.  Khi xem cô giao một nhiệm vụ nào đó nhằm vận dụng những những kiến thức đã có để giải quyết.

Ví dụ : Xem tranh xong các con xếp riêng những con vật đẻ trứng vào một hộp,những con vật đẻ con vào hộp khác. Xem băng hình cô để tự xem sau đó thảo luận, đưa ra ý kiến nhận xét, về nội dung đã được xem.  

* Kể chuyện, đọc thơ, múa hát : Cô khuyến khích để trẻ nhớ và kể lại những câu chuyện, đọc các bài thơ, hát các đối tượng đã được làm quen

* Trò chơi học tập : cho trẻ vận dụng kiến thức để chơi các trò chơi học tập, có thể chơi theo nhóm hoặc cá nhân.

* Tham quan : với các nội dung về xã hội như hoạt động lao động của con người, các công trình công cộng hay về thế giới động vật, thực vật giáo viên có thể tổ chức đi tham quan. hình thức tham quan tùy điều kiện cụ thể của lớp và mục đích tích lũy kiến thức về các đối tượng khác nhau mà giáo viên có thể cho trẻ tham quan ở gần hay xa trường mầm non trong khoảng thời gian thích hợp.

Trong khi tham quan giáo viên có thể tổ chức đàm thoại, thảo luận, trò chuyện về nội dung của buổi tham quan hoặc sau đó một, hai ngày.

* Tổ chức các hoạt động góc : Trong thời gian hoạt động góc giáo viên tạo điều kiện cho trẻ được hoạt động tích cực ở các góc như : Góc thiên nhiên, góc trò chơi xây dựng và trò chơi đóng vai theo chủ đề, góc thư viện, góc học tập …

Ví dụ :  Sau khi đã khám phá về động vật nuôi trong nhà , cô cho trẻ chơi trò chơi : Xây dựng trang trại chăn nuôi, nấu ăn chế biến thịt, sữa, trứng, chăm sóc các con vật ở góc thiên nhiên, xem tranh, chuyện tranh về các con vật nuôi, vẽ nặn, xé dán các con vật …

Tôi tổ chức tốt môi trường sinh hoạt cho trẻ trong các góc theo những nội dung cần tích lũy như :

Cung cấp những điều kiện vật chất cho các hoạt động.

Tranh trí các mảng tường, các góc theo nội dung giáo dục.

– Hướng trẻ tìm tòi khám phá trao đổi chia sẻ và tích cực hoạt đọng trên cơ sở hứng thú và khả năng của trẻ.

* Tổ chức trong các tiết học :

Vì cho trẻ Làm quen với khám phá khoa học,nên trong mỗi tiết với mỗi mẫu vật, hay tranh ảnh, tôi đều cho trẻ quan sát kỹ,cho trẻ đưa ra nhiều ý kiến nhận xét để tìm ra đầy đủ và chính xác đặc điểm vật mẫu.

Ví dụ : tìm hiểu về con muỗi, trẻ đã tìm được đặc điểm của con muỗi có cánh, biết bay, có vòi dài để hút máu , muỗi là loại côn trùng có hại  ….  Sau đó đặt câu hỏi gợi mở “ các con có biết con muỗi là côn trùng có lợi hay có hại  ? khi nó cắn chúng ta nó có cái gì để hút máu ? nếu chúng ta để muỗi chích thì như thế nào ?Trẻ trả lời được là con muỗi là côn trùng có hại, nó có vòi dài để hút máu,nếu để muỗi chích thì sẽ gây bệnh.

Như vậy không những trẻ biết được muỗi là côn trùng có hại mà còn biết phòng tránh không để muỗi chích gây bệnh, ngủ phải mắc màn.  còn biết chính xác các bộ phận cơ thể ra sao.  Nắm rõ đặc điểm trẻ quan sát dễ hơn,từ đó so sánh rất rõ ràng và phân loại cũng rất tốt.

Trong tiết khám phá khoa học tôi lồng ghép tích hợp các môn khác như :Toán, âm nhạc, tạo hình, văn học, để trẻ ghi nhớ và hứng thú hơn, hiểu được vấn đề sâu rộng hơn

Ví dụ : trong tiết dạy làm quen với động vật sống trong rừng.  

Tôi có thể cho trẻ thi “đố vui” hai đội ra câu đố cho nhau và giải câu đố đội bạn.

        Bốn chân như bốn cột nhà                                    Trên mình mặc áo hoa

Hai tai ve vẩy, hai ngà trắng phau                             Leo trèo nhanh thoăn thoắt

Vòi dài vắt vẻo trên đầu                                       Chỉ cần trong nháy mắt

Trong rừng thích sống với nhau từng đàn.                  Giấu mồi trên ngọn cây

Là con gì ?                                                               Là con gì ?                                                

Hay tôi có thể tổ chức cho trẻ thi giữa hai đội hát về con vật trong rừng, hát đến lúc đội nào không tìm ra bài hát là đội đó bị thua cuộc …

Như vậy trẻ đoán được câu đố rất vui vẻ và tìm những bài hát về con vật rất  hào hứng,kích thích tư duy , làm phong phú vốn tư và ngôn ngữ mạch lạc …Trong tiết dạy tôi có thể lồng ghép với tóan,làm quen với con voi, cô và trẻ cùng đếm chân của con voi.  Hoặc so sánh con voi to hơn,con hổ nhỏ hơn …

Tôi đã đưa âm nhạc xen kẽ giữa các phần chuyển tiếp trong tiết dạy để tiết dạy sôi động và háo hứng.

Trong tiết dạy tôi kích thích khả năng sáng tạo nghệ thuật của trẻ bằng cách sáng tạo gắn hoặc dán,tô màu để hoàn thiện bức tranh.

Tôi thường tổ chức các trò chơi động, các trò chơi tĩnh đan xen nhau để tạo hứng thú, tiết dạy vui tươi, trẻ thêm phần hoạt bát nhanh nhẹn.

Biết được tầm quan trọng, kỷ năng và nghệ thuật dạy trẻ làm quen với khám phá khoa học nên bản thân tôi đã linh động bằng mọi cách : thường xuyên học tập bạn bề đồng nghiệp, luyện tập giọng nói sao cho thật truyền cảm, tác phong dạy sao cho nhẹ nhàng, linh hoạt

Về kiến thức phải nắm vững phương pháp dạy, cung cấp kiến thức cho trẻ dù đơn giản nhưng cũng phải thật chính xác

Tận dụng mọi thời gian để tự rèn luyện mình, dù ở lớp hay ở nhà.

Sử dụng bộ tranh cho trẻ làm quen với khám phá khoa học,theo nội dung từng bài, theo đúng chương trình, đúng chủ đề, chủ điểm. Luôn lắng nghe, tiếp thu ý kiến nhận xét của ban giám hiệu sau mỗi tiết dạy, để từ đó phát huy những mặt tốt, khắc phục những hạn chế.

Về cách tiến hành: Với mỗi bài tùy thuộc vào đối tượng cho trẻ làm quen, tôi tìm những cách vào bài khác nhau để gây sự chú ý, tò mò của trẻ. Có thể dùng câu đố, câu chuyện, bài hát, Để trẻ nhận biết đối tượng bằng tranh ảnh và đồ vật, vật thật và mô hình. Với mỗi đối tượng trẻ được làm quen, trẻ được quan sát thật kỹ, trẻ biết và đưa ra ý kiến nhận xét của mình, cùng với câu hỏi gợi mở của cô, cứ mỗi lần làm quen như vậy tôi lồng ghép nội dung giáo dục vào bài. Trẻ không những hiểu về vật đó mà còn có cách ứng xử, hành động với chúng.

Sau khi trẻ được làm quen với 3-4 đối tượng ( trong 1 bài  )tôi cho trẻ so sánh hai đối tượng một, để trẻ có thể dễ dàng hoàn thành nhiệm vụ phân loại trong các trò chơi

Tổ chức các trò chơi trong mỗi tiết tôi tổ chức đan xen trò chơi động với trò chơi tĩnh, làm cho không khí tiết dạy vui tươi  hào hứng và hiệu quả.

Trong các tiết học khác tôi cũng lồng ghép kiến thức môn  khám phá khoa học để củng cố vốn hiểu biết về biểu tượng đã có của trẻ.

Ví dụ : Trong tiết âm nhạc với bài hát “Ta đi vào rừng xanh ”

Cô cho trẻ xem mô hình sở thú cô và trẻ cùng đàm thoại về các con vật trong rừng như tên gọi, hình dạng,môi trường sống thức ăn và cách vận động của chúng,trẻ sẽ biết được một số đặc điểm rõ nét của chúng như :Con voi thì có cái vòi dài, hai tai to và có bốn cái chân, còn biết được voi diễn xiếc rất giỏi hay con hươu thì có hai cái gạc rất quý và dùng để làm thuốc chữa bệnh cho chúng ta  rất tốt, con khỉ thì leo trèo rất giỏi.  Qua đó trẻ sẽ biết được những con vật này là những con vật quý hiếm sinh sống ở trong rừng  và nó đã được con người thuần hóa đưa về các sở thú …

     – Trong hoạt động khác của trẻ, tôi có thể cung cấp kiến thức cũ, tận dụng mọi lúc, mọi nơi để giáo dục trẻ.

Trong hoạt động khác, trẻ được chơi với góc thiên nhiên, trẻ tưới cây, nhặt lá, bắt sâu, xem sách về môi trường xung quanh, đặc biệt trẻ được chơi nhiều về đồ vật thật, trẻ được nhìn, sờ, nắn, ngửi, từ đó có hình ảnh trọn vẹn về những gì xung quanh trẻ, không những thế mà tôi còn phát huy tính sáng tạo của trẻ bằng cách cho trẻ làm tranh từ nguyên liệu thiên nhiên như: Hoa, lá ép khô, vỏ cây, vỏ thủy sản.

Qua các buổi dạo chơi tham quan, hoạt động ngoài trời, khi trẻ quan sát tôi hướng trẻ sử dụng mọi giác quan để trẻ có thể chỉ ra trọn vẹn đối tượng đó

Ví dụ : Cô và trẻ quan sát cây hoa,cô hướng trẻ nhận xét về màu sắc, hình dáng, cánh hoa, cho trẻ sờ cánh hoa thấy mịn hay nhẵn,các mép lá của nó có răng cưa, ngửi xem có mùi thơm hay không …

Trẻ được quan sát kỹ, có được đầy đủ các đặc điểm của đối tượng nên trẻ so sánh rất tốt.

                                                                        

Dạo chơi tham quan hoạt động ngoài trời, không những để trẻ khám phá thế giới xung quanh mình mà tôi còn giáo dục trẻ tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ môi trường. Tôi cũng luôn chú ý kiến thức xã hội với trẻ về công việc của mỗi người, về mối quan hệ giữa con người với nhau, đặc biệt là giáo dục an toàn giao thông với trẻ tạo cho trẻ thói quen và ý thức khi tham gia giao thông. với trẻ mặc dù kiến thức rất đơn giản.  Đi trên đường không chạy, không nô đùa,đi bên tay phải,khi qua đường phải có người lớn dắt, hoặcnhìn những tín hiệu giao thông.

     * Làm giàu vốn hiểu biết của trẻ về khám phá khoa học :

Biểu tượng về thế giới xung quanh đã đến với trẻ qua nhiều hình thức.

Câu đố, bài hát, ca dao.  tục ngữ, đồng dao,tranh ảnh, đồ vật, vật thật, giúp trẻ không bị nhàm chán, lại dễ tiếp thu để trẻ ghi nhớ và chính xác hóa thành biểu tượng của mình.

Ví dụ :  Cho trẻ làm quen với con vịt : Tôi có thể đặt câu đố  

Con gì chân ngắn – Mà lại có màng – Mỏ bẹt màu vàng   –  Hay kêu cạc cạc ”

         Trẻ đoán ngay đó là con vịt,nhưng trong đầu trẻ biểu tượng về con vịt được chính xác là con vịt mỏ của nó bẹt, chân có màng để bơi lội, và vịt bơi dưới ao hồ

– Cho trẻ làm quen với con gà : Tôi sẽ có câu đố về con gà như

                                             “Con gì sáng sớm tinh mơ

                                               Gọi người thức giậy

                                               Mà đi ra đồng”

         Trẻ đoán ngay đó là con gà trống,nhưng trong đầu trẻ biểu tượng về con gà được chính xác là con gà trống có mỏ nhọn,có mào đỏ,to, biết gáy,chân có móng nhọn…

– Cho trẻ làm quen với con cá, tôi dùng câu đố.

                                              “Con gì có vẩy có vây

                                                Không đi trên cạn mà bơi dưới hồ”

                Trẻ trả lời đó là con cá. Nhưng trẻ lại biết thêm con cá có đặc điểm cụ thể,có vây có đuôi, vẩy,cá thở bằng mang, bơi bằng vây …môi trường sống của chúng là ở dưới nước.

Từ đó trẻ có thể so sánh xem con vịt và con gà; con cá và con cua ; có đặc điểm gì giống nhau,có đặc điểm gì khác nhau ? Sau đó trẻ có thể phân nhóm.

Ngoài ra tôi còn dùng cách khác để vào bài cung cấp biểu tượng thế giới xung quanh cho trẻ,qua hình ảnh, mô hình,con vật thật.                                                            

  1. KẾT LUẬN,KIẾN NGHỊ
  1. Kết luận:

Từ những biện pháp đã áp dụng tôi đã rút ra nhiều bài học bổ ích:

Bản thân tôi phải luôn tìm tòi sáng tạo, sưu tầm tranh ảnh, thơ ca, hò vè,câu đố để góc phân vai và thư viện của bé ngày càng phong phú hơn, tôi thay đổi theo từng chủ điểm để tạo sự mới lạ hấp dẫn trẻ.

Các tiết học có lồng ghép nội dung khám phá khoa học dưới hình thức hò vè, ca dao, câu đố vào bài học để giáo dục trẻ.

Giáo viên thực sự yêu nghề mến trẻ, có năng lực sư phạm, nắm chắc chuyên môn

Có sự hiểu biết về kỷ năng dạy trẻ làm quen với khám phá khoa học.

Có sự sáng tạo trong mỗi tiết dạy, luôn có sự đổi mới trong phương pháp dạy trẻ

Thường xuyên rèn luyện bản thân, kỷ năng dạy,thao tác, rèn luyện giọng nói.

Đồ dùng dạy học phong phú , sáng tạo hấp dẫn với trẻ

Làm tốt công tác tuyên truyền với phụ huynh

Luôn tạo được môi trường ´ học mà chơi, chơi mà làm.

Chú ý rèn trẻ ít nói, chậm hiểu có phương pháp hướng dẫn cụ thể

Động viên kịp thời và giúp trẻ tập luyện thường xuyên.

Tạo điều kiện tốt để trẻ có khả năng tư duy, phát triển tốt.

Trên đây là một số biện pháp, kinh nghiệm mà tôi đã thực nghiệm để “Nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với khám phá khoa học”, để nâng cao kỷ năng quan sát, so sánh ở trẻ khi được làm quen với khám phá khoa học.

Bản thân rất mong sự đóng góp ý kiến của quý  cấp và các ban ngành ,các đồng nghiệp để những giờ dạy khám phá khoa học đạt được kết quả cao.

Bấm vào đây để tải về

 

 

 

 

 

Copyright 2019 © Kinh nghiệm dạy học | Thiết kế bởi Web Bách Thắng